Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Phương pháp hệ thống từ triết học đến nghệ thuật ngôn từ_2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.04 KB, 6 trang )

Phương pháp hệ thống
từ triết học đến nghệ
thuật ngôn từ




Các nhà bác học muốn nghiên cứu và thẩm định như thế nào, cũng luôn chịu sự chi
phối của triết học (Engels). Suy rộng ra, các học giả và những nhà sáng tạo các giá trị của đời
sống tinh thần, dù đề cập và đánh giá bất cứ vấn đề gì của con người và đời sống xã hội, cũng
luôn xuất phát từ tư tưởng triết học đã trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến các hiện tượng
làm biến đổi con người và xã hội ấy. Triết học từng được gọi là khoa học của khoa học, sau
này gọi là phương pháp luận của các khoa học, thì giờ đây càng được nhấn mạnh khi cuộc đối
thoại giữa các nền văn hóa văn minh đang diễn ra sôi nổi trong thời đại toàn cầu hóa. Nhiều
học giả đã đến với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam tìm lại các giá trị
phương Đông cổ xưa; trong khi đó, sau khi Trung tâm châu Âu (Eurocentrism) chấm dứt thời
đại hoàng kim của mình, nhiều học giả đã trở lại với văn minh Hy - La tìm lại những giá trị
theo phương châm: dù thời đại biến đổi song chân lý vẫn tồn tại. Nguyên lý đó đang vận động
và biến đổi dưới nhiều góc độ, hình thái và cơ cấu. Trở lại với phương pháp hệ thống (système)
trong nghiên cứu và thẩm định nghệ thuật, nhất là nghệ thuật ngôn từ, từng bị mờ nhạt trước
nhiều làn sóng và trào lưu hiện đại và hậu hiện đại, là một trong những hướng nghiên cứu đáng
chú ý đang diễn ra ở Tây Âu, là nơi thường phát sinh những ý tưởng, tư tưởng mới mỗi khi có
biến động mang tính liên lục địa - toàn cầu.
Ý niệm hệ thống vốn có trong triết học Aristote về sau được Kant và Hêgel phát triển và
đến giai đoạn đầu của khoa học hiện đại, hệ thống được nâng lên thành hệ thống luận. Theo đó,
“bất cứ một khách thể nào của thế giới hiện thực cũng là một hệ thống”, được cấu tạo bởi nhiều
thành tố, yếu tố có mối liên hệ qua lại và tác động lẫn nhau, tạo thành một chỉnh thể nhất định.
Sau này, các phân tích hệ thống trong nhiều khoa học cụ thể, nhất là chủ nghĩa cấu trúc
(structuralisme), đều có điểm xuất phát từ hệ thống luận ban đầu. Từ đó, các nhà nghiên cứu
dần tìm ra các qui luật vận động và phát triển của đối tượng với tư cách là một hệ thống bộ
phận trong mối tương quan với hệ thống tổng thể. Khi nhà nghiên cứu huy động kiến thức của


nhiều khoa học xã hội và tự nhiên vào nghiên cứu khoa học về con người là nhằm làm nổi rõ
tính tổng thể của hệ thống cấu trúc theo chủ đề cần thẩm định. Đối tượng của văn chương, nghệ
thuật là con người, nắm vững hệ thống cấu trúc là một yêu cầu khách quan.
Giai đoạn sau của thế kỷ XIX, Mác được xem là người đầu tiên đề ra và ứng dụng
những nguyên tắc tổng quát trên bình diện triết học và phương pháp luận của việc lý giải
những hiện tượng đa phức có tổ chức (phénomènes de complexité organiseé), tức các hệ thống,
khi biên soạn tập I bộ Tư Bản nổi tiếng (1867)
(1)
. Khoa học hiện đại quan niệm rằng, các hiện
tượng đa phức không phải là số cộng đơn giản những thuộc tính riêng lẻ của những chuỗi nhân
quả hoặc những thành tố riêng lẻ của chúng; những hiện tượng đó phải được giải thích thông
qua những thành tố và tổng thể những tương liên (interconnexions). Với những khái niệm cổ
điển không thể phân tích những mối liên hệ đó một cách chặt chẽ như toán học, cho nên phải
tìm đến những khái niệm mới và những phương tiện giải thích mới. Nét đặc trưng của những
tìm tòi này là ở quan niệm: mọi tổng thể biến cố liên hệ với nhau có thể được xem là những hệ
thống có chức năng và những phẩm chất ở cấp độ vẹn toàn một cách đặc thù. Quan niệm đó
đang được vận hành như là tiền đề cơ bản cho mọi nghiên cứu thực chứng hiện đại về hệ
thống. Việc xây dựng những nguyên tắc tiếp cận hệ thống trên cơ sở chung của phương pháp
luận duy vật biện chứng, là điều kiện chủ chốt và là tiền đề cho mọi tìm tòi nghiên cứu khoa
học ở bình diện hệ thống luận đạt đến tính ưu trội.
Nói cách khác, mọi hệ thống đều được cấu thành bởi những yếu tố của nó, những yếu tố
này liên hệ với nhau bằng những quan hệ nhất định, chúng tạo thành một tổng thể, tổng thể này
là cái tổng hợp nằm ở nền tảng của hệ thống. Đặc trưng của quan niệm hệ thống luận là một
vận hành đi từ hệ thống đến các yếu tố của nó, các tính chất của các yếu tố sẽ quy định hoàn
toàn các tính chất của hệ thống. Việc nghiên cứu bất cứ đối tượng nào cũng phải nghiên cứu cái
hệ thống mà nó là thành viên. Có hai nguyên tắc gắn liền với việc nghiên cứu hệ thống: một
là nguyên tắc tương quan, nghiên cứu tính chất các mối tương quan (relation), hai là nguyên tắc
chính xác (l’exactitude) gồm hai điểm: tìm cho ra cái hệ thống nhỏ nhất với số tạo thành của nó
(cần thiết cho sự tìm hiểu đối tượng đang được nghiên cứu) và nghiên cứu tác động trong
những giới hạn của hệ thống. Người ta còn đưa ra những khái niệm như hệ thống đơn tính

(système homo - gène), hệ thống nhận thức (système cognytif) cái này chia thành hệ thống cố
định (systèmefixé) và hệ thống nhận thức đang hoạt động (congnitif en action)
Một trong những đặc điểm của tiếp cận hệ thống luận hiện nay là xu thế tổng hợp mọi
bộ môn khoa học thành một tổng thể tri thức. Các khái niệm của hệ thống luận mà khái niệm
trung tâm là “hệ thống”, hiện đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp ấy. So với những
khái niệm như “cộng đồng”, “cấu tạo”, “chức năng”, “toàn bộ”, thì khái niệm “hệ thống”
phong phú hơn, vươn tới sự toàn vẹn và cho phép đề ra những khái niệm khác như “á hệ
thống” (sous système) “siêu hệ thống” (supra - système). Theo truyền thống toán học, khái
niệm “hệ thống” cho phép định ra một tổng thể nào đấy để nghiên cứu nó với tư cách một hệ
thống, không hạn chế việc chọn đối tượng nghiên cứu và có thể dùng nó ở mọi môn khoa học,
khiến nó có khả năng phối nhập rộng lớn.
Hiện nay, cách hiểu về “hệ thống” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau, chủ yếu là
do tính chất của bản thân nó. Mục tiêu của tiếp cận hệ thống luận là xây dựng những
phương tiện nhận thức đặc thù, đáp ứng những yêu cầu về nghiên cứu và quan niệm về
những vật đa phức. Có thể xem đây là hạt nhân phương pháp luận của toàn bộ các việc
tìm tòi nghiên cứu về các hệ thống. Mặc dù cùng dùng chung những khái niệm “hệ
thống”, “yếu tố”, “thành tố”, “cấu trúc”, v.v nhưng do các vật đa phức và các bộ môn
nghiên cứu khác nhau, cho nên xảy ra tình trạng lý giải khác nhau về thực chất của tiếp
cận hệ thống luận, cũng như về toàn bộ các phương pháp hệ thống luận vốn là biểu hiện
của các thực chất kia.
Trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình văn học, nghệ thuật bằng phương pháp hệ thống
cũng có tình trạng tương tự: không phải lúc nào cũng có luận cứ đầy đủ và sâu sắc; hơn nữa, lại
thường lẫn lộn hệ thống với cấu trúc luận.
Một trong những đặc điểm chính của phân tích hệ thống là làm nổi rõ những liên hệ nội
tại của một tổng thể hiện tượng nào đấy, những liên hệ giữa các bộ phận cấu thành của những
hiện tượng xã hội khác nhau, và nghiên cứu sự thống nhất cấu trúc của chúng. Từ thời Aristote
đã nghiên cứu sự toàn vẹn nội tại của các tác phẩm nghệ thuật chân chính. Mỹ học, lý luận và
phê bình văn học thế kỷ XIX đã dành tầm quan trọng hàng đầu cho hiện tượng này. Trong các
sáng tạo của con người, tác phẩm văn học và nghệ thuật là sự sáng tạo sâu đậm hơn cả về “nhất
quán tương liên” (conéxion) nội tại, về thăng bằng, về hình tượng hóa (figuration) toàn vẹn các

ý tưởng và các hình ảnh.
Nhưng khi quan niệm tác phẩm văn học hoặc trào lưu nghệ thuật với tư cách hệ thống,
hoặc chính xác hơn là hệ thống của hệ thống, thì quan niệm đó không chỉ hạn hẹp ở những
quan sát và những thẩm định riêng về sự thống nhất nội tại của chúng với tư cách là sáng tạo
tác phẩm. Cần phải đặt lên hàng đầu việc làm nổi rõ những quan hệ nội tại giữa những hình
thái cấu trúc, những quan hệ giữa các thành tố của chúng. Đây không chỉ là đề cập sự tương
tác giữa các thành tố, mà còn là trật tự, vị trí, vai trò của chúng trong chức năng chung của
nghệ thuật, kể cả nghệ thuật ngôn từ.
Nhiều nhà triết học chân chính trên thế giới đã phê phán quan điểm cho rằng đề tài là
yếu tố số một trong việc biểu hiện quan niệm của tác giả về thế giới hiện thực. Quan niệm đó
của các tác giả còn thể hiện rõ rệt hơn, sâu sắc hơn ở nhiều thành tố khác của tác phẩm, ví dụ
như hệ thống hình tượng, đề tài tương tác với các thành tố khác của tác phẩm và nó chỉ chiếm
một vị trí nhất định trong những quan hệ được sắp xếp thành trật tự của tác phẩm.
Việc phân tích ý niệm và chủ đề (analyse prolémothematique) tuy chiếm vị trí lớn trong
lý luận và phê bình nghệ thuật hiện nay, song vẫn có nhiều phiến diện. Tác phẩm nghệ thuật là
một toàn thể cực kỳ phức tạp gồm hàng loạt đại lượng có giá trị thẩm mỹ. Không thể chỉ xem
những vấn đề thu hút sự lưu tâm của nghệ sĩ, những ý niệm định hình trong tác phẩm là những
cái chủ yếu nhất. Hơn nữa, việc làm nổi rõ những tính toán, những ý tưởng vốn làm bận tâm trí
nghệ sĩ, thường phải đi kèm với việc phân tích tỉ mỉ các tính cách các nhân vật. Ngay cả những
công trình nghiên cứu tương đối tốt ở nhiều nước trên thế giới cũng hầu như không nói gì đến
âm điệu chung của tác phẩm, đến hệ thống nhiều mặt, đến những quan hệ với các hiện tượng
của hiện thực, đến những âm tiết và những sắc thái xúc cảm và biểu hiện riêng biệt của tác
phẩm, đến cái hệ thống mà ngoài nó ra thì không thể có tri giác thẩm mỹ về thế giới.
Sự phân tích và kiểu thức âm điệu của tác phẩm có thể mở rộng và phong phú hóa các
nhìn nhận về cấu trúc nội tại, về nội dung của tác phẩm. Nó giúp ta hiểu rõ hơn tính chất và bề
nổi của những khái quát nghệ thuật. Việc phơi bày cái hệ thống và những quan hệ xúc cảm
được thể hiện ở tác phẩm sẽ còn giúp ta thấy rõ sự muôn vẻ muôn màu của những liên hệ giữa
tác phẩm, đến chỗ làm nổi rõ tiềm năng sáng tạo vốn có ở những tác phẩm lớn. Các nhà lý
luận, phê bình nghệ thuật thường nghiên cứu phần ngôn ngữ của tác phẩm, nhưng những thành
công về ngôn ngữ vẫn không che dấu được những thiếu sót, sai lầm có thật của tác phẩm. Và

nhiều khi, ngôn ngữ chỉ được xem xét ở chỗ nó có phù hợp hay không với những hiện tượng,
những tính cách mà nó diễn đạt. Thế nhưng, vai trò của ngôn ngữ trong tác phẩm văn học
không chỉ thụ động phản ánh mặt này hay mặt khác của môi trường xã hội, của tâm lý nhân
vật, mà chính là chủ động sáng tạo những khái quát nghệ thuật, làm nổi rõ những chất lượng
chủ yếu của nhân vật và của thế giới bao quanh, thì phải có một chọn lựa duy lý, hữu hiệu các
phương tiện ngôn ngữ.
Các hệ thống thẩm mỹ cũng như mọi hệ thống khác, được xác định bởi những nguyên
tắc chủ chốt với một chủ tố (dominante) có tính đặc trưng, đồng thời, những thành tố đặc biệt
của các hệ thống thẩm mỹ lại có một sự biệt lập tương đối. Cái “cảm xúc sáng tạo” theo quan
niệm của nhà phê bình vĩ đại Nga Biêlinxki, là một chủ tố có tầm quan trọng đặc biệt. Cảm xúc
sáng tạo đó bao trùm ý niệm chung của tác phẩm hoặc tổng thể các ý tưởng, chúng xuất hiện
không phải trong hình thức lôgíc trừu tượng mà trong mối liên kết mật thiết với những xúc
động, những say mê của tác giả. Đấy là sự hòa hợp giữa những nhìn nhận chung của tác giả về
các hiện tượng của hiện thực với một thái độ nhất định với các hiện tượng.

×