Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tự thuật của James Joyce _3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.19 KB, 5 trang )

Tự thuật của
James Joyce




Tên tuổi James Joyce (1882-1941), nhà văn Ailen, không xa lạ với bạn đọc
Việt Nam. Ông được đánh giá là bậc thầy của chủ nghĩa hiện đại và có nhiều đóng
góp quan trọng vào việc đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết. Một trong những đóng góp
đó là tiểu thuyết tự thuật.
*
Tự thuật (Autobiography), theo tiếng Hy Lạp, auto nghĩa là tự, bio là cuộc
đời và graphein nghĩa là viết . Vậy, tự thuật nghĩa là câu chuyện một người viết về
chính cuộc đời của mình. Thuật ngữ này được Robert Southey
(1)
sử dụng lần đầu tiên
vào năm 1809, nhưng thực ra nó có nguồn gốc xa hơn nhiều. Thánh Augustin (354-
430) nhà thần học La Mã đã viết về cuộc đời ông trong tác phẩm Sám
hối (Confessions, khoảng 397-400)
(2)
và nhà văn Pháp J.J. Rousseau (1712-1778)
cũng sử dụng nhan đề giống như vậy cho cuốn sách của mình. Suốt một thời gian khá
dài, mấy trăm năm sau khi Cuộc đời (Vita, sáng tác khoảng 1558-1566) của nhà văn
Italia B. Cellini (1500-1571) ra đời, người ta vẫn tuân thủ nghiêm ngặt những tiêu
chuẩn mà ông đề ra là khi viết tự truyện, người ta phải “tự viết câu chuyện về chính
cuộc đời mình”
(3)
. Như vậy, ở buổi sơ khai của thể loại, tự truyện chứa đựng trong nó
dáng dấp của hồi ký, nó đòi hỏi người viết sự trung thực tuyệt đối với những sự kiện
xảy ra trong cuộc đời của mình. Trong thời kỳ “khủng hoảng” của thể loại, các nhà
văn khi muốn “ghi lại những kỷ niệm trong đời cũng đã phải dùng hình thức tiểu


thuyết”
(4)
. Tiểu thuyết tự thuật ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của thể loại
trong lịch sử văn học. Những người cầm bút được tự do hơn khi muốn tái hiện lại
những gì được coi là “thuộc về chính bản thân mình”.
Không trực tiếp “ký tên” mình vào tác phẩm, không xưng “tôi” như bao tác phẩm
tự thuật vẫn thường làm, J. Joyce đã mở ra cho chúng ta thấy một chiều kích khác của
thể loại này. Stephen Hero là cuốn tiểu thuyết đầu tiên Joyce viết khi ông mới ngoài hai
mươi tuổi. Trong lá thư gửi cho Grant Richards ngày 13/3/ 1906 Joyce bày tỏ: “Anh gợi
ý tôi nên viết một cuốn tiểu thuyết tự thuật. Tôi đã viết được khoảng một nghìn trang
cho cuốn sách đó, và khi tôi đang viết những dòng này cho anh, chính xác tôi đã viết đ-
ược 914 trang rồi”. Dường như chẳng còn nghi ngờ gì khi chính tác giả đã xác nhận
cuốn sách mình viết thuộc dạng tự thuật, đồng nghĩa với việc nhân vật trung tâm phải
đồng nhất với chính ông.
Joyce bắt đầu viết cuốn sách này vào đúng ngày sinh lần thứ hai mươi hai của
mình, ngày 22/2/1904. Thông thường, các nhà văn khi tuổi đã xế chiều mới bắt đầu viết
tự thuật. Còn Joyce viết Stephen Hero và Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ khi mới hai
mươi hai tuổi!
*
Stephen Hero tái hiện lại khoảng hai năm trong quãng đời sinh viên của chàng
trai Stephen. Những gì hiện lên trong tác phẩm khiến người ta chẳng mảy may nghi
ngờ đây là một phần đời của chính bản thân tác giả; từ cuộc sống riêng tư, quan hệ
bạn bè đến cả những khát vọng sáng tạo. Ngay cả đoạn văn viết về quan niệm thẩm
mỹ của Stephen cũng được Joyce trích dẫn trong cuốn sổ tay của mình và vẫn để
nguyên trong ngoặc kép. Khi nhà xuất bản Dana từ chối đăng tập chuyên luận Chân
dung(A Portrait - nhan đề ban đầu của cuốn sách), Joyce đã cho rằng nguyên nhân
chính là bởi “tất cả đều viết về chính con người ông”. Nếu xét đến đây thôi thì không
còn nghi ngờ gì, Stephen chính là Joyce. Con người này không gây ra nhiều tranh cãi
như phiên bản của anh ta trong những tiểu thuyết sau của Joyce. Có lẽ bởi tính chân
thực mà Joyce tôn trọng khi khắc họa chân dung chàng trai trẻ này. T. Spencer cho dù

còn băn khoăn nhưng vẫn hoàn toàn đồng ý với Gorman khi nhận định Stephen
Hero là “một cuốn sách tự thuật, một lịch sử cá nhân” trong đó “Joyce cố gắng để
xem xét bản thân mình một cách khách quan, để có được một tư thế như của Chúa
Trời với một sự thận trọng, đề phòng vượt quá tầm vóc của một cậu bé và chàng
thanh niên ông gọi là Stephen, người thực sự là bản thân ông”
(5)
.
Nếu chỉ dừng vấn đề trong phạm vi một cuốn tiểu thuyết đơn lẻ, thì chẳng còn gì
phải bàn cãi. Nhân vật và tác giả có quá nhiều điểm trùng khít với nhau để khiến người
đọc nghĩ họ là một. Nhưng nhân vật không chỉ sống đời sống của nó trong một tác phẩm
duy nhất. Anh ta tiếp tục tồn tại trong những tác phẩm sau nữa, tiếp tục bộc lộ những
mảnh đời khác nhau của mình.
*
Nếu người ta dễ dàng chấp nhận Stephen Daedalus trong Stephen Hero chính là
hình ảnh của Joyce thì vẫn anh chàng mang tên Stephen ấy trong Chân dung một nghệ
sĩ thời trẻ lại thổi bùng lên một cuộc tranh luận kéo dài về thân phận của mình. Không
công khai thừa nhận mình như trong cuốn sách đầu tiên, Joyce để Stephen tái xuất hiện
trong Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ với một cách thức mới mẻ. Diện mạo bên ngoài
không hề thay đổi, những mối dây ràng buộc thân nhân vẫn thế, nhưng những gì mà
chàng trai trẻ này bộc lộ khiến ta ngỡ ngàng. Bức truyền thần đã nhường chỗ cho một
chân dung tinh thần.
Ngoại trừ tên họ không hoàn toàn chính xác của một vài nhân vật, Chân dung một
nghệ sĩ thời trẻ, theo H. Levin, dựa trên “ bản sao nguyên văn hai mươi năm đầu tiên
của cuộc đời Joyce. Nếu có điều gì cần phải nói thì đó là nó thật thà hơn các tự thuật
khác”
(6)
.
Cả một thời thơ ấu của Joyce hiện lên qua hình ảnh câu chuyện cổ, cha mẹ và
những người họ hàng gần gũi, thị trấn nơi ông sống những năm tháng bé thơ. Ký ức thời
thơ ấu lướt nhanh với người cha “có khuôn mặt đầy râu”, người mẹ “cơ thể có mùi thơm

dễ chịu”, với bác Charles và cô Dante, với việc cha thường gọi cậu là bé Tuckoo. Lật lại
những trang hồ sơ lưu trữ tại hai ngôi trường Clongowes Wood và Belvedere College,
người ta dễ dàng nhận ra cậu học trò J. Joyce qua hình ảnh Stephen Dedalus. Đối chiếu
một cách tỉ mỉ phần tiểu sử của Joyce chúng ta cũng tìm ra sự tương đồng giữa ông và
nhân vật Stephen.
Không thể phủ nhận Stephen trong tiểu thuyết này là nhân vật tự thuật. Nhưng
dẫu có là nhân vật tự thuật 100% chăng nữa thì anh ta và Joyce vẫn không hoàn toàn
trùng khít. Để viết Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ, Joyce đã đắm chìm vào quá khứ của
ông, vừa để chứng minh nó là đúng như thực nhưng cũng là để phơi bày nó. Ông tuyên
bố với toàn thể mọi người rằng một tín đồ đạo Cơ đốc đã từ bỏ Chúa của anh ta. Đắm
chìm vào quá khứ, nhưng ông không khoác lên mình nó chiếc áo của hồi ức kỷ niệm, mà
làm cho nó như hiện diện trong hiện tại. Thời trưởng thành của một người là sự kéo dài
ra hay thêm vào của thời thơ ấu. Khi ông nói “Hiện tại của chúng ta cũng chính là quá
khứ của chúng ta” cũng có nghĩa là ông kéo chúng ta trở lại với quá khứ của ông để
cùng sống với nó. Ông đã tái hiện quá khứ như một dòng chảy của hiện tại, cho chúng ta
cảm giác quá khứ còn tươi mới như chúng đang xảy ra vậy.
Tất cả những bằng chứng mà chúng ta tìm thấy được chỉ nhằm chứng minh cái vỏ
bề ngoài của Stephen là của Joyce mà thôi. Bức chân dung tinh thần mà Joyce để tâm
khắc họa cho thấy một diện mạo khác của nhân vật tự thuật này. Ông đã tạo cho mình
một khoảng cách với nhân vật để khiến chúng ta nhận thấy sự khác biệt trong mối tương
đồng trên. Cho dù đó có là “bản sao của cuộc đời ông” đi chăng nữa thì với cách tạo cho
mình một vị trí độc đáo để quan sát và thể hiện nhân vật, ông đã thành công khi tách
mình ra khỏi nhân vật khiến cho hai người không hoàn toàn là một.
*

×