Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.44 KB, 6 trang )

CHIẾN THẮNG BẠCH
ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4
NĂM 1288




Đến nay nước sông vẫn chảy hoài
Mà nhục quân thù khôn rửa
TRƯƠNG HÁN SIÊU -Phú sông Bạch Đằng

Bấy giờ là thế kỷ XIII. Từ những thảo nguyên mênh mông vùng Trung
á, từng đoàn kỵ binh của dế quốc Mông Cổ cuốn theo cát bụi và máu
lửa, ào ạt kéo sang phương Tây, phương Đông rồi phương Nam, gieo
chết chóc và tàn hại hầu khắp châu Á, châu Âu. Hàng trăm thành thị
lớn và kinh đô của nhiều nước bị phá hủy, hàng ngàn làng mạc bị đốt
phá và san bằng, mấy triệu người bị giết hại. Trong vòng mấy chục
năm đầu thế kỷ XIII, vua chúa Mông Cổ đã thành lập một đế quốc
rộng lớn từ bờ Thái Bình Dương đến bờ Hắc Hải. Nửa thế giới kinh
hoàng, lo sợ, ngập chìm trong đau thương.

Phrích - một nhà thơ đương thời người Ác-mê-ni (1210-1290) - đã
viết những lời thơ lâm li về sự tàn ác của chúng:

“Không còn một dòng suối, một con sông nào không tràn đầy nước
mắt chúng ta,
Không còn một ngọn núi, một cánh đồng nào không bị quân Tác-ta
giày xéo”.

(Sử liệu Ác-mê-ni về người Mông Cổ, dẫn theo Cuộc kháng chiẽn
chống xâm lược Nguyên – Mông thế kỷ XIII của Hà Văn Tấn - Phạm


Thị Tâm, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972, trang 38. Tác-
ta vốn là bộ lạc người Tuyếc ở Mông Cổ, là lực lượng quan trọng trong
quân đội viễn chinh của đế quốc này. Ở đây chỉ quân xâm lược Mông
Cổ, chữ Hán là Thát Đát).

Thế nhưng vó ngựa và chiến thuyền của quân giặc cường bạo đó đã
ba lần bị chặn đứng và bị đánh tan tác trận đất Đại Việt. Lịch sử xâm
lược của đế quốc Mông - Nguyên đối với nước ta là lịch sử thất bại
thảm hại. Và, trận Bạch Đằng năm 1288 đã chôn vùi đạo quân cuối
cùng, đập tan mưu đồ xâm lược của đế quốc cường thịnh và tàn bạo
bậc nhất trong thời đại bấy giờ.

Ý chí quyết chiến quyết thắng, tinh thần dũng cảm và tài thao lược
kiệt xuất của tồ tiên ta ở thế kỷ XIII đã viết nên trang sử chống ngoại
xâm bất hủ mà chiến thắng Bạch Đằng được khắc sâu trong ký ức
nhân dân như một chiến công thần thoại, một niềm tự hào chính đáng
của dân tộc ta.

Cuộc đọ sức đầu tiên xảy ra năm 1258.

Đầu năm ấy, hơn 3 vạn quân Mông Cổ (Đạo quân Mông Cổ do Ngột
Lương Hợp Thai chỉ huy khi đánh xuống Vân Nam có trên 3 vạn quân
đã bị tiêu diệt rất nhiều, nhưng liền đó hắn lại huy động 2 vạn quân
người Thoán Bặc (người Di ở Vân Nam) bổ sung vào làm quân tiên
phong. Đạo quân Mông Cổ xâm lược nước ta lần này có khoảng hơn 3
vạn quân), dưới quyền chỉ huy của tướng Ngột Lương Hợp Thai (U ri-
ang-kha-đai) kéo vào Đại Việt.

Tháng giêng, quân giặc theo lưu vực sông Hồng tiến xuống Bình Lệ
Nguyên (Vĩnh Phú). Ở đây quân ta do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ

huy lập chiến tuyến chặn đánh quyết liệt. Nhưng thế giặc đang mạnh,
quân ta rút về giữ Phù Lỗ rồi rút về Thăng Long. Quân địch ào ạt vượt
qua các chiến tuyến tiến xuống, uy hiếp Thăng Long.

Triều đình và nhân dân tạm thời rời khỏi kinh thành. Quân đội chủ lực
rút về đónggiữ vùng Thiên Mạc (Khoái Châu, Hưng Yên) để bảo toàn
lực lượng. Kinh thành trống rỗng, không bóng người và lương thực.
Trong ngục tối chỉ còn hai tên sứ giả Mông Cổ được phái sang trước
đó, bị trói gô, một tên đã chết gục. Mấy ngày sau, chúng bị cạn
lương, gặp nhiều khó khăn, mệt mỏi và suy yếu. Ngày 29 tháng
giêng, quân ta mở trận phản công chiến lược đánh vào Đông Bộ Đầu
(bến sông Hồng, khoảng phía trên cầu Long Biên, Hà Nội). Giặc bị
đánh bật khỏi Thăng Long, theo dọc sông Hồng rút chạy về nước. Dọc
đường, chúng bị dân binh địa phương chặn đánh. Bị thất bại nặng nề,
số còn lại chạy một mạch về Vân Nam.

Vào giữa thế kỷ XIII, quân Mông Cổ đã dần dần đánh bại nhà Tống,
chiếm được toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Hốt Tất Liệt (Khu-bi-lai) lên
làm vua, đổi quốc hiệu là Nguyên và ráo riết chuẩn bị cuộc xâm lược
nước ta lần nữa. Nhà Nguyên huy động một lực lượng viễn chinh rất
lớn, theo Đại Việt sử ký toàn thư là 50 vạn quân, đặt dưới quyền tồng
chỉ huy của một thân vương, con trai Hốt Tất Liệt là Thoát Hoan (Tô-
gan).

Dưới sự tổ chức và lãnh đạo của triều Trần, cả đất nước đứng lên
trong tư thế sẵn sàng đánh giặc. Triều đình mở hội nghị Bình Than và
Diên Hồng nêu cao quyết tâm kháng chiến cứu nước. Quân dân ta
dưới quyền tổng chỉ huy của Trần Quốc Tuấn và các tướng Trần
Quang Khải, Trần Nhật Quật, đã chặn địch từng bước ở các cửa ải biên
giới, ở sông Hồng, ở Nghệ An và Thanh Hóa. Cũng như lần trước, triều

đình và quân ta lại rút khỏi Thăng Long về vùng Thiên Trường, Trường
Yên (thuộc các vùng Nam Định và Ninh Bình) rồi vào Thanh Hóa.
Nhân dân khắp nơi, từ miền núi đến miền xuôi, từ đồng bằng sông
Hồng đến vùngThanh Nghệ đều thực hiện vườn không nhà trống, triệt
nguồn cướp bóc lương thực của địch, đẩy mạnh chiến tranh du kích;
bao vây tiêu hao quân địch. Tháng 5 năm 1285, giặc dã mệt mỏi,
lương thực cạn, sức lực suy yếu sa vào thế bị động. Quân ta từ Thanh
Hóa tiến ra Bắc mở đớt phản công chiến lược, tổ chức những cuộc tiến
công mãnh liệt vào các căn cứ của địch. Quân chủ lực phối hợp với
dân binh đánh bạ i quân địch ở các trận A Lỗ (Thái Bình), Tây Kết
(Khoái Châu, Hưng Yên), Hàm Tử (Khoái Châu, Hưng Yên), Chương
Dương (Thường Tín, Hà Tây), tiêu diệt nhiều sinh lực địch, rồi thừa
thắng bao vây và tiến công mạnh quân địch ở Thăng Long. Bị thất bại
liên tiếp Thoát Hoan và các tướng tìm đường tháo chạy về nước.
Nhưng chúng bị chặn đánh ở Sông Cầu và bị thua to ở Vạn Kiếp (Chí
Linh, Hải Dương). Đạo quân Toa Đô cũng bị đánh tan ở Tây Kết. Toa
Đô bị chém đầu tại trận. Cuối tháng 6 năm đó, toàn bộ quân địch bị
quét khỏi bờ cõi nước ta.

Hai lần xâm lược, hai lần bị thất bại thảm hại, Hốt Tất Liệt càng tức
tối muốn tổ chức ngay cuộc xâm lược lần thứ ba. Hắn bãi bỏ kế hoạch
đánh Nhật Bản đã được chuẩn bị từ trước và dồn sức cho cuộc viễn
chinh lần này.

Khác với hai lần trước, trong lần xâm lược thứ ba, ngoài bộ binh (bao
gồm cả kỵ binh ), nhà Nguyên còn dùng một lực lượng thủy binh khá
mạnh và mang theo lương thực đầy đủ. Hàng năm chục vạn quân
(Đại Việt sù ký toàn thư, bản dịch đã dẫn, tập II, trang 58-60) đượ
chia thành ba đạo:


- Đạo quân do Thoát Hoan chỉ huy chiếm phần lớn quân số, theo
đường Lạng Sơn tiến vào

- Đạo quân do Ái Lỗ chỉ huy từ Vân Nam theo sông Hồng tiến xuống.

- Đạo thủy quân do Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp chỉ huy với hơn 600 chiến
thuyền từ Quảng Đông (Trung Quốc) theo sông Bạch Đằng tiến vào
rồi hội quân ở Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương).

Ngoài ra, có đội thuyền vận tải do Trương Văn Hổ cầm đầu chở 70 vạn
hộc lương theo sau.

Đối với Hốt Tất Liệt và triều đình nhà Nguyên, cuộc viễn chinh lần thứ
3, ngoài âm mưu xâm chiếm nước ta mở đường bành trướng xuống
Đông Nam á, còn là cuộc phục thù cay cú của tên bạo chúa phong
kiến cuồng chiến. Những tướng từng chỉ huy quân địch đều thiện
chiến, hầu hết đã quen thuộc chiến trường Đại Việt.

×