Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Các vương quốc Ấn đầu tiên trên đất Việt và vùng ĐNÁ từ thời cổ đến giữa TK thứ tư_2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.35 KB, 8 trang )

Các vương quốc Ấn đầu tiên trên đất
Việt và vùng ĐNÁ từ thời cổ đến giữa
TK thứ tư


George Coedes

2. CÁC VƯƠNG QUỐC ẤN ĐỘ TẠI BÁN ĐẢO MÃ LAI TRONG
THẾ KỶ THỨ NHẤT KỶ NGUYÊN THIÊN CHÚA

Rolf Stein đã tin rằng trong văn bản trên Ch’u-tu-k’un phải được đọc là
Ch’u-tu, Tu-k’un, vân vân, và rằng Ch’u-tu phải được xác định là Ch’u-
tu-ch’ien (hay –kan), là xứ mà ông tin là tương ứng với xứ Kattigara của
Ptolemy (19). Xứ sở này, được tạo lập bởi các di dân từ vùng Chu-wu
(bắc Quảng Trị, giữa Cửa Tùng và Cửa Việt), phải được truy tìm tại
vùng Cochin-china, nơi mà những cuộc nghiên cứu gần nhất cũng có
khuynh hướng xác định địa điểm của Kattigara (20). Nhưng có lẽ phải
tách rời Ch’u-tu-k’un với Ch’u-tu-ch’ien.(21)

Tien-sun chắc chắn là đồng nhất với Tun-sun, xứ mà một bản văn thời
thế kỷ thứ năm- đến thế kỷ thứ sáu mô tả như là một xứ lệ thuộc của Phù
Nam (22). Chúng ta có thể chấm định xứ này với một vài xác xuất trên
vùng Bán Đảo Mã Lai, và một cách khá chính xác hơn trên hai bờ biển
của eo đất Kra (23); các dữ liệu rải rác có được về các xứ sở khác cũng
chỉ hướng về cùng chiều hướng này (24). Các cuộc chinh phục của Fan
Shih-man khi đó môt phần sẽ phải xảy ra trên vùng bán đảo, nơi mà một
số văn bản khác của Trung Hoa đã tiết lộ sự hiện hữu của nhiều tiểu
vương quốc Ấn Độ hóa ở một thời kỳ rất sớm.

Một trong những nước cổ xưa nhất này có vẻ là nước Lang-ya-hsiu, mà
sự thành lập đã được Sử Ký nhà Lương (502-556) ghi nhận vào khoảng


“hơn 400 năm trước đó.” (25) Vương quốc này, sẽ tái xuất hiện vào cuối
thế kỷ thứ bẩy dưới các tên Lang-chia-shu, Lang-ya-ssu-chia, vân vân,
chính là vương quốc Langkasuka trong các biên niên ký của Mã Lai và
đảo Java (26); danh xưng của nó tồn tại trong địa dư hiện đại dưới tên
của một chi lưu chảy vào nhánh thượng nguồn của giòng sông Perak
River (27). Xứ này phải nằm dọc theo hai bên sườn của bán đảo và có sự
tiếp cận cùng một lúc với Vịnh Thái Lan nơi miền Pattani (28) và với
Vịnh Bengal, phía bắc Kedah, nhờ thế kiểm soát được một trong những
con đường chuyển vận trên đất liền như đã thảo luận trong chương trước
đây.

Tambralinga, nằm bên bờ biển phía đông của Bán Đảo Mã Lai giữa
Chaiya ở hướng bắc và Pattani ở hướng nam, có trung tâm tại vùng
Ligor (29), nơi có một văn bia bằng tiếng Phạn có nhật kỳ từ thế kỷ thứ
sáu hay sau đó (30). Sự đề cập đến nó trong kinh Phật Giáo bằng tiếng
Pali (*d) (Niddesa; Nghĩa Thích Kinh) bằng danh từ “Tambalingam”
(31) chứng tỏ rằng vương quốc này đã sẵn hiện hữu vào khoảng thế kỷ
thứ nhì.

Trường hợp tương tự cũng xảy ra với Takkola (32), được trích dẫn trong
một văn bản Phật Giáo khác, với tên Milindapanha; đã có một sự đồng ý
chung rằng thị trấn này tọa lạc tại Takuapa nằm bên bờ biển phía tây của
eo đất Kra hay có thể xa hơn về phía nam (33). Về hải cảng mà địa danh
được ký tự sang Hán ngữ là T’ou-chu-li và đôi khi được đồng nhất hóa
với Takkola, Paul Wheatley (34) vạch cho thấy rằng danh từ này trong
thực tế là Chu-li và rằng nó tương đương với địa danh Koli của Ptolemy,
có lẽ ở vùng cửa sông Kuantan. Chính từ địa điểm này mà sứ đoàn được
Phù Nam phái đi sang Ấn Độ hồi thế kỷ thứ ba đã bước xuống tàu.

Nếu chúng ta không kể đến các ngôi mộ bằng đá tảng khổng lồ tại Perak

và Pahang và những sự khám phá các ngọc trai Ấn Độ và “La Mã” tại
Kota Tingi vùng Johore (35), vốn thuộc vào lãnh vực lịch sử nguyên
thủy (proto-history), chính là từ vùng Kedah và vùng Perak mà các di
tích khảo cổ và văn bia cổ xưa nhất của Bán Đảo Mã Lai đã được phát
hiện.

Những sự khám phá đó tại Kedah thuộc về nhiều thời kỳ khác nhau.
Chúng chứng thực tính cổ xưa của địa điểm này, mà chúng ta sẽ lại đựoc
nghe thấy sau này dưới tên trong Phạn ngữ là Kataha và trong tên bằng
Hán ngữ là Chieh-ch’a. Nhưng, như các văn bia và các khám phá khảo
cổ khác (36), chúng cũng không có nhật kỳ lùi xa như của Ptolemy, của
Nghĩa Thích Kinh Niddesa, hay các văn bản của Trung Hoa, tức, lùi xa
mãi đến tận thời kỳ có các cuộc chinh phục của Phù Nam trên vùng bán
đảo. (37)

3. PHÙ NAM (THẾ KỶ THỨ NHÌ ĐẾN THẾ KỶ THỨ BA):

Thật khó để xác định chính xác phạm vi của các cuộc chinh phục của
Fan-Shih-man. Có lý do tốt để xem tên gọi của ông ta như là tiếng phiên
dịch từ tên của nhà vua Sri Mara vốn được đề cập đến trong bia đá khắc
chữ Phạn đầy cổ kính tại Võ Cạnh (trong vùng Nha Trang) (38). Văn bia
này từ lâu được nghĩ là của người Chàm (39), nhưng vào năm 1727
Louis Finot đã gán nó cho một vương quốc chư hầu của Phù Nam (40).
Nếu lý lịch của Sri Mara (41) đồng nhất với Fan Shih-man là chính xác,
bia ký vốn phát sinh từ một hậu duệ của Sri Mara là người đã trị vì,
theo phán đóan từ bản bia ký, trong thế kỷ thứ ba phải được xem là
một trong những nguồn tư liệu về lịch sử của Phù Nam. Điều hiển nhiên
từ bia ký này là vào thời điểm tấm bia đuợc khắc và tại vùng mà bia
được dựng (tức vùng Khánh Hòa ngày nay), Phạn ngữ đã là ngôn ngữ
chính thức của vương triều.


Các văn bản Trung Hoa đã dẫn cho chúng ta biết rằng nhà chinh phục vĩ
đại Fan Shih-man đã chết trên đường viễn chinh chống lại xứ Chin-lin,
hay Biên Cương Vàng (Frontier of Gold), là địa danh, mà chúng ta có lý
do để tin tưởng, tương đương hoặc với Suvannabhumi, xứ Đất Vàng (the
Land of Gold) trong các văn bản tiếng Pali (Ba Lị), hay với từ
Suvarnakudya, Bức Tường Vàng (the Wall of Gold) trong các văn bản
tiếng Phạn (vùng Hạ Miến (Lower Burma) hay Bán Đảo Mã Lai) (42).
Một người cháu trai của Fan Shih-man, tên Fan Chan, hạ sát người kế
ngôi chính thống, Chin-cheng, và chiếm đoạt quyền hành. Nhưng
khoảng hai mươi năm sau, Fan Chan bị ám sát bỏi một người con trai
của Fan Shih-man tên là Ch’ang. Sự trả thù này không phải là không có
hậu quả, bởi đến lượt Ch’ang đã bị hạ sát bởi một viên tướng tên là Fan
Hsun, kẻ đã tự xưng lên ngôi vua.

Những biến cố này đã xảy ra vào khoảng giữa năm 225 và năm 250 (43),
và trong thời khoảng giữa hai năm này, dưới thời trị vì của Fan Chan,
Phù Nam đã tiến tới sự quan hệ với triều đại Ấn Độ tại Murundas và đã
gửi sứ đoàn đầu tiên đến Trung Hoa. Tôi có nhấn mạnh ở đâu đó (44)
rằng tầm quan trọng của “biến cố này, vốn có liên hệ đến các sự quan
tâm về thương mại nhiều hơn về các tham vọng chính trị, mang lại một
tầm quan trọng nào đó cho thời trị vì của vị vua này. Trong thời này, tức
thời Tam Quốc, miền nam nước Trung Hoa (nước Ngô) nhận thấy rằng
nó không thể xử dụng đường bộ bị kiểm sóat bởi nước Ngụy để giao
thương với phương Tây, đã tìm cách thụ đắc bằng đường biển các xa xỉ
phẩm mà nó mong muốn (45). Bấy giờ Phù Nam chiếm ngụ một vị trí
ưu việt trên lộ trình hải thương và tất yếu trở thành một trạm giữa đường
cho các thủy thủ đi qua Eo Biển Malacca cũng như cho các thủy thủ,
nhiều hơn gấp bội, đi ngang qua các eo đất của Bán Đảo Mã Lai. Có thể
Phù Nam còn là trạm chót cho cho hải trình từ phía đông Địa Trung Hải,

nếu quả thực Kattigara của Ptolemy nằm ở bờ biển phía tây của Cochin
China.”

“Thời trị vì của Fan Chan thì quan trọng,” như Paul Pelliot viết (46);
“chính kẻ tiếm ngôi này đã là người đầu tiên thiết lập các quan hệ chính
thức và trực tiếp với các ông hòang của Ấn Độ. Một văn bản của thế kỷ
thứ năm cho biết rằng một nhân vật nào đó tên Chia-hsiang-li, bản dân
của xứ mang tên T’an-yang, có vẻ tọa lạc tại miền tây Ấn Độ, đã đến Ấn
Độ, và từ đó [Ấn Độ ?, chú của người dịch] sang Phù Nam. Chính nhân
vật này đã truyền dạy cho nhà vua Fan Chan những điều kỳ diệu mà
quốc gia này có thể phô diễn cho du khách, nhưng cuộc du hành quá lâu;
vừa đi và về có thể kéo dài ba năm và có thể đến bốn năm. Có phải là
nhà vua Fan Chan đã bị quyến rũ bởi sự tường thuật của Chia-hsiang-li
hay không? Ít nhất chúng ta biết được từ một ngồn tư liệu đáng tin rằng
nhà vua có gửi một trong những thân nhân của ông tên là Su-wu đi trong
một sứ đòan sang Ấn Độ. Nhân vật này lên tàu từ T’ou-chu-li, có lẽ là
Takkola , cho thấy rằng ảnh hưởng của Phù Nam đã vươn xa tới tận
vùng Ấn Độ Dương vào lúc đó. Sứ đòan đã đến cửa sông Ganges và
ngược dòng lên đến thủ đô của một ông hòang không còn gì ngờ vực,
như Sylvain Lévi đã nhận ra, thuộc một triều đại Murunda. Nhà vua Ấn
Độ đã dẫn các khách ngọai quốc đi một vòng thăm xứ sở của mình; sau
đó nhà vua chia tay với đòan khách, gửi cho họ bốn con ngựa của xứ
Indo-Scythian như một quà tặng lên vị vua của đòan khách và cho một
người Ấn Độ tên Ch’en-sung đi tháp tùng. Vào lúc mà Su-wu trở lại Phù
Nam, bốn năm đã trôi qua kể từ ngày khởi hành.”

Cũng chính Fan Chan, theo Sử Ký Thời Tam Quốc (History of the Three
Kingdoms), là người vào năm 243 “đã gửi một sứ đòan (đến Trung Hoa)
để trao tăng vật gồm các nhạc sĩ và các sản vật của xứ sở.”


×