Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG _2 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.05 KB, 8 trang )

CUỘC KHỞI NGHĨA
HAI BÀ TRƯNG









V- CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÃ VIỆN NĂM 42.CN.

Năm 41.CN, vua Hán Quang Vũ được tin triều đình Lĩnh Nam đã được
xác lập, dơ Bà Trưng Trắc làm tôn quân, nên tức tốc hạ lệnh cho các
quận, châu, huyện phía nam là Trường Sa, Hợp Phố và một số nơi
thuộc Giao Chỉ sắp sẵn xe thuyền, sửa sang cầu đường, mở đường
thông các núi khe, chứa thóc lương để dự phòng cho cuộc xâm lăng
sắp tới Ngay sau đó, Hán Quang Vũ lại sai Tô Định dẫn 5 vạn quân đi
trước trở lại Giao Chỉ. Mã Viện vui mừng được Hán Vũ Đế cử làm Phục
Ba tướng quân, cho tổng chỉ huy cùng với phó tướng là Phù Lạc Hầu
Lưu Long, đốc xuất bọn Lâu thuyền tướng quân đem 30 vạn quân tiến
vào nước ta để đánh Trưng Vương.

Quân Hán qua cửa ải Ngọc Quang

1- Cuộc Chiến ở thành Lạng Sơn

Được tin bái về, ở thành Hạ Lôi, Trưng Trắc cử trưng Nhị và hai đại
tướng đem quân lên đánh chặn giặc, giết chết được Tô Định ngay từ
trận đầu giao chiến. Thấy tình thế thất lợi, sau khi qua ải Ngọc Quan,


Mã Viện và Lưu Long dẫn quân đến thành Lạng Sơn lập doanh luỹ cố
thủ thanh thế rất to.

Để chặn đánh quân địch từ ngoài biên ải, Trưng Trắc dẫn toàn bộ đại
quân lên thành Lạng Sơn cự chiến Mã Viện là viên tướng già (lúc này
Viện đã ngoài 70 tuổi) giảo quyệt, biết trưng Trắc đã đem hết quân
đội lên đánh thành Lạng Sơn nên ra lệnh cho quân sĩ cố ý trì hoãn,
kéo dài thời gian tiếp chiến, khiến đại quân của Hai Bà Trưng gặp bất
lợi. Mã Viện chơ Lưu Lang coi giữ 25 vạn quân ở lại cố thủ thành Lạng
Sơn, cầm chân quân đội của Hai Bà Trưng dưới thành, bố phòng ở
những nơi hiểm trọng, không chịu ra đánh. Đại quân của Hai Bà do
vậy phải kìm lại vây thành.

2- Âm mua của Mã Viện

Trong khi tình thế chiến trận kéo dài im ắng, thì Mã Viện dẫn 5 vạn
quân bí mật xuất phát, không kể ngày đêm, cướp đường mà đi, cấp
tốc chỉ trong 5 ngày sau đã đến khu Thanh Trước, dựa vào địa hình
nụ; mà đồn binh, tích trữ lương thảo. Rồi Mã Viện trước hết tấn công
kho quân lương ở Nội Phật dơ bà Thánh Mẫu Dưỡng quản lĩnh, đánh
tan cơ sở hậu cần của quân đội Hai Bà. Sau đó Mã Viện tấn công
thành Cự Triền.

Cự Triền là một thành lớn do Bà Trưng Nhị tổ chức xây đắp để phòng
thủ ở mặt tây bắc cho đô thành Mê Linh. Ở mặt trận này tuy quân đội
của Bà Trưng đã tiến lên Lạng Sơn, nhưng do thành được xây đắp
kiên cố nên Mã Viện không dễ dàng hạ nổi. Địa hình lại hoàn toàn bất
lợi cho quăn Hán, vì thành được xây đắp trên gò Dền giữa cánh đồng
Dền, bốn bề đồng không nước ngập, địa hình trở nên phức tạp. Để lấy
điểm tựa tập kết quân sĩ tấn công thành Dền, Mã Viện đã phải hấp tấp

đưa vàơ địa thế sẵn có của một quả gò nhỏ, gọi là gò Viên (dân đã
quen gọi là gò Vượn) thuộc cánh đồng Vượn) đắp trong một đêm phải
xong.

Một trận chiến quyết liệt đã diễn ra, cuối cùng thì thành Dền cũng bị
hạ. Đình Cư An xã Tam Đồng, di tích thờ Bà Trưng Nhị có đôi câu đối
viết về sự kiện này. Như sau:

Triền thuỷ ba bình phần tử y hi hàm thánh trạch

Viên thành nguyệt hiểu đống yểm ẩn ước hiện thần quang

Nghĩa là: Sóng nước quanh đồng triền (đồng Dền) đã yên, cây cối
nghĩ rằng có công ơn của Thánh Trăng soi thành Vượn, bước tới gần
gò đống như có như không, cũng bày ra biến hoá rõ ràng. Sau khi hạ
thành Cự Triền, Mã Viện không mấy khó khăn khi tiến về đánh thành
Hạ Lôi, đào mộ cha mẹ Hai Bà, yết cung điện. Kinh đô Mê Linh phút
chốc chìm trong máu lên. Sau đó, Mã Viện lại kéo quân lên thành
Lạng Sơn, trong đánh ra, ngoài hợp chiến cùng tiến đánh Hai Bà
Trưng từ hai phía.

3- Trận chiến ở Lãng Bạc

Sau khi bị tổn thất ở thành Lạng Sơn, lại bị quân Hán bức bách ở mặt
trận phía trước và phía sau, nên Bà Trưng rút quân trở về. Đội quân
hai bên gặp nhau ở Lãng Bạc, địa điểm ở vùng 2 huyện Tiên Du- Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Một trận quyết chiến đã xảy ra. Sử ''Toàn thư" chép: ''Vua thấy thế
giặc mạnh lắm, tự nghĩ quân mình ô hợp, sợ không chống nổi, lui về

giữ Cấm Khê''

4- Công cuộc cố thủ cấm Khê

Sau khi rút khỏi mặt trận Lãng Bạc, Trong Vương biết là thành Cự
Triện và kinh đô Mê Linh đã bị thất thủ, Hai Bà tiến lên vùng Cấm Khê
thủ hiểm, tính kế lâu dài. Cấm Khê (sử cũng chép là Kim Khê) là vùng
đất ngập nước bên bờ sông Cà Lồ từ làng Gia Phúc (xã Xuân Đài), qua
làng Cẩm La, Phúc Lộc, Đống Cao của xã Vân Đài, xã Tiên Đài của
tổng Vân Đài huyện Yên Lạc, phủ Vĩnh Tường triều Nguyễn, đến xã
Can Bi tổng Xuân Lãng huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Yên. Trong đó các
làng Cẩm La, Phúc Lộc, Yên Nội, Đống Cao đời Lê trở về trước thuộc
xã Vân Đài hoặc Quan Đài cùng với các xã Xuân Đài Tiên Đài là nơi
tập trung nhất về di tích thờ cúng Hai Bà Trưng.
Ở cấm Khê, quân Hai Bà bị vây hãm mấy tháng liền. Phía trước không
còn đường tiếp lương, cỏ ngựa, phía sau không có quân cứu viện lại
biết thành trì lăng mộ ở nhà (Hạ Lôi) đã bị Mã Viện phá hết, nhưng
không thể tự phá trận để thoát khỏi vòng vây. Biết rằng cơ nghiệp do
chị em gây dựng bấy nay sẽ khống còn, Bà Trưng Trắc tự khẳng định
với mình rằng:

Sinh ra làm người, thà làm quỷ nước Nam, há chau đã bị trói tay bắt
sống, bị người Hán phương Bắc làm nhục?

Thế là Bà chỉ huy toàn quân quyết đánh một trận, quân - thần - tướng
- tá đều bị vây, bị giết ở Cấm Khê. Số còn lại trở về nơi doanh địa cũ
rồi lần lượt bị Mã Viện đánh bại. Thu thắp trong điền dã của chúng tôi
trong khu vực xã Văn Tiến huyện Yên Lạc, thấy có như sau:

- Gò Hang: Thống kê năm 1938 của xã Vân Đài thì trong làng ''có lái

đống gọi là gò Hang, nhưng không biết dưới có hang không''.

Ngày nay gò Hang hiện còn, thuộc thôn Yên Nội. Diện tích khoảng 5-6
sào Bắc Bộ, nhân dân ở đây gọi là gò Cánh Tiên. Hang có cửa vào xây
cuốn vòm như hình chớp bia bằng gạch bìa, ở thành có vạch ô quả
trám. Cửa hang nổi lên trên mặt đất nay mới bị lấp. Chúng tôi nghĩ
rằng người xưa xây như một cái am rồi mới gánh đất đổ lên thành
vòm. Gò có ''hang'' ở dưới nên gọi ''Gò Hang''. Vì vậy đất trên gò gồm
nhiều loại, xồm xộp không hoàn thổ và cỏ không mọc được. Cũng
chưa thấy khai thác trồng trọt. Nay mới lập 1 am nhỏ để mấy nhà bên
cạnh gò thắp hương.

Có thể dơ có gò Hang là một ngôi mộ cổ dùng gạch xây đời Hán mà
vùng này có địa danh Hi Sơn. Tất nhiên còn chờ ở các tài liệu khảo cổ
trong tương lai. Xung quanh gò Hang còn các địa danh: Thầy Vang,
Chùa Tranh, Giếng Tó, Gò Bắc Bếp; Gò Tổng Binh, Gò Cơn Ngựa.

Thầy Vang: Chữ ''Thầy'' theo cách giải thích của địa phương nghĩa là
''bờ lũy''. Thầy Vang nghĩa là bờ lũy Vang. Chữ Vang là địa danh thuộc
thôn Yên Nội.

Chùa Tranh: Tên chữ là ''Phúc Lâm Tự''. Chùa không thờ bằng tượng
Phật mà thờ bằng ''Tranh Phật''. Chùa Tranh thuộc thôn Đống Cao ở
sau đình Đống Cao. Là một hiện tượng hiếm thấy.
Giếng Tó: Là giếng ở trước đình Đống Cao. Tang và thành giếng làm
bằng đất thớ màu vàng. Nước giếng rất trong

Gò Bắc Bếp: Địa danh thuộc thôn Đống Cao, ở cạnh đình Đống Cao.
Đào yên tìm thấy nhiều tro bếp và các ''ông đầu rau''.


Gò Con Ngựa: ở sau đình Đống Cao, cũng gọi là gò ''Đồng Cũ''. Trống
canh tác nhân dân địa phương tìm thấy nhiều gạch bìa cổ, có vạch. Bờ
móng xây bằng vữa đất, xếp từng lượt khi cày sâu vẫn bật gạch tên.

Dưới làng Vân Đài là làng Tiên Đài được nhân dân giải thích là ''Đài
quan sát'' ở phía trước. Làng này xưa chỉ có một họ Trần.

Làng Xuân Đài, địa danh thời cổ là làng Liễu. ở đây có gò ''Tổng binh'',
nơi cớ đền Gia Phúc thờ Hai Bà Trưng. Cả làng xưa chỉ có một họ
Phạm.

Như vậy xã Văn Tiến ngày nay gồm ''3 làng Đài'' xưa là: Tiên Đài,
Xuân Đài và Vân Đài (hoặc Quan Đài gồm: Cẩm La, Phúc Lộc, Đống
Cao, Yên Nội)

Toàn bộ các cánh đồng cấy lúa trồng màu vùng này xưa kia là vùng
đầm lầy bên bờ sông Cà Lồ. Sau đê sông Cà Lồ bị vỡ vào thời Tự Đức,
nên bị bồi lấp nay thành đồng ruộng. Nay là ruộng đất các xã Nguyệt
Đức, Văn Tiến.

Về giai đoạn cuối cùng của cuộc khởi nghĩa ở Cấm Khê, sử CM chép:
''Trưng Vương cùng em gái là Nhị cự chiến với quân Hán, quân vỡ
thếch, đều bị thất trận chết. Sự nghiệp anh hùng cứu nước của họ
Trưng đến đây là kết thúc.

(Theo sách Di tích - sự tích Hai Bà Trưng trên đất Vĩnh Phúc)

Nguồn: vinhphucdost.gov.vn





****


Đại Nam quốc sử diễn ca có đoạn kể về cuộc khởi nghĩa của Hai bà
Trưng đã trở thành quen thuộc đối với người Việt:


Bà Trưng quê ở Châu Phong
Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền
Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần
Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định, dẹp yên biên thành
Kinh kỳ đóng cõi Mê Linh
Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta
Ba thu gánh vác sơn hà
Một là báo phục hai là Bá Vương
Uy danh động tới Bắc Phương
Hán sai Mã Viện lên đường tấn công
Hồ Tây đua sức vẫy vùng
Nữ nhi địch với anh hùng được sao!
Cẩm Khê đến lúc hiểm nghèo
Hai Bà thất thế cùng liều với sông!
Trước là nghĩa, sau là trung
Kể trong lịch sử anh hùng ai hơn.

×