Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trận Như Nguyệt năm 1077 - Nghệ thuật quân sự phòng ngự chiến lược đặc sắc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.28 KB, 5 trang )

Trận Như Nguyệt năm 1077 - Nghệ
thuật quân sự phòng ngự chiến
lược đặc sắc



Trận đánh trên sông Như Nguyệt nằm trong tổng thể ý đồ tác chiến
chiến lược của Lý Thường Kiệt (tiến công sang đất địch - tổ chức phòng
ngự chiến lược đề phản công đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của
chúng) là bước phát triền của nghệ thuật giữ nước, khẳng định chủ
quyền dân tộc
Sau thất bại cuối thế kỷ thứ 10, nhà Tống lại cố lao vào chuẩn bị chiến
tranh xâm lược nước ta một lần nữa. Vì vậy, Lý Thường Kiệt đã chủ
động đưa quân sang các châu Ung - Khâm - Liêm phá tan âm mưu của
địch, rồi rút về nước chuẩn bị sẵn sàng đối phó với cuộc tiến công mới
của chúng.

Lý Thường Kiệt đã phán đoán và đánh giá đúng cuộc tiến công của địch.
Kế hoạch đối phó của ông là: đánh bại cánh quân đường thuỷ, không
cho chúng hợp quân với đường bộ; bố trí lực lượng các đội thổ binh của
Phò mã Thân Cảnh Phúc và lực lượng dân binh đánh chặn địch từng
bước trên các cửa ải ở biên giới, và xây dựng chiến tuyến nam sông Như
Nguyệt (sông Cầu) để phòng ngự, nhằm chặn đứng cuộc tiến công của
quân Tống. Tại đây, quân ta đǎ thiết kế lại tuyến phòng ngự dài 80 km,
xác định các khu phòng ngự then chốt, bố trí binh lực thành các lực
lượng "trú chiến'' (phòng ngự tại chỗ) và "thác chiến'' (tiến công cơ
động, làm nhiệm vụ phản kích, phản công).

Đúng như ta dự đoán, ngày 8-l-l077 quân xâm lược Tống tiến vào nước
ta theo hai ngả ở biên giới phía Bắc và một ngả theo đường biển Đông
Bắc. ở phía Bắc, quân địch đã bị các lực lượng thổ binh ta chặn đánh,


vừa tiêu hao vừa làm trì hoãn bước tiến của chúng. Địch phải tiến quân
vất vả, nhất là trước các cửa ải Quyết Lý, Chi Lǎng, và đến 18/l mới đến
bờ Bắc sông Như Nguyệt, đóng thành hai cụm quân: cụm Quách Quỳ và
cụm Triệu Tiết. Trong khi đó ở vùng biển Đông Bắc, quân thuỷ của ta
do Lý Kế Nguyên chỉ huy đã đánh bật về phía sau đạo quân thuỷ của
Dương Tùng Tiên, loại hẳn lực lượng này ra ngoài vùng chiến.

Sau khi tập trung lực lượng tiến hành trinh sát, một đêm đầu tháng 2
Quách Quỳ bắc cầu phao, tung kỵ binh vượt sông đánh vào trận địa ta.
Chúng đột phá qua dải phòng ngự tiến về phía Thǎng Long, nhưng lập
tức bị chặn lại khi cách Thǎng Long khoảng 8 km. Đồng thời ta tung kỵ
binh đột kích cạnh sườn, địch bị rối loạn đội hình, một phần lớn bị tiêu
diệt, phần còn lại vội vã tháo chạy về phía Bắc. Đợt tiến công của địch
bị đẩy lùi.

Sau đó, Quách Quỳ định mở đợt tấn công thứ hai. Nhưng vì phương tiện
thiếu, lại chỉ có thể vượt sông trên hai thuỷ đoạn hẹp (bến Thị Cầu và
bến Như Nguyệt) nên cuộc tiến công thứ hai của chúng bị thất bại. Địch
buộc phải chuyển vào phòng ngự lâm thời chờ cơ hội. Chúng bố trí
thành hai tập đoàn: Quách Quỳ ở Bắc Thị Cầu và Triệu Tiết ở Bắc Như
Nguyệt.

Nắm cơ hội địch đã bị tiêu hao, mệt mỏi, cạn đường tiếp tế qua hai tháng
chiến đấu, Lý Thường Kiệt quyết định tung ra đòn phản công mạnh,
nhằm kết thúc chiến tranh.

Một đêm tháng 3, 400 chiến thuyền của quân ta ngược dòng sông Như
Nguyệt bất ngờ đánh vào cụm quân Quách Quỳ từ hướng Đông. Trong
khi cụm quân này đang mải đối phó, Lý Thường Kiệt nắm đại quân vượt
sông đánh thẳng vào cụm quân Triệu Tiết. Địch bị bất ngờ, bị ta chia cắt

thành từng mảng và tiêu diệt. Thừa thắng, từ hướng Tây Bắc, Lý
Thường Kiệt kéo chủ lực vu hồi vào đạo quân Quách Quỳ cách đó 30
km. Địch lại một lần nữa bị bất ngờ, phải đối phó trên hai hướng, và
cuối cùng phải phá vây chạy về phía Bắc. Đạo quân của Thân Cảnh
Phúc chặn ở Chi Lǎng, cận đại quân ta phía sau truy kích theo. Địch bị
tiêu diệt đại bộ phận và buộc phải rút hết quân về nước.

Những phát triển của nghệ thuật quân sự.

Trận đánh trên sông Như Nguyệt nằm trong tổng thể ý đồ tác chiến
chiến lược của Lý Thường Kiệt (tiến công sang đất địch - tổ chức phòng
ngự chiến lược đề phản công đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của
chúng) là bước phát triền của nghệ thuật giữ nước, khẳng định chủ
quyền dân tộc. Ta đǎ chủ động phòng ngự, phòng ngự trong thế giặc
mạnh và phòng ngự thắng lợi. Trong tác chiến, ta đã kết hợp phòng ngự
chính diện với đánh địch ở phía sau, khiến địch bị tiêu hao, mỏi mệt. Sau
đó nắm thời cơ, ta bất ngờ tung ra đòn phản công mạnh tiêu diệt tập
đoàn chủ yếu của địch, kết thúc chiến tranh. Cùng với các đòn tiến công
sang đất địch, trận Như Nguyệt một lần nữa khẳng định cách đánh giải
quyết nhanh của quân đội nhà Lý. ở đây, lần đầu tiên đã xuất hiện một
phương thức kết thúc chiến tranh với giặc ngoại xâm: trong thế thắng, ta
vẫn chủ động giảng hoà, mở đường cho giặc rút về nước.

×