Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.76 KB, 6 trang )

CHIẾN THẮNG BẠCH
ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4
NĂM 1288




Xưa kia Binh pháp Tôn Tử đề ra nguyên tắc “địch rút lui về nước thì
đừng bao vây ngăn chặn, bao vây địch thì cần để trống một mặt,
không nên vây kín, địch đến lúc cùng khốn thì không nên bức bách
quá" (Binh pháp Tôn Tử, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1964, trang 84) . Lý luận của Tôn Tử và các nhà quân sự Trung Quốc
cổ đại đã có ảnh hưởng lớn trong nghệ thuật quân sự xưa ở nhiều
nước phương Đông. Trần Quốc Tuấn đã nghiên cứu kỹ, nhưng ông
hoàn toàn không làm như vậy. ông đã chọn đúng lúc địch rút lui để
tiêu diệt gọn. Chủ trương sáng tạo đó không phải xuấtphát từ một
nguyên tắc cứng nhắc của binh pháp mà căn cứ vào tình hình thực tế
của cuộc chiến tranh, đánh giá đúng tính chất ngoan cố và âm mưu
quỷ quyệt của kẻ thù.

Kẻ thù của dân tộc ta lúc bấy giờ là đế quốc Mông - Nguyên, một
đế quốc cường thịnh, tàn bạo, hiếu chiến. Chúng có tham vọng làm bá
chủ thế giới và quyết tâm xâm chiếm nước ta để mở đường bành
trướng xuống Đông Nam Á. Hai lần xâm lược trước đã bị thất bại thảm
hại mà chúng vẫn chưa chịu từ bỏ dã tâm cướp nước ta, quyết mở
cuộc viễn chinh lần thứ ba. Lần này tuy đã bị một số trận thua đau,
tình thế gặp nhiều khó khăn, nhưng lực lượng của chúng chưa bị tiêu
diệt nặng và ý chí xâm lược chưa bị sụp đổ. Âm mưu của Thoát Hoan
là muốn chủ động tổ chức cuộc rút lui an toàn về nước để tránh
những đòn phản công của quân dân ta, rồi sẽ tính kế và chuẩn bị
thêm lực lượng sang xâm lược nước ta lần nữa. Chính trong hoàn


cảnh đó, Trần Quốc Tuấn đã đề ra chủ trương đúng đắn và sáng suốt
là quyết không để cho quân địch an toàn rút lui về nước để rồi lại tiếp
tục âm mưu xâm lược, mà phải nhân khi chúng rút lui trong tình trạng
lực xuống, thế suy giáng cho chúng những đòn phản công quyết định.
Có như vậy mới đánh bại được ý chí xâm lược của vua Nguyên, giành
và giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn
vẹn của đất nước.

Từ nhiều nguồn tin tức thu thập ở Thăng Long, ở Vạn Kiếp, quân ta đã
nắm được lực lượng và kế hoạch rút lui của địch. Tổng số quân xâm
lược khi tiến vào nước ta – theo Đại Việt sử ký toàn thư - là 50 vạn
quân và riêng đạo quân Thoát Hoan tiến vào vùng Lạng Sơn đã đến
30 vạn quân. Sau mấy tháng xâm lược, quân địch có bị hao tổn, nhất
là thủy quân, nhưng số quânvẫn rất đông. Số quân đó tập trung ở
Vạn Kiếp và sẽ theo hai đường thủy, bộ rút về nước. Một vấn đề có ý
nghĩa chiến lược quan trọng được đặt ra và giải quyết là tiêu diệt địch
trên cả hai hướng hay trên một hướng, hướng nào là chủ yếu.

Bộ binh và kỵ binh là binh lực chủ yếu và sở trường của đế quốc Mông
- Nguyên. Đại bộ phận quân địch rút lui bằng đường bộ dưới quyền
chỉ huy trực tiếp của Thoát Hoan. Số quân rút lui bằng đường thủy
còn tùy thuộc vào số lượng khả năng vận chuyển của thuyền chiến
địch. Khi tiến sang xâm lược nước ta cuối năm 1287, đoàn thuyền
chiến của địch gồm 620 chiếc (Theo Nguyên sử (q. 209) và An Nam
chí lược (q. 4), lúc đầu nhà Nguyên huy động 500 thuyền chiến sang
đánh nước ta. Sau đó, theo Nguyên sử (q. 14), nhà Nguyên bổ sung
thêm 120 chiếc lấy ở Quỳnh Thôn (Hải Nam) và Nam Ninh (Quảng
Tây), đưa tổng số thuyền chiến của địch lên 620 chiếc). Sau mấy trận
đánh ở chiến trường vùng ven biển đông bắc, số thuyền chiến của
địch có bị hao hụt, nhưng chúng lại cướp bóc và đóng thêm thuyền để

bù vào. Số thuyền chiến địch sử dụng trong cuộc rút lui này có
khoảng trên 600 chiếc. Theo những tài liệu đương thời thì mỗi thuyền
chiến của quân Nguyên lúc đó có thể chở được trên dưới 100 người
(Theo The book of Marco Polo của H. Yule, London, 1921), thì mỗi
thuyền quân Nguyên chở được hơn 100 binh sĩ. Theo Nguyên sử (q.
13 và 129) thì lần đánh Chăm-pa quân Nguyên dùng 200 thuyền
chiến chở 15.000 quân, nghĩa là mỗi chiếc chơ khoảng dưới 100
người). Như vậy số quân địch rút lui bằng đường thủy có khoảng trên
6 vạn. Biết rõ nhược điểm của đạo quân này - số quân ít, rút lui bằng
đường thủy nguy hiểm, phải đương đầu với quân thủy mạnh và sở
trường của đối phương, Thoát Hoan cho Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp rút quân
trước và phái một đội kỵ binh đi trên bờ hộ tống ra đến cửa biển. Đạo
quân bộ đông và mạnh của Thoát Hoan vẫn đóng quân ở Vạn Kiếp để
hỗ trợ cho quân thủy rút lui an toàn rồi mới rút quân theo đường bộ
qua Lạng Sơn.

Quyết tâm của Trần Quốc Tuấn và quân dân ta là tiêu diệt tới mức tối
đa cả hai đạo quân địch, không cho chúng thoát khỏi những đòn phản
công quyết liệt. Nhưng rõ ràng quân ta không đủ lực lượng để đồng
thời bố trí hai trận đánh lớn trên hai hướng rút lui tiêu diệt gọn hai
đạo quân thủy bộ của địch.

Nếu ta tập trung lực lượng tiêu diệt đạo quân bộ thì đạo quân thủy rút
lui trước sẽ thoát khỏi đòn trừng phạt của quân dân ta. Hơn nữa, tiến
công đạo quân bộ là đánh vào chỗ mạnh, chỗ sở trường của địch. Đạo
quân này tập trung phần lớn lực lượng viễn chinh của địch, gồm hàng
chục vạn quân, chưa bị suy suyển gì mấy trên đất nước ta.

Với tư tưởng “giặc cậy trường trận ta cậy đoản binh, lấy đoản chế
trường", Trần Quốc Tuấn chủ trương trước hết tập trung lực lượng tiêu

diệt thật gọn, thật nhanh đạo quân thủy của địch. Quân ta có đủ khả
năng thực hiện một trận quyết chiến chiến lược như vậy. Đạo quân
thủy bị tiêu diệt sẽ tác động mạnh mẽ đến tinh thần của đạo quân bộ
rút lui sau.

Bọn này đông nhưng đang bị uy hiếp liên tục và gặp nhiều khó khăn
về các mặt. Tin thất bại thảm hại của đạo quân thủy sẽ làm cho tinh
thần bọn chúng vốn đã suy yếu, càng bị sụp đổ nhanh chóng. Chúng
sẽ tháo chạy trong cảnh hỗn loạn với tâm lý thất bại. Trên đường rút
chạy của địch, ta không chặn lại tiêu diệt toàn bộ, khôngđánh những
trận tiêu diệt lớn. Nhưng theo kế hoạch của Trần Quốc Tuấn, quân
chủ lực của triều đình phối hợp với các đội dân binh, bố trí những trận
phục kích, tập kích, truy kích, đánh địch liên tục trên đoạn đường dài
từ Vạn Kiếp đến tận biên giới. Đại quân của ta sau khi tiêu diệt đạo
quân thủy có thể nhanh chóng vận động đến tham gia những trận
đánh tiêu diệt đạo quân bộ. Như vậy, cả hai đạo quân thủy bộ của
địch đều bị tiêu diệt, trong đó đạo quân thủy bị tiêu diệt gọn, toàn bộ;
đạo quân bộ bị tiêu diệt liên tiếp từng bộ phận một và cuối cùng cũng
bị tiêu diệt nặng nề.

Chọn đạo quân thủy của Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp làm đối tượng quyết
chiến trước hết và chủ yếu là kết quả của sự xét đoán, phân tích rất
chính xác, khoa học của vị thống soái thiên tài Trần Quốc Tuấn. Đánh
vào đạo quân thủy là phát huy chỗ mạnh của ta, đánh vào chỗ yếu
của địch, là gây chấn động mạnh đến tâm lý, tinh thần của đạo quân
bộ, tạo điều kiện đề quân dân ta thừa thắng xốc tới tiêu diệt tiếp đạo
quân này.

Trong cuộc kháng chiến thứ ba, chiến trường ven biển giữ một vị trí
rất quan trọng. Nếu như trong cuộc kháng chiến trước, hai tháng cuối

của đợt phản công chiến lược, Trần Quốc Tuấn lấy đồng bằng ven
sông Hồng làm địa bàn mở các trận quyết chiến đầu tiên thì trong
cuộc kháng chiến này, khi quân Nguyên tiến vào Vạn Kiếp, Thăng
Long, quân ta lại rút về vùng ven biển và đông - bắc, chuẩn bị một
địa bàn chiến lược quan trọng ở vùng này.

Đại quân của hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông chỉ huy
kéo về đóng ở vùng Hiệp Môn (Kinh Môn, Hải Dương) (Theo Đại Nam
nhất thống chí, phần tỉnh Hải Dương, và Bài thơ đề núi Dương Nham
của Phạm Sư Mạnh đời Trần). Chủ lực của Trần QuốcTuấn và Trần
Khánh Dư đóng ở vùng Yên Hưng, Vân Đồn đến An Bang (đều thuộc
Quảng Ninh). Nguyên sử (Lai-a-bát-xích truyện) ghi rõ: "Nhật Huyên
(chỉ vua Trần - T.G.) không đầu hàng, mà lại chạy ra giữ cửa biển
Trúc Động (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và An Bang (Quảng Ninh)". Cho
đến nay ở vùng An Hải (Hải Phòng), Phụ Dực (Thái Bình) vẫn còn
những di tích các kho lương thực của quân đội nhà Trần, chẳng hạn
thôn Phú Xá An Hải), thôn A Sào (Phụ Dực). Cả vùng Hải Đông, An
Quảng là địa bàn chiến lược cho cuộc phản công của quân dân ta
trong kháng chiến chống Nguyên lần thứ ba. Việc tập trung quân,
chuẩn bị lương thực ở vùng này và những chiến thắng Vân Đồn, Đại
Bàng, Tháp Sơn chứng tỏ: nhà chiến lược thiên tài Trần Quốc Tuấn đã
sớm có ý định lấy miền ven biển đông bắc làm chiến trường chính, lấy
đạo quân thủy của địch làm đối tượng liêu diệt chủ yếu để giành
thắng lợi quyết định, kết thúc chiến tranh.

×