Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

10 hiện tượng thời tiết trông lạ lùng nhất pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 11 trang )

10 hiện tượng thời tiết
trông lạ lùng nhất

Mùa đông rồi chắc chắn là một mùa đông kì lạ. Người Mĩ đã bị chìm
ngập dưới những trận bão quyết phá vỡ kỉ lục, và lần đầu tiên trong
lịch sử, cả 49 bang ở Mĩ (trừ Hawaii) có tuyết rơi cùng một lúc.
Nhưng điều đó chẳng là gì cả. Dưới đây là một số hiện tượng khí
tượng học và hiện tượng khí quyển hết sức kì lạ và ấn tượng.

Cơn lốc lửa trên không

Một trận cuồng phong cắt qua cơn bão lửa và bạn thấy “cơn lốc lửa”
thảm khốc trên. Gradient nhiệt độ khủng khiếp tạo ra bởi những
ngọn lửa – giữa ngọn lửa nóng và không khí lạnh hơn xung quanh nó
– có thể tạo ra một xoáy lốc; nếu những dòng không khí và điều kiện
gió vừa vặn thích hợp, thì ngọn lửa có thể lao vút lên trong một cột
xoáy tít. Những cơn lốc lửa có thể kéo dài hàng trăm foot trong
không khí, nhổ bật gốc cây xanh, và gây ra thảm họa. (Một cơn lốc
lửa ở Nhật năm 1923 đã giết chết 38.000 người chỉ trong vài phút).

Người ngoài hành tinh ở trong băng?

Hãy quên đi những vòng tròn vẽ trên cánh đồng. Mùa đông có những
hiện tượng bí ẩn của riêng nó: những vòng tròn hoàn hảo của băng
từ từ xoay tròn tại chỗ trong nước. Hãy gác những câu chuyện tiếp
xúc với người ngoài hành tinh ra một bên, có một vài lí thuyết khác
nhau lí giải nguyên nhân gây ra hiện tượng lạ lùng này. Đề xuất hàng
đầu hiện nay là những dòng chảy chậm ở trong sông có thể làm xoắn
một mảng băng theo vòng tròn; khi mảng băng quay tròn, rìa của nó
từ từ khoét thành một vòng tròn hoàn hảo.


Vòng tròn rộng 6 foot này được phát hiện ở Canada năm 2008.


Vậy thì kho báu nằm ở đâu?

Cầu vồng lộn ngược này về mặt kĩ thuật được gọi là cung thiên đỉnh.
Cầu vồng sinh ra bởi sự khúc xạ của ánh sáng khả kiến đi qua những
giọt nước. Những cung tròn này, mặt khác, hình thành khi ánh sáng
chạm trúng chóp trên của những tinh thể băng – thí dụ như những
tinh thể băng chứa trong một số loại mây – và sau đó bị khúc xạ ra
qua mặt bên của các tinh thể.
Theo truyền thuyết của người Anh, tại chân của cầu vồng thường
thấy là nơi chôn hai kho báu lớn. Vậy thì với cầu vồng ngược này, hai
kho báu ấy nằm ở đâu?!

Những đám mây đĩa bay

Là một trong những loại mây ít gặp nhất, những đám mây hình hột
đậu hình thành khi những ngọn núi buộc những dòng không khí
chuyển động theo kiểu dạng sóng.
Một số người cho rằng những loại mây này, với hình dáng elip, dẹt
nổi bật của chúng, đã bị nhận lầm là UFO [vật thể bay không xác
định]. Có lẽ vậy, những đám mây này được chụp ảnh ở tây nam New
Mexico, vào tháng 9 năm 2008.

Người tuyết tự nặn

Con lăn tuyết là một thắng cảnh mùa đông kì lạ. Những ống trụ bằng
tuyết này tự chúng lăn đi, hình thành khi gió nhặt đi một mảng tuyết
nhỏ và thổi nó xuống đồi. Cụm tuyết đó càng lúc càng nhặt thêm

nhiều tuyết, cuối cùng hình thành nên một ống trụ.
Những con lăn tuyết thường rỗng ruột; vì phần chính giữa gồm tuyết
gói lỏng lẻo, nó có thể bị thổi gió thổi tung ra.

Đám mây ria mép

Chú ý, một đám mây xoáy hình móng ngựa, một sự hình thành mây
hiếm có đúng như cái tên của nó nghe như vậy.
Khi một xoáy như vậy hình thành thẳng đứng, thì có thể sinh ra
tornado. Thế nhưng, mỗi lần như vậy, trong khoảnh khắc, chúng có
thể hình thành nên hình dạng kì lạ này, thường thì khi một dòng
không khí xoay tròn ngang bị làm cho biến dạng từ dưới lên bởi một
đám mây tích.

Mưa đá khổng lồ

Hạt mưa đá này, đường kính tới 7 inch và có chu vi gần 19 inch, rơi
xuống Nebraska vào hôm 22 tháng 6, 2003. Nó là hạt mưa đá lớn
nhất từng được phát hiện ở Mĩ.
Mưa đá được tạo ra bởi những cơn giông mùa hè khắc nghiệt, khi
những giọt nước ngưng tụ bị quăng ném bên trong một đám mây và
tích thành khối cho đến khi quá nặng để tiếp tục được nâng lên.
Chúng có thể gây ra sự phá hoại nghiêm trọng đối với mùa màng và
nhà cửa. Nhiều nỗ lực đã được thực hiện để né tránh mưa đá - ở
châu Âu thời Trung cổ, người ta rung chuông nhà thờ và bắn đại bác,
và trong thế kỉ 20 thì các nhà khoa học cố gắng gieo mầm mây –
nhưng không có giải pháp nào tỏ ra hiệu quả.

Nắng chiếu trên trời


Hiện tượng trông hơi giống như ánh sáng phương bắc, nhưng thật ra
chúng là một hiện tượng khí quyển khác hoàn toàn gọi là mây xà cừ.
Chúng hình thành ở những cao độ tương đối lớn, cách mực nước
biển chừng 15 dặm. Điều đó có nghĩa là ngay cả sau khi mặt trời lặn,
những đám mây này vẫn ở đủ cao để được chiếu sáng bởi mặt trời.
Những đám mây này không phổ biến ở vùng cực, nhưng chúng hiếm
khi trông thấy ở những vĩ độ trung bình, như ở đây, chụp ở
Colorado, năm 2006.

Khi giọt mưa có màu đỏ

Đã đến lúc cho một vài hiện tượng còn kì lạ hơn nữa. Tháng 7 năm
2001, một cơn mưa màu đỏ kì lạ bắt đầu rơi xuống Kerala, Ấn Độ.
Các nhà khoa học đã đề xuất một vài lí thuyết khác nhau để giải thích
cơn mưa màu gỉ sét ấy; một số người thì cho rằng cơn mưa trên có
thể chứa bụi sa mạc, một số khác đề xuất rằng nó có thể chứa những
bào tử nấm, và một hai nhà nghiên cứu thậm chí còn công bố một bài
báo làm tăng thêm khả năng rằng cơn mưa trên chứa những hạt nhỏ
từ một thiên thạch rớt xuống.

Chính phủ Ấn Độ thì cho tiến hành một nghiên cứu nhằm giải thích
vấn đề trên; nghiên cứu kết luận rằng những bào tử của tảo thật sự
là nguyên nhân. Nhưng các nhà khoa học không trả lời làm thế nào
những bào tử này đi vào khí quyển để tô màu cho cơn mưa.


Đáng ngờ hay bất ngờ?

Sét cầu là một hiện tượng gây tranh cãi. Trong hàng thế kỉ, người ta
đã tường thuật trông thấy những quả cầu tích điện phát sáng trên

trời. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn không thể nào giải thích những
cái trông thấy hoặc thậm chí xác nhận rằng sét cầu có tồn tại. Các
chuyên gia bất đồng vì không biết những bức ảnh ấy có đáng tin cậy
hay không.

Sự tồn tại gây tranh cãi của dạng “plasma bất thường” này vẫn không
chặn được nó bước vào địa hạt văn chương; nó xuất hiện trong
những tác phẩm từ Những cuộc phiêu lưu của Tintin cho đến tiểu
thuyết Pynchon.

×