Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4 NĂM 1288 . potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.02 KB, 6 trang )

CHIẾN THẮNG BẠCH
ĐẰNG NGÀY 9 THÁNG 4
NĂM 1288




Thân vương Thoát Hoan giữ chức tổng chỉ huy là người đã cầm đầu
cuộc xâm lược lần trước. Chính hắn đã mở những cuộc hành quân đầy
máu lửa từ rừng núi Lạng Sơn, Lạng Giang đến Vạn Kiếp, Thăng Long,
giết chết bao nhiêu dân lành, triệt hạ nhiều làng mạc của ta.

Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Lưu Khuê là những viên tướng theo
A Lí Hải Nha (A-rít-kha-y-a), phụ tá của Thoát Hoan, trong cuộc xâm
lược thứ hai đã từng hoạt động ở khắp vùng đồng bằng sông Hồng.

Ô Mã Nhi mang danh hiệu "dũng sĩ" - Ô Mã Nhi Bạt Đô - quen thủy
chiến, đã từng thống lĩnh thủy binh ở vùng sông Lục Đầu, Bài Than,
Đông Ngạn và dẫn quân đuổi theo vua Trần về Thiên Trường (Nam
Định).

Phàn Tiếp lần này được thăng làm tham tri chính sự, quyền ngang với
Ô Mã Nhi. Trương Văn Hổ là một tên cướp biển vùng vẫy khắp miền
biển Quảng Đông, Phúc Kiến (Trung Quốc) đã đầu hàng nhà Nguyên.

Trước khi tiến quân, bọn cướp nước chuẩn bị khá chu đáo Từ kinh
nghiệm thất bại trước, lần này chúa Nguyên ra lệnh cho Thoát Hoan,
Áo Lỗ Xích phải hành quân thận trọng: "Không được cho Giao Chỉ là
nước nhỏ mà khinh thường" (Nguyên sử, An Nam truyện, q. 209).

Về phía quân dân Đại Việt thì từ cuộc kháng chiến thứ hai đến cuộc


kháng chiến thứ ba, thời gian chuẩn bị chỉ có hai năm. Tình hình hết
sức khẩn trương. Nhưng quân dân ta bước vào cuộc kháng chiến thứ
ba với một khí thế đầy quyết tâm, tin tưởng. Qua kinh nghiệm dày
dạn, phong phú của hai cuộc kháng chiến trước, Trần Quốc Tuấn đã
đề ra kế hoạch đánh giặc rất chủ động, tài giỏi. Buồi đầu, trước thế
mạnh của địch, quân ta tạm thời rút lui dể bảo toàn lực lượng. Nhưng
khắp nơi, nhân dân trên đường tiến quân và trong vùng chiếm đóng
của địch, được lệnh cất giấu lương thực, kiên quyết triệt nguồn cướp
lương của giặc, đồng thời cùng với các đội dân binh đẩy mạnh hoạt
động du kích tiêu hao sinh lực địch. Trong cuộc chiến tranh này, vùng
biển đông - bắc giữ một vai trò quan trọng. Đó là đường tiến quân của
thủy binh và đoàn thuyền tải lương của giặc. Phó tướng Nhân Huệ
Vương Trần Khánh Dư chỉ huy mặt trận này có nhiệm vụ ngăn chặn
thủy binh giặc, tiêu diệt đoàn thuyền tải lương, làm thất bại ngay từ
đầu kế hoạch hậu cần của chúng.

Được tin giặc tràn vào biên giới, vua Trần Nhân Tông hỏi Trần Quốc
Tuấn: "Giặc đến làm thế nào”. Vị quốc công tiết chế thống lĩnh toàn
bộ lực lượng kháng chiến khẳng định: "Năm nay giặc đến dễ đánh"
(Đại việt sứ toàn thư, sách đã dẫn, tập II, trang 59).

Cuối năm 1287, quân Nguyên từ nhiều hướng tiến vào nước ta. Đạo
quân chủ lực do Thoát Hoan trực tiếp chỉ huy, từ Quảng Tây ào ạt
vượt biên giới tiến vào vùng Lạng Sơn. Trần Quốc Tuấn đích thân chỉ
huy mặt trận xung yếu này. Theo kế hoạch của vị tổng chỉ huy, quân
ta chặn đánh quyết liệt Ở một số nơi rồi dần dần rút lui tránh quyết
chiến với giác. Quân địch tiến xuống Vạn Kiếp.

Ở vùng biển đông - bắc, thủy binh của Ô Mã Nhi bị chặn đánh ở Ngọc
Sơn (mũi Ngọc, Móng Cái, Quảng Ninh), An Bang (Quảng Yên, Quảng

Ninh). Chúng có bị thiệt hại nhưng vẫn mở đường theo sông Bạch
Đằng tiến lên Vạn Kiếp hội quân với Thoát Hoan. Trong lúc đó, đoàn
thuyền lương của Trương Văn Hổ chở nặng còn chậm chạp tiến theo
sau, trên đường vào vịnh Bái Tử Long và Hạ Long. Phó tướng Trần
Khánh Dư đã mưu trí bố trí quân mai phục ở Vân Đồn - Cửa Lục
(Quảng Ninh) đón đánh, tiêu diệt toàn bộ đoàn thuyền lương của địch.
Chiến thắng Vân Đồn - Cửa Lục đã đánh vào chỗ yếu có tính chất
chiến lược của địch, làm phá sản từ đầu kế hoạch tiếp tế lương thực
của chúng, do dó ảnh hưởng đến toàn cuộc chiến tranh xâm lược lần
thứ ba của quân Nguyên, tạo điều kiện thuận lợi cho quân dân ta
nhanh chóng chuyển nên phản công chiến lược.

Thoát Hoan xây dựng vùng Vạn Kiếp thành một căn cứ quân sự, để
một số quân ở lại đóng giữ, rồi tiếp tục tiến về Thăng Long. Đạo quân
Ái Lỗ cũng từ Vân Nam tiến xuống phối hợp. Triều đình và quân ta
tạm thời rút khỏi kinh thành. Từ Thăng Long. Thoát Hoan huy động
quân thủy bộ theo lưu vực sông Hồng đuổi theo ráo riết. Ô Mã Nhi de
dọa vua Trần: “Ngươi chạy lên trời ta theo lên trời, ngươi chạy xuống
đất tatheo xuống đất, ngươi trốn lên núi ta theo lên núi, ngươi lặn
xuống nước ta theo xuống nước” (Từ Minh Thiện, Thiên Nam hành ký,
bản Thuyết phu, trang 12). Nhưng không sao bắt được những người
lãnh đạo kháng chiến của ta, quân giặc mặc sức tàn sát nhân dân.
Chúng sục sạo vào phủ Long Hưng (Đông Hưng, Thái Bình), quật lăng
mộ Trần Thái Tông - ông vua anh hùng của cuộc kháng chiến lần thứ
nhất. Chúng triệt hạ các điền trang thái ấp, gây trăm ngàn tội ác. Sứ
nhà Nguyên cũng phải ghi nhận chúng "đốt phá chùa chiền, đào bới
lăng mộ, cướp giết người già trẻ con, tàn phá sản nghiệp của trăm họ,
không có điều gì không làm" (Từ Minh Thiện, Thiên Nam hành ký, bản
Thuyết phu, trang 16). Một dải đồng bằng từ Thăng Long đến các lộ
Hồng, Khoái đều tiêu điều, xơ xác.


Quân địch đã chiếm được kinh thành và nhiều vùng rộng lớn nhưng
âm mưu đánh nhanh thắng nhanh, tiêu diệt quân chủ lực và bộ máy
lãnh đạo kháng chiến của ta không thực hiện được. Cùng với cuộc
chiến đấu ở chiến trường ven biển tiêu diệt thuyền lương giặc, nhân
dân các lộ, phủ đều thực hiện vườn không nhà trống, thành lập các
đội dân binh chiến đấu chống giặc cướp bóc lương thực, tiêu hao lực
lượng địch. Nguyên sử chép “Người Giao Chỉ đem hết thóc gạo cất
giấu đi nơi khác" (Nguyên sử, Phàn Tiếp truyện, bản in Thương vụ ấn
thư quán).

Đã gần 2 tháng đóng ở Thăng Long, mấy chục vạn quân Nguyên lâm
vào tình trạng thiếu lương thực. Ngày 10 tháng 2 năm 1288, Ô Mã Nhi
được lệnh đem thủy quân đón đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ
- vì tưởng rằng bọn này đang trên đường vào Đại Việt. Thủy quân địch
đến cửa Đại Bàng (Văn Úc, Hải Phòng) bị quân ta chặn đánh, bắt được
hơn 300 thuyềnchiến (Nguyễn Sĩ Chân trong bài Một số tư liệu mới
phát hiện về hành cung Lưu Đồn và trận thủy chiến cửa Đại Bàng
(08/01/1288) tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 3-1997 lại cho cửa Đại
Bàng là cửa Sông Hóa (còn gọi là cửa Thái Bình) thuộc tỉnh Thái Bình.
Xin ghi lại để bạn đọc tham khảo.). Bị thiệt hại nặng, Ô Mã Nhi vẫn
phải cố gắng đi tìm kiếm đoàn thuyền lương. Đến Tháp Sơn (Đồ Sơn,
Hải Phòng), chúng lại bị quân ta đón đánh. Và đến An Bang thì chúng
biết đoàn thuyền lương đã bị tiêu diệt, Ô Mã Nhi theo đường sông
Bạch Đằng trở lại Vạn Kiếp.

Đến đây, chiến lược đánh nhanh thắng nhanh bị phá sản và hy vọng
chiếm đóng lâu dài của Thoát Hoan cũng tiêu tan theo đoàn thuyền
lương của Trương Văn Hổ. Những thắng lợi của ta ở Đại Bàng và Tháp
Sơn lại gây thêm cho chúng những tồn thất nặng nề. Thắng lợi của

quân dân miền đông - bắc khiến cho Thoát Hoan mau chóng sa vào
thế cô lập, khốn quẫn và suy yếu. Mất sạch lương thực, lại bị tiêu diệt
một bộ phận thủy quân, chúng hoang mang lo lắng. Giặc đi đến đâu
đều gặp vườn không nhà trống và những trận chiến đấu bền bỉ, mưu
trí của quân dân ta. âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh không
thể nào thực hiện được. Từ những trận Đại Bàng, Tháp Sơn và các
trận đánh tiêu hao liên tục của ta, chúng dự đoán chủ lực của ta sắp
ra quân và sẽ có những trận phản công mạnh mẽ giáng lên đầu chúng
như những trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương của cuộc kháng
chiến lần thứ hai cách ba năm trước. Thoát Hoan và các tướng lĩnh
của hắn lo lắng thấy đóng quân ở Thăng Long rất nguy hiểm .

Đầu tháng 3, Thoát Hoan phải bỏ Thăng Long chuyển quân về Vạn
Kiếp là căn cứ quân sự chúng đã dày công xây dựng khi mới tiến quân
vào nước ta. Nhưng căn cứ Vạn Kiếp cũng không còn là nơi an toàn
của chúng nữa. Ban đêm, quân ta mở những trận tập kích liên tiếp
vào đồn trại giặc làm cho chúng bị tiêu hao, mệt mỏi, rã rời.

×