Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tự thuật của James Joyce _1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.68 KB, 5 trang )

Tự thuật của
James Joyce




Các tác phẩm tự thuật, phần lớn người kể chuyện đều xưng "tôi". Tất nhiên nói
như vậy không có nghĩa là khi người kể chuyện xưng tôi thì cái “tôi” ấy đồng nhất với
tác giả. Người kể chuyện trong các tác phẩm của Joyce chủ yếu đứng ở ngôi thứ ba số ít.
Vị trí này giúp anh ta nhìn nhận nhân vật của mình một cách khách quan. Khi nhân vật
tự thuật được đặt cho một cái tên hư cấu thì mặc nhiên giữa nhân vật và nhà văn đã có
sự phân tách dù ít dù nhiều.
Vẫn tôn trọng sự thực của những trang tiểu sử, nhưng Joyce đã làm “biến đổi thực
tế” khiến cho thân phận của nhân vật trung tâm trong tác phẩm của ông gây nên nhiều
tranh cãi. W.Y. Tindall cho rằng R. West đã “sai lầm” khi nhìn nhận “Stephen và Joyce
là một”
(7)
. Theo ông, “Stephen không phải là Joyce mà là quá khứ của Joyce". Stephen
đa cảm, Joyce thì không. Nhận định của Tindall dường như mâu thuẫn. Ông tách bạch
Joyce với quá khứ của mình như vậy liệu có thỏa đáng không khi mà chính Joyce đã
khẳng định quá khứ luôn luôn đeo bám hiện tại? Nhưng phải chăng khi Tindall nói như
vậy là hàm ý muốn nói đến khoảng cách giữa hai con người đó. Trong tác phẩm, người
đàn ông trưởng thành nhìn lại những tháng ngày đã qua không phải để ngợi ca nó mà là
để tạo cho nó một hình thù như một người nghệ sĩ phải làm. Và khi ông đã có khoảng
cách với nó, ông đã nghi thức hóa nó, ông đã làm công việc của một người sáng tạo
nghệ thuật xử lý những chất liệu mà ông ta có trong tay. Joyce đã tách mình ra làm đôi
để trở thành kẻ quan sát, đánh giá chính mình. Không xây dựng kiểu nhân vật đối thoại
công khai như N. Sarraute đã làm với Tuổi thơ, cũng không xác nhận mình rõ ràng như
Lawrence trong Những con trai và các người tình, bằng việc giữ khoảng cách với nhân
vật, Joyce đã tạo ra một cuộc đối thoại ngầm giữa người quan sát và kẻ bị quan sát.
Diện mạo của Stephen trong tiểu thuyết hoàn toàn giống với Joyce ngoài đời thực,


đó là: “ một cậu bé gầy nhỏ, trông ngoan ngoãn, có gương mặt tái nhợt, cặp mắt xanh
nhạt, đeo kính”. Ngay cả vẻ kiêu hãnh của Stephen - “ khi cậu không cười thì cậu có
một vẻ lạnh lùng không thể dò hiểu được, có vẻ tự phụ tự mãn” - cũng là của Joyce.

Cậu
bé trông có vẻ yếu ớt đó đã trải qua những tháng ngày rất buồn khổ ở trường
Clongowes. Nhưng theo tài liệu mà người em trai Stanislas của Joyce kể lại thì ông anh
của mình không hề có vẻ buồn khổ như thế trong những tháng ngày sống ở trường. Con
người vui vẻ là Joyce trong mắt người thân khác với con người sầu muộn là Stephen
trong tiểu thuyết. Cậu bé ham thích thể thao như Joyce không có vẻ gì giống với một
Stephen luôn sợ hãi và trốn tránh các giờ thể thao. Cậu học trò Joyce rất nhiều lần bị
phạt vì mắc lỗi lại trở thành nạn nhân Stephen của trận đòn oan ức. Mâu thuẫn này dư-
ờng như là mâu thuẫn ở bản thân mỗi chúng ta. Hai con người với hai đặc tính đối lập đó
dường như trở thành hai mặt của một tổng thể.
Không giống với nhiều nhà văn khi lội ngược dòng thời gian nhìn lại tuổi thơ thư-
ờng có cái nhìn trìu mến, dịu dàng. Joyce đã nói với bạn ông là F. Budgen: “Tôi muốn
nghiêm khắc với chàng trai đó”
(8).
Ông quay nhìn lại quá khứ của mình không phải chỉ
để giãi bày, bộc lộ, mà còn muốn phán xét nó nữa. Và để làm được điều đó, việc tạo một
đường biên giữa Dedalus-Joyce là thực sự cần thiết.
“Vậy tự thuật - J. Dauphiné viết - là sợi chỉ đỏ trong tiểu thuyết nhưng như thế
không có nghĩa là Stephen Dedalus và Joyce trùng khít với nhau. Joyce không phải là
người sáng tạo ra chỉ một nhân vật, cũng không phải là con người của duy nhất một
cuốn sách (nghĩa là ông còn hiện ra ở nhiều cuốn khác nữa), khiến cho bức chân dung tự
họa mà Joyce vẽ nêu lên nhiều vấn đề không dễ có câu trả lời”
(9)
.
*
Vậy điều gì khiến cho gương mặt của Dedalus-Joyce trở nên khó xác định như

vậy? Đã có rất nhiều hướng đi nhằm gỡ nút cho vấn đề rắc rối này nhưng dường như vẫn
chưa có kết luận cuối cùng. Nếu việc Stephen Dedalus tái xuất hiện trong cuốn sách thứ
hai của Joyce đã thổi bùng lên một cuộc tranh luận kéo dài, thì khi anh ta tiếp tục giữ vai
trò trung tâm trong kiệt tácUlysses, vấn đề trở nên phức tạp hơn gấp bội lần. Dẫu không
còn giữ vị trí “độc quyền” như ở hai tác phẩm trước, nhưng Stephen Dedalus đã một lần
nữa “thay hình đổi dạng”, hóa thân thành nhiều hình tượng khác nhau.
Mở đầu Ulysses dường như kể tiếp câu chuyện của tiểu thuyết trước. Gần
cuối Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ, Stephen Dedalus tuyên bố: “Tôi sẽ không phục
vụ điều mà tôi không tin tưởng nữa dù cho nó tự mệnh danh là gia đình, tổ quốc hay
giáo hội”
(10)
.Với quyết tâm như vậy, anh nhất định rời bỏ Ailen, rời bỏ gia đình và từ
chối vị trí trong giáo hội để sang Paris. Có một quãng thời gian bị bỏ trống. Đó là thời
gian Stephen ở Paris, vài tháng sau nhận được tin mẹ ốm nặng, anh trở về Ailen, chịu
tang mẹ. Buổi sáng ngày 16/6/1904 đánh dấu thời điểm gần một năm sau ngày mẹ
Stephen mất.
Vẫn còn đó sợi dây nối kết ba anh chàng Stephen Dedalus lại với nhau. Dường
như lúc quyết định rời bỏ Ailen, Dedalus đã bỏ lại sau lưng mình tất cả những gì thân
thuộc nhất. Dẫu chỉ tái hiện lại quãng thời gian khoảng hai năm học đại học của
Stephen Dedalus, nhưng chính ở cuốn sách đầu tiên, Stephen Hero, nhân vật Daedalus
lại được khắc họa với những đường viền rõ nét nhất. Tính cách nhân vật được bộc lộ
thông qua mọi mối quan hệ gia đình, bạn bè, thầy trò, tình yêu Daedalus của Stephen
Hero là một Daedalus đầy sôi nổi, dẫu vẫn không thoát khỏi cô đơn. Từ bỏ cách thể
hiện còn mang tính chất hướng ngoại,Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ hướng sâu hơn
vào đời sống nội tâm của nhân vật. Tách mình ra khỏi cái bóng của tự thuật, chọn cho
mình một vị trí ở khoảng cách vừa đủ để có thể quan sát đối tượng, vừa mang nhãn
quan của kẻ quan sát và bị quan sát, nhà văn đã tự họa bức chân dung vừa giống vừa
không giống mình. Bỏ bớt đi một chữ “a” trong tên họ, Daedalus giờ chỉ còn là
Dedalus, một biến thể khác, những đường viền của nhân vật cũng vì thế mà mờ nhạt
hẳn đi.

Vẫn mang sứ mạng là kẻ tìm đường, Dedalus sống tiếp cuộc đời mình
trong Ulysses nhưng dường như trong một dạng thức hoàn toàn khác. Vẫn không gian
thành phố Dublin quen thuộc, nhưng giờ đây dường như nó mang một tầm vóc khác.
Gần như tất cả những mối quan hệ cũ của Dedalus trước đây không còn hiện hữu. Cái
gạch nối giữa hai Dedalus trước với anh chàng Dedalus sau cùng này chỉ còn là ký ức
về cái chết của người mẹ và nỗi day dứt khôn nguôi khi để bà nhắm mắt mà không
được toại nguyện.
Không ai phủ nhận anh chàng Stephen Dedalus trong Ulysses vẫn mang cái tên
giống Stephen Dedalus của hai cuốn sách trước. Dường như chẳng ai bận tâm nhiều đến
việc anh ta có mối liên hệ gì với người nghệ sĩ đã sáng tạo ra anh. Họ phải chăng đã trở
thành hai cá thể hoàn toàn riêng biệt và độc lập?
Chẳng mang dáng dấp của thể loại tự thuật cũng như tiểu thuyết tự thuật, nên
nhân vật Stephen Dedalus trong Ulysseskhông khiến người ta bàn cãi nhiều về thân phận
của mình trong mối quan hệ với người sáng tạo ra anh. Khi là một nhân vật của tiểu
thuyết, Stephen hoàn toàn có thể được hư cấu và sống cuộc đời độc lập của cá nhân
mình. Ngoài sợi dây ký ức duy nhất ràng buộc Dedalus với Joyce, anh ta dường như đã
thoát khỏi là cái bóng của Joyce.
Hai Stephen Dedalus trước đã trải qua bao trăn trở suy tư khi thực hiện hành trình
phát triển tâm hồn mình và kiếm tìm con đường sáng tạo tự do. Dẫu cứ coi như là sự tiếp
nối thì chàng Dedalus trong Ulysses cũng không thoát khỏi định mệnh mà số phận đã
ban cho. Hình ảnh con đường mở đầu Chân dung một nghệ sĩ thời trẻ dù không xuất
hiện trực tiếp nhưng vẫn trở thành biểu tượng của sự ra đi và kiếm tìm. Xét về một
phương diện nào đó, Ulysses của Joyce có kết cấu hao hao nhưOdyssey của Homer
(11)
.
Trong sử thi Odyssey, Telemaque rời quê hương đi gặp Nestor, bạn của Odysseus (tức
Ulysse), để hỏi thăm về người cha lưu lạc của mình. Dedalus trong tiểu thuyết của Joyce
vào tám giờ sáng ngày hôm ấy cũng rời khỏi căn tháp trọ để bắt đầu một ngày của anh.
Một ngày không bình thường như bao ngày trước đó, bởi dường như có dấu hiệu cho
thấy anh ta sẽ không quay trở về đó nữa. Căn tháp tượng trưng cho sự vây bọc, đóng kín

và tù túng. Rời khỏi nơi trú ngụ tù hãm, anh cũng thực hiện cuộc kiếm tìm như
Telemaque xưa kia. Nhưng nếu Telemaque tìm kiếm người cha thân sinh ra anh bằng
xương bằng thịt, thì Dedalus lại tìm kiếm người cha tinh thần của mình. Như vậy, xét ở
khía cạnh nào đó, rõ ràng Dedalus đã hóa thân và trở thành nhân vật Telemaque,
Dedalus-Telemaque. Và như vậy, đương nhiên anh ta không còn chỉ là Dedalus - Joyce
nữa; mà họ có vẻ đã trở thành hai cá thể hoàn toàn độc lập.

×