Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Sự hình thành và phát triển của thơ hiện đại Trung Quốc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.29 KB, 7 trang )

Sự hình thành và phát
triển của thơ hiện đại
Trung Quốc





I. Quá trình hình thành và giai đoạn đầu trong lịch sử phát triển của thơ mới
Trung Quốc
Thơ ca cổ điển Trung Quốc phát triển đến cuối đời Thanh, hình thức của nó đã
không còn thích ứng với nhu cầu của xã hội. Thế nên, ngay từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, đặc biệt sau khi cuộc biến pháp Mậu Tuất thất bại, đứng trước nhu cầu cải cách, Lương
Khải Siêu đã hô hào thực hiện cuộc cách mạng trong thơ. Trong Hạ Uy Di du ký viết năm
1899, ông nói: “Nếu China không thực hiện cuộc cách mạng thơ ca thì e rằng vận mệnh thơ
ca sẽ tuyệt… và lúc này chính là thời điểm chín muồi cho việc cải cách”. Không chỉ nêu
cao ngọn cờ “cách mạng thi giới”, Lương Khải Siêu còn nêu rõ ba tiêu chuẩn mà thơ ca
Trung Quốc cần đạt tới ở thế kỷ XX. Đó là, thơ cần mang ý cảnh mới (tân ý cảnh), ý cảnh
mới ấy phải được diễn đạt bằng những danh từ, thuật ngữ mới (tân ngữ cú), và điều quan
trọng không kém là, quyết không được rời bỏ phong cách thơ của người xưa (dĩ cổ nhân chi
phong cách nhập chi)”. Cái gọi “ý cảnh mới” theo Lương Khải Siêu chính là sự cao viễn
thâm trầm của lý tưởng (“lý tưởng chi thâm thuý hoành viễn”) được thi nhân biểu đạt trong
thơ; những danh từ, thuật ngữ mới chính là những danh từ, thuật ngữ có nguồn gốc Âu
châu, ở đây chúng sẽ đóng vai trò tạo ra tính mới mẻ trong thơ; việc chủ trương kế thừa
phong cách thơ ca truyền thống chứng tỏ Lương Khải Siêu chỉ chú trọng cải cách về mặt
tinh thần, tức nội dung của tác phẩm, chứ chưa đặt nặng vấn đề cải cách hình thức. Chủ
trương cải cách thơ ca của Lương Khải Siêu rõ ràng có phần giống chủ trương “độc tích tân
giới nhi uyên hàm cổ thanh” (mở ra thế giới thơ mới nhưng vẫn hàm dưỡng phong cách
truyền thống) mà Tiền Huyền Đồng đã nêu ra trước đó, hơn nữa những quan điểm của
Lương Khải Siêu được nêu ra với tư cách một nhà phê bình, chứ chưa phải với tư cách một
nhà thơ, thế nên, mớ lý thuyết này thực sự còn tồn tại rất nhiều bất cập.


Người đầu tiên đứng từ góc độ nhà thơ đề xướng cách tân thơ ca ở Trung Quốc chính
là Hoàng Tôn Hiến. Trong Nhân cảnh lô thi thảo tự tự, ông đứng từ mối quan hệ giữa thơ,
người và việc (sự) để đưa ra chủ trương thơ ca cần biểu đạt tư tưởng tình cảm, biểu đạt
những vấn đề của nhân sinh, của thời đại; ông cũng chủ trương dẹp bỏ mọi cấm kị, nhấn
mạnh “vật mà thơ xưa chưa từng tả, cảnh giới mà thơ xưa chưa từng viết, tất cả những điều
mắt thấy tai nghe, đều đem gửi gắm vào thơ”. Không chỉ có vậy, ở góc độ hình thức, ông
còn chủ trương dùng hình thức đơn bút vận hành vào thể văn biền ngẫu, dùng phép “co
duỗi ly hợp” (thân súc ly hợp) của các nhà cổ văn áp dụng cho thơ. Điều này ở góc độ nhất
định thể hiện tính tự do hoá, tản văn hoá trong thể chế của thơ cổ điển, thế nhưng, dẫu cho
thơ Hoàng Tôn Hiến có được Lương Khải Siêu coi trọng, nhưng thơ ông vẫn chưa đạt đến
chuẩn “thi giới cách mạng” của Lương Khải Siêu. Bởi chính Lương Khải Siêu đã từng chỉ
ra rằng, ý cảnh và từ ngữ kiểu Âu châu trong thơ Hoàng Tôn Hiến, phần nhiều là những
danh từ chỉ vật chất tạp nhạp, gắn kết lỏng lẻo với nhau, còn phần tư tưởng thì hầu như
thiếu hẳn. Chu Tự Thanh trong lời dẫn phần Thi tập sách Trung Quốc tân văn học đại hệ,
khi đánh giá về phong trào “thi giới cách mạng” đã viết: “Cuối đời Thanh, các vị Hạ Tăng
Hựu, Tiền Huyền Đồng… đã mang ý nguyện cải cách thi giới, nhưng “thơ mới” mà họ làm,
chẳng qua là chọn vài danh từ mới đưa vào thơ để biểu đạt sự khác biệt. Cuộc cách mạng
này tuy thất bại, nhưng từ góc độ quan niệm, có ảnh hưởng cực lớn đối với cuộc vận động
sáng tác thơ mới”.
Sự đột phá mang tính cách mạng ở lĩnh vực thơ ca hiện đại Trung Quốc được đánh
dấu bằng cuộc cách mạng Ngũ Tứ. Vào tháng 2 năm 1917, tạp chí Tân thanh niên đăng tải
chùm thơ bạch thoại gồm 8 bài của Hồ Thích, những bài thơ lần đầu tiên xuất hiện trong
lịch sử thơ mới này tuy đều sử dụng bạch thoại, nhưng vẫn chưa thoát ra khỏi sự bó buộc
của thể thức thơ từ truyền thống. Vào tháng 1 năm 1918, Tân thanh niên lại tiếp tục đăng tải
chùm thơ bạch thoại 9 bài của ba tác giả Hồ Thích, Thẩm Y Mặc và Lưu Bán Nông. Trong
đó bài Nhất niệm của Hồ Thích được viết với những dòng thơ bạch thoại hết sức bình dị và
tự nhiên; bài Nhân lực xa phu của ông là những dòng tự sự mang đậm chất tản văn.
Bài Tam huyền của Thẩm Y Mặc không chỉ dùng phương thức mới, ngôn ngữ mới biểu
hiện cuộc sống, mà tác giả còn chú ý cả đến sự hài hoà của âm vận và hiệu quả của nó tác
động lên thính giác của người nghe. Bài Tương cách nhất tằng chỉ của Lưu Bán Nông là

bài thơ đầu tiên thuộc dòng thơ mới mang nội dung nhân đạo, biểu đạt sự đồng cảm của tác
giả với những con người sống dưới đáy của xã hội. Có thể nói, 9 bài thơ này, không chỉ
mang tính đột phá so với quy chuẩn của thơ ca truyền thống, mà còn có công xác lập thể
thức mới cho thơ bạch thoại Trung Quốc, một thể thơ tự do với số dòng thơ khá hạn chế và
lượng chữ thuộc mỗi dòng tương đối đồng đều nhau.
Tháng 3 năm 1920, Hồ Thích cho xuất bản Thường thức tập, đây cũng là tập thơ
bạch thoại đầu tiên thuộc phong trào Ngũ Tứ. Hồ Thích cho rằng, các cuộc cách mạng văn
học xưa nay luôn bắt đầu bằng việc giải phóng văn thể, vậy nên theo ông, muốn có nội
dung mới, tinh thần mới, thơ ca trước hết cần phá bỏ ngay những xiềng xích còn đang trói
buộc mặt tinh thần của thơ. Với tư cách là người đầu tiên đề xướng dùng bạch thoại viết
thơ, quan điểm cho rằng thể thức của thơ cần tự do và không bị câu thúc bởi cách luật của
Hồ Thích không chỉ mang ý nghĩa tích cực cho sự ra đời của thơ mới, mà còn là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời thi phái tự do đầu tiên trong lịch sử thơ mới Trung Quốc ở
giai đoạn cách mạng Ngũ Tứ. Ở giai đoạn này, tập thể các nhà thơ mới có thơ đăng tải
trên Tân thanh niên ngoài Hồ Thích, Lưu Bán Nông, Thẩm Y Mặc, còn có các tên tuổi như
Trần Độc Tú, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân, Lý Đại Chiêu… Các vị này nhìn chung đều có một
điểm chung, tức đều mang trong lòng nhiệt tâm muốn sáng tác thơ bạch thoại theo thể thức
tự do. Trong số các tác phẩm của họ, đáng chú ý nhất có Tiểu hàcủa Chu Tác Nhân, bài thơ
cấu tứ theo lối ẩn dụ, với lối khẩu ngữ nhẹ nhàng sáng sủa, ám thị những xung đột mang
tính bi kịch đến từ những hoạt động trái với quy luật tự nhiên của con người, thông qua đó
tác giả còn gửi gắm khát vọng giải phóng tư tưởng, giải phóng cá tính của chính mình, của
thời đại. Tiểu hà được coi là cột mốc đánh dấu sự trưởng thành của thơ mới, đồng thời cũng
đánh dấu sự thoát ly hoàn toàn của thơ mới với thể thức thơ từ truyền thống.
Tiếp sau Tân thanh niên, các tạp chí Tân triều, Tinh kỳ bình luận… đều tập hợp được
một lực lượng khá lớn các tác giả có hứng thú sáng tác thơ mới, trong số đó nổi bật có thể
kể đến Du Bình Bá với tập thơ Đông dạ, Khang Bạch Tình với tậpThảo nhi, Chu Tự Thanh
với Tông tích, Vương Thống Chiếu với Đồng tâm, Lương Tông Đại với Vãn đảo… Các
nhà thơ thuộc Hội nghiên cứu văn học gồm Trịnh Chấn Đạc, Chu Tác Nhân, Từ Ngọc Nặc,
Quách Thiệu Ngu, Diệp Thiệu Quân, Lưu Diên Lăng, Chu Tự Thanh lại hợp sức cho ra đời
tập thơ Tuyết trào, càng tỏ rõ thực lực của lực lượng sáng tác thơ mới. Với tôn chỉ “nghệ

thuật vị nhân sinh”, các nhà thơ đã ý thức rõ rệt trong việc đem bối cảnh xã hội cùng thực tế
cuộc sống sinh hoạt của người dân thể hiện vào thơ. Chính nhờ tính tích cực này, thơ mới
Trung Quốc ngay từ giai đoạn đầu đã mang đậm khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa, thể
hiện rõ nét ở một số khía cạnh như: coi trọng hiện thực, trực tiếp đối diện với mọi vấn đề
nhân sinh, vạch trần sự thối nát, ung nhọt của xã hội, đồng thời còn xem thơ mới như một
công cụ hữu hiệu can thiệp vào cuộc sống, vào xã hội.
Trong số các nhà thơ thuộc Hội nghiên cứu văn học Trung Quốc, Chu Tự Thanh
được coi là người có thành tích nổi trội nhất. Trong Hủy diệt, một bài thơ dài với bút pháp
giàu chất trữ tình, tác giả đã thể hiện nỗi khổ đau day dứt triền miên, trạng thái nghi ngờ
cùng tâm lý mâu thuẫn, muốn huỷ diệt tất cả của cả một thế hệ thanh niên sau khi cách
mạng Ngũ Tứ bước vào giai đoạn thoái trào. Với tập Tông tích, thơ Chu Tự Thanh thực sự
đã bước vào giai đoạn thuần thục cả về nội dung lẫn hình thức, đặc biệt đáng trân trọng là
tinh thần trọng hiện thực trong thơ ông. Tập thơ Giá thời đại của Vương Thống Chiếu cũng
rất đáng được quan tâm, bởi trong thơ thông qua hệ thống hình ảnh cực kỳ mông lung, tác
giả muốn chuyển tải đến người đọc vị đắng chát của cuộc sống cõi nhân gian. Băng Tâm
với lối thơ ngắn, nội dung giàu tính triết lý, bà luôn tỏ ra đặc biệt có sở trường trong việc
nắm bắt và thể hiện những thăng hoa của cảm xúc lẫn suy tư. Hai tập thơ tiêu biểu Phồn
tinh và Xuân thủy của Băng Tâm mang dấu ấn thơ Rabindranath Tagor đậm nét, vừa trong
trẻo đáng yêu vừa thấm đẫm chất trữ tình cùng ý nghĩa nhân văn. Những bài thơ ngắn đã
phần nào phản ánh không khí tự do, xu thế giải phóng cá nhân, giải phóng tư tưởng mà
cách mạng Ngũ Tứ trực tiếp đem lại.
Trong thời kỳ Ngũ Tứ, cùng khát vọng giải phóng khỏi những ràng buộc nghiêm
ngặt của lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do luyến ái, tự do hôn nhân của đại bộ phận nam
nữ thanh niên, các nhà thơ thuộc thi phái Bên Hồ (Hồ Bạn) gồm Uông Tĩnh Chi, Phùng
Tuyết Phong, Phan Mạc Hoa, Ưng Tu Nhân đã hợp sức lần lượt cho ra đời hai tập thơ Hồ
bạn và Xuân đích ca tập, nội dung chủ yếu xoáy vào đề tài nói trên. Ngoài ra, Uông Tĩnh
Chi còn xuất bản riêng hai tập thơ Huệ đích phong và Tịch mịch chi quốc. Những tác phẩm
này không chỉ thể hiện tinh thần đấu tranh vì tự do luyến ái, mà còn cổ vũ chí khí dũng
cảm, quyết đạp bằng những hủ lậu của giai cấp phong kiến.
II. Các trường phái thơ mới Trung Quốc

Đại biểu cho thành tựu cao nhất của thơ mới Trung Quốc ở thời kỳ đầu chính là chủ
soái thi đàn của thi phái Sáng Tạo, nhà thơ lãng mạn Quách Mạt Nhược. Cách mạng Ngũ Tứ
xảy ra cùng với hàng loạt những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội bị phơi bày, đã khiến một bộ
phận lớn thanh niên tiến bộ trong xã hội thức tỉnh. Những người này phần lớn đều bất mãn
với thực trạng xã hội, nhưng đứng trước thực tế không đường hướng phấn đấu, họ lại lún sâu
vào khổ đau và day dứt. Trước tình thế nêu trên, một số nhà thơ đã tìm thấy nguồn động viên
cùng sức mạnh từ thơ ca của chủ nghĩa lãng mạn Âu Mỹ. Những người này cùng việc phấn
đấu cho lý tưởng, họ đồng thời có ý thức trong việc tố cáo, phơi bày những xấu xa, hủ lậu của
chế độ phong kiến; hơn nữa, với tư cách một lực lượng đối nghịch với trật tự xã hội cũ, lại
luôn trung thành với lý tưởng, hành động của giai cấp mình, đã dẫn đến tất yếu việc họ phải
tiếp nhận chủ nghĩa lãng mạn, đồng thời xem nó là một nguyên tắc nghệ thuật, chỉ đạo thực
tế sáng tác của chính mình, đây có lẽ cũng là nguyên nhân chính giải thích tại sao Quách Mạt
Nhược cùng tập thể các nhà thơ thuộc phái Sáng Tạo sùng bái chủ nghĩa lãng mạn.
Nữ thần là tập thơ tiêu biểu của Quách Mạt Nhược ở giai đoạn này, phần lớn các bài
thơ trong tập được viết vào năm 1920. Sáng tác của ông thường tập trung vào cái cao cả,
lớn lao, thể hiện tinh thần khai sáng vĩ đại của cách mạng Ngũ Tứ, cũng là tinh thần chung
của thời đại. Thơ ông thoát ly lối thơ nhỏ bé, tức lối thơ chuyên đi vào khai thác những vẻ
đẹp tế vi của sự vật hiện tượng cùng những rung động tinh tế trong thế giới tình cảm của
con người, sáng tạo ra lối thơ hào phóng với điệu thức hùng hồn, tiết tấu nhanh gấp, bao
quát vạn vật mà lại không chút câu thúc. Do cảm nhận và nắm bắt đúng nhịp đập của thời
đại, thơ ông thường mang đầy ắp tinh thần của thập kỷ 20, thứ tinh thần khai sáng vĩ đại của
cách mạng Ngũ Tứ, luôn hòa quyện cùng sự hào hứng và lý tưởng cao đẹp của cá nhân tác
giả. Tiếp sau Nữ thần, Quách Mạt Nhược còn liên tiếp cho ra đời các tập thơ Tinh
không, Tiền mâu, Khôi phục,…
Đề xướng lối thơ lãng mạn ngoài Quách Mạt Nhược còn có Thành Phỏng Ngô, Kha
Trọng Bình thuộc thi phái Sáng Tạo, cùng Tưởng Quang Từ và một số nhà thơ khác thuộc
thi phái Thái Dương. Tưởng Quang Từ từng có thời gian khá dài du học tại Liên Xô (từ
1921 đến 1924), tập thơ Tân mộng thực chất là một tập hợp các tác phẩm được ông viết
trong thời gian này. Trong tập thơ này, với lối thơ hào sảng, chất trữ tình lãng mạn thấm
đẫm, tác giả đã cụ thể hóa chủ nghĩa lãng mạn vào việc ngợi ca lý tưởng cách mạng của giai

cấp vô sản; thế nhưng do tập thơ được sáng tác bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, vậy nên nội
dung thơ có phần xa rời hiện thực, thậm chí đôi chỗ sa vào phù phiếm, thiếu tính gắn kết
với hiện thực xã hội Trung Quốc. SauTân mộng, Tưởng Quang Từ còn cho ra đời hai tập Ai
Trung Quốc và Chiến cổ. Ở hai tập thơ này, tuy chất lãng mạn có phần suy giảm, thay vào
đó là sự ai oán bi thương, nhưng nhìn chung từ đầu đến cuối tác giả vẫn luôn trung thành
với tôn chỉ của chủ nghĩa lãng mạn.
Chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thi phái Sáng Tạo, còn có các nhà thơ thuộc thi phái
Trầm Chung, đặc biệt là Phùng Chí, một trong những thành viên chủ chốt của thi phái này.
Thơ Phùng Chí hào sảng, cảm xúc lãng mạn tuôn trào, trong tập Tạc nhật chi ca, bằng bút
pháp uyển chuyển tinh tế cùng sự rung động chân thực của con tim, tác giả tập trung ngợi
ca tuổi trẻ, ngợi ca tình yêu cùng những cung bậc tế vi của tình yêu; trong tập Bắc du cập kỳ
tha, ngoài bút pháp lãng mạn, chất hiện thực có phần gia tăng, điểm này đồng thời cho thấy
sự chuyển hướng trong quan niệm sáng tác của tác giả. Nhìn chung thơ Phùng Chí thể hiện
nỗi ai sầu “như mây tựa khói” của cá nhân tác giả, nhưng nó đồng thời mang tính khái quát,
khái quát tâm lý sầu muộn của một tầng lớp thanh niên sau cách mạng Ngũ Tứ đang chìm
trong sự bế tắc về mặt lý tưởng.

×