Về cốt truyện của truyện ngắn
Pháp đương đại
Lí thuyết tự sự từ trước tới nay luôn đề cao vai trò của cốt truyện. Thực tế cũng
cho thấy một tác phẩm hay là một tác phẩm được xây dựng với cốt truyện độc đáo.
Vậy cốt truyện là gì? Nói một cách tổng quát đơn giản, đó là sự kết chuỗi các sự kiện
và hành động tạo thành nội dung câu chuyện. Cụ thể hơn, cốt truyện là "hệ thống các
sự kiện phản ánh những diễn biến của cuộc sống và nhất là các xung đột xã hội một
cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan
hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề tư tưởng tác phẩm"
(1)
.
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học (Nxb. ĐHQG, H,1998), một cốt truyện chuẩn
mực phải mang đầy đủ năm thành phần:trình bày - khai đoạn (thắt nút) - phát triển -
đỉnh điểm (cao trào) và kết thúc (mở nút). Cũng gồm năm thành phần, nhưng cốt
truyện chuẩn mực lại được các nhà nghiên cứu Pháp trình bày theo sơ đồ sau:
Quá trình biến đổi
Giải quyết
vấn đề
Diễn biến của vấn đề đến cao trào
Yếu tố gây vấn đề
Tình thái cuối
Tình thái ban đầu
Tuy nhiên, không có một công thức cứng nhắc nào cho sáng tạo văn chương.
Nhìn lại quá trình phát triển của văn học nói chung có thể thấy vai trò và cấu
trúc cốt truyện vận động thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử, tùy thuộc khuynh hướng
sáng tác và quan niệm thẩm mĩ của nhà văn. Các tác phẩm tự sự truyền thống luôn coi
trọng và tuân thủ cốt truyện chuẩn mực, trong khi đó, nhiều tác phẩm hiện đại được
xây dựng với cốt truyện lỏng lẻo, thu nhỏ, tới mức có người đã nói đến sự "tan rã" của
cốt truyện. Là thể tài tự sự, truyện ngắn cũng nằm trong quỹ đạo vận động này. Nói
đến truyện ngắn, về nguyên tắc, là nói đến một câu chuyện được thuật lại một cách
ngắn gọn, có bố cục chặt chẽ, có mở đầu, có kết thúc. Song nhiều tác giả đương đại lại
không đồng quan điểm ấy. Họ cho rằng truyện ngắn không bắt buộc phải kể một câu
chuyện theo đúng nguyên tắc "có đầu có cuối", thậm chí trong truyện ngắn không nhất
thiết phải "có chuyện". Từ đó, họ đặt lại vấn đề cốt truyện, coi đây cũng là một đối
tượng cách tân nhằm đa dạng hóa lối viết. Kết quả là, ngày nay, bên cạnh những truyện
ngắn có cốt truyện truyền thống tiêu biểu xuất hiện những tác phẩm có cốt truyện phức
hợp, cốt truyện thu nhỏ, cốt truyện ẩn, thậm chí phi cốt truyện. Bài viết này nhằm làm
sáng tỏ nhận định trên thông qua phân tích các kiểu cốt truyện của các tác phẩm in
trong tạp chí Truyện ngắn mới (TNM)
(2)
- một tạp chí chuyên về truyện ngắn Pháp giai
đoạn 1985-1992.
1. Theo sơ đồ cốt truyện chuẩn do các nhà nghiên cứu Pháp thiết lập
(3)
, kể một
câu chuyện thực chất là thuật lại một quá trình biến đổi (transformation) từ tình huống/
tình thái này sang tình huống /tình thái khác. Như vậy, cốt truyện chuẩn còn có thể rút
gọn về ba thành phần: Tình thái đầu => Quá trình biến đổi => Tình thái cuối. Một tác
phẩm được xây dựng với nhiều biến cố sẽ có cốt truyện phức hợp, nghĩa là gồm nhiều
quá trình biến đổi: Tình thái đầu => Quá trình biến đổi 1 => Quá trình biến đổi 2
…=> Tình thái cuối.
Trong số các tác phẩm truyện ngắn được tạp chí TNM tuyển in, Sống cuộc sống
của riêng mình của Jean-Paul Demure(Vivre sa vie, TNM số 22, tr.13-18) là một trong
những truyện ngắn tiêu biểu cho cốt truyện chuẩn mực. Với các tình tiết được sắp xếp
khéo léo, quá trình biến đổi diễn tiến không ngừng theo trình tự thời gian tuyến tính
đến cao trào và vấn đề được giải quyết. Nội dung câu chuyện có thể tóm tắt như sau:
Một cặp vợ chồng sống rất hạnh phúc (Tình thái đầu truyện). Cô vợ đột nhiên có
những thay đổi bất thường trong ứng xử (Yếu tố gây vấn đề). Cô ngày càng có nhiều
hành vi làm người chồng nghi ngờ: điện thoại lén trong phòng riêng, dập máy điện
thoại khi nghe bước chân chồng đến gần; nhận những bức thư màu xanh tẩm nước hoa
và mỗi khi đọc xong luôn cất ngay vào ngăn kéo rồi khoá lại; luôn biến mất một lát khi
đang đi chơi cùng chồng trong công viên, nói chuyện qua điện thoại với những lời lẽ
yêu đương (Diễn biến của vấn đề đến cao trào). Cơn ghen nổi lên, anh chồng bóp cổ
vợ đến chết (Giải quyết vấn đề). Cuộc sống hạnh phúc của cặp vợ chồng kết thúc trong
sự ân hận của người chồng khi anh ta phát hiện vợ mình hoàn toàn không có mối quan
hệ bất minh nào: máy điện thoại trong phòng cô ta không có dây kết nối mạng và
những bức thư màu xanh tẩm nước hoa là do chính cô ta tự viết rồi tự gửi cho mình
(Tình thái cuối truyện).
Nếu Sống cuộc sống của riêng mình được xây dựng trên cơ sở cốt truyện hoàn
chỉnh nhưng đơn giản vì chỉ có một quá trình biến đổi, thì Chuyện về con chó Wotan,
nghệ sĩ violon và người đẹp của Mathias Lair (Histoire du chien Wotan, du violoniste
et de la Belle, TNM số 8, tr.50-59) lại được xây dựng với cốt truyện phức hợp với sáu
biến cố, tương ứng với sáu quá trình biến đổi, dẫn dắt độc giả đi từ Tình huống
đầu (sau khi giải ngũ, đại uý Tramembaum về quê sống cùng chú chó Wotan) đến Tình
huống cuối (Wotan biến mất, Tramembaum cũng bỏ đi không để lại dấu vết gì)
(4)
.
Truyện ngắn này chỉ dài chín trang nhưng lại chứa đựng một cốt truyện có thể
phát triển thành một tiểu thuyết hàng trăm trang. Dung lượng của nó gợi nhớ một nhận
xét khá dí dỏm của nhà văn hiện đại Trung Quốc Trương Hiền Lượng trong lời tựa ông
viết cho một tập truyện cực ngắn: "Truyện ngắn giống như nuớc hoa quả cô đặc, pha
thêm một chút nước, ít nhất cũng thành truyện vừa, lại cho thêm ít gia vị thành truyện
dài cũng không khó" (Báo Văn nghệ số 20, 1988).
2. Tuy nhiên, thực tế cho thấy một tác phẩm hay không nhất thiết phải có cốt
truyện phức tạp, và đôi khi một cốt truyện được chuẩn bị quá kĩ lưỡng có thể làm cho
tác phẩm trở nên nhạt nhẽo hay khô cứng. Truyện ngắn càng cần tránh mọi sự rườm rà,
bởi một trong những tiêu chí của thể loại là "ngắn gọn". Có lẽ vì vậy mà rất ít trong số
các tác phẩm đăng trên tạp chí TNMcó cốt truyện hoàn chỉnh và cốt truyện phức hợp.
Đa phần được xây dựng trên cơ sở cốt truyện thu nhỏ với hai dạng chính: cốt truyện
thu nhỏ hoàn chỉnh và cốt truyện thu nhỏ giản lược.
Truyện ngắn có cốt truyện thu nhỏ hoàn chỉnh cũng thuật lại "một quá trình
chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác". Diễn biến của quá trình biến đổi
này được Todorov khái quát như sau: "Câu chuyện bắt đầu bằng một tình thái ổn định;
rồi xuất hiện một thế lực gây bất ổn; do tác động phản lại của một lực khác, thế cân
bằng được tái lập. Thế cân bằng sau có vẻ giống như thế cân bằng ban đầu, nhưng hai
thế cân bằng không bao giờ là một"
(5)
. Như vậy, cốt truyện thu nhỏ hoàn chỉnh gồm
bốn thành phần: Thế cân bằng ban đầu > Yếu tố gây bất ổn > Lực phản lại > Thế cân
bằng mới.