Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tại sao con không được đi chơi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.19 KB, 5 trang )


Tại sao con không được đi chơi? Các bạn con đều được
phép mà! (7-9 tuổi)
Trẻ con ở tuổi này có óc hài hước, thường đưa ra những ý kiến
lý thú và vì thế chúng thích tranh luận với nhau một số sự việc
dễ nhận ra trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng trẻ cũng đưa ra
những đòi hỏi khá phiền phức và tìm mọi cách để được phép làm việc
chúng muốn. Một khi bị từ chốI, câu nói ở cửa miệng của chúng là “Tụi
bạn con đứa nào cũng được phép, tại sao con không làm được?”. Bé
đang than phiền về việc “Những đứa trẻ khác được tự do hơn” và
“Chúng muốn đi đâu hoặc làm gì cũng được”.

Nếu tình huống xảy ra như vậy thì đa số các bậc phụ huynh đều có phản
ứng tức thời là “bác bỏ” lời đề nghị đó. Cha mẹ nào mà lại cho một đứa
trẻ 8 tuổi tự một mình làm việc ấy! Rồi lại tự hỏi mình có nên cho bé
thêm một ít tự do. Một số phụ huynh thương nghĩ vậy và làm theo, kết
quả ra sao, họ có đúng không?

Cùng đi
chơi

Hãy suy nghĩ thật kỹ:

Hãy suy nghĩ. Cùng bé kiểm tra khả năng “Tất cả bạn con đều có
thể…”. Nếu bé xin phép được đi đến hiệu sách ở gần nhà với các bạn
vào cuối tuần, đừng ngại ngần cho bé biết là bạn sẽ gọi điện hỏi thăm
cha mẹ của các bạn kia về cuộc hẹn của bọn nhỏ vào ngày chủ nhật.

Nếu bé nài nỉ bạn đừng gọIi điện thoại hỏi thăm ba mẹ của các bạn thì
đừng nên cho bé đi một mình. Còn nếu bé tỏ vẻ không lo lắng và sốt
sắng giúp bạn tìm quyển sổ điện thoại thì bạn cần phải suy nghĩ lại. Giả


sử rằng có vài phụ huynh khẳng định việc bọn trẻ hẹn gặp nhau tại nhà
sách và có người đi theo để chăm sóc bọn chúng thì lần này bạn nên
nhượng bộ.

Ghi nhớ: việc giáo dục con như thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào vào
bạn. Có thể là một số phụ huynh linh động hơn trong việc giới hạn
quyền tự do của trẻ nhưng điều đó chưa hẳn những người này là cha mẹ
có phương pháp giáo dục tối ưu. Hãy tự tin vào bản thân. Đừng quá gò
bó, bắt chước phụ huynh khác và tự đặt mình dưới áp lực và tạo cơ hội
cho trẻ “vùng lên”.

Tuy nhiên, cũng cần phải quan tâm đến cách giáo dục trẻ nhỏ của các vị
phụ huynh khác, so sánh vớI kỷ luật và quyền tự do bạn áp đặt cho trẻ,
từ đó bạn có thể rút ra những phương pháp dạy trẻ hữu hiệu.

Thương lượng:

Nhiều phụ huynh cho biết là để giải quyết “Các bạn con được…” là phải
thương lượng sao cho “hòa bình” giữa mẹ con không bị ảnh hưởng đồng
thời những tiêu chuẩn về kỷ luật vẩn được tôn trọng.

Yêu cầu bé chứng minh việc làm của bé là cần thiết và quan trọng đối
với nó. HỏI cặn kẽ những thông tin về cuộc hành trình của bọn nhỏ như
đi đâu, khi nào thì chúng khởi hành, khi nào chúng trở về nhà và chúng
làm gì, mua gì, đi với những bạn nào…

Bạn có thể từ chốI không cho bé đi chơi tuần này vì tuần trước bé đã
cùng cách bạn đi chơi rồi. Bé sẽ kỳ nèo “Tuần này cũng là một dịp đặc
biệt mà mẹ”. Và rồi, bạn cũng có thể cho phép bé ra khỏi nhà vào tuần
này vì bạn tin tưởng bé và hiểu rằng bé đang chuẩn bị bước vào giai

đoạn cần được “nhiều tự do” hơn.

Dù quyết định của bạn là “Được “ hoặc “Không được” cũng đừng quên
giải thích cho bé hiểu rằng không phải lúc nào bé muốn là được, có
những lúc bé sẽ được phép làm theo ý mình nếu việc bé làm là thích
hợp. Dần dần bé sẽ nhận ra rằng thỉnh thoảng những yêu cầu của bé khi
bé đòi hỏi nhiều tự do hơn sẽ được đáp ứng nhưng không phải lúc nào
cũng vậy.

Và cuối cùng, có những lần chẳng cần phải đắn đo gì bạn sẽ phải nói
“không” bất chấp trẻ nài nỉ đến đâu. Không phải cảm thấy tội lỗi vì điều
đó. Thỉnh thoảng bị từ chối cũng không tổn hại đến tâm lý của trẻ.
(Young Parents)

Xem thêm về tại www.chamsocbe.com

×