Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Du kí Việt Nam trên chặng đầu hiện đại hóa _1 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.23 KB, 5 trang )

Du kí Việt Nam
trên chặng đầu
hiện đại hóa



Nếu chủ thể - ký giả là những trí thức, có vị trí cao trong xã hội như thế thì mục
đích du lịch trước hết là thư giãn - sau những ngày căng thẳng ở công sở. Hãy nghe
Nguyễn Mạnh Hồng tác giả Cuộc thưởng ca ở làng Hữu Thanh Oai viết: “Phàm những
khách hàn mặc, xưa nay chỉ cặm cụi vào việc kê cứu quan ma trong chốn văn phòng, thư
viện, ít khi được vận động đến thân thể, thư thái cho tinh thần; tuy về đường học vấn thì
được bổ ích nhiều, nhưng về phép vệ sinh thì lại tổn hại lắm. Cho nên cũng có lúc phải
rời bỏ vòng câu thúc mà ra tiêu dao phóng khoáng ở những chốn nước biếc non xanh,
trăng trong, gió mát; hoặc là đi ngoạn cảnh những chốn lâm toàn, cho khoan khoái tâm
hồn và rộng thêm đường kiến văn, lịch lãm vậy” (III; 139). Cuộc đi như thế là nhằm
mục đích thư giãn đúng như sự quảng bá của các Tour du lịch bây giờ. Và tất nhiên là
được tổ chức một cách chu đáo bởi bạn đi của tác giả - đó là các bậc trí thức lớn như
Phạm Thượng Chi, Nguyễn Đông Châu, Nguyễn Tùng Vân “vốn là những người thích
đi du lãm” Thế nhưng, sau một cuộc du lãm tác giả đã thực hiện được ngay một bài du
ký, bởi họ có thói quen viết, trong tư cách một ký giả; và do thế, những điều họ ghi lại
được như trong cuộc thưởng ca ở làng Hữu Thanh Oai này, cũng như các cuộc khác,
như cuộc trẩy Chùa Hương, cuộc đi bộ từ Hà Nội vào Sài Gòn, cuộc đi chơi Sài Sơn,
cuộc Nam du đến Ngũ Hành Sơn, cuộc hành trình lên mạn ngược, cuộc chơi Phú Quốc,
cuộc du lịch xứ Lào, mấy ngày chơi Thất Khê, cuộc chơi trăng sông Nhuệ, cuộc đi chơi
Huế, rồi Bà Nà, Hà Tiên, Quảng Yên, Chùa Thầy, vân vân đều gợi nhiều hứng thú và
rất có ích cho ta bây giờ; mặc dầu nhiều người trong họ, ở phần cuối bài, bao giờ cũng
giữ một ý khiêm nhường; chẳng hạn, Đông Hồ trong Thăm đảo Phú Quốc: “nhân việc
quan sai mà chuyển thành một cuộc đi chơi con con, chứ dám tưởng là một cuộc du lịch
hay một cuộc quan sát chi đâu ” (II; 293).
Đi, do một nhu cầu thư giãn hay đi vì một công vụ gì đó, thì việc ghi chép những
điều suy ngẫm và mắt thấy tai nghe vẫn là thuộc về tư chất và thói quen của nhà Nho


hoặc trí thức Tây học còn đậm chất Nho. Nếu Đông Hồ viết Thăm đảo Phú Quốcnhân
một “việc quan sai” nho nhỏ thì Phạm Quỳnh đi Pháp, rồi ghi Pháp du hành trình nhật
ký lại do một trách nhiệm lớn: “được quan Thống sứ Bắc Kỳ cử sang Đại Pháp thay mặt
cho Hội Khai Trí Tiến Đức để dự cuộc Đấu xảo Marseille; lại được quan Toàn quyền
đặc phái sang diễn thuyết tại mấy trường lớn ở Paris, ngày 9 tháng 3 năm 1922” (III;
346).
Trở lại tư cách của người viết qua mấy chục du ký - mà ở đây tôi chỉ dẫn 2 trường
hợp là Đông Hồ và Phạm Quỳnh, để thấy phẩm chất của trí thức thuộc cả hai phái Cựu
học và Tân học, cùng với tư cách xã hội đã quy định chặt chẽ nội dung và cách viết của
họ.
Là học giả, là trí thức, lại vừa là hoặc từng là công chức của nhà nước nên mỗi du
ký bao giờ cũng là sự hội đủ các tri thức về địa dư và lịch sử, cùng những cảm khái và
suy ngẫm về thời thế. Mỗi du ký, xen với việc kể, tả thế nào cũng có những suy nghĩ
về xưa và nay, về người và ta, qua đó gửi gắm khát vọng thay đổi đất nước, sao cho
thoát ra khỏi sự lạc hậu và tăm tối, để được bằng người.
Cũng do tư cách và mục đích của người viết là như thế nên giá trị văn chương của
các du ký thường xen lẫn với nhiều giá trị khác - những giá trị mang tính học thuật, như
giá trị sử học, xã hội học, dân tộc học, phong tục học, văn hóa học, địa phương học
Xem cách Phạm Quỳnh thuật chuyện về Paris hoặc du ký về Paris thì thấy rất rõ điều
này. Đây không hẳn là một áng văn chương về Paris, mà là một miêu tả và khảo sát về
Paris, trên rất nhiều phương diện, khiến tôi nghĩ, cho đến bây giờ, có biết bao người đi
Paris như đi chợ, nhưng đã có ai kể lại được cho ta biết cụ thể đến thế về Khải hoàn
môn, Điện Elysée, Bảo tàng Le Louvre, Đại học Sorbonne, Xóm La tinh, Vườn hoa
Luxembourg, Quảng trường La Concorde, Điện Panthéon, Nhà thờ Đức Bà, và Tháp
Eiffen: “cao những 300 thước ( ) khởi dựng ngày 28 tháng Giêng năm 1887, đến ngày
31 tháng 3 năm 1889 mới thành công, nặng cả thảy là 7 trăm vạn cân tây, trong có một
vạn hai nghìn mảnh sắt nối lại với nhau bằng 250 vạn cái đanh sắt nặng cả thảy là 45
vạn cân. Dưới chân có bốn cái bệ bằng đá ” (II; 342). Cách khảo tả tỷ mỉ như thế, cùng
với cách suy ngẫm về người và ta, ở rất nhiều trang, để cho thấy văn minh nước Pháp là
cái văn minh được xây dựng từ nhiều thế kỷ, nên bất cứ hiện vật gì quý giá có liên quan

đến các danh nhân, như chỗ vua Henri 4 bị ám sát, cái sân Molière thường qua lại để đến
nhà hát, cái bao lơn Voltaire thường đứng tựa đều được bảo lưu cẩn thận qua thời gian;
tất cả đều cho thấy đặc trưng nội dung du ký của một thời mà xem ra ông chủ Nam
Phong là người có đủ tư cách đại diện nhất.
Nhân chuyện sang Tây dự đấu xảo Marseille của các ông Vĩnh, Quỳnh, cùng lúc
với chuyến sang Paris của Khải Định, cũng nên nhớ đến sự hiện diện của một người Việt
Nam khác từ vài năm trước đó đã có mặt ở Paris - là Nguyễn Ái Quốc. Trong một thân
phận khác, Nguyễn đã viết bút ký Paris ghi tại chỗ chính cái xóm chung quanh con hẻm
mình ở; và cho diễn vở kịch Con rồng tre và viết truyện ngắn Vi hành để công kích Khải
Định. Lại cũng là một so sánh vui: nhân vật Khải Định này cũng có sự hiện diện trong
du ký và thuật chuyện ở Paris của Phạm Quỳnh. Choáng ngợp trước các đại lộ lớn với
các cửa hiệu to, tràn ngập hàng hóa, tác giả viết: “Vào đến đây chỉ tiếc mình không phải
là một đại phú ông nào để mua đồ cho thỏa chí. Những kẻ hàn sĩ lấy tiền đâu mà sắm
sửa được như người. Nghe đâu có đức Hoàng đế ta chuyến ngự du Âu châu này, sắm
được nhiều đồ vật quý lạ lắm, và thứ nhất là các “trang sức phẩm” ở Paris. Có ông Tây
đã nói với tôi rằng: “Vua anh giàu thật”. Tôi nghĩ bụng: “Rõ ông này lại khen phò mã tốt
áo” (I; 353).
Cùng một thời điểm, trên cùng một sự kiện, từ những điểm nhìn và vị thế khác
nhau, và với khoảng lùi thời gian, ta càng có thêm các dữ kiện mới để quan chiêm và soi
sáng lịch sử.
*
Văn chương trong gắn nối với các mục tiêu học thuật đó là mục tiêu của Nam
Phong, và đó cũng là giá trị toát ra từ các du ký, vốn là một thể trong văn xuôi. Sự xen
cài, giao thoa này là đặc trưng của thời kỳ đầu hiện đại hóa, khi văn chương chưa thoát
ra khỏi mục tiêu giáo huấn, và khi người viết là đứng ở nhiều tư cách, trong đó gồm cả,
hoặc chủ yếu là tư cách học giả(érudit) mà chưa thật sự là nhà văn, theo nghĩa chuyên
nghiệp (écrivain). Chính bởi đặc trưng và mục tiêu đó - vốn là sản phẩm của một thời,
nên Nam Phong tạp chí nói chung (gồm cả du ký) đã thỏa mãn được nhu cầu học tập,
đào luyện của một thế hệ trí thức mới như Thiếu Sơn, Đào Duy Anh Thiếu Sơn viết
năm 1933: “Gần hai chục năm nay không biết Tạp chí Nam Phongcó giúp được chút gì

cho sự giữ gìn đạo đức trong dân gian không thì tôi không được biết. Chứ thực tình nó
đã giúp được sự mở mang tri thức trong quốc dân nhiều lắm”
(1)
. Và Đào Duy Anh, viết
năm 1973: “Tôi tự học văn học Việt Nam và biết viết Quốc văn phải nói thực một phần
không ít là nhờ chuyên đọc Tạp chí Nam Phong. Trong khi dạy học ở Đồng Hới, đồng
thời với việc học thêm chữ Pháp theo một chương trình nhất định, tôi không bỏ việc
nghiên cứu Quốc văn và Hán văn, vẫn lấy Tạp chí Nam Phong làm công cụ chính”
(2)


×