Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA NƯỚC TA VỀ HỒI HAI THẾ LỶ 17 – 18 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.78 KB, 5 trang )

CÁC ĐÔ THỊ LỚN CỦA
NƯỚC TA VỀ HỒI HAI
THẾ LỶ 17 – 18





Còn ở Trung kỳ thì Faifo, Tourane là những hải cảng có người
ngoại quốc đến trước hết. Tại Faifo đầu thế kỷ 17, khi các giáo sĩ đầu
tiên đến, đã có một phố của người Nhật và người Tàu ở. Trước và đầu
thế kỷ 17, đã có nhiều thuyền buôn của Nhật có giấy phép của nhà
vua ban cho thường đến buôn bán ở hai thị trấn trên này và cả ở
Vinh. Từ Nhật đến giang sơn của chúa Nguyễn hồi đó, có hai đường
hàng hải, một đường từ Trường kỳ đến Faifo và một đường nữa từ
Trường kỳ đến Vinh.

Năm 1615, giáo sĩ Buzomi đã thấy có nhiều nhà buôn Nhật ở Faifo và
năm 1618, giáo sĩ Borri, nói Faifo là “một thành phố và hải cảng đẹp
nhất nước có nhiều người ngoại quốc đến”. Giáo sĩ này còn nói rằng
“người Tàu và Nhật là những người ngoại quốc buôn bán với nước
Nam nhiều nhất, mỗi năm họ đến một hải cảng là nơi có phiên chợ
họp. Chúa Nguyễn cho phép người Tàu và người Nhật được chọn một
khu để lập nên thị trấn, cho phiên chợ họp được dễ dàng hơn. Thị trấn
đó là Faifo; thị trấn đó rất lớn nên có thể nói là gồm hai thị trấn, một
của người Tàu, một của người Nhật. Mỗi thị trấn ở riêng một khu và
có viên quan Tổng trấn cai trị riêng theo luật lệ mỗi nước”.

Từ 1614 [4], ở Nhật bắt đầu cấm đạo, nên các người Nhật theo đạo
Thiên Chúa, theo lời giáo sĩ Alexandre de Rhodes, mỗi năm ba bốn lần
sang Việt Nam rất đông để giữ cho trọn bổn phận về tôn giáo và lấy


cớ để buôn bán.

Đến 1634, chúa Nguyễn ra lệnh cấm đạo, những người Nhật theo đạo
ở Faifo nhiều người bỏ đạo, vì có thế thì mới có thể ở lại buôn bán
được.

Từ Tourane đến Faifo, hồi thế kỷ 17, có thể giao thông bằng đường
thuỷ trong một vũng bể dài, vũng đó hiện đã bồi. Hồi đó ở Tourane
cũng có một ít người Nhật ở trên bờ phía tây vũng bể Tourane.

Tại Faifo hiện nay vẫn có một chiếc cầu gọi là cầu Nhật Bản…[5] Chắc
hẳn cầu cũ của người Nhật đã hỏng từ lâu chỉ còn lại cái tên mà thôi.
Gần Faifo người ta còn tìm thấy ba ngôi mộ cổ của người Nhật sang
buôn bán lúc xưa khi chết chôn ngay tại đấy. [6]

Ở Vinh thì hiện nay không còn thấy di tích gì về việc người Nhật đến
buôn bán hồi thế kỷ 17. Người ta chỉ biết rằng các tàu Nhật ngày xưa
đến buôn bán ở phía bắc Trung kỳ thường đậu ở phía trên Vinh, tại
chợ Phúc Lệ thuộc phủ Hưng Nguyên ngày nay. Ở đấy có một ông
quan coi việc cấp giấy phép cho họ được bán và mua hàng hóa.

Ở Nhật hiện nay người ta còn giữ được nhiều vật kỷ niệm về cuộc
thông thương giữa người Nhật và nước ta hồi 300 năm trước. Tại nhà
thờ riêng của họ Chaya sang buôn bán ở xứ Đàng Trong vào hồi từ
1615 đến 1624. Lại một bức họa tứ bình nữa vẽ một chiếc tàu của
Chaya Matajorô Shiurrokn đang tiến vào vũng Tourane hiện còn giữ
tại nhà thờ của họ Chaya.

Một họ Nhật nữa, trước làm nghề hàng hải, họ Kadoya hiện đang giữ
được một bức bản đồ đi bể bằng da cừu về đường bể từ Trường kỳ

đến Faifo, có hai đường dùng kim bàng đục thủng chỉ rõ mỗi ngày tàu
đi được đến đâu trong lúc đi và lúc về. Trong các người Nhật sang
buôn bán ở Trung kỳ thưở xưa, có một người tên là Araki Sotarô hồi
năm 1620, đã lấy một người trong họ Tôn thất nhà Nguyễn. Người đó
tên là Amô đã theo chồng về Nhật ở mãi đến năm 1645 mới chết. Mộ
người đàn bà Việt Nam này hiện còn ở đền Daio-ji tại Trường kỳ, và
con cháu họ này hiện còn giữ được một tấm gương ở nước Nam đem
về.

Ngoài các thị trấn nói trên, hồi đó ở tỉnh Pulocambi [7] tức là Quy
Nhơn ngày nay, một tỉnh của Chiêm Thành mới sáp nhập vào đất
nước Nam dưới quyền chúa Nguyễn còn có hai thành phố nhỏ là Nước
Mặn và Nước Ngọt. Hai thị trấn này đều có đề rõ trong bản đồ nước ta
của giáo sĩ A.De Rhodes và đều ở phía Bắc Quy Nhơn. Nước Mặn là nơi
các giáo sĩ Buzomi, P.Di Pina và Cristoforo Borri đã được vị trấn thủ
tỉnh Pulocambi cho phép ở để truyền giáo trong mấy năm. Theo lời
giáo sĩ Borri thuật trong tập ký sự của giáo sĩ để lại, thì tại Nước Mặn
cũng có nhiều phố xá, đông dân cư và thuyền bè đi lại buôn bán. Viên
trấn thủ Pulocambi lại sai người xây cho các giáo sĩ một ngôi nhà thờ
và một dinh cơ làm trú sở cho các nhà truyền giáo Tây phương.

Ở trên, chúng tôi đã nói rõ tình hình nước Việt Nam ta và các nơi đô
thị cùng hải cảng ở nước ta trong các thế kỷ 16, 17 và 18 là để cho
độc giả biết rõ giới hạn của hai xứ Bắc, Nam ở nước ta và quen dần
với tên các nơi cố đô và thị trấn cổ của ta hồi đó. Có thế khi biết đến
công cuộc truyền giáo hồi đầu tiên, ta mới nhận thấy những sự gian
nan trong công cuộc đó.

Chúng tôi còn cần nói rõ chữ Cochinchine (do chữ Caunchi-China chữ
Tây Ban Nha và chữ Caoci-Cina chữ Ý mà ra) là nguyên từ chữ

Kiaotche (Giao Chỉ) rồi sau thêm vào chữ China để cho khỏi lầm với
Cochin ở Ấn Độ. Chữ đó ngày nay là tên xứ Nam kỳ; bắt đầu từ thế kỷ
17, người Âu đã dùng để chỉ các tỉnh từ Linh giang trở vào thuộc
quyền chúa Nguyễn. Chữ Tonkin hoặc Tonquin (Đông Kinh) là dùng
để chỉ đất thuộc quyền chúa Trịnh ở phía Bắc Linh giang. [8]
Sau này chữ An Nam, Việt Nam là chữ cả họ Nguyễn và họ Trịnh đều
dùng để chỉ cả đất nước Nam ở dưới quyền vua Lê và sau này sẽ là
giang sơn của nhà Nguyễn từ đời Gia Long cho đến ngày nay.

Các sách địa dư cổ của người Âu châu như cuốn của Samson Abbeville
làm cho Pháp hoàng hồi 1652 đã vẽ bản đồ bán đảo Đông Dương rất
rõ ràng và gần đúng các bản đồ ngày nay. Trong cuốn đó lại tả rõ cả
hai xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn và Bắc kỳ về chúa Trịnh rất rõ
ràng, nói đến cả phong tục và sản vật theo đúng như các nhà du lịch
và các giáo sĩ đã biết.

Trước hồi này, các sách địa dư Âu châu hồi thế kỷ 14, 15 chỉ một đôi
cuốn sách nói đến Chiêm Thành mà không thấy nói đến tên nước ta.
Ở miền Viễn Đông lúc đó, theo lời tả của Marco Polo, các sách địa dư
người Âu chỉ chép là có nước Tàu và một miền Tiểu Ấn Độ (Inde
Mineure) đối với miền Đại Ấn Độ (Inde Majeure) tức là Ấn Độ ngày
nay. Trong các bản đồ Á châu của người Âu vẽ hồi đó vẽ hình bán đảo
Đông Dương chưa rõ như bây giờ, chỉ thấy vẽ một con sông “Indies
tinis” mà có người đã cho đó là sông Nhị Hà ở Bắc Kỳ bây giờ.

Xem thế ta đủ biết chỉ từ cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, người Tây
phương mới biết rõ và bắt đầu để ý đến bán đảo Ấn Độ China này.

×