Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Bài giảng - Cơ điện nông nghiệp-chương 5 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 31 trang )


94

Chương 5

MÁY NÔNG NGHIỆP

5.1 MÁY LÀM ĐẤT

5.1.1 Máy cày

5.1.1.1. Nhiệm vụ - yêu cầu nông học và phân loại

Trong qui trình trồng trọt, cày đất là một nguyên công đầu nhằm các nhiệm vụ:
Giảm độ chặt, diệt cỏ dại, sâu bệnh và gốc cây vụ trước, tăng độ thoáng, độ phì cho
đất.

Yêu cầu kỹ thuật nông học đối với máy cày là: Độ cày sâu đồng đều, mặt đồng
phải bằng phẳng, lớp đất cày đều, tơi, không sót lõi và phải lật hoàn toàn để úp hết
cỏ dại và gốc cây vụ trước xuống dưới.

Khi làm việc, máy cày phải chuyển động ổn định. Lực cản riêng của cày phải
nhỏ và máy phải thuận tiện trong sử dụng và chăm sóc .

Hiện nay, máy cày có nhiều loại khác nhau. Căn cứ theo bộ phận làm việc
chia ra: cày lưỡi và cày chảo. Căn cứ theo cách liên kết với máy kéo có các loại cày
treo, cày móc và cày nửa treo. Cày treo là cày mà toàn bộ trọng lượng được treo sau
máy kéo qua cơ cấu treo và nâng, hạ để làm việc và vận chuyển. Cày móc chỉ liên
kết với máy kéo tại một điểm móc kéo. Cày nửa treo là loại cày kết hợp giữa hai
loại trên. Ở thế vận chuyển, cày này được nâng phần trước lên, còn phần sau vẫn
tựa trên các bánh xe của cày.



5.1.1.2. Cấu tạo và quá trình làm việc của cày lưỡi

Cày lưỡi có hai loại: Cày treo và cày móc. Cày treo gọn nhẹ, có thể làm việc
với vận tốc cao hơn, quay vòng hẹp, hơn nữa cấu tạo ít chi tiết so với cày móc. Tuy
nhiên, cày treo có những nhược điểm: Chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chuyển động
của máy kéo theo mặt đồng làm cho độ cày sâu không đều; máy kéo phải có hệ
thống nâng, hạ cày và không có chốt an toàn nên khi gặp những chướng ngại vật
lớn như đá, gốc cây có thể bị gãy trụ cày.

Cấu tạo chung của cày lưỡi gồm có các bộ phận chính: Khung cày, dao cày,
thân cày, bánh tựa đồng (hình 5-1) .

- Khung cày là những thanh thép định hình được nối ghép lại với nhau tạo
thành khung, dùng để lắp các bộ phận làm việc của cày. Khung cày treo có kết cấu
đơn giản hơn khung cày móc. Phía trước khung cày lắp chốt móc kéo hoặc các bộ
phận để nối với cơ cấu treo của máy kéo.

- Dao cày: Thông dụng hiện nay là dao đĩa. Dao cày đi trước thân cày chính,
cắt đất theo mặt phẳng thẳng đứng tạo thành luống cày, làm cho thỏi đất lật gọn,
không vướng cỏ rác, không kéo vỡ đất xuống đáy luống. Thường chỉ lắp dao cày
cho thân cày sau cùng khi cày ruộng khô để bánh máy kéo đi vào đáy luống bằng
phẳng.

- Thân cày là bộ phận làm việc chủ yếu của cày lưỡi. Thân cày có nhiệm vụ
cắt đất đáy luống, nâng thỏi đất lên, đồng thời chuyển sang bên và lật. Trong quá

95

trình đó đất bị biến dạng, và tơi vỡ ra. Thân cày gồm có lưỡi cày, diệp cày, trụ cày

và thanh tựa đồng.


Hình 5.1 Cày lưỡi 1- Khung cày, 2- Cơ cấu treo
3- Bánh tựa đồng, 4-Trụ cày, 5-Lưỡi cày, 6- Diệp cày


Lưỡi cày cắt đất và tách đất khỏi đáy luống, đưa lên diệp. Lưỡi cày có dạng
hình thang, được chế tạo bằng thép tốt. Phía dưới lưới cày có phần kim loại dự trữ
dùng để đàn ra khi lưỡi cày bị mòn.


Diệp cày tiếp nhận đất từ lưỡi cày, nâng dần lên, tách đất sang bên và lật đất
xuống đáy luống.

Trụ cày để gá lắp lưỡi, diệp và thanh tựa đồng. Trụ cày liên kết với khung
bằng các bulông và ngàm. Khi cày làm việc, thanh tựa đồng miết lên thành luống,
chống lại hiện tượng xoay cày.

- Bánh tựa đồng có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lượng, giữ thăng bằng cho
cày và để giới hạn độ sâu cày (khi cày ruộng khô). Ở cày treo có một bánh tựa
đồng, ở cày móc có hai hoặc ba bánh tựa. Khi làm việc bánh tựa lăn trên mặt đồng
và cố định vị trí bánh với khung cày bằng một trục vít có tay quay điều chỉnh.

5.1.1.3. Cấu tạo và quá trình làm việc của cày chảo

Cày chảo có hai loại: Cày móc và cày treo. Hiện nay chủ yếu dùng loại cày
chảo treo.

Các bộ phận chính của cày chảo loại treo gồm có: Khung cày, trục lắp các

chảo cày, các chảo cày, bánh đuôi, cơ cấu treo và một số bộ phận phụ trợ khác như
các dao gạt đất dính trong chảo, cơ cấu điều chỉnh bánh sau,
1

2

3

4

6

5

96


Hình 5.2 Cày chảo
1- Khung cày, 2- Trụ chảo, 3- Chảo cày, 4- Thanh gạt, 5- Bánh sau

- Khung của cày chảo treo tương tự như của cày lưỡi. Phía trước khung có các
bộ phận để nối với cơ cấu treo của máy kéo. Phía cuối khung liên kết với bánh sau,
được giảm chấn và điều chỉnh độ sâu bởi lò xo - đai ốc.

- Trục của các chảo cày liên kết với khung bằng hai ổ đỡ con lăn côn. Các
chảo cày lắp cứng trên trục và định vị khoảng cách với nhau bởi các ống bích nối.

- Chảo cày làm nhiệm vụ của lưỡi và diệp như ở cày lưỡi. Chảo cày có dạng
hình chỏm cầu, thường được chế tạo bằng thép tốt hoặc bằng gang chất lượng cao.
Tùy loại cày mà chảo lớn hay nhỏ. Đường kính mép ngoài của chảo (đến cạnh sắc)

trong khoảng từ 600 ÷ 1000 mm. Khi làm việc mặt phẳng đi qua cạnh sắc của chảo
đặt lệch so với mặt phẳng thẳng đứng dọc theo phương tiến của máy một góc .
Góc  gọi là góc tiến của cày, thường  = 15
0
÷ 43
0
.
Bánh sau của cày chảo được đặt xiên so với mặt phẳng thẳng đứng dọc theo
hướng tiến của cày. Bánh sau có nhiệm vụ chống xoay cày, giống như thanh tựa
đồng ở cày lưỡi.

Các thanh gạt được bắt chặt với khung và có một phần rà gần sát với mặt cong
trong lòng các chảo cày. Khi chảo cày quay bị dính đất thì các thanh gạt sẽ gạt đất
để chảo làm việc tốt hơn.

Sự làm việc của chảo cày cũng giống như cày lưỡi: cắt, nâng, tách, lật đất.
Song ở đây, chảo cày vừa quay vừa tịnh tiến để làm tất cả công việc trên. Cạnh sắc
ở mép ngoài của chảo cắt đất trượt lên lòng chảo và nâng rồi hất sang bên. Trong
quá trình đó đất biến dạng, tơi vỡ nhiều hơn so với cày lưỡi. Góc tiến  càng tăng
thì độ tơi vỡ đất càng lớn. Tuy nhiên, góc  chỉ nằm trong một khoảng nhất định. Ở
cày chảo, cạnh sắc không chỉ cắt đất ở đáy luống (thay cho lưỡi cày) mà cả ở thành
luống (thay cho dao cày) thành những cung cong nối tiếp. Do kết cấu của bộ phận
làm việc là chảo cày nên loại cày này làm việc tốt trên đất nhiều cỏ rác, nhiều bùn
hay trên đất nhẹ. Lực cản kéo của cày chảo nhỏ hơn cày lưỡi khi cùng độ sâu, bề
rộng và tốc độ cày trên cùng loại đất.

Tuy nhiên, những yếu điểm chính của loại cày này là không làm việc tốt trên
đất cứng, đất có nhiều đá, rễ cây. Khi tăng góc tiến  sẽ làm tăng độ sâu cày và tăng
lực cản rất lớn. Mặc khác, đáy luống không bằng phẳng như ở cày lưỡi, làm ảnh
97

hưởng đến sự phát triển bộ rễ cây trồng. Quá trình lật không hoàn toàn và phụ thuộc
góc tiến .

5.1.2 Máy bừa

5.1.2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu nông học và phân loại

Bừa là nguyên công làm đất thường sử dụng sau khi cày, cuốc. Nhiệm vụ của
bừa là làm tơi vỡ đất đến độ nhỏ cần thiết cho việc gieo trồng. Bừa còn có thể cắt,
dìm cỏ rác, diệt sâu bệnh, phá hủy gốc cây vụ trước còn lại. Một số loại bừa có khả
năng phá váng cho đất, giảm mật độ cây khi gieo hoặc vơ cỏ rác, san phẳng mặt
đồng v.v

Yêu cầu kỹ thuật nông học đối với máy bừa là: Sau khi bừa bảo đảm tơi nhỏ
đất, vơ hết cỏ dại ở ruộng khô và nhuyễn bùn, nhấn chìm cỏ dại ở ruộng nước, mặt
đồng bằng phẳng, độ sâu lớp đất bừa đồng đều, bảo đảm giữ ẩm, thoáng khí, cung
cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây.

Khi bừa ruộng khô tránh hiện tượng bụi bột (quá tơi) sẽ làm đất chóng kết
dính, tăng độ chặt, nhất là khi thủy phần trong đất lớn, sẽ không bảo đảm chu kỳ
sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

Ta biết rằng, sau khi cày đúng độ ẩm đất đã được tơi vỡ một phần. Tuy nhiên
trong nông nghiệp, làm đất sau khi cày, cuốc là một công việc cũng tốn kém năng
lượng và thời gian. Với một số loại cây hoa màu, yêu cầu đất phải tơi nhuyễn hơn
do đó phải bừa nhiều lần, có thể kết hợp cày trở dưới lên để độ tơi nhuyễn đồng
đều.

Máy bừa có nhiều cách phân loại. Theo cấu tạo bộ phận làm việc, có bừa răng,
bừa đĩa, bừa thanh cắt (trục lăn). Theo tính chất chuyển động của bộ phận làm việc,

có loại bừa tịnh tiến, bừa quay. Theo công dụng có bừa ruộng nước, bừa ruộng khô,
bừa chuyên làm vườn, bừa phá váng, v.v Theo sự liên kết với máy kéo chia ra bừa
treo, bừa móc và bừa nửa treo.

Một đặc điểm chung của các loại bừa máy là thường có độ sâu làm việc tối đa
bằng độ sâu cày. Ở một số loại bừa còn có khả năng xáo trộn lớp đất mặt tơi nhuyễn
với phân bón lót sau khi cày. Ngoài ra bừa không chỉ làm tơi nhỏ đất, mà còn làm
tơi nhỏ các sản phẩm khác lẫn trong lớp đất đó và không lật đất.

5.1.2.2. Bừa răng

Bừa răng được chia ra hai loại là bừa răng khung cứng và bừa răng khung
lưới, nhưng chủ yếu là bừa răng khung cứng. Bừa răng thường dùng trên ruộng khô
với yêu cầu độ sâu làm đất nhỏ. Thường một bừa răng gồm có ba mảng nối với
nhau (hình 5.3) và móc vào một xà ngang liên kết với máy kéo dạng móc kéo. Răng
bừa thường chế tạo bằng thép cứng có tiết diện tròn hoặc vuông, hình thoi. Để tăng
khả năng ăn sâu vào đất người ta làm nhọn các đầu răng.
Ở bừa răng khung cứng cần chú ý khi bố trí răng. Răng được bố trí xen kẽ trên
khung sao cho số vết răng đi qua dày, đều mà số răng trên một hàng ngang vẫn ít để
không bị dồn đất hoặc vướng cỏ rác khi bừa. Vì vậy răng được cắm tại điểm giao
nhau của các thanh khung với các đường xoắn nhiều đầu mối. Tùy theo yêu cầu làm
đất mà răng bừa có thể lắp thẳng đứng, xiên về phía trước hoặc xiên về phía sau.

1

98


Hình 5.3 Bừa răng
1-Móc kéo, 2-Răng bừa, 3- Khung bừa



Khi làm việc, bừa chuyển động tịnh tiến theo máy kéo với tốc độ chung của
liên hợp máy. Khi đó các răng bừa cắt đất thành từng vết, va chạm để làm tơi nhỏ
lớp đất mặt, đồng thời vơ cỏ (hoặc dìm cỏ rác). Tốc độ liên hợp máy càng lớn, khả
năng tơi nhuyễn đất càng tăng lên.

5.1.2.3. Bừa đĩa

Bừa đĩa được dùng nhiều hơn bừa răng. Nó kết hợp làm đất trên ruộng khô, và
ruộng nước. Hiện nay đã có các loại bừa do Việt Nam sản xuất như: BĐT-2,2;
BRN-2,4; BĐ-2,2 v.v

Các bộ phận chủ yếu của bừa đĩa là: Khung bừa, các trục, trên đó có lắp các
đĩa bừa, bộ phận treo hoặc móc, các bánh xe vận chuyển (ở bừa móc) với các trục
vít điều khiển,

Đĩa bừa có 3 loại: Đĩa phẳng, đĩa chỏm cầu và đĩa chỏm cầu cắt cạnh khế ở
mép ngoài của đĩa. Đĩa phẳng thường dùng để cắt đất theo phương dọc với hướng
tiến của liên hợp máy, hoặc dùng làm dao cày hay bộ phận rạch hàng của máy gieo.
Đĩa chỏm cầu để làm tơi nhỏ đất. Còn đĩa chỏm cầu cắt cạnh khế để tăng cạnh sắc
cắt, thường lắp trên bừa đĩa nặng để cắt nhỏ đất cày.












Các đĩa bừa thường được đúc hoặc dập bằng thép tốt, có cấu tạo tương tự chảo
cày, song kích thước đĩa bừa thường nhỏ hơn.

a

b

V

Hình 5.4
B
ừa đĩa

a. Bừa ruộng khô

b. Bừa ruộng nước

99
Khi đĩa bừa làm việc, người ta điều chỉnh vị trí của trục lắp đĩa để mặt phẳng
vành đĩa tạo với phương chuyển động 1 góc , gọi là góc tiến của bừa ( = 0 - 20
0
).
Lắp như vậy để tăng khả năng đẩy ngang (hất đất) và tăng độ tơi vỡ đất. Góc  càng
tăng, chất lượng làm đất càng tốt nhưng lực cản cũng tăng lên.

Mỗi máy bừa có từ 2 đến 4 trục bừa được bắt vào khung bởi các giá đỡ và
quay trong các ổ trượt hoặc ổ lăn. Các đĩa bừa lắp vào trục bừa và giữa các đĩa có

ống ngăn cách. Mỗi trục thường có từ 5-10 đĩa.

Thường các trục bừa được bố trí đối nhau để lực cản bừa cân đối và bừa sẽ
chuyển động ổn định. Chiều lõm của đĩa bừa trên 2 trục ngang nhau cũng phải đối
xứng và trục đi sau phải có chiều lõm ngược lại để việc hất đất trả về cho mặt đồng
được bằng phẳng (hình 5-4).

Đối với bừa ruộng nước, ngoài các trục lắp đĩa bừa, phía sau thường lắp thêm
trục lăn. Trục lăn có cấu tạo dạng hình trụ, có đường kính từ 350-360 mm, dài từ
1800-2400 mm. Dọc theo đường sinh của trụ là các thanh sắc cắt đất được nối với
trục bởi các vành. Số thanh sắc cắt đất của trục lăn thường từ 6 đến 10. Trục lăn
được gá lắp với khung bừa bởi các giá đỡ kiểu ổ trượt. Loại trục lăn này làm việc
tốt với yêu cầu dìm cỏ rác cũng như làm tơi nhuyễn đất.

5.1.3 Máy phay đất

5.1.3.1. Nhiệm vụ và so sánh phay với cày và bừa

Để làm đất, ngoài phương pháp cày, bừa như hiện nay, phay đất cũng được
dùng phổ biến bởi vì phương pháp làm đất này có nhiều ưu điểm nổi bật. Hiện nay,
ở nước ta đã có một số cơ sở chế tạo được máy phay cho ruộng khô, ruộng nước với
bề rộng làm việc là 0,6m; 0,8m; 1,6m hay 2,2m. Nhưng phần lớn máy phay đất vẫn
được nhập từ nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Nga, Bungari




Hình 5.5 Máy phay đất B-2,2 (hãng KUBOTA- Nhật Bản)



Điểm khác biệt trong nguyên tắc làm việc của phay với cày hoặc bừa là bộ phận
làm việc (lưỡi phay) chủ động cắt đất với vận tốc lớn hơn vận tốc của liên hợp máy.
Nhiệm vụ của phay là phá vỡ kết cấu đất, làm tơi nhuyễn lớp đất canh tác để
tăng độ thoáng, độ phì cho đất. Ngoài ra, phay còn khả năng đánh tơi, trộn đều các
100
lớp đất, phân, phá hủy gốc cây dại và băm nát các sản phẩm còn lại của chu trình
gieo trồng vụ trước một cách nhanh chóng. Phải nói rằng, độ tơi nhuyễn của đất làm
bằng phay lớn hơn nhiều so với cày hoặc bừa khi cùng một lần đi qua. Đó chính là
yếu tố rút ngắn thời gian làm đất và giảm số lần liên hợp máy di chuyển trên mặt
đồng, nâng cao tính kinh tế trong quá trình cơ giới hóa khâu làm đất.
Máy phay đất gọn nhẹ hơn, chi phí tổng cộng cho một đơn vị làm đất khi phay
nhỏ hơn so với các phương pháp khác. Ngoài ra, mặt đồng sau khi phay bằng phẳng
hơn, có thể làm đất bằng phay trên lô thửa hẹp (vì bán kính quay vòng liên hợp máy
phay nhỏ hơn khi cùng một loại máy kéo).

Những nhược điểm chính của làm đất bằng máy phay là: Chi phí công suất
cho việc quay trống hoặc trục phay lớn. Máy phay đòi hỏi công nghệ chế tạo phức
tạp, chính xác và đắt tiền hơn cày hoặc bừa. Kỹ thuật sử dụng cũng đòi hỏi cao hơn.
Phay không có khả năng lật hoàn toàn đất do đó khó phơi ải. Khi tăng độ sâu phay
thì công suất tiêu hao cho liên hợp máy tăng nhanh do đó độ sâu phay bị hạn chế.
Nguồn động lực liên hợp với máy phay phải có trục thu công suất và các bộ phận
điều khiển kèm theo. Tuy vậy, thực tiễn đã cho thấy phay dần dần thay cho cày, bừa
hoặc lồng trên ruộng màu, ruộng cấy lúa nước.

5.1.3.2. Cấu tạo chung, nguyên tắc làm việc của máy phay đất

Máy phay đất thường có các bộ phận chính sau:

- Trục phay, trên đó được lắp các lưỡi phay
- Khung và các tấm che chắn, bộ phận treo với máy kéo.

- Bộ phận truyền lực để truyền mômen quay từ trục thu công suất của máy kéo
đến trục phay.
- Bộ phận giới hạn độ sâu.
- Ly hợp an toàn

Lưỡi phay là chi tiết làm việc nặng nề nhất, chịu tác dụng mài mòn mãnh liệt
của đất khi cắt. Lưỡi phay có nhiều loại: Lưỡi dao thẳng, lưỡi dao cong, lưỡi dạng
máng nhọn, lưỡi dạng xoắn. Do đó, lưỡi phay thường chế tạo bằng thép tốt và được
tôi cạnh sắc. Hình dáng, kích thước lưỡi phay phụ thuộc vào tính năng của máy
phay cũng như tính chất đất đai, yêu cầu kỹ thuật nông học.

Các lưỡi phay có thể lắp trực tiếp lên trục hoặc các đĩa trên trục. Lưỡi có thể
lắp hướng tâm, tiếp tuyến nhưng phải đảm bảo việc phân li đất ra ngoài, không quấn
cỏ rác khi làm việc và đảm bảo độ sâu phay tối đa cho từng loại máy phay. Ngoài
ra, khi phay đi qua để mặt đồng bằng phẳng, cần bố trí chiều cong ngang của các
lưỡi phay hợp lý, không tạo rãnh hoặc thành luống cũng như đất đã phay không lấp
lên phần đất sắp được phay của lần đi sau.
Để điều chỉnh độ sâu phay thường dùng bộ phận thuyền trượt gắn hai bên máy
phay (với ruộng ướt) và các bánh xe (với ruộng khô) thông qua các lỗ bắt bulông
hoặc trục vít điều chỉnh.

Trên khung máy, ngoài gá lắp trục phay, các bộ phận truyền lực, bộ phận treo,
còn có các tấm che chắn phía trước, phía sau để tăng sự va đập tơi vỡ của đất khi
lưỡi cắt hất lên.


101











Hình 5.6 Bố trí các loại lưỡi phay trên trống



Ở một số máy phay, phía sau còn kết cấu một hàng răng chắn va đập phụ và
san mặt đồng (phay khô). Các máy phay có bề rộng làm việc lớn thường được kết
cấu thêm cụm li hợp ma sát trượt bảo vệ an toàn cho phay ở trước hộp giảm tốc
(phay ruộng nước) hoặc ngay trên trục phay (phay ruộng khô). Khi lực cản quay
trống phay quá lớn, mômen quay từ động cơ truyền đến sẽ bị trượt nhờ li hợp ma
sát này. Khi phay đi qua chướng ngại vật, phay lại làm việc bình thường.

5.1.4. Máy lồng đất (Máy kéo bánh lồng)

5.1.4.1. Nhiệm vụ, đặc điểm của làm đất bằng máy kéo bánh lồng

Làm đất ruộng nước bằng máy kéo bánh lồng đã và đang được sử dụng phổ
biến ở nước ta và một số nước trên thế giới. Bánh lồng vừa làm bộ phận công tác
(làm tơi nhuyễn đất) vừa thay cho bánh chuyển động của máy kéo. Cấu tạo của
bánh lồng đơn giản nên dễ chế tạo. Bánh lồng có nhiều cỡ, phù hợp với máy kéo
lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các loại bánh lồng sản xuất ở nước ta, lắp
với các máy kéo có công suất từ 40 đến 80 mã lực để làm đất cho ruộng lúa nước
sau khi đất đã cày hoặc cuốc. Trên một số chân ruộng dầm ngấm và có nền có thể
lồng đất làm tơi nhuyễn, dìm cỏ rác mà không cần cày.


Ưu điểm nổi bật của bánh lồng là hoàn toàn khắc phục hiện tượng không đủ
bám của các loại máy kéo vạn năng khi làm việc trên ruộng nước. Ngoài ra, bánh
lồng còn có những ưu điểm khác như: Năng suất làm đất cao, sử dụng đơn giản,
tuổi thọ của cặp bánh lồng cao hơn hẳn các loại máy làm đất khác.

Nhược điểm chính của làm đất bằng máy kéo bánh lồng là không điều chỉnh
được độ sâu làm đất và ruộng phải ngập nước, có nền. Ngoài ra, bánh lồng không
làm việc được trên ruộng khô, ruộng cứng chưa cày. Với lô thửa hẹp, khi lồng đất
thì độ tơi nhuyễn không đều. Ở vùng hai đầu bờ, máy phải quay vòng nhiều nên đất
quá nhuyễn nát, dễ gây hiện tượng nghẹt rễ sau này cho cây trồng. Làm nhiều vụ
liên tiếp có thể gây ra hiện tượng phá nền, làm sâu thêm tầng đất canh tác, giảm độ
phì của đất. Mặt khác máy kéo bánh lồng có bán kính quay vòng lớn, hay gây quá
tải cho hệ thống truyền lực của máy kéo như hộp số, ly hợp, phanh và cầu hướng
dẫn.







V

102
















Hình 5.7 Bánh lồng.
1. Thanh cắt bá
m, 2.Vành bánh, 3. Nan hoa, 4. Mâm bánh

5.1.4.2. Cấu tạo và quá trình làm việc của bánh lồng

Bánh lồng thay cho bánh chủ động của máy kéo, do đó về cấu tạo nó phải đảm
bảo chức năng chịu nặng (hơn 70% trọng lượng máy kéo và máy công tác truyền
lên bánh lồng xuống nền đất). Do vậy bánh lồng gồm có các vành bánh, các thanh
cắt bám chống lún, các thanh chống (nan hoa) nối với mâm bánh. Mâm bánh bắt
chặt vào bán trục của máy kéo bằng các bulông có đai ốc côn định vị (hình 5-7).

Trong những năm gần đây, người ta cải tiến bánh lồng thẳng thành bánh lồng
xoắn (thanh cắt bám đặt xiên một góc so với đường sinh của bánh lồng) đã cho hiệu
qua rõ rệt: Lực cản riêng giảm, máy di chuyển ít va đập bởi mặt đường nên có lợi
cho hệ thống truyền lực, tiêu thụ nhiên liệu giảm và khả năng cuốn đất vào trong
bánh khi đi trên ruộng lầy thụt cũng giảm. Đường kính D ngoài của bánh lồng
thường tương đương với đường kính của bánh lốp (ngoài) hoặc lớn hơn chút ít vì
bánh lồng có độ lún lớn hơn. Cấu tạo của bánh lồng bên trái và bên phải khác nhau
về chiều của thanh bám, do đó cần lắp đúng chiều quay của bánh lồng. Vì điểm này

ta hạn chế lùi khi sử dụng máy kéo bánh lồng.

Do cấu tạo, mà quá trình làm tơi nhuyễn đất ở các bánh lồng không liên tục
mà còn một khoảng bụng giữa hai bánh lồng. Khoảng đất này sẽ được làm đất trong
lần đi xen kẽ sau.

Khi máy kéo bánh lồng làm việc trên đồng, bánh lồng vừa cắt đất, vung lên
gây xáo trộn, tơi nhuyễn. Nước có tác dụng rửa không cho đất bám dính vào bánh
và làm xáo động để thành bùn, do đó khi lồng phải đủ nước. Nếu là đất cày, nước
phải ngập hoàn toàn thỏi đất. Trong quá trình đó, cỏ, rác, gốc rạ sẽ bị thanh bám cắt
hoặc dìm sâu dưới bùn, tăng độ phì cho đất.

Để tăng độ tơi nhuyễn có thể tăng số lượt đi lại của bánh lồng, hoặc kết hợp
lắp thêm trang hoặc trục lăn cạnh khế phía sau máy.

Khi sử dụng máy kéo bánh lồng cần chú ý: Không đi trên đường cứng, khi
qua bờ phải giảm tốc độ di chuyển. Khi lên dốc cao phải đi lùi và đi thật chậm. Khi
làm việc trên ruộng nặng nên lắp cơ cấu chống lật phía sau. Trên ruộng lầy thụt,
nước lớn phải lắp thêm thuyền phao.

4

1

2

3

103
Ngoài các máy làm đất như máy cày, máy bừa, máy phay, bánh lồng còn có

một số máy làm đất khác như máy xới, máy đào hố trồng cây, máy ủi đất,

5.2 MÁY GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC

5.2.1 Máy gieo hạt

5.2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật, các hình thức gieo và phân loại máy gieo

Quá trình gieo hạt bằng máy phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Hạt gieo đều trên
các hàng, hốc hoặc trên toàn bề mặt cả về mật độ, độ sâu gieo. Bộ phận làm việc của
máy không làm ảnh hưởng đến hạt, mầm non. Máy gieo phải gieo được nhiều loại hạt,
phải điều chỉnh được lượng gieo, độ sâu gieo trong một giới hạn rộng, tức là máy phải
vạn năng. Việc sử dụng và chăm sóc phải đơn giản, an toàn.

Tùy theo loại hạt, điều kiện đất đai, mùa vụ mà có thể áp dụng một trong các
hình thức gieo hạt sau: Gieo vãi toàn bề mặt, gieo hàng, gieo hốc, gieo ô vuông và
gieo điểm

Hiện nay gieo hàng là hình thức gieo phổ biến nhất. Gieo hàng hẹp khi khoảng
cách giữa hàng <10cm. Gieo hàng vừa khi khoảng cách giữa hàng từ 11- 20cm.
Gieo hàng rộng khi khoảng cách giữa hàng từ 40- 80cm. Gieo hàng chữ thập là vừa
gieo dọc vừa gieo ngang.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều kiểu, loại máy gieo khác nhau. Theo hình thức
gieo, có máy gieo vãi, máy gieo hàng, gieo hốc, gieo ô vuông. Theo khả năng làm
việc, có máy gieo chuyên dùng (chỉ gieo một loại hạt) và máy gieo vạn năng (gieo
được một số loại hạt).

5.2.1.2. Cấu tạo chung và nguyên tắc làm việc của máy gieo hàng


Các bộ phận làm việc chủ yếu của một máy gieo hàng là: Thùng chứa và cung
cấp hạt giống, bộ phận phân phối hạt, ống dẫn hạt, bộ phận rạch hàng, bộ phận san
lấp và nén hạt. Ngoài ra trên một máy gieo còn có khung, bộ phận treo hay móc, các
bánh xe máy gieo, bộ phận rạch tiêu, v.v Ở máy gieo có khả năng gieo hốc và
gieo ô vuông thì còn trang bị thêm các bộ phận để gieo hốc và gieo ô vuông trên cơ
sở máy gieo hàng. Một số máy gieo hàng kiểu khí động hoặc chân không còn có hệ
thống truyền động từ trục thu công suất của máy kéo, quạt gió hay bơm hút chân
không.

Nguyên tắc làm việc của máy gieo hàng như sau: Khi liên hợp máy di
chuyển trên đồng, các lưỡi rạch sẽ rạch các hàng có độ sâu được điều chỉnh trước.
Nhờ bộ phận truyền động, bộ phận phân phối hạt làm việc. Hạt được rơi vào ống
dẫn hạt xuống đáy rãnh. Bộ phận lấp hạt đi sau sẽ lấp và nén đất với độ chặt nhất
định. Khi liên hợp máy quay vòng hoặc di chuyển thì các nhánh gieo ở vị trí không
làm việc. Hình 5.8 giới thiệu sơ đồ cấu tạo một nhánh của máy gieo hàng và hình
5.9 giới thiệu công cụ gieo hàng cho lúa nước đang được sử dụng phổ biến ở nước
ta.






104




Hình 5.8
Sơ đồ cấu tạo một nhánh gieo hàng

1. Hạt gieo 2. Bộ phận phân phối
3. Bộ phận lấp hạt 4. Bộ phận rạch hàng
5. Ống dẫn hạt 6. Bánh xe
7. Khung máy




Hình 5.9 Công cụ gieo hàng cho lúa nước

5.2.2 Máy cấy

5.2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật, phân loại máy cấy

Máy cấy cần đạt các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Cấy đều số cây mạ, có thể điều chỉnh nhiều hay ít tùy theo cây mạ lớn hay bé
- Cấy đều khoảng cách và độ sâu. Máy có thể điều chỉnh độ sâu cấy cho phù hợp
đất đai, giống lúa, mùa vụ
- Cây lúa đứng thẳng, bám chắc vào bùn, không nổi lên
- Không làm thương tổn đến sự phát triển của cây mạ.
- Máy di chuyển được trên ruộng bùn và không tạo vết bánh khi di chuyển
- Máy tự động cung cấp mạ và máy dễ sử dụng, an toàn

Tùy theo độ lớn của máy, chia ra máy cấy 2 hàng hoặc 3, 4, 6, 8 hàng hay
nhiều hơn nữa. Máy cấy có loại một người điều khiển, có loại hai người điều khiển,
v.v Máy có thể vừa cấy lúa vừa cấy các loại cây khác tương đương trên ruộng
nước.

5.2.2.2. Cấu tạo chung và nguyên tắc làm việc của máy cấy lúa


Một máy cấy nói chung gồm có các bộ phận chính:
- Thùng đựng mạ đã cắt xén lá và rũ sạch đất.
- Bộ phận cung cấp mạ.
- Bộ phận cấy.
- Hệ thống truyền động cho máy cấy.
- Hệ thống di chuyển máy và thuyền trượt.
- Bộ phận điều chỉnh nông sâu và nâng hạ máy.

a
V
1

2

3

4

5

6

7

105
Thùng mạ dùng để đựng mạ, có thể là thùng liền hoặc chia nhiều ngăn nhỏ. Bộ
phận cung cấp mạ có nhiệm vụ cung cấp mạ cho bộ phận cấy. Mạ được cung cấp
theo hai hướng dọc và ngang. Cung cấp dọc tức là dồn mạ từ trên xuống thành trước
của thùng mạ. Cung cấp ngang là dịch chuyển mạ theo chiều ngang so với phương
tiến của máy. Mỗi lần răng cấy lấy mạ xong, cấy xuống ruộng thì thùng mạ dịch

chuyển ngang một bước bằng hoặc lớn hơn bề rộng răng chải hay độ mở của răng
kẹp.
Có hai nguyên tắc cấy: Kẹp cấy và chải cấy. Bộ phận cấy loại kẹp có hai
hàng răng. Khi cặp răng thọc vào thùng đựng mạ (ở phần gốc cây mạ) ở tư thế mở,
kẹp lấy môt số dảnh mạ, khép lại kéo ra đưa xuống ruộng. Sau đó cặp răng mở ra để
nhả mạ xuống ruộng và trở lên lấy mạ cho lần cấy tiếp theo. Bộ phận chải cấy có
cấu tạo đơn giản hơn. Nó chỉ là một thanh hay guồng gồm nhiều thanh nhỏ, trên đó
lắp các răng chải. Răng chải ở đầu có ba móng nhọn. Khi làm việc, răng thọc qua
rèm, chải vào mạ, kéo một số cây mạ xuống ruộng. Để khóm mạ cấy xuống đứng
thẳng, không tỏa ra thì trên máy còn trang bị thêm hàng lông cản mạ kèm răng vuốt
mạ và máng hướng dẫn.



Hình 5. 10 Máy cấy mạ khay của Nhật Bản


5.2.3 Máy bón phân

5.2.3.1. Yêu cầu kỹ thuật và phân loại máy bón phân.

Bón phân là một công việc quan trọng trong chăm sóc cây trồng. Bón phân
nhằm cải tạo đất và tăng năng suất cho cây trồng. Có thể bắt đầu bón từ khi làm đất
và kết thúc bón khi cây trồng sắp thu hoạch.

Phân bón có nhiều loại, nhiều dạng khác nhau, có tác dụng khác nhau. Phân
hóa học (vô cơ) và phân hữu cơ có thể bón vào trong đất trước, trong hoặc sau khi
gieo trồng. Bón trước khi gieo trồng hoặc cùng lúc đó gọi là bón lót, còn bón trong
quá trình chăm sóc gọi là bón thúc.


Mỗi loại phân có kết cấu định hình và đặc điểm cơ lý tính khác nhau, do đó
yêu cầu về phương pháp bón, đối tượng bón, lượng bón cũng khác nhau

Yêu cầu kỹ thuật đối với máy bón phân:
106
- Máy phải đảm bảo bón đều, bón đúng lượng phân qui định
- Không làm ảnh hưởng do tác động cơ học đến cây trong quá trình bón phân.
- Máy có khả năng tự bốc dỡ phân và điều chỉnh được lượng bón trong một
giới hạn rộng
- Máy bón phân cần vạn năng và sử dụng dễ dàng, thuận tiện và an toàn

Máy bón phân có nhiều loại, có máy bón phân hóa học và máy bón phân hữu
cơ. Trong các loại máy đó có máy bón phân toàn bề mặt và có máy bón phân theo
hàng, theo hốc.

Phần lớn các máy bón phân thường móc hoặc treo sau máy kéo. Tuy nhiên quá
trình cơ giới hóa khâu bón phân trên ruộng nước rất phức tạp, vì vậy chỉ giới thiệu
các dạng máy bón phân dùng trên ruộng khô.

5.2.3.2. Máy tung phân chuồng













Hình 5.11 Sơ đồ cấu tạo rơ móc tung phân chuồng
1. Phân, 2. Dây chuyền cung cấp, 3. Trục tung phân, 4. Bánh xe

Phân chuồng thường bón lót và được tung trên toàn bề mặt đồng. Các nước có
nền công nghiệp phát triển đã chế tạo nhiều loại máy tung phân chuồng như ôtô
tung phân hoặc rơmóoc tung phân (hình 5.11). Đặc điểm của loại rơmóoc tung phân
là khi tháo bỏ bộ phận tung, nó trở thành loại rơmóoc vận chuyển bình thường.

Nguyên tắc hoạt động của rơmoóc tung phân chuồng như sau: Khi máy làm
việc, qua trục thu công suất, dây chuyền cung cấp chuyển động, phân trên thùng sẽ
dịch chuyển từ trước ra sau, trục tung phân có những cánh tung đặt chéo nhau sẽ
tung phân ra mặt đồng.

5.2.3.3. Máy bón phân hóa học

Máy bón phân hóa học có thể dùng bón lót hoặc bón thúc, có loại bón theo
hàng hay bón toàn bề mặt. Cấu tạo từng loại máy có khác nhau, tùy theo chức năng
của máy, v.v

Cấu tạo chung của một máy bón phân hóa học toàn bề mặt, gồm có các bộ
phận chính sau:

- Thùng đựng phân chung cho tất cả bộ phận bón.
- Bộ phận khuấy động
- Bộ phận bón phân (gồm bộ phận cung cấp và bộ phận tung phân)
- Hệ thống truyền động.
3


4

107
- Bộ phận điều chỉnh lượng phân bón

Bộ phận bón phân của máy bón phân hóa học toàn bề mặt thường có hai loại:
Loại trục tung phân và loại đĩa tung.














Hình 5.12 Bộ phận bón phân hóa học

a. Kiểu trục tung phân: 1. Khung, 2. Bộ phận truyền động, 3. Đĩa cung cấp,
4. Tấm chắn, 5. Trục tung phân
b. Kiểu đĩa tung: 1. Thùng chứa phân, 2. Cánh khuấy trộn, 3. Đĩa tung phân

Loại trục tung phân (hình 5.12a) thì việc cung cấp phân cho trục tung là một
đĩa quay, được dẫn động từ bánh xe máy bón phân. Trục tung là một trục dài, trên
đó gắn các cánh xiên để tung phân. Thường mỗi đĩa cung cấp có hai cánh tung quay

với tốc độ lớn. Tấm chắn phía sau có tác dụng làm tơi, đều phân khi rơi xuống mặt
đồng. Lượng phân bón được điều chỉnh bằng cách thay đổi tốc độ quay đĩa cung
cấp.

Loại đĩa tung (hình 5-12b) thì trục đĩa được dẫn động từ trục thu công suất của
máy kéo và quay với tốc độ lớn để tung phân ra đồng. Lượng phân bón được thay
đổi bằng cách điều chỉnh độ mở cửa ra phân và tốc độ di chuyển của liên hợp máy
trên đồng.

Trong thực tế sử dụng, nếu là bón lót thường kết hợp máy gieo - bón, nếu là
bón thúc thường kết hợp máy xới - bón, v.v

5.2.4 Máy bơm nước

Trong sản xuất nông nghiệp, ai cũng biết vai trò của nước đối với cây trồng.
Nước để hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất cho cây hấp thụ, nước để cải thiện
điều kiện tiểu khí hậu trong đất cho bộ rễ phát triển tốt, v.v

Ở nước ta, sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn và khí hậu khắc nghiệt (hạn
hán và lũ lụt thường xuyên) nên yêu cầu về tưới, tiêu nước là rất quan trọng. Máy
bơm nước là một thiết bị không thể thiếu trong toàn bộ hệ thống thủy lợi

5.2.4. 1. Nhiệm vụ, phân loại máy bơm nước

Trong nông nghiệp, máy bơm dùng để đưa nước từ sông, hồ, mương máng,
giếng đào lên ruộng, tưới vườn cây, hay để bơm xả úng từ ruộng ra bên ngoài.

3

5


4

108
Máy bơm có nhiều loại. Dựa theo nguyên lý làm việc, ta có: Máy bơm cánh
quạt (như bơm ly tâm, bơm hướng trục), máy bơm pittông, máy bơm rôto (như bơm
lệch tâm, bơm cánh trượt, bơm bánh răng), máy bơm tia, máy bơm nước va.

Ngoài ra có thể phân loại máy bơm theo năng suất bơm, theo chiều cao đưa
nước hoặc theo áp lực của bơm.

5.2.4.2. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy bơm nước ly tâm

Máy bơm nước ly tâm có các phần chính sau:

- Ống hút bằng cao su hoặc ống kim loại, phần đầu hút được đặt ngập sâu
trong nước gồm có lưới chắn rác và van một chiều để giữ nước trong ống hút khi
bơm ngưng làm việc. Từ đầu hút đến buồng bơm phải kín, không được lọt khí vào.

- Buồng bơm (còn gọi là buồng công tác) được hình thành bởi vỏ bơm hình
xoáy ốc, thường chế tạo bằng kim loại. Phía trong vỏ bơm có bánh công tác. Bánh
công tác có nhiều cánh được gắn vào một đầu trục và được truyền động từ động cơ
qua khớp nối trục hoặc dây đai.

- Ống xả nước (còn gọi là ống đẩy) được đặt tiếp tuyến với vỏ bơm. Ống xả
nước thường làm bằng ống cứng (kim loại) hoặc ống mềm (cao su cốt thép).





Hình 5.13 Máy bơm nước ly tâm

1. Ống hút, 2. Ống đẩy, 3. Bánh công tác 4. Ổ đỡ, 5. Van 1 chiều, 6. Đầu hút
Nguyên tắc hoạt động của bơm ly tâm: Khi trong buồng bơm đã mồi đầy nước,
cho bánh công tác quay, các phần tử nước phải quay theo và xuất hiện lực li tâm,
trượt theo cánh bơm của bánh công tác, theo phương tiếp tuyến và được đẩy lên ống
xả. Khi đó ở trung tâm buồng bơm xuất hiện độ chân không. Vì vậy nước từ bên
ngoài qua ống hút vào đây chiếm chỗ. Qúa trình liên tiếp xẩy ra như vậy tạo thành
dòng chảy liên tục từ ống hút qua buồng bơm đến ống xả.
5.2.4.3. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc máy bơm hướng trục

Máy bơm hướng trục còn gọi là máy bơm cánh quạt. Do có cấu tạo đặc biệt,
cánh quạt cong ở ba chiều trong không gian, nên khi cánh quạt quay, chất lỏng nhận
được năng lượng và chuyển động theo phương dọc trục máy bơm.

109
Máy bơm hướng trục có lưu lượng nước lớn, chiều cao đưa nước thấp, phù hợp
với yêu cầu tưới tiêu ở một số vùng đồng bằng nước ta.


5.2.5 Máy phun mưa

Ngoài một số phương pháp tưới nước trong nông nghiệp như: tưới ngầm (tưới
theo các đường ống ngầm thấm dưới lên), tưới rãnh (nước theo các rãnh ngấm vào
luống), tưới tràn toàn bề mặt (cho các loại ruộng có bờ). Người ta còn dùng máy
phun mưa để tưới toàn bề mặt thân lá cho cây trồng ở dạng hạt mưa.

Máy phun mưa có ưu điểm nổi bật là vừa cung cấp nước ở dạng như mưa tự
nhiên, vừa tạo độ ẩm thích hợp cho cây trồng và có khả năng rửa thân lá cho cây ở
những nơi có nhiều bụi đất.


Hiện nay ở các vùng cây công nghiệp lớn, thường sử dụng các dàn phun mưa
để tưới cho chè, càphê, tiêu, v.v vào mùa khô, nhất là giai đoạn cây mới trồng
đang sống chủ yếu vào lượng nước ở tầng đất cạn.

Máy phun mưa có loại liên kết với máy kéo, có loại dùng động cơ riêng như
một trạm bơm để lấy nước từ nguồn nước, đẩy đi theo các đường ống dẫn đến các
vòi phun mưa. Máy phun mưa sử dụng ở nước ta chủ yếu nhập từ nước ngoài, phổ
biến là các dàn phun mưa có nhiều vòi phun.

5.2.6 Máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh

5.2.6.1. Yêu cầu kỹ thuật và phân loại máy phun thuốc.

Trong nông nghiệp, việc phòng và trừ các loại sâu, bệnh cho cây trồng là rất
quan trọng. Để phòng trừ sâu, bệnh có thể dùng nhiều phương pháp: Vật lý (cơ học,
quang học, điện), sinh học, hóa học, v.v Trong đó, phương pháp sinh học ít tác hại
đến môi trường sinh thái nhất. Nhưng hiện nay dùng phổ biến là phương pháp hóa
học, tức là dùng các loại thuốc hóa học độc đủ khả năng tiêu diệt côn trùng, sâu, bọ,
nấm cây, kể cả diệt cỏ dại. Phương pháp này cho hiệu quả nhanh, có thể triển khai
trên diện rộng. Tuy nhiên, nó có tác động xấu tới môi trường, kể cả con người.

Phòng trừ sâu bệnh và cỏ dại bằng chất độc hóa học có thể bằng các phương
pháp: Phun thuốc bột, phun thuốc nước cho cây trồng, khử trùng hạt giống, bơm
thuốc vào đất, và phun mù.

Yêu cầu kỹ thuật của máy phun thuốc là:

- Tạo ra luồng thuốc tơi nhỏ (thành bụi sương hay bụi bột) phủ kín lên cây
trồng một lớp mỏng và đều, diệt được sâu bệnh

- Máy điều chỉnh được liều lượng phun theo yêu cầu
- Máy không làm hại đến cây trồng, an toàn cho người và chịu được các chất
độc hóa học
- Máy cần vạn năng (phun cả tầm xa và gần, thuốc bột và thuốc nước), dễ sử
dụng và điều chỉnh.

Phân loại máy phun thuốc

Theo đặc điểm kỹ thuật, ta có: Loại mang vai, loại đẩy tay, loại máy kéo, loại
máy bay phun thuốc.

Theo dạng thuốc, ta có: Máy phun thuốc nước, máy phun thuốc bột và máy
phun thuốc hỗn hợp.

110
Theo nguyên tắc làm việc, ta có máy phun thuốc theo nguyên tắc áp suất (gồm
nén không khí, hoặc nén trực tiếp chất lỏng) và nguyên tắc khí động.

5.2.5.2. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của bình phun thuốc đeo vai

- Bình phun thuốc kiểu nén khí














Hình 5.14
Bình phun thuốc kiểu nén khí

1- Tay bơm, 2- Bình chứa thuốc
3- Dây đeo, 4- Van an toàn
5- Pittông, 6 - Van 1 chiều
7- Ống dẫn dung dịch, 8- Khóa
9- Cần phun thuốc,10- Đầu phun



- Bình phun thuốc kiểu nén dung dịch thuốc

Dung dịch đổ vào bình phải qua lưới lọc và chỉ nên đổ tối đa 2/3 bình. Sau đó
vặn chặt cho bình thật kín, rồi bơm nén cho áp suất đạt (3-5) át-mốt-pe. Bơm nén khí
kiểu pittông, phía dưới có van một chiều để không cho hút thuốc lên khi pittông đi
lên. Không khí trong bình bị nén sẽ ép lên dung dịch thuốc. Khi cần phun, chúng ta
chỉ mở van là dung dịch thuốc được đẩy đến đầu phun và phun ra ngoài.

Hiện nay có nhiều loại bình phun thuốc theo nguyên tắc này, chỉ thay đổi một
số bộ phận, đó là: Cửa nạp thuốc dung dịch, đồng hồ báo áp suất nén, bình ổn áp
phụ bên ngoài, v.v Nói chung, dung tích làm việc của các loại bình này chứa được
khoảng từ 5 - 20 lít dung dịch thuốc, trọng lượng toàn bộ (kể cả thuốc) tối đa 25 kg.
Để người đi phun thuốc ít vất vả, và tránh ngộ độc còn có một số trang bị bảo hộ đi
kèm cho các loại bình này.
Loại bình bơm đeo vai kiểu nén trục tiếp lên chất lỏng (dung dịch thuốc) này có

ưu điểm là bình có thể chứa đầy thuốc, áp suất bơm có thể đạt cao hơn vì bơm nén
chất lỏng chứ không phải nén khí. Người sử dụng có thể vừa phun vừa bơm qua
một cơ cấu kiểu đòn bẩy.
Về cấu tạo, loại bình này tương tự kiểu nén khí song có thêm một số bộ phận, đó
là bình tích áp, van hút chất lỏng và cơ cấu đòn bẩy (hình 5.15).

Nguyên tắc làm việc của bình bơm kiểu nén chất lỏng như sau: Khi lắc tay nén
bơm thì bơm sẽ hút và nén dung dịch thuốc qua bình tích áp, làm không khí trong
bình bị nén lại, tạo ra áp lực đối với dung dịch thuốc. Khi mở van, thuốc lỏng qua
vòi phun phun ra ngoài. Để duy trì áp suất trong bình tích áp khi bơm cần lắc tay
nén bơm liên tục







8

1

2

3

4

5


6

7

9

10

111














5.2.5. 3. Cấu tạo và hoạt động của máy phun thuốc theo nguyên tắc khí động

Nguyên tắc phun thuốc khí động là lợi dụng sự chuyển động của luồng không
khí để khuyếch tán thuốc (bột hoặc lỏng) vào các chỗ cần phun.

Nói chung một máy phun thuốc kiểu khí động gồm có các bộ phận chính:
Động cơ và quạt gió, bộ phận tạo áp suất nén thuốc lỏng và khuấy trộn thuốc dạng

bột, các ống dẫn, đầu phun khí động và các trang bị phụ trợ khác. Đối với các máy
phun thuốc cỡ lớn (kéo sau máy kéo) còn có nhiều bộ phận phức tạp song ít sử dụng
do không phù hợp. Ở nước ta, chủ yếu dùng dạng máy phun thuốc đeo vai có động
cơ. Loại máy này vừa có khả năng phun thuốc nước, thuốc bột, vừa có thể cứu hỏa,
phun lửa khi thay các đầu phun cho phù hợp với công việc.













Hình 5.16 Máy phun thuốc có động cơ
1- Bình chứa thuốc, 2- Nắp bình, 3- Ống trích gió
4- Hỗn hợp thuốc, 5- Ống dẫn khí, 6- Quạt gió

Nguyên tắc làm việc của các loại máy này là nhờ công suất động cơ quay một
quạt thổi ly tâm, tạo luồng “gió” có tốc độ lớn. Khi phun thuốc lỏng: Trích một
phần áp suất ở ống thổi để nén dung dịch thuốc, và khi mở van thuốc thì thuốc lỏng
sẽ theo ống dẫn phun ra ở đầu phun, tại đây sẽ gặp luồng khí mạnh với tác dụng của
các cánh xoắn làm tơi thuốc và không khí trộn lẫn để bay đến đối tượng cần phun.
Khi phun thuốc bột, ta đổi vị trí các ống trích áp suất, lắp vào đáy thùng thuốc bột
Hình 5.15
Bình

phun
thu
ốc

kiểu nén dung dịch thuốc

1- Bình tích áp
2- Đầu phun, 3- C
ần phun
4- Khóa, 5- Nút xả

6- Van đẩy, 7- Van hút
8- Bình chứa, 9- Bơm nén
10-Tay lắc bơm


3

1

2

4

5

6

1


2

3

4

5

6

7

8

9

10

112
để luồng khí “khuấy động” thuốc bột dưới lên tạo thành hỗn hợp bột - khí thổi ra
đầu phun. Quá trình ở đầu phun: Bột thuốc này trộn đều vào luồng khí chuyển động
mạnh bay đến đối tượng cần phun.

5.2.5.4. Máy phun mù

Trong nông nghiệp, ngoài các thiết bị phun thuốc giới thiệu ở trên, người ta
còn dùng máy phun thuốc nước ở dạng sương mù với hạt thuốc khi phun nhỏ hơn
50m.

Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng, với cùng một lượng thuốc phun, lúc giảm

đường kính hạt thì diện tích thuốc phủ lên cây tăng, làm tăng khả năng diệt sâu
bệnh, giảm tác hại đến cây trồng, giảm chi phí thuốc và tăng năng suất máy.

Thường các máy phun mù làm việc trên diện rộng, để xử lý môi trường, phòng
trừ sâu bệnh. Dạng sương mù của thuốc có thể tạo nên bằng phương pháp cơ nhiệt.

5.3 MÁY THU HOẠCH VÀ SƠ CHẾ SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT

5.3.1. Máy thu hoạch lúa

5.3.1.1. Các phương pháp thu hoạch lúa

Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á,
việc thu hoạch lúa (lúa nước, lúa mỳ, lúa mạch) được cơ giới hóa hầu như toàn bộ.
Ở nước ta, một số ít vùng bước đầu đã thu hoạch bằng máy, còn lại chủ yếu vẫn thu
hoạch bằng thủ công.

Thu hoạch lúa là công đoạn quan trọng, nặng nhọc, mang tính thời vụ cấp
bách, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Nó là công việc phụ thuộc
nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ, đất đai, giống lúa. Do đó, thường có các phương
pháp thu hoạch sau đây:

- Gặt, bó vận chuyển về nhà.
- Gặt, rải hàng, phơi, gom, bó, vận chuyển.
- Gặt, đập liền tại ruộng, chỉ vận chuyển thóc, rơm về nhà.
- Cắt lấy chẽn lúa (bông lúa) hoặc tuốt trên cây, lấy hạt đem về nhà. Phương
pháp này dùng ở miền núi hoặc trên một số máy thu hoạch hiện đại.

Tóm lại, dù thu hoạch bằng phương pháp nào đều phải qua các nguyên công
chính: cắt thân lúa (cắt sát gốc hay phần ngọn). Trước khi cắt phải rẽ tách bạch

phần sắp cắt với phần chưa được cắt, rồi giữ chặt khối lúa cho dao cắt. Sau khi cắt
là gom, bó hoặc rải phơi, đập hoặc vận chuyển. Ở nước ta, tùy từng địa phương,
thường dùng các công cụ như liềm, hái, vằng để cắt lúa, song phổ biến là dùng
liềm. Đối với việc thu hoạch bằng máy cũng được chia ra nhiều phương pháp khác
nhau, và mỗi phương pháp kèm theo một hệ thống máy thích hợp. Mỗi nguyên công
nói trên trong quá trình thu hoạch lúa được thực hiện bằng một bộ phận máy hay
một máy. Để thực hiện đồng thời các nguyên công cần phối hợp các bộ phận máy
hoặc máy lại thành máy gặt đập liên hợp.

5.3.1.2. Máy gặt lúa rải hàng (còn gọi là máy gặt xếp dải)

Yêu cầu kỹ thuật đối với máy gặt lúa như sau:

- Cắt không xơ dập, không sót, không rụng hạt và phải điều chỉnh được chiều
cao cắt phù hợp loại lúa.
113
- Bộ phận gạt lúa phải điều chỉnh được vị trí theo phương thẳng đứng và theo
phương tiến của máy, không đập rụng hạt, gạt được cả lúa nghiêng, lúa đổ
- Hao phí hạt (rơi, vỡ, rụng hạt) của máy <1%.
- Nếu là gặt, bó, rải hàng v.v phải đúng quy cách
- Máy làm việc vững chắc, an toàn, tiện lợi

Máy gặt có nhiều loại, hiện nay trên thế giới ngoài phương pháp dùng máy gặt
đập liên hợp thì máy gặt rải hàng vẫn phổ biến do có một số ưu điểm. Đó là vì cấu
tạo gọn nhẹ, di chuyển dễ dàng và không cần chuẩn bị ruộng trước khi thu hoạch.


Hình 5.17 Máy gặt lúa rải hàng

Cấu tạo chung của một máy gặt lúa rải hàng gồm có bộ phận làm việc và bộ

phận phụ trợ. Các bộ phận làm việc bao gồm: Bộ phận rẽ, bộ phận gạt giữ lúa, bộ
phận cắt, bộ phận chuyển xếp rải hàng. Các bộ phận phụ trợ gồm: hệ thống truyền
động (thường lấy từ trục thu công suất của máy kéo), khung và bánh xe di chuyển,
các bộ phận khác

- Bộ phận rẽ có nhiệm vụ tách phần lúa sắp cắt với khối lúa chưa cắt. Mũi rẽ
được bố trí hai bên bề rộng làm việc của máy gặt, đặt về phía trước so với bộ phận
cắt.

- Bộ phận gạt lúa: Ở các máy gặt nhỏ hay dùng kiểu đĩa hình sao hoặc xích tay
gạt. Các máy gặt có bề rộng lớn thường dùng guồng gạt. Các máy gặt có tốc độ làm
việc cao thì không cần bộ phận này. Nhiệm vụ của bộ phận gạt gồm gạt lúa vào cho
bộ phận cắt, giữ lúa để cắt sau đó hất khối lúa đã cắt lên bộ phận chuyền lúa.

- Bộ phận cắt có nhiệm vụ cắt cây. Bộ phận cắt gồm loại cắt có đế tựa và loại cắt
không có đế tựa (tốc độ cắt lớn). Hiện nay thường dùng loại bộ phận cắt có đế tựa
kiểu răng - dao hoặc kiểu hai dao. Dao có cấu tạo là các tấm thép hình thang cân,
cạnh sắc ở hai cạnh xiên và thường được băm chấu. Các dao được bắt lên một thanh
trượt chung có chuyển động qua lại so với răng (cố định), nhờ dẫn động qua cơ cấu
biên - tay quay từ động lực của máy gặt.

Khi máy làm việc, cả bộ phận cắt di chuyển vào khối lúa và các dao cũng
chuyển động qua lại để cắt các cây lúa lọt vào khe giữa răng và dao. Để cắt tốt cần
có dao sắc, khe hở răng dao nhỏ và tốc độ chạy dao lớn.




3


2

1

114




Hình 5.18 Bộ phận dao cắt của máy gặt rải hàng

1. Dao cắt, 2. Răng, 3. Tấm đè dao

- Bộ phận chuyền lúa dùng để chuyền khối lúa đã được cắt, rải thành hàng
hoặc đưa tới bộ phận đập. Cấu tạo chung của bộ phận chuyền lúa gồm: Hai dải xích
hoặc đai phẳng có lắp các thanh ngang bằng gỗ (hay kim loại nhẹ), phía dưới lót vải
tẩm cao su để hứng lúa rụng.

Ngoài các bộ phận chính trên, tùy từng loại máy gặt lúa có thể có thêm các bộ
phận phụ trợ khác.

5.3.1.3. Máy đập lúa

Nhiệm vụ của máy đập lúa là tách hạt ra khỏi bông lúa và làm sạch, phân loại
sơ bộ các sản phẩm.

Yêu cầu kỹ thuật của máy đập lúa là:

- Độ sót hạt trong bông < 1%, độ hư hỏng hạt <1% (so với tổng số hạt của
lúa), độ sạch cao.

- Khả năng phân li hạt qua máng trống lớn. Có khả năng tự cung cấp lúa để
đập và tự rũ sạch rơm.
- Chi phí năng lượng riêng và chi phí lao động phải nhỏ.
- Máy làm việc vững chắc, cấu trúc gọn nhẹ, dễ sử dụng, năng suất cao, cơ
động và an toàn.

Máy đập lúa có nhiều loại. Theo mức độ phức tạp ta phân ra máy đập lúa đơn
giản và máy đập lúa phức tạp. Máy đập lúa đơn giản cho sản phẩm hỗn hợp và máy
đập lúa phức tạp vừa đập tách hạt khỏi bông, vừa rũ rơm, làm sạch và phân loại hạt.
Theo phương lực đập có máy đập tiếp tuyến và máy đập dọc trục. Theo số trống đập
ta chia ra máy đập 1 trống, 2 trống v.v Theo nguyên tắc làm việc, có thể chia ra
loại tuốt lúa, loại đập lúa, loại chà (vò) và loại rung động lúa.

Hiện nay ở Việt nam chủ yếu dùng máy tuốt lúa và máy đập lúa dọc trục.

Máy tuốt lúa (còn gọi là guồng tuốt) có cấu tạo đơn giản, chi phí năng lượng
riêng nhỏ (chỉ tuốt hạt ra khỏi bông), có thể dẫn động cho trống tuốt quay bằng các
loại động cơ đốt trong, động cơ điện hay đạp chân. Bộ phận làm việc chính là một
trống tuốt, được quay trên một trục có hai ổ đỡ hai đầu. Trên mặt trống cắm các
răng tuốt cách đều, xen kẽ (theo đường xoắn ốc) có chiều cao răng từ 40 - 80 mm.
Đường kính trống phụ thuộc số vòng quay, thường từ 300 - 600mm. Chiều dài
trống tùy công suất kéo.

Khi làm việc, trống quay, các răng ngập vào khối bông lúa để lôi kéo làm hạt
dứt ra khỏi bông. Để tuốt đều cần có lớp lúa dày bằng chiều cao răng, nếu bó lúa
dày hơn cần xoay trở. Ở một số máy tuốt hiện đại có cả bộ phận cung cấp và kẹp
giữ lớp lúa vào tuốt, nên tuốt đều, không sót.

Máy tuốt lúa tuy năng suất hạn chế nhưng có ưu điểm đặc biệt là do va chạm
với hạt theo chiều dọc nên hạt ít bị rạn vỡ, tróc vỏ, không nhàu nát rạ rơm, sản

115
phẩm sạch. Đối với lúa dai, lúa có độ ẩm lớn, trống cần quay nhanh hơn và thời
gian tuốt dài hơn.

Máy đập lúa dọc trục được dùng phổ biến hiện nay, vì nó có ưu điểm: Năng
suất cao, đập mọi loại lúa và khả năng phân li hạt ra khỏi rơm tốt (không cần rũ
rơm). Mặc khác còn phân loại và làm sạch sơ bộ hạt, thổi rơm đi xa.

Máy đập lúa dọc trục thường dùng động cơ có công suất từ 9 -18 mã lực.
Truyền động từ động cơ đến các bộ phận bằng đai truyền. Bộ phận đập gồm có
trống đập dài từ 1,6 - 2,1 m, đường kính từ 450- 750 cm. Trên trống đập, lắp từ 18 -
22 răng, theo 3-4 đường ren xoắn ốc. Răng có thể là răng tròn hoặc răng bản. Phần
cuối trống đập lắp một quạt thổi rơm kiểu li tâm. Xung quanh trống đập là một
máng sàng hình trụ. Trống quay trên hai ổ đỡ với tốc độ khoảng 500- 1000
vòng/phút.
















Hình 5.19 Máy đập lúa dọc trục
1- Động cơ, 2- Trống đập, 3- Nắp trống, 4- Máng trống, 5- Sàng dao động
6- Cửa hứng thóc, 7- Cửa ra rơm, 8- Máng cấp lúa, 9- Quạt gió.

Bộ phận làm sạch gồm có sàng bằng thép tấm đục lỗ, sàng được đặt nghiêng
một góc  = 8- 9
0
, và được lắc với tần số 200- 300 lần/phút. Phía dưới sàng có quạt
hút hoặc thổi với số vòng quay là 1500 vòng/phút. Đây là bộ phận vừa làm sạch vừa
phân loại.

Bộ phận di động: Toàn bộ máy đặt lên ba bánh xe để kéo đi hoặc có cơ cấu
dẫn động tự hành từ động cơ. Nguyên tắc làm việc của máy là khi trống quay, các
răng đập đập vào khối lúa, làm cho khối lúa vừa quay vừa đi dọc trục theo đường
xoắn từ cửa vào đến cửa ra, nhờ chà xát, lôi kéo và va đập để tách hạt. Trong quá
trình đó hạt lọt qua máng sàng xuống sàng lắc và được làm sạch, phân loại. Còn
rơm được thổi ra xa. Quạt gió để thổi tạp chất nhẹ ra khỏi hạt.


5.3.1.4. Máy gặt đập liên hợp

Ở các nước phát triển, hầu hết dùng máy gặt đập liên hợp để thu hoạch lúa.
Trong hoàn cảnh nước ta, mức độ cơ giới hóa còn thấp, kích thước ruộng nhỏ hẹp,
cho nên chưa sử dụng nhiều các máy gặt đập liên hợp.

1


2


3

4

5

6

7

8

9


116
Máy gặt đập liên hợp là tổng hợp các máy gặt, máy đập và trang bị thêm một
số bộ phận làm việc khác như: Thùng chứa hạt, thùng chứa rơm, các băng chuyền
lúa, hạt, hệ thống di động, điều khiển, bộ phận rũ rơm, bộ phận làm sạch và phân
loại hạt. Trong quá trình làm việc, máy gặt đập liên hợp phải hoàn thành các nhiệm
vụ: Gặt thu gom cây đã cắt và chuyển chúng tới bộ phận đập, làm sạch hỗn hợp hạt
thu được, còn rơm được xả xuống ruộng. Khi máy đang làm việc, hạt có thể chuyển
qua phương tiện vận chuyển chạy bên cạnh cùng tốc độ.



Hình 5.20 Máy gặt đập liên hợp của Hàn Quốc


Yêu cầu kỹ thuật đối với máy gặt đập liên hợp cũng là những yêu cầu kỹ thuật

đối với các loại máy thành phần. Khi liên kết các máy đó lại trên máy gặt đập liên
hợp thì chúng phải phù hợp nhau về năng suất.

Máy gặt đập liên hợp có loại móc sau máy kéo, có loại treo trên máy kéo, có
loại tự hành. Máy gặt đập liên hợp tự hành có khả năng di động cao, tiện lợi cả khi
làm việc và vận chuyển. Dạng máy này cho năng suất cao và hiệu quả kinh tế lớn
nên hiện nay trên thế giới đang sử dụng nhiều để thu hoạch lúa mì, lúa mạch. Ở
nước ta, bước đầu đã nghiên cứu chế tạo và sử dung một số máy gặt đập liên hợp cỡ
nhỏ (12 -50 mã lực).

5.3.2. Máy thu hoạch ngô

5.3.2.1. Các phương pháp thu hoạch ngô

Ngô trồng để lấy hạt hoặc cả thân lá làm thức ăn cho gia súc. Nếu trồng ngô để
làm thức ăn xanh thì ngô được thu hoạch khi bắt đầu ra hoa cho tới khi hạt ngô trên
bắp có dạng chín sữa. Nếu trồng ngô để lấy hạt thì thu hoạch khi cây già, quả chín
khô.

Hiện nay, dùng phổ biến các phương pháp thu hoạch ngô sau đây:
- Cắt cây, bẻ bắp, bóc vỏ áo bắp và râu, chuyển đến bộ phận chứa.
117
- Cắt cây có cả bắp, bó, vận chuyển đến bộ phận chứa.
- Cắt cây, bẻ bắp, bóc vỏ áo bắp, đập tách hạt khỏi lõi và chuyển đến bộ phận
chứa, băm cây rãi trên đồng,.
- Cắt cây, băm toàn bộ, vận chuyển
Các sản phẩm trong quá trình thu hoạch ngô là hạt, vỏ áo bắp, lõi, thân ngô
được tách riêng vào các thùng chứa hay thiết bị vận tải về kho.

Dạng thu hoạch ngô bằng máy liên hợp được dùng phổ biến và có hiệu quả

kinh tế cao. Khi thu hoạch ngô làm thức ăn xanh, có thể cắt và băm cây (không có
bộ phận bẻ bắp, bóc vỏ v.v ).

Máy thu hoạch ngô trên thế giới có nhiều loại khác nhau
- Theo mục đích làm việc có các loại máy thu hoạch ngô làm thức ăn gia súc,
có loại máy thu hoạch ngô lấy hạt, có loại máy “vạn năng”.
- Theo cấu tạo và khả năng làm việc có loại máy bẻ bắp ngô, có loại máy bẻ
bắp và bóc vỏ, cắt cây, có loại máy liên hợp thu hoạch ngô.

Hiện nay, ở nước ta trong việc cơ giới hóa thu hoạch ngô, chủ yếu mới sử
dụng máy tẻ hạt ngô.

5.3.2.2. Máy tẻ hạt ngô

Máy tẻ hạt ngô (hình 5.21) dùng để tách hạt ngô khỏi lõi bằng nguyên tắc va
đập. Trên các loại máy tẻ hạt này, còn có các bộ phận để làm sạch hạt, tự cung cấp
và vận chuyển sản phẩm vào, ra khỏi máy v.v
Trống quay trong một buồng tẻ ngô hình trụ gọi là buồng đập. Phần dưới
buồng tẻ với một cung, người ta đặt máng sàng. Phía trên đặt một thùng chứa bắp,
có băng chuyền hộc chuyển bắp từ đống lên thùng chứa và có cửa để cung cấp bắp
vào buồng đập. Cuối buồng đập, ở một bên có cửa ra lõi và tạp chất. Một quạt gió li
tâm để thổi tách các tạp bẩn nhẹ khỏi dòng hạt rơi xuống.

Để điều chỉnh được áp lực va đập trong buồng đập, có thể điều chỉnh độ mở
cửa ra phù hợp nhằm không bẻ vụn lõi hoặc vỡ hạt. Năng suất máy còn phụ thuộc
vào độ ẩm của bắp ngô, loại giống ngô.













Hình 5.21 Sơ đồ máy tẻ hạt ngô

1. Thùng đựng quả ngô, 2. Trống tẻ hạt, 3. Máng sàng, 4. Trục xoắn chuyền hạt


Ở nước ta, chưa sử dụng nhiều các máy tẻ hạt ngô cỡ lớn, mặc dù hiện nay đã
có những vùng ngô chuyên canh có sản lượng khá lớn. Những năm qua, ở một số cơ
1
2
3
4
118
sở đã sản xuất những mẫu máy tẻ ngô đạp chân, quay tay theo nguyên tắc chà xát,
sử dụng tiện lợi cho các hộ gia đình.

5.3.3. Máy phân loại và làm sạch

5.3.3.1. Các nguyên tắc phân loại và làm sạch hạt

Hỗn hợp hạt thu được sau khi đập, tuốt gồm: Hạt tốt, hạt vỡ, hạt lép, gié lúa và
các tạp chất cơ học khác. Để tách chúng và phân loại hạt phù hợp với yêu cầu sử
dụng cần dùng các máy phân loại, làm sạch hạt.


Người ta dựa chủ yếu theo hai nguyên tắc để phân loại, làm sạch hạt. Đó là
phân loại, làm sạch hạt theo tính chất khí động và theo kích thước hạt.

Cách phổ biến của nguyên tắc khí động là cho hạt dịch chuyển trong luồng
không khí do quạt gió tạo ra (hình 5-22). Dưới tác dụng của trọng lực Q của hạt và
lực cản R (các hạt của một loại trong hỗn hợp có trọng lượng khác nhau).













Hình 5.22 Nguyên tắc khí động
1- Thùng chứa hạt, 2- Luồng gió, 3- Các phễu hứng

Tùy thuộc hình dáng, kích thước hạt, tốc độ dòng khí mà lực cản lên các hạt
cũng khác nhau.
Hỗn hợp hạt khi đó sẽ có ba trường hợp xảy ra:
Q > R: hạt bị rơi xuống
Q < R: hạt bay theo dòng khí
Q = R: hạt sẽ lơ lửng ở trạng thái không ổn định. Trên cơ sở đó xác định được
vận tốc tới hạn (V

th
) của dòng khí với loại hạt đó và có:


K
g
V
th

Trong đó: g là gia tốc trọng trường, K

là hệ số thổi bay của từng loại hạt.

Như vậy, ứng với mỗi loại hạt và tạp chất bẩn có trọng lượng, tính chất khí
động khác nhau sẽ di chuyển theo những quĩ đạo khác nhau (do Q và R khác nhau).

Lợi dụng các tính chất này, người ta sử dụng các quạt gió (hút hoặc đẩy) để
phân loại, làm sạch hạt.

R
Q
Dòng khí
1

2

3

×