Vài nét về tổ chức của xã hội Văn Lang
qua tài liệu ngôn ngữ học
Trong một bài nghiên cứu về từ “phụ đạo” 1 (Hoàng Thị Châu: Tìm hiểu
từ “phụ đạo” trong truyền thuyết về Hùng Vương Nghiên cứu lịch sử,
số 102, tháng 9-1967) chúng tôi đã nhấn mạnh đến giá trị tài liệu lịch sử
của những từ chỉ chức vị, chỉ thân phận xã hội những lớp người khác
nhau dưới thời các Vua Hùng. Nay tôi trình bày kết quả việc tìm hiệu hệ
thống tên gọi trong truyền thuyết dựng nước của dân tộc.
Chúng tôi sẽ không đề cập đến những từ như lạc vương, lạc hầu, lạc
tướng. Vì đó là cách người Hán gọi tên những người đứng đầu trong bộ
máy chính quyền ở ta bằng những quan chức của họ: vương, hầu,
tướng… phụ thêm với tộc danh Lạc mà họ gọi ta do đặc điểm nông
nghiệp của dân ta.
Phụ đạo được dùng để gọi những người đứng đầu một cộng đồng tộc,
trong các ngôn ngữ các dân tộc thiểu số anh em. Theo nhiều bản ngọc
phả về Hùng Vương thì đó là tên chỉ chức vị gọi những người đứng đầu
các “bộ” hợp thành nước Văn Lang. Đây là một chức vị kế thừa, trái lại
người đứng đầu mỗi kẻ, mà bóng dáng của họ còn để lại gần đây trong
chức tiên chỉ, do dân chọn lấy trong những người lớn tuổi nhất.
Cũng thế, ở các dân tộc Tây Nguyên, cầm đầu buôn, plây là già làng do
dân bầu ra theo nguyên tắc dân chủ nguyên thủy, nhưng chức pơ-tao
tức là thủ lĩnh dân tộc (hiểu theo nghĩa rộng của từ dân tộc) lại là một
chức vụ kế truyền theo dòng dõi.
Những người giúp Hùng Vương trong việc cai trị gọi là bồ chính. Ở dân
tộc Gia-rai, người giúp việc pơ-tao cai quản một số plây cũng được gọi
bằng một từ tương tự là pồ-ta-rinh.
Từ Mỵ nương, chúng ta thường gặp trong truyền thuyết lịch sử, như là
tên của nàng công chúa. Theo chuyện Hồng Bàng, Mỵ nương là danh từ
chung để gọi những người con gái Vua Hùng. Nhiều tác giả cho rằng
“Mỵ Nương” là phiên âm hai từ “mệ nàng” trong tiếng Việt. Nhưng hiện
nay, ta chỉ dùng từ “mệ” để gọi bà già theo tiếng địa phương bắc Trung
Bộ. Tuy vậy, ta có thể tìm hiểu từ này qua những ngôn ngữ anh em.
Trong tiếng Mường có từ mại là “người con gái”; trong tiếng chàm ca-
mái, tiếng Ba-na (Tây Nguyên) mai đều có nghĩa là “con gái”; tiếng Xan-
ta-li (ở Ấn Độ) có từ mai để chỉ “con gái“, “phụ nữ”, “giống cái”. Trong
tiếng Việt, từ mái hiện nay chỉ dùng để gọi loài chim thuộc giống cái
như “gà mái”, “chim mái”. Tiếng Di-oi (ở Quý Châu): mai có nghĩa là
“con gái”, “phụ nữ”; tiếng Lào, Thái trắng gọi người phụ nữ là me-
nhính.
Như trên đã nói, từ nàng và chàng trong tiếng Việt cổ có vẻ trang trọng
hơn bây giờ, tên huý các vị thần con cháu Hùng Vương đều được truyền
tụng để khấn khứa khi cấu cúng với từ “nàng và chàng”. Trong tiếng
Mường gần đây danh từ mại chỉ dùng để gọi những người con gái
thường dân, còn vợ và con gái nhà lang thì được gọi là nàng. Trong
tiếng Tày, tiếng Thái, từ nàng cũng được dành riêng cho nhưng người
phụ nữ quý tộc. Trong tiếng Mã-Lai, In-đô-nê-xi-a, có từ đang để gọi các
“phu nhân”. Theo ngữ âm lịch sử, hai phụ âm d và n thông nhau, có thể
chuyển hoá cho nhau, hơn nữa trong lịch sử tiếng Việt quá trình d
chuyện hoá thành n đã xảy ra khoảng trước thế kỷ thứ 10.
Đối lập với từ nàng, để gọi người phụ nữ qui tộc, người con trai, đàn
ông quý tộc trong các ngôn ngữ Mường, Tày, Thái gọi là lanq, do đó mà
dòng họ quý tộc thì gọi là nhà lang. Tên 18 người con trai Hùng Vương,
theo các thần phả sao chép lại, đều có từ lang và trong ngôn ngữ thờ
cúng truyền miệng thì gọi là chàng như đã nói trên.
Từ quan trong từ ghép quan lang được nhiều tác giả giải thích bằng
tiếng Hán là từ chỉ quan chức. Nhưng theo truyền thuyết thì từ quan
lang đã có từ lâu đời trong thời Hùng Vương: trước khi người Hán sang.
Hơn nữa quan lang được đặt đối lập với từ mỵ nương và còn nói rõ là
dùng để gọi con trai và conc gái các vua Hùng. Những điều truyền
thuyết ghi lại khá phù hợp với tài liệu so sánh ngôn ngữ về từ mỵ nương
như chúng ta vừa thấy: mi được phiên âm từ dạng tương tự như còn
thấy trong các ngôn ngữ dân tộc anh em: mái, mại, mai, me; nương là
do từ nàng, đang. Vậy cả hai từ mị nương có nghĩa là “con gái”, “phụ
nữ”, “giống cái”, duy chỉ khác nhau ở sắc thái tu tù học. Từ thứ nhất có
nghĩa thông dụng rộng rãi hơn, từ thứ hai có vẻ trang trọng, quý phái
hơn. Trong từ ghép quan lang thì từ lang có nghĩa là “đàn ông” và cũng
được dùng với vẻ trang trọng, quý phái trong các ngôn ngữ Mường,
Tày, Thái, gần đây. Ngoài ra, lang lại là một từ thông âm và thông nghĩa
vời từ drang-lo trong tiếng Ba-na là “đàn-ông”, a-rang trong tiếng Ê-đê,
a-rang trong tiếng Chàm ; a-rang trong các ngôn ngứ Mã-lai, In-đô-nê-
xi-a với nghĩa là “người”1 (Xem: Hoàng Thị Châu: Nước Văn Lang và
cương vực của nó qua tài liệu ngôn ngữ học. In trong tập này)
Nếu chúng ta lập thành phương trình; mị nương quan lang:
mỵ = (con gái, giống cái)
nương = (đàn bà quý phái) (Mường, Thái, Tày)
quan = ?
lang = (đàn ông quý phái) (Mường, Thái, Tày)
thì có thể suy ra nghĩa của từ quan là “con trai”, “giống đực” và từ này
đã được tìm thấy trong tiếng Stiêng (ở tỉnh Biên Hòa) là “giống đực”.
Ngoài ra, vì sự gần gũi nhau về âm và về nghĩa, chúng ta có thể nghĩ đến
mối liên hệ giữa từ này vời từ kòn, kẫn, kuôn trong các ngôn ngữ nhóm
Thái có nghĩa là “người”.
Về cách xưng hô của những người tôi tớ, trong bản dịch Lĩnh Nam chích
quái của Nhà Xuất bản Văn hóa in năm 1960, viết là: “Thần bộc, nữ lệ
gọi là xảo xứng (còn gọi là nô ty). Bề tôi gọi là hồn”, và chú thích thêm:
“Bản thứ A.1752 chép: “Thần bộc, nô lệ gọi là ấn ty, gọi là triệu xứng”.
Trong chữ Hán, hai từ “xưng” và “xứng” viết giống nhau. Theo chúng tôi
hiểu, đây là chữ xưng và đoạn văn trên nên dịch là: đầy tớ gái xưng là
xảo, đầy tớ trai xưng là triệu.
Trong tiếng Thái Lan và nhiều ngòn ngữ nhóm Thái thì xảo có nghĩa là
“con gái”, trài là “con trai”. Tiếng Thái Lan gọi di xảo là “chị”, di trài là
“anh”, noọng xảo là “em gái”, noọng trài là “em trai”.
Trong tiếng Chàm, “tôi tớ, nô lệ” gọi là hơ-lun; tiếng Gia-rai cũng có từ
như thế. Điều này giúp chúng ta hiểu thêm chữ hồn chép trong truyền
thuyết: “bề tôi gọi là hồn”.
Trong tiếng Thái (Tây Bắc), từ côn hươn cũng dùng để gọi những người
tôi tớ có thân phận giống như nông nô.
Sự phân tích những từ xưng hô của những lớp người khác nhau trong
xã hội Văn Lang cho ta thấy những từ này đều xa lạ với tiếng Việt thời
cận, hiện đại. Do đó, có thể tin rằng, những người sưu tầm và chỉnh lý
truyền thuyết Hồng Bàng đã khách quan thu thập và ghi chép một cách
chinh xác những từ cổ nói trên, vì chính những từ này đối với bản thân
họ cũng rất xa lạ.
Hệ thông tên kẻ và mạng lưới thổ ngữ giúp chúng ta xác định được, lần
đầu tiên, sự tồn tại của công xã kiểu châu Á ở Việt Nam từ thời nước
văn Lang.
Hệ thống những từ xưng hô gọi chức vị được truyền thuyết phản ảnh
lại cho thấy rằng: dân cư trong xa hội Văn Lang đã không còn thuần
nhất nữa, họ đã phân ra thành những tầng lớp xã hội cách biệt nhau
đến mức đòi hỏi phải có những từ xưng hô riêng cho mỗi lớp người. Và
hệ thống tên gọi này chỉ có thể ra đời sau khi những lớp người ấy đã
hình thành.