Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA NƯỚC TA VỀ HỒI HAI THẾ LỶ 17 – 18 . docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.04 KB, 6 trang )

CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA
NƯỚC TA VỀ HỒI HAI
THẾ LỶ 17 – 18





Các nhà buôn và các giáo sĩ Tây phương vào nước ta trước hết đều để
chân đến các kinh đô, các thị trấn và hải cảng lớn ở phía Bắc hoặc ở
phía Nam. Các giáo sĩ lưu lại để truyền giáo, và các nhà buôn ngoại
quốc mở cửa hàng cũng đều ở các đô thị lớn. Cho đến các nhà ngoại
giao, các sứ thần đi giao thiệp về các việc trọng đại, cũng phải đến
các kinh đô, nơi vua chúa lập triều đình và đặt các cơ quan chính trị
và hành chính. Vì thế mà các thị trấn lớn được người ngoại quốc để ý
và nói đến rất nhiều. Các di tích của họ để lại ở xứ ta cũng đều tụ tập
ở các nơi đó cả. Nay mỗi khi ta đọc lại những tập ký sự của các nhà đi
bể và các giáo sĩ đến nước ta trước tiên, không những ta có thể biết
được nhiều điều mà các chính sử không hề chép, mà lại còn được
trông thấy những cảnh tượng lạ mắt về các đô thành cổ, và về cách
sinh hoạt của ông cha ta thưở trước. Những cuốn ký sự đó thực là
những tài liệu quý giá cho cuốn “Việt Nam xã hội và Văn hóa sử” sau
này.

Chúng tôi muốn đem phô diễn trước mắt các độc giả những cảnh Hà
Nội, Phố Hiến, Huế, Cửa Hàn, Faifo, Quy Nhơn cổ theo các quan sát
của các nhà buôn và giáo sĩ ngoại quốc, là vì các nơi đó rất có quan
hệ đến lịch sử nước ta và lịch sử việc truyền đạo Thiên Chúa ở xứ
này.

Trong cuốn “Description du royaume de Tonkin” của Samuel Baron do


H.Deseille dịch tiếng Anh ra và xuất bản ở nhà in Viễn Đông Hà Nội,
có tả rõ về kinh đô Kẻ Chợ của xứ Bắc kỳ hồi đó, Samuel Baron là một
nhà buôn Anh do Công ty Ấn Độ ở Bantam phái sang mở hiệu buôn ở
Hà Nội cùng phố Hiến vào năm 1681 đã viết:

“Thành phố Ca-cho (Kẻ Chợ, Hà Nội) là thủ đô xứ Bắc kỳ. Thành phố
đó ở vào bắc vỹ tuyến 21 độ và cách bể độ 40 dặm. Về diện tích
thành phố đó có thể so sánh với nhiều thị trấn khác ở Á châu: còn về
dân số thì thành phố đó còn đông hơn nhiều nơi, nhất là trong hai
ngày mồng một và rằm mỗi tháng là các ngày phiên chợ, dân các làng
lân cận đem các hàng hóa kéo về đó đông không thể tưởng tượng
được. Có nhiều phố rộng rãi, quang đãng vào những ngày đó thì đặc
những người, đến nỗi lách đường đi qua đám đông được độ trăm bước
trong nửa giờ là một sự rất may mắn. Tất cả các đồ đạc bán trong
thành phố, mỗi thứ bán ở một phố riêng, và các phố đó còn chia làm
một hai hoặc nhiều khu là nơi chỉ người ở trong khu mới có thể mở
cửa hàng được, chẳng khác gì các hội và các nghiệp đoàn trong các
thành phố Âu châu vậy.

Triều đình của vua, của các ông Hoàng, và của đại tướng và các tòa
án tối cao, đều lập ở đây. Tôi chỉ có thể nói các triều đình đó chiếm
những khu đất rộng, các dinh thự bề ngoài trông rất xoàng vì đều xây
bằng gỗ. Các nhà ở khác đều làm bằng tre và những tấm phên đan
rất vụng. Rất ít nhà cửa xây bằng gạch, trừ các cửa hàng của người
ngoại quốc là những ngôi nhà rực rỡ hơn hết.

Khi đứng trước ba lớp thành và lâu đài cổ, người ta phải lấy làm ngạc
nhiên, những di tích còn lại tỏ ra rằng thành ấy ây vững vàng có
những cửa lớn và đẹp lát bằng một thứ cẩm thạch; lâu đài cổ chu vi
độ 6 hoặc 7 dặm, cứ xem các cửa ngõ, sân và các gian nhà còn lại

cũng đủ biết lâu đài đó trước kia rất đẹp đẽ, lộng lẫy. Trong khu thành
đó, lại có những trại của một quân đội lớn lúc nào cũng dự bị sẵn
sàng, và kho chứa binh khí của nhà vua ở trên bờ sông gần một bãi
cát mới bồi”.

Các người Âu châu đã qua thăm Kẻ Chợ về hồi thế kỷ 17, cũng có
người để ý đến các thành trì và lâu đài cổ mà Baron đã nói trên nầy;
nhưng không mấy ai tìm thấy di tích. Ngay đến các sách địa dư cổ của
các tiền triều cũng nói về thành trì và cung điện ở Hà Nội tức Đông
Kinh, Đông Đô tức Long Biên và Thăng Long thưở xưa, nhưng không
được rõ ràng. Cuốn “Hà Nội địa dư chí” có chép rằng: “Năm đầu niên
hiệu Thuận Thiên nhà Lý (1010) đã định đô, xây cung điện và hoàng
thành. Thành có bốn cửa, cửa Đông là cửa Tường Phù, cửa Tây là cửa
Diệu Đức, cửa Nam là cửa Đại Hưng, cửa Bắc là cửa Quảng Phúc. Phía
ngoài có xây thành bằng đất. Niên hiệu Thiên Thành thứ hai (1029)
xây thành ở chung quanh gọi là Phương thành; đến đầu đời nhà Trần,
nhân đó lại xây nội thành gọi là Long phượng thành. Đến đầu niên
hiệu Quang Thuận nhà Lê (1460) xây Đại la thành và theo lệ nhà Lý,
nhà Trần, xây Phương thành rộng tám dặm”.
Những thành trì, cung điện ở Thăng Long đó, hồi thế kỷ 17 cũng chỉ
còn lại một ít di tích như Baron đã nói trên kia. Các di tích đó sau mấy
thế kỷ nữa đã cùng với thời gian tiêu tán, nên đến cuối thế kỷ 19, bác
sĩ Hocquard dự vào cuộc chinh phục ở Bắc kỳ chỉ còn trông thấy một
cái cổng đổ nát là tất cả di tích về thành trì và lâu đài từ đời Lý để lại.

Bác sĩ đã viết trong cuốn “Campagne au Tonkin”: “Chúng tôi cưỡi
ngựa đi nước đại tiến vào một con đê cao hai bên bờ đầy những
xương rồng, con đê ấy tiếp với con đường đi Sơn Tây. Đường này chạy
giữa đồng ruộng đưa ta đến thẳng dưới chân thành. Về phía này người
ta đi vào thành Hà Nội qua một cái cổng đổ nát, hai bên có hai mảnh

tường đã phá quá nửa, đó là tất cả di tích thành ngoài của Hà Nội.
Những mảnh tường còn lại dày tới hai thước rưỡi xây bằng gạch trát
mạch bằng xi măng rất chắc chắn. Lâu đài lớn bằng cẩm thạch của
các vua xứ Bắc mà các du khách hồi trước đã từng ca tụng, chắc ở về
phía cửa này. Chúng tôi trong lúc dạo chơi đã từng tìm các di tích
nhưng không thấy gì cả. Baron đã trông thấy các di tích đó vào năm
1680, cho rằng lâu đài đó đã xây từ thế kỷ 12 dứơi triều Lý, chiếm
một khoảng rộng hàng mấy dặm. Chắc hẳn các di tích đã dần dần bị
vùi sâu dưới đất, vì chúng tôi đã hết sức tìm mà không hề thấy di tích
gì cả”.

Cha Marini người Ý đã nói trên kia, cũng tả cảnh Hà Nội và lâu đài rất
lộng lẫy của nhà vua về thế kỷ 17: “Nếu ta muốn đi từ kinh đôt ức là
thị trấn mà vào triều tức làa lâu đài nhà vua ở với tất cả các quan thì
chúng ta sẽ trông thấy không những một lâu đài mà cả một thị trấn
rất đẹp và rộng, tuy về cách kiến trúc không có gì là lạ, cả về cách
chạm trổ và các đồ đạc cũng không có gì đặc sắc.

Số lính canh và các quan văn võ rất đông, voi ngựa và khí giới đạn
dược rất kỳ lạ và quá hẳn sự tưởng tượng của người ta. Tuy cung của
vua ở chỉ xây bằng gỗ, nhưng ở đấy có rất nhiều đồ vàng, đồ thêu,
những chiếu và thảm rất tốt và đủ các màu sắc để tô điểm, thực
không đâu sánh kịp. Người ta còn trông thấy trên những cửa tò vò
bằng đá và những bức tường rất dày, lâu đài của nhà vua, đó là một
công trình kiến trúc mà người ta cho là của người Tàu khi họ còn cai
trị trong xứ này. Nay lại nói đến hoàng cung ở trong khu đó, và là nơi
vua thường ở, thì ta biết rằng lâu đài đó xây trên một rừng cột rất
chắc chắn, cao chỉ bằng một tầng gác và phải qua những bậc tam cấp
mới lên tới. Kèo cột trong lâu đài đó làm rất kỹ và rất đẹp không nhà
nào bằng. Khi xây lâu đài đó người ta đã gọi những nhà kiến trúc và

thợ khéo ở khắp trong nước đến, vì chỉ những hạng đó mới được làm
các công việc đó, còn thường dân và bọn phu dịch thì không được dự
vào các công việc của nhà vua. Lâu đài hiện nay còn lại xây trên một
chỗ cao, và người Bắc kỳ, nếu muốn xây một lâu đài khác, thì bao giờ
họ cũng chọn một vị trí tốt để có thể trông ra cả vùng và để tránh nạn
nước lụt.

Các phòng trong cung vua rất rộng, các hành lang đều lợp kín và rất
dài, sân rất rộng để tiện cho các quan văn võ đến chầu. Phía trong là
nơi các cung nhân ở, chỗ nội cung đó canh giữ rất cẩn mật chẳng
khác gì một nhà tù kín hay một nơi nhà giam. Các nhà ở nội cung
cũng khác nhau, có cái đẹp hơn dành cho những vị cung tần được nhà
vua sủng ái; nhưng các nhà đó bao giờ cũng thấp hơn cung vua. Các
hoạn quan và thị vệ cũng có nhà ở trong khu đó, cả các quan trong
triều cũng thế.

Số cung nhân không nhất định, vì nhà vua muốn có bao nhiêu là tuỳ
theo ý muốn mình, mỗi cung nhân lại có nhiều thị nữ theo hầu. Số đó
vào khoảng 5, 6 trăm người; những người dưới số một trăm gọi là
cung nữ…”

Theo cuốn địa dư của Samson Abbeville là sách làm cho vua nước
Pháp dùng vào năm 1552 thì Kẻ Chợ, kinh đô Bắc kỳ chu vi rộng độ
20 dặm và dân số độ một triệu (một con số ước lượng quá đáng vì
ngày nay cũng chưa được nửa triệu), lại có tên gọi là Đông Kinh.

×