Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bạn có biết lắng nghe con trẻ? pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.96 KB, 3 trang )

Bạn có biết lắng nghe con trẻ?
Khi con bạn bước chân đến trường cũng có nghĩa là trẻ bước vào một
thế giới rộng lớn với rất nhiều khó khăn, rất nhiều niềm vui cũng như
nỗi buồn cần chia sẻ. Nhưng liệu bạn có biết lắng nghe tiếng nói của con
bạn không? Điều đó không dễ chút nào.
Không ngắt lời

Liệu có lúc nào vì đang bận bịu mà bạn nóng nảy ngắt lời trẻ không?
Thực ra những ông bố bà mẹ biết yên lặng nghe con mình thổ lộ hết nỗi
niềm quả không nhiều. Con chúng ta vẫn thường xuyên phải nghe những
câu đại loại như: “Thôi được rồi, mẹ đang bận, để mai mẹ sẽ hỏi cô giáo
cho con”. Hoặc là: “Sao con lai chọn vào đúng lúc này để kể lể nhĩ?
Thôi, để tý nữa mẹ sẽ nghe con nói”. Nhưng chính những đứa trẻ cũng
cần được tôn trọng và lắng nghe không bị ngắt lời như một người lớn.
Hãy để cho trẻ biết rằng bạn hiểu và thông cảm

Khi trẻ chạy đến kể với bố mẹ một điều gì đó có nghĩa là trẻ cần tìm ở
bạn một chỗ dựa tinh thần, sự cảm thông và giúp đỡ, vì vậy bạn luôn
phải tỏ thái độ quan tâm và sẵn lòng lắng nghe. Nếu bạn vẫn thường
xuyên vừa đọc báo, vừa nghe con tâm sự thì tốt hơn hết bạn nên tạm gác
công việc sang một bên và nghe trẻ nói. Và bạn nên suy nghĩ một chút
trước khi trả lời. Nếu con bạn vừa dứt lời bạn đã đưa câu trả lời ra ngay
sẽ gây cho trẻ ấn tượng rằng những khó khăn, rắc rối của trẻ chì là
những điều vớ vẩn, không đáng để bàn bạc. Hãy nói rằng bạn hiểu vấn
đề đó khó khăn đối với trẻ như thế nào trước khi giúp trẻ giải quyết vấn
đề.
Tìm hiểu nguyên nhân thay vì phán xét

Nếu như cậu con đang học tiểu học thổ lộ với bạn rằng bé đang rất bối
rối vì đã lỡ lấy cây bút chì của một bạn cùng lớp thì bạn không nên vội
vàng la mắng con. Sự chỉ trích của bạn làm trẻ cảm thấy sợ hãi và lần


sau con bạn sẽ không còn tâm sự với bạn những chuyện như vậy nữa.
Điều bạn nên làm là tìm hiểu tình huống con bạn đã làm việc đó. Dù vì
lý do gì đi nữa bạn cũng nên khen ngợi trẻ vì trẻ đã dũng cảm nhận ra lỗi
lầm của mình và động viên con đưa trả bút cho bạn. Nếu bạn tạo được
một thói quen trò chuyện và chia sẻ, một bầu không khí yên ấm và quan
tâm lẫn nhau trong gia đình thì chắc chắn con bạn sẽ luôn luôn tâm sự
với bạn mọi nỗi niềm của chúng.
Chọn một không gian thích hợp cho cuộc trò chuyện

Bạn hãy tìm một góc thích hợp cho cuộc trò chuyện khi con bạn gặp rắc
rối để không làm đứt đoạn cuộc trò chuyện, phân tán sự chú ý của bạn.
Điều đó tạo cho con bạn cảm giác rằng bạn rất quan tâm đến điều trẻ sắp
nói, giúp trẻ đủ tự tin và bình tĩnh để bày tỏ với bạn những nỗi lo lắng
trong lòng.
Hãy biết chờ đợi

Bạn đừng ngạc nhiên khi trẻ im lặng, không thể bắt đầu cuộc trò chuyện.
Dù sao thì con bạn vẫn còn là một đứa trẻ. Bạn đừng làm trẻ hoảng sợ
bằng những lời nói theo kiểu: “Nói nhanh lên nếu không thì mọi việc
hỏng hết bây giờ”. Bạn nên khích lệ trẻ: “Bố mẹ biết có những chuyện
thật khó nói nhưng nếu con kể hết thì bố mẹ sẽ giúp con vượt qua được
khó khăn này”. Trong những trường hợp trẻ ngập ngừng không nói, bạn
có thể giúp trẻ bắt đầu bằng cách đưa ra những câu hỏi gợi ý hoặc kể
những trường hợp tương tự của bạn trong thời niên thiếu.
Lắng nghe, chia sẻ niềm vui nỗi buồn của con trẻ là cả một nghệ thuật
làm cha mẹ.
(Theo báo Saigon Tiếp Thị)

×