Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Loạn 12 sứ quân ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.75 KB, 6 trang )

Loạn 12 sứ quân






I : Dương Tam Kha Cướp Ngôi Nhà Ngô


Người xưa có câu:
Đắc cơ nhi động tắc năng thành tuyệt đại chi công
Như kỳ bất ngộ, một thân nhi dĩ.
Chữ thời, ôi chữ thời thật là tuyệt diệu. Nếu gặp thời mà hành động
thì có thể thành được công lớn vô cùng, nếu không gặp thời thì than ôi,
dẫu là bậc thánh trí cũng phải chịu chìm đắm mà tiêu tan thôi.
Không ai có thể tạo ra được thời thế, chỉ có thể là do trời ban cho mà thôi.
Tuy nhiên khi thời đến, không phải là người tài trí thì không thể nào nắm
bắt được. Xét việc xưa, trong khi cả nước đang sục sôi căm hận giặc
phương Bắc đô hộ, Trưng nữ vương chỉ cần hô một tiếng thì sáu mươi
lăm thành Lĩnh Nam không phải đánh cũng lấy được cả, đó gọi là gặp thời
và Trưng nữ vương cũng là người tài trí. Lại gặp khi Sỹ Nhiếp mới mất,
dân đang hoang mang lo sợ, Bà Triệu vội đứng lên mưu việc đại sự,
không hiểu rõ lòng dân, chưa biết ý tướng tá, nên chỉ với tám ngàn quân
thôi thì người phương Bắc đã diệt được bà Triệu, còn các tướng lĩnh thì
nhất loạt đầu hàng, nhân dân cũng không kháng cự. Vì sao vậy? Vì là biết
thời nhưng chưa biết hành động sao cho đúng. Lại đến việc phải đi cống
vải vất vả, Mai Thúc Loan tài trí siêu quần vung gươm khởi nghĩa, chỉ một
trận là chiếm được Hoan Châu. Tuy nhiên chỉ dựa vào sức của những
nông phu cống vải, lòng dân lúc ấy chưa theo, lại gặp hơn mười vạn quân
tinh nhuệ của phương bắc nên chưa đầy một năm mà Mai Thúc loan hoàn


toàn bị diệt. Ấy gọi là thời nhỏ không thể làm lên được việc lớn.

Mãi cho đến khi Tĩnh hải quân tiết độ sứ Dương Đình Nghệ gạt ảnh hưởng
của người phương Bắc, đặt nền tự chủ cho nước Việt thì lúc ấy mới gọi là
đại thành sự nghiệp. Lại không xưng vương là hiểu rõ thời cuộc, nhân
dân được ấm no là tài đức hơn người. Tuy nhiên, lại học theo kiểu người
phương Bắc mà nhận đến ba ngàn con nuôi, để cho họ cậy thế làm càn,
chính thống lại chưa ban ra khắp nơi, lãnh thổ chưa thống nhất hết, lại
không hiểu rõ lòng thuộc cấp, nên tai họa gây ra từ đấy. Do đó mới sảy ra
việc Kiều Công Tiễn giết chết Dương Đình Nghệ, chiếm cứ Giao Châu tự
xưng là Tiết độ sứ, lại kéo giặc Nam Hán vào xâm lược đất nước. Ngô
Quyền lúc ấy là thứ sử Ái Châu bèn đem quân ra Giao Châu giết chết Tiễn,
đánh tan quân xâm lược Nam Hán tại sông Bạch Đằng, rồi xưng vương.
Kể từ đây nước Việt hoàn toàn độc lập sau một ngàn năm bị người
phương Bắc xâm chiếm.

Khi Ngô Vương Quyền bệnh nặng, liền gọi Dương Tam Kha và thái tử Ngô
Xương Ngập lại bên giường mà dặn Tam Kha rằng :
- Việc còn mất ở đời không ai biết trước được. Trẫm bệnh hơn một tháng
nay, tưởng rằng có thể qua khỏi được. Nhưng đêm qua trẫm nằm mơ,
thấy có người mặc áo trắng đến bảo với trẫm rằng “nơi này không thể ở
được nữa” rồi nắm tay kéo trẫm bay lên cao. Trẫm nhìn xuống thì kinh
thành đang bốc cháy, có rất nhiều người ở kinh thành trên tay cầm vũ khí,
nhưng duy nhất chỉ có một người dập đám cháy. Rồi người mặc áo trắng
kia kéo trẫm bay thẳng lên trời. Trẫm tự biết mình không sống được nữa.
Nhưng trẫm lo rằng đất nước sẽ gặp phải họa binh đao. Khanh là đại thần
mà trẫm tin tưởng, hãy hết sức vì quốc gia mà tận trung phò tá con trẫm.
Dương Tam Kha khóc mà vâng mệnh.
Vương nói xong thì lấy tay chỉ vào thái tử Xương Ngập rồi nhắm mắt lại.
Lúc ấy trời đất chợt tối xầm, gió lốc nổi lên khắp nơi. Ngô Vương Quyền

băng hà.
Dương Tam Kha vốn là con trai của Dương Đình Nghệ. Khi Ngô Vương
Quyền lên ngôi, vì Kha có công với Ngô Vương trong việc tiêu diệt Kiều
Công Tiễn và đánh bại quân Nam Hán, lại là em trai của vương hậu, nên
được phong chức Đô chỉ huy sứ nắm giữ binh quyền triều đình. Đến đây,
Dương Tam Kha trì hoãn việc lập vua mới, bèn cho gọi bộ tướng thân tín
nhất của mình là Vũ Quốc Đạt đến tướng phủ cùng bàn việc. Vũ Quốc Đạt
là người Ái Châu, thuở nhỏ ham học, lớn lên đi theo Dương Đình Nghệ và
được Dương Đình Nghệ nhận làm con nuôi. Đạt là người cẩn thận, lại rất
thân thiết với Tam Kha nên Tam Kha hết sức tin tưởng. Khi Tam Kha được
phong làm Đô chỉ huy sứ, thì Đạt cũng được bổ nhiệm làm Tham quân
nghị sự làm việc dưới quyền Tam Kha. Dương Tam Kha muốn dò ý của Vũ
Quốc Đạt, nên hỏi thử :
- Tiên Vương đã băng hà, có di mệnh cho ta phò giúp thái tử. vậy ta nên
chọn ngày nào để lập thái tử lên ngôi?
Vũ Quốc Đạt vốn đã biết ý của Kha nên đáp :
- Việc này tôi cũng đã nghĩ đến nhưng chưa dám nói ra.
Tam Kha bảo:
- ông cứ nói.
Vũ Quốc Đạt lạy hai cái mà thưa rằng:
- Ngài bây giờ là đại thần trong triều, ngài muốn trung thành với nhà Ngô
ư? Tôi khuyên ngài hãy suy nghĩ lại. Ngô vương vừa mất, trong nước
chưa có người đứng chủ, sao ngài không nhân cơ hội này mà lên làm chủ
thiên hạ? người xưa có câu “trời cho không lấy, chuốc lấy phần quấy,
thời tới chẳng làm, tai ương sẽ thấy”. Vả lại, nước Việt này vốn dĩ là của
họ Dương, nếu không phải Ngô Vương may mắn trong việc phản bội của
Kiều Công Tiễn, thì mỗi tấc đất, mỗi người dân đều chẳng phải là của ngài
ư? Nếu trước đây Ngô Vương trung thành với họ Dương thì không phải
nói. Đằng này Ngô Vương cậy mình có công, tự lập làm vương, chẳng để
ý gì đến vị trí kế nghiệp của ngài. Vậy thì ngài có ngại gì mà chẳng mưu

việc đại sự? Vả lại hiện nay, các đại thần trong triều đều một lòng tuân
theo ngài. Nếu ngài nghe theo lời tôi thì nên hành động ngay, kẻo lỡ mất
thời cơ.
Dương Tam Kha gật đầu rồi nói:
- Ta cũng đã có ý này, nhưng chưa biết phải dùng kế gì cho toàn vẹn.
Vũ Quốc Đạt bèn hiến kế:
- Việc này chẳng có gì là khó. Hiện tại ngài đang nắm trong tay binh
quyền, trong các quan thì phần nhiều là thân tín của ngài. Bây giờ ngài
hãy vào cung, ép vương hậu làm giả chiếu chỉ mà truyền ngôi vương cho
ngài, như vậy ngài có thể danh chính ngôn thuận mà lên ngôi.
Tam Kha liền làm theo kế hoạch, ngày hôm sau, các quan mặc triều phục
vào chầu, đều quỳ ở dưới. Vương hậu truyền đọc thánh chỉ :
- Đây là di chiếu của Tiên vương, các quan hãy nghe cho rõ. Chiếu viết
“Từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế đã có quy định, hễ ai là hiền tài thì có thể làm
vua thiên hạ. Vì vậy chẳng phải vô cớ mà Nghiêu truyền ngôi lại cho
Thuấn, rồi Thuấn lại truyền ngôi lại cho Vũ, mà là vì Thuấn Vũ vốn là
người hiền tài. Gần đây trẫm thấy trong người khó chịu, dường như
không thọ được lâu nữa. Từ xưa đến nay ai cũng muốn truyền cơ nghiệp
lại cho con, nhưng con trẫm lại không phải là tài giỏi. Hiện tại giặc cướp
trong nước chưa dẹp yên hết mà phương Bắc lại luôn thừa cơ ta sơ hở
mà vào cướp nước. Vì vậy việc xã tắc là trọng hơn cả. Trẫm nhận thấy có
Đô chỉ huy sứ Dương Tam Kha là người vẹn toàn, đức có đủ để mọi
người tin theo, tài có đủ để coi sóc việc nước. Khi nào trẫm rời bỏ xã tắc
mà về với tổ tiên thì hãy đọc chiếu chỉ này truyền cho Đô chỉ huy sứ
Dương Tam Kha thay trẫm cai trị đất nước. như vậy là trên thuận với lòng
trời, dưới hợp với lòng dân, xã tắc được bảo vệ và cũng làm mãn nguyện
lòng trẫm. Nếu kẻ nào có ý không phục, nghĩa là trái với ý trẫm, tội ấy
không thể tha. Nay ban chiếu này bố cáo khắp thiên hạ để cho nhân dân
và các quan đều biết rõ”.
Chiếu chỉ vừa ban ra thì vương hậu truyền Dương Tam Kha bước lên

điện, lấy áo ngự khoác cho Dương Tam Kha rồi truyền cho quan giữ ấn
mang vương ấn giao lại cho tân vương. Các quan đều hô to: “Đại Vương
vạn tuế”.
Dương Tam Kha lên ngôi vương, xưng là Dương Bình Vương tự mình
nắm giữ binh quyền. Vì Dương Tam Kha không có con trai, nên nhận hai
người con trai của Ngô Vương Quyền là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương
Văn làm con nuôi. phong cho Vũ Quốc Đạt làm phụ quốc thái úy, Lã Xử
Bình làm An Quốc Công, Kiều Tri Hựu làm Định Quốc Công. Tất cả các
quan ai cũng biết Dương Tam Kha cướp ngôi và chiếu chỉ kia là giả,
nhưng sợ uy thế của Kha nên chẳng ai dám nói ra.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×