Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Lý luận về tiền công và sự vận dụng lý luận tiền công trong chính sách tiền lương ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.11 KB, 18 trang )

BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM THÁNG
Môn: Nguyên lý II



DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM 5
Lớp ĐH Kế toán – K14B
STT Họ và tên Mã sinh viên Xếp loại Ghi chú
1 Trịnh Thị Thu A Nhóm trưởng
2 Lê Thị Trang 1164010126 A Thư kí
3 Lê Thị Trang 1164010124 A
4 Lê Thị Trang 1164010125 A
5 LêThị Trang 1164010127 A
6 Lý Thị Trang A
7 Nguyễn Thị Trang 1164010129 A
8 Nguyễn Thị Thủy A
9 Hoàng Thị Thăm A
10 Hoàng Ngọc Linh Trang A
11 Hoàng thị Trang A
12 Lê Thị Thu A
BỐ CỤC BÀI THẢO LUẬN
PHẦN I : Lý do chọn đề tài
PHẦN II: Cơ sở lý luận tiền công của Mác
1. Bản chất kinh tế của tiền công
2. Các hình thức cơ bản của tiền công
3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
PHẦN III: Sự vận dụng lý luận tiền công trong chính sách tiền lương ở
nước ta hiện nay
1. Chính sách công
2. Một vài vấn đề về lực lượng lao động ở Việt Nam
3. Thực trang lao động ở Việt Nam


4. Chính sách tiền lương ở Viêt Nam
PHẦN IV: Những giải pháp đặt ra
1. Chính sách tuyển dụng cho người lao dộng thôi việc
2. Đổi mới cơ chế chính sách đào tạo bồi dưỡng và sử dụng lao động kỹ
thuật.
3. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý tiền lương và thu nhập
PHẦN V: Kết luận
PHẦN I: Lý do chọn đề tài
Từ trước đến nay "tiền lương" luôn là vấn đề cấp thiết đối với người lao
động. Một số chế định tiền lương thích hợp sẽ tạo ra động lực lớn kích thích
người lao động hăng say sáng tạo và cống hiến cho xã hội. Chính sách tiền
lương ở nước ta ban hành năm 1993 đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập. Vì vậy, đại
hội IX của Đảng khẳng định: " Phải cải cách cơ bản chế độ tiền lương, nâng cao
đời sống của người hưởng lương, chống đặc quyền đặc lợi". Cải cách tiền lương
ở nước ta diễn ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, vì vậy phải đảm bảo không xa rời lý luận của cách mạng về tiền
công( tiền lương), mà điểm mấu chốt là tiền lương phải đảm bảo đầy đủ giá trị
sức lao động.Thấy rõ được tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao
động nhóm em đã chọn đề tài:" Lý luận tiền công của Mác và sự vận dụng lý
luận tiền công trong chính sách tiền lương ở Việt Nam".
PHẦN II: Cơ sở lý luận tiền công của Mác
1. Bản chất kinh tế của tiền công
Ở bề ngoài của đời sống xã hội tư bản, công nhân làm việc cho nhà tư bản
một thời gian nhất định, sản xuất ra một lượng hàng hoá hay hoàn thành một số
công việc nào đó thì nhà tư bản trả cho một số tiền nhất định gọi là tiền công.
Hiện tượng đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền công là giá cả của lao động.
Sự thật thì tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động, vì lao động
không phải là hàng hoá. Sở dĩ như vậy là vì:
- Nếu lao động là hàng hoá, thì nó phải có trước, phải được vật hoá
trong một hình thức cụ thể nào đó. Tiền đề để cho lao động vật hoá được là phải

có tư liệu sản xuất.
Nhưng nếu người lao động có tư liệu sản xuất, thì họ sẽ bán hàng hoá do
mình sản xuất ra, chứ không bán "lao động".
- Việc thừa nhận lao động là hàng hoá dẫn tới một trong hai mâu thuẫn về
lý luận sau đây: thứ nhất, nếu lao động là hàng hoá và nó được trao đổi ngang
giá, thì nhà tư bản không thu được lợi nhuận (giá trị thặng dư); điều này phủ
nhận sự tồn tại thực tế của quy luật giá trị thặng dư trong chủ nghĩa tư bản. Thứ
hai, còn nếu "hàng hoá lao động" được trao đổi không ngang giá để có giá trị
thặng dư cho nhà tư bản, thì phải phủ nhận quy luật giá trị.
- Nếu lao động là hàng hoá, thì hàng hoá đó cũng phải có giá trị. Nhưng
lao động là thực thể và là thước đo nội tại của giá trị, nhưng bản thân lao động
thì không có giá trị. Vì thế, lao động không phải là hàng hoá, cái mà công nhân
bán cho nhà tư bản chính là sức lao động. Do đó tiền công mà nhà tư bản trả cho
công nhân là giá cả của sức laođộng.
=> Bản chất của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là giá trị hay giá cả
của sức lao động, nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao
động.
Hình thức biểu hiện đó đã gây ra sự nhầm lẫn. Điều đó là do những tình hình sau
đây:
+ Thứ nhất, đặc điểm của hàng hoá sức lao động là không bao giờ tách
khỏi người bán, nó chỉ nhận được giá cả khi đã cung cấp giá trị sử dụng cho
người mua, tức là lao động cho nhà tư bản, do đó bề ngoài chỉ thấy nhà tư bản
trả giá trị cho lao động.
+ Thứ hai, đối với công nhân, toàn bộ lao động trong cả ngày là
phương tiện để có tiền sinh sống, do đó bản thân công nhân cũng tưởng rằng
mình bán lao động. Còn đối với nhà tư bản bỏ tiền ra là để có lao động, nên
cũng nghĩ rằng cái mà họ mua là lao động.
+ Thứ ba, lượng của tiền công phụ thuộc vào thời gian lao động hoặc
số lượng sản phẩm sản xuất ra, điều đó làm cho người ta lầm tưởng rằng tiền
công là giá cả lao động.

Tiền công đã che đậy mọi dấu vết của sự phân chia ngày lao động thành
thời gian lao động tất yếu và thời gian lao động thặng dư, thành lao động được
trả công và lao động không được trả công, do đó tiền công che đậy bản chất bóc
lột của chủ nghĩa tư bản.
2. Các hình thức cơ bản của tiền công
Tiền công có hai hình thức cơ bản là : tiền công tính theo thời gian và
tiền công tính theo sản phẩm.
- Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công mà số lượng của nó
ít hay nhiều tuỳ theo thời gian lao động của công nhân (giờ, ngày, tháng) dài hay
ngắn.
Cần phân biệt tiền công giờ, tiền công ngày, tiền công tuần, tiền công tháng.
Tiền công ngày và tiền công tuần chưa nói rõ được mức tiền công đó cao hay là
thấp, vì nó còn tuỳ theo ngày lao động dài hay ngắn.
=> Để đánh giá chính xác mức tiền công không chỉ căn cứ vào tiền công
ngày, mà phải căn cứ vào độ dài của ngày lao động và cường độ lao động. Giá
cả của một giờ lao động là thước đo chính xác mức tiền công tính theo thời gian.
- Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công mà số lượng của nó
phụ thuộc vào số lượng sản phẩm hay số lượng những bộ phận của sản phẩm mà
công nhân đã sản xuất ra hoặc là số lượng công việc đã hoàn thành.
Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định. Đơn giá tiền công
được xác định bằng thương số giữa tiền công trung bình của công nhân trong
một ngày với số lượng sản phẩm trung bình mà một công nhân sản xuất ra trong
một ngày,
=> Về thực chất, đơn giá tiền công là tiền công trả cho thời gian cần thiết
sản xuất ra một sản phẩm. Vì thế tiền công tính theo sản phẩm là hình thức
chuyển hoá của tiền công tính theo thời gian.
Chính vì vậy, hiện tiền công tính theo sản phẩm, một mặt, giúp cho nhà tư
bản trong việc quản lý, giám sát quá trình lao động của công nhân dễ dàng hơn;
mặt khác, kích thích công nhân lao động tích cực, khẩn trương tạo ra nhiều sản
phẩm để nhận được tiền công cao hơn.

3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế
Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán
sức lao động của mình cho nhà tư bản. Tiền công được sử dụng để tái sản xuất
sức lao động, nên tiền công danh nghĩa phải được chuyển hoá thành tiền công
thực tế. Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hoá
tiêu dùng và dịch vụ mà công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của
mình.
Tiền công danh nghĩa là giá cả sức lao động, nên nó có thể tăng lên hay
giảm xuống tuỳ theo sự biến động của quan hệ cung - cầu về hàng hoá sức lao
động trên thị trường. Trong một thời gian nào đó, nếu tiền công danh nghĩa
không thay đổi, nhưng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ tăng lên hoặc giảm
xuống, thì tiền công thực tế sẽ giảm xuống hay tăng lên.
Tiền công là giá cả của sức lao động, nên sự vận động của nó gắn liền với
sự biến đổi của giá trị sức lao động. Lượng giá trị sức lao động chịu ảnh hưởng
của các nhân tố tác động ngược chiều nhau. Nhân tố tác động làm tăng giá trị
sức lao động như sự nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động, sự tăng
cường độ lao động và sự tăng lên của nhu cầu cùng với sự phát triển của xã hội.
Nhân tố tác động làm giảm giá trị sức lao động, đó là sự tăng năng suất lao động
làm cho giá cả tư liệu tiêu dùng rẻ đi. Sự tác động qua lại của các nhân tố đó dẫn
tới quá trình phức tạp của sự biến đổi giá trị sức lao động, do đó dẫn tới sự biến
đổi phức tạp của tiền công thực tế.
Tuy nhiên, C.Mác đã vạch ra rằng, xu hướng chung của sản xuất tư bản
chủ nghĩa không phải là nâng cao mức tiền công trung bình mà là hạ thấp mức
tiền công ấy. Bởi lẽ trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, tiền công
danh nghĩa có xu hướng tăng lên, nhưng mức tăng của nó nhiều khi không theo
kịp mức tăng giá cả tư liệu tiêu dùng và dịch vụ; đồng thời thất nghiệp là hiện
tượng thường xuyên, khiến cho cung về lao động làm thuê vượt quá cầu về lao
động, điều đó cho phép nhà tư bản mua sức lao động dưới giá trị của nó, vì vậy
tiền công thực tế của giai cấp công nhân có xu hướng hạ thấp.
Nhưng sự hạ thấp của tiền công thực tế chỉ diễn ra như một xu hướng, vì

có những nhân tố chống lại sự hạ thấp tiền công. Một mặt, đó là cuộc đấu tranh
của giai cấp công nhân đòi tăng tiền công. Mặt khác, trong điều kiện của chủ
nghĩa tư bản ngày nay, do sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công
nghệ nên nhu cầu về sức lao động có chất lượng cao ngày càng tăng đã buộc giai
cấp tư sản phải cải tiến tổ chức lao động cũng như kích thích người lao động
bằng lợi ích vật chất. Đó cũng là một nhân tố cản trở xu hướng hạ thấp tiền công
PHẦN II: Sự vận dụng lý luận tiền công trong chính sách tiền lương ở
nước ta hiện nay
1. Chính sách công :
Ở các nước phát triển và các tổ chức kinh tế quốc tế, thuật ngữ “Chính
sách công” được sử dụng rất phổ biến. Có thể nêu ra một số quan niệm sau:
- Chính sách công bao gồm các hoạt động thực tế do chính phủ tiến hành
(Peter Aucoin, 1971).
- Chính sách công là một tập hợp các quyết định có liên quan lẫn nhau
của một nhà chính trị hay một nhóm các nhà chính trị gắn liền với việc lựa chọn
các mục tiêu và các giải pháp để đạt các mục tiêu đó (William Jenkin, 1978)
- Chính sách công là cái mà chính phủ lựa chọn làm hay không làm (Thomas
R. Dye, 1984
Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của nhà nước có ảnh hưởng một
cách trực tiếp hay gián tiếp đến cuộc sống của mọi công dân (B. Guy Peter,
1990)
- Chính sách công là một kết hợp phức tạp những sự lựa chọn liên quan
lẫn nhau, bao gồm cả các quyết định không hành động, do các cơ quan nhà nước
hay các quan chức nhà nước đề ra (William N. Dunn, 1992).
- Chính sách công bao gồm các quyết định chính trị để thực hiện các
chương trình nhằm đạt được những mục tiêu xã hội (Charle L. Cochran and
Eloise F. Malone, 1995)
Nói cách đơn giản nhất, chính sách công là tổng hợp các hoạt động của
chính phủ/chính quyền, trực tiếp hoặc thông qua tác nhân bởi vì nó có ảnh
hưởng tới đời sống của công dân (B. Guy Peters, 1999).

Thuật ngữ " chính sách công " luôn chỉ những hành động của chính phủ
chính quyền và những ý định quyết định hành động này; hoặc chính sách công
là kết quả của cuộc đấu tranh trong chính quyền để ai giành được cái gì (Clarke
E. Cochran, et al, 1999)
Chính sách là một quá trình hành động có mục đích mà một cá nhân hoặc
một nhóm theo đuổi một cách kiên định trong việc giải quyết vấn đề (James
Anderson, 2003).
Chính sách công là một quá trình hành động hoặc không hành động của
chính quyền để đáp lại một vấn đề công cộng. Nó được kết hợp với các cách
thức và mục tiêu chính sách đã được chấp thuận một cách chính thức, cũng như
các quy định và thông lệ của các cơ quan chức năng thực hiện những chương
trình (Kraft and Furlong, 2004).
Từ các quan niệm trên, chính sách công có thể được nhìn nhận như sau:
+ Thứ nhất, là một chính sách của nhà nước, của chính phủ (do nhà nước,
do chính phủ đưa ra), là một bộ phận thuộc chính sách kinh tế và chính sách nói
chung của mỗi nước
+ Thứ hai, về mặt kinh tế, chính sách công phản ánh và thể hiện hoạt
động cũng như quản lý đối với khu vực công, phản ánh việc đảm bảo hàng hóa,
dịch vụ công cộng cho nền kinh tế
+ Thứ ba, là một công cụ quản lý của nhà nước, được nhà nước sử dụng
để:
(i) Khuyến khích việc sản xuất, đảm bảo hàng hóa, dịch vụ công cho
nền kinh tế, khuyến khích cả với khu vực công và cả với khu vực tư.
(ii) Quản lý nguồn lực công một cách hiệu quả, hiệu lực, thiết thực đối
với cả kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn.
Nói cách khác chính sách công là một trong những căn cứ đo lường năng lực
hoạch định chính sách, xác định mục tiêu, căn cứ kiểm tra, đánh giá, xác định
trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn lực công như ngân sách nhà nước, tài sản
công, tài nguyên đất nước
Qua thực tế hoạt động của khu vực công ở nhiều quốc gia, qua đánh giá

của nhiều chuyên gia ở nhiều tổ chức liên quan của nhiều nước, nhiều tổ chức
kinh tế quốc tế, có thể thấy:
- Thứ nhất, ở các quốc gia, chính sách công và quản lý đối với khu vực
công là chưa tốt, chưa hiệu quả. Bởi vì, mọi chính sách công đều liên quan tới
sử dụng nguồn lực công (như tiền, tài sản, tài nguyên, ); các nước, trong hoạch
định chính sách công chưa phản ánh đúng mục tiêu và những ràng buộc hữu
hiệu đối với việc sử dụng nguồn lực công. Các thiếu sót, sai lầm thường thể hiện
ở các góc độ sau: Xây dựng, hoạch định, đề ra chính sách công chưa đúng thực
tế, nhiều tham vọng lớn, kỳ vọng quá cao; Trong tổ chức thực thi chính sách
công, quản lý chính sách công còn yếu kém; Đánh giá hiệu quả, hiệu lực của
chính sách công chưa thuyết phục, khách quan
Nói chung chính sách công còn thiếu tính rõ ràng, chưa có căn cứ thỏa
đáng, thuyết phục. Đối với khu vực tư còn bị gò bó, cản trở, thậm chí có tính
kìm hãm, đối với khu vực công có tính lạm dụng, gây thất thoát, lãng phí, kém
hiệu quả
- Thứ hai, đối với các tổ chức nghiên cứu về chính sách công.
Các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức có tính chuyên môn cao liên quan về
chính sách công ở nhiều quốc gia, quốc tế đã có nhiều hoạt động, nhiều đóng
góp về mặt lý thuyết. Về thực tiễn, thông qua các dự án khác nhau, các tổ chức
nghiên cứu trên đã hỗ trợ các nước kém và đang phát triển, trong đó có Việt
Nam, để nâng cao năng lực hoạch định, quản lý, thực thi, đánh giá chính sách
công của nước mình, song tốn kém và hiệu quả hỗ trợ còn hạn chế. Lý do là do
sự tiếp cận cả về lý thuyết lẫn kỹ thuật, công nghệ hoạch định, thực thi, đánh giá
chính sách công còn nhiều hạn chế
Hiện nay, nhiều vấn đề chính sách ở Việt Nam đang được các đại biểu
Quốc hội mổ xẻ. Trong diễn đàn Quốc hội, đã có những ý kiến bàn về vai trò
của các nhóm tư vấn, nghiên cứu độc lập, có đề xuất về việc các đại biểu quốc
hội nên được trao quyền trình các dự án luật Tuy nhiên, theo GS. Kenichi
Ohno, Việt Nam đang có một quy trình hoạch định chính sách có một không hai.
Hầu hết chính sách được xây dựng với sự can dự hạn chế của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chỉ được phép có ý kiến sau hoặc khi có vấn đề phát sinh. Chính
sách được xây dựng trên cơ sở các phân tích và mục tiêu không thực tế, không
được giới doanh nghiệp ủng hộ. Hơn nữa, các chính sách không có sự phối hợp
giữa các Bộ, chỉ là bản liệt kê các chính sách mà thiếu kế hoạch hành động cụ
thể. Mỗi Bộ ngành có nhiều kế hoạch nhưng lại không xác định được lĩnh vực
ưu tiên.
Vì vậy, Việt Nam nên bắt đầu một quy trình hoạch định chính sách
mới, với sự tham gia cả tất cả các bên liên quan, bao gồm: Chính phủ, doanh
nghiệp, người tiêu dùng, người nước ngoài, các nhà tài trợ, các nhà khoa học,
chuyên gia. Đôi khi, các doanh nghiệp hoặc các nhà khoa học có thể vạch ra một
chiến lược trình Chính phủ. Chính sách không đơn thuần chỉ là một văn bản
hành chính của Nhà nước.
Qua nghiên cứu và vận dụng chính sách công ở Việt Nam, có thể thấy:
- Đây là vấn đề là khá mới ở nước ta, vì trước đây vẫn có quan niệm về
tài sản công, sử dụng nguồn lực công, nhưng theo quan niệm, theo nhận thức
công hữu, sở hữu công cộng, của chung đất nước, của toàn dân. Do nhận thức
chưa đúng đắn, chưa đầy đủ về chính sách công theo quan niệm mới, hiện đại
nên trên thực tế việc tổ chức thực thi chính sách quản lý còn nhiều yếu kém,
lãng phí.
=> Cần phải làm rõ nội hàm chính sách công, cả từ khái niệm, các
phạm trù, nội dung, các đặc điểm, các yếu tố tác động, chi phối chính sách công.
- Nghiên cứu về chính sách công ở Việt Nam cần đặt trong bối cảnh
đang trong quá trình chuyển đổi, vừa xóa cũ, vừa tiếp thu cái mới, tính đan xen
giữa cơ hội và thách thức như một tất yếu, có thành, có bại, do đó phải có niềm
tin, có định hướng cơ bản về vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, cần phải có cách
tiếp cận hệ thống, cơ bản, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, thu hút chuyên gia về
chính sách công, hợp tác quốc tế với các trung tâm, các viện nghiên cứu ở các
nước về lĩnh vực chính sách công, nhất là với các nước phát triển.
2. Một vài vấn đề về lực lượng lao động ở Việt Nam.
- Nghiên cứu chính sách tiền lương của người lao động,trước hết cần xác

định đến vai trò của họ trong quá trình sản xuát.Vấnđề đặt ra ở đây là , tại sao
con người phải làm việc? Mục đích làm việc của họ là gì ?
- Trong điều kiện nền kinh tế kén phát triển nhưng ở Việt Nam thì nhu
cầu của con người mới chỉ đảm bảo được ở mức độ thấp tối thiểu về ăn mặc ,
ở ,nghỉ ngơi, sức khoẻ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường được tập trung ở
lợi ích kinh tế là động lực thúc đảy nền kinh tế , nâng cao năng suất lao động
làm việc của người công nhân .
3. Thực trạng về lao động của Việt Nam.
Nói đến tiền công trước hết chúng ta phải nói đến nhân tố con người tạo
ra tiền công gắn chặt với tiền công ,nguồn nhân lực.Con người lao động và giá
trị của lao động là tiền lương .Theo điều tra dân sốtáng 2/1999 thì có 73,6 triệu
người ,số người trong độ tưởi lao động chiếm 59% dân số Việt Nam .Lực lượng
lao động năm 1999 có 38 triệu người .
Ở nước ta có khoẻng 1,8 triệu người bước vào độ tuổi lao đông .Số người
bước ra độ tuổi lao đông là 0.6 triệu người . Vì vậy mỗi năm lao động Việt Nam
tăng thêm 2 triệu người .
Một trong những biểu hiên của nguồn nhân lực là trình độ văn hoá .Trao
đổi văn hoá của lao động ngày càng cao. Năm 1997 theo điều tra 36,3 triệu lao
động thấy 5% lao động chưa biết chử ,2% chưa tốt nghiệp cấp 1,28% tốt nghiệp
cấp1,32% tốt nghiệp cấp 2, 13 tốt nghiệp cấp 3.
=> Qua phân tích trên chúng ta thấy được nguồn lực lao động ở Việt
Nam có quy mô lớn và có nhịp độ cao .Vấn đề này đã đang và sẽ tạo ra cung và
sức lao đông ngày càng nhiều trong khi đó cầu về thị trường là tất yếu gây lãng
phí các nguồn lực ,kể cả nguồn lực có học vấn.
4. Chính sách tiền lương ở Việt Nam
Chính sách tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hình thái chính
sách kinh tế xã hội của đất nước. Chính sách này liên quan chặt chẽ đến lợi ích
thói quen của đông đảo người lao động. Từ ngày thành lập đất nước đến nay ché
độ tiền lương đã nhiều lần cải tiến ở đây chỉ đề cập đến hai lần cải cách gần nhất
đánh giá thực trạng và cơ chế tiền lương ở nước ta.

a. Đặc điểm và nội dung chính sách tiền lương
Chính sách tiền lương ban hành thuộc nghị định số 25 CP/HDPT ngày 18
tháng 9 năm 1985 của Hội đồng bộ trưởng điều chỉnh giá nhưng vẫn dựa trên
cấu trúc kinh tế xã hội của mô hình quản lý trực tiếp của nhà nước chưa có sự
thay đổi cơ chế quản lý kinh tế
∗ Cơ chế quản lý tiền lương: Là một bộ phận cấu thành cơ chế quản lý
kinh tế trong những năm 1980, cơ chế quản lý kinh tế vẫn còn được thực hiện
theo mô hình kinh tế hóa tập trung quan liêu đối với các xí nghiệp qốc doanh
ddax hoàn thành kế hoạch được trích một phần lợi nhuận định mức do nhà nước
ấn định và phân phối bổ sung cho công nhân viên chức
Công cụ quản lý tiền lương, mức tiền lương tối thiểu và các mức lương
trong hệ thống thanh lương, bảng lương được thực hiện thống nhất trong toàn
quốc.
Cơ chế và chính sách tiền lương theo nghị định 25/CP được xây dựng đáp
ứng đòi hỏi khách quan của công cuộc đổi mới với quan điểm là:
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành qua thỏa thuận giữa
người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với quan hệ cung cầu
- Thay đổi kết cấu tiền lương từ việc phân phối gián tiếp sang phân phối
trực tiếp trong thị trường phân biệt hệ thống rõ rang tiền lương của các chức vụ
bầu cử hành chính sự nghiệp, hành chính kinh doanh…
b. Thực trạng áp dụng chính sách tiền lương ở Việt Nam
∗ Thang lương, bảng lương và phụ cấp lương ở việt Nam từ 985 đến nay
- Thang lương: Là bảng xác định quan hệ tỉ lệ và tiền công giữa những
người công nhân trong một nghề hoặc môt nhóm nghề khác nhautheo trình độ
hành nghề. Nhưng ngành nghề khác nhau sẽ có những thang lương tương ứng
khác nhau. Một thang lương gồm có: các bậc lương và hệ thống bậc lương phù
hợp với bậc lương đó
Trong lần cải tiến tiền lương 1993 theo nghị địh 26/CP ngày 25 thang 5
năm 1993 Chính Phủ ban hành 21 thang lương của công nhân với 2 loai 6 va 7
bậc. Với mỗi bậc lương có các hệ số lương hệ số này là sự gấp bội so vơi lương

tối thiểu của thang lương.
- Bảng lương: Là bảng thường dung để xác định quan hệ tỉ lệ và dùng để
trả lương cho nhiều đối tượng, cho công nhân cho cán bộ xử lí xí nghiệp, cán bộ
viên chức…Bảng lương gồm: Số lương, bậc lương ,hệ số lương tương ứng của
bậc lương. Căn cứ nghị định 25/CP của chính phủ bảng lương dùng để trả cho
công nhân viên chức có:
+ Bảng lương chức vụ dân chủ quản lí nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp
huyện.
+ Hệ thống 19 bảng lương các ngạch công chức, viên chức và phụ cấp
chức vụ bảng lương chuyên giá cao cấp gồm 3 bậc có hệ số mức lương 7,5;8;8,5
áp dụng cho các lĩnh vực chính trị kinh tế…
- Phụ cấp lương: Là số tiền tính theeo tỉ lệ tiền lương cấp bậc hoặc tiền
lương chức vụ, phụ cấp lương hiện nay chiếm 45% quỹ lương cơ bản của khu
vực từ ngân sách nhà nước. Phụ cấp lương thường có:
+ Mức phụ cấp : Có thể có 0,1(10%); 0,2(20%).
+ Đối tượng được phụ cấp: Loại công việc,loại lao động hay chức vụ, thời
gian được hưởng.
+Thừa số tinh theo mức phụ cấp: đó là mưc lương tối thiểu hay lương cấp
bậc của người đó.
∗Tác động của tiền lương tối thiểu
Tiền lương tối thiểu là mức lương thấp nhất trả cho người lao động làm
công việc đơn giản nhất, ở mức nhẹ nhàng nhất và trong điều kiện lao động bình
thường.Nó đảm bảo cho người nó đảm bảo cho người lao động có thể mua được
hưởng tư liệu sinh hoạt thiết yếu để tái sản xuất sức lao động của bản thân và
dành một phần để nuôi con và bảo hiểm lúc hết tuổi lao động.
Thực tế tiền lương tối thiểu ở Việt Nam bắt đầu được thực hiện cách cải
tiến tiền lương 1993. Đầu tiên mức lương tối thiểu được áp dụng là 110.000 –
120.000 đồng. Năm 1997 là 144.000 đồng. Trong khi giá sinh hoạt tăng 33%
đến tháng 1 năm 2001 mức lương tối thiểu do nhà nước quy định là 210.000
đồng.

- Theo kết quả điều tra 500 doanh gnhieepj nhà nước năm 2004 của bộ lao
động - thương binh xã hội đa số các doanh gnhieepj nàh nước thuộc miền Bắc
chiếm 60,4% và nhìn chung (có 4,9% trả lương thấp nhất bằng đúng mức nhà
nước quy định là 290.000 đồng/tháng. Ngược lại đa số các doanh nghiệp nhà
nước ở miền Nam trả 61,5%.
c. Đánh giá về chính sách tiền lương.
∗ Mặt tích cực:
Một là, các thang lương bảng lương có cơ sở khoa học phù hợp với điều
kiện kinh tế thị trường. Trong quá trình vận động mức tiền lương luôn luôn đổi
nhưng giữa các bậc lương, thang lương vẫn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
đây là điểm cơ bản của chính sách tiền lương mới.
Hai là, bộ số tiền lương được mở rộng vừa phải phù hợp với điều kiện của
nền kinh tế và đảm bảo khuyến khích lao động có trình độ cao.
Ba là, chế độ tiền lương mới được thực hiện tiền tệ hóa hoàn toàn, đảm
bảo sự cân bằng trong sự phân phối, xóa bỏ bao cấp trong tiền lương tạo điều
kiện hạch toán đầy đủ tiền lương có giá thành sản phẩm.
Bốn là, cơ chế quản lý tiền lương có nhiều thay đổi phù hợp với cơ chế thị
trường cơ chế quản lý tiền lương lần này đã có tách riêng hai khu vực sản xuất
kinh doanh và khu vực quản lý hành chính nhà nước.
∗ Những tồn tại và thiếu sót của chính sách tiền lương mới
Một là, mức lương tối thiểu còn thấp so với đời sống của công chức mức
lương tối thiểu 120.000 đồng lf mức lương còn thấp so với nhu cầu tối thiểu của
con người.
Hai là, bộ số tiền lương được mở rộng tạo điều kiện tăng khoảng cách
giữa các bậc lương và các ngạch lương làm giảm tính bình quân trong phân phối
để kích thích người lao động nâng cao trình độ lành nghề. Trong khi đó thời
gian chuyển từ bậc lương này sang bậc lương khác lại được quy định đó là điều
kiện không hợp lý và không thực tế.
Ba là, các chế độ phụ cấp, chế đọ tiền lương mới chỉ quy định có 7 chế độ
phụ cấp sau đó để khắc phục các thiếu sót của chế độ tiền lương và thỏa mãn

yêu cầu của một số ngành. Các chế độ phụ cấp này lại ngày càng tăng thêm như:
phụ cấp thâm niên đối với các chế độ bầu cử phụ cấp đặc biệt…
PHẦN IV : NHỮNG GIẢI PHÁP ĐẶT RA.
1. Chính sách tuyển dụng cho người lao động thôi việc
a. Phân loại lao động cho quan hệ lao động.
-Quan hệ lao động cho các thành phần kinh tế do các bộ luât khác nhau
điều chỉnh. Vì vậy cần phải tuân theo hệ lao động, để các quan hệ lao động ở các
đối tượng khác được hình thành và điều tiết. Nhà nước cần phải: xay dựng và
ban hành các bộ luật lao động, luật công chức…
- Kiện toàn tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác thanh tra lao động xử lý kip thời các tranh chấp lao
động.
b. Công chức nhà nước
Lực lượng lao động dược đào tạo, bổ nhiệm lao động theo hệ thống riêng
vì vậy tuyển chon phải tiến hành theo quy trình chặt chẽ.
c. Lực lượng lao động trong các doanh nghiệp
Nhà nươc khong thả nổi việc quản lý các lao động, mà vẫn kiểm tra thanh
tra giám sát theo đúng luật và chính sách đã ban hành.
2. Đổi mới cơ chế chính sách đào tạo, bồi dưỡng và xử dụng lao đông
kĩ thuật.
Cần có chính sách thu hút và chính sách khuyến khích các thành phần
kinh tế các tổ chức xã hội các cấp, các ngành tham gia tích cực vào việc hỗ trợ
điều kiện vật chất, động viên tinh thần và xây dựng góp phần thực hiện nội dung
trương trình đào tạo, bồi dưỡng cả lí thuyết và thực hành.
=> Nhìn chung nền kinh tế nước ta hiện nay tỉ trong lao động kĩ thuật
trong nông nghiệp cũng như các thành phần kinh tế ngoai quốc doanh còn rất
thấp vì vậy nhà nước càng chú trọng phương pháp đào tạo kĩ thuật cho các
ngành cho các địa phương và các thành phần kinh tế nói trên.
- Mở rộng quy mô đào tạo đi đôi với đảm bảo và nâng cao chất lượng
- Đa rạng hoa các hình thái đào tạo lao động ngoài đào tạo tập trung chính

quy còn phai coi trọng đào tạo tại chức đào tạo ngoai giờ, kèm cặp tại các cơ sở
sản xuất…
- Cơ chế đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ thầy cô giáo và đối với những
người đã qua đào tạo.
3. Đổi mới cơ chế chính sách quản lý tiền lương và thu nhập.
a. Đổi mới nhận thức về tiền lương và vấn đề phân phối trong nền kinh tế
thị trường.
Tiền lương là một yếu tố đầu vào là một bộ phận của chi phí sản xuất, do
đó trong những giai đoạn nhất định tiền lương tương đối ổn định. Tiền lương la
phần cứng mà các doanh nghiệp trả cho người lao động . Khi phân phối người
lao động cũng phải dược tham gia vào việc chia lọi nhuận dưới dạng tiền lương
hoặc các khoản phúc lợi khác duodcj bổ xung vào tiền lương.
b. Các giải pháp cụ thể đối với chế độ tiền lương hiện hanh.
- Nâng cao mức lương tối thiểu cho phù hợp với điều kiện thực tiễn
- Quan hệ tiền lương giữa các ngành, các loại lao động
- Giải quyết các bất hợp lý trong việc chuyển xếp lương
c. Nguyên tắc và quản lý lao động tiền lương của nhà nước
- Nguyên tắc nhà nước pháp quyền: Nhà nước phải đảm bảo dược các lợi
ích chính đáng của người lao động.
- Nguyên tắc dân chủ: cho phép dân chủ trong đời sống nền kinh tế và đời
sống xã hội phát huy vai trò tính tự giác và sang tạo của người lao động trong
quá trình sản xuất và kinh doanh.
- Nguyên tắc xã hội: Nhà nước có chính sách bảo vệ người lao động cũng
như gia đình họ trước nhưng rui do xã hội.
d. Hoàn thiện bộ máy quản lí nhà nước và lao động.
Quản lý về lao động ở các cấp từ trung ương đến đia phương là quản lý về
mặt nhà nước. Bộ máy cán bộ phai gọi nhưng phải có năng lực và trình độ
chuyên môn.
e. Tổ chức tốt hệ thông tin thị trường lao động
Phải bố trí cán bộ các cấp, tổng hợp xử lý thông tin và cung cấp thông tin

với các kênh khác nhau.Phải lựa chọn thông tin và quy định trách nhiệm cung
cấp thông tin của từng cấp tổ chức hệ thống thông tin, thị trường lao động là
trách nhiệm của nhà nước nhằm quản lý lao động trong nền kinh tế thị trường ở
nước ta.

PHẦN V: KẾT LUẬN.
Lý luận về tiền lương của Mác là sự tiếp tục phát triển lý luận về tiền
lương của các nhà kinh tế cổ điển trước đó. Lý luận tiền lương của Mác đã vạch
rõ bản chất của tiền lương dưới CNTB đã bị che đậy – tiền lương là giá cả của
lao động, bác bỏ quan niệm của các nhà kinh tế tư bản trước đó (Ricardo).
Những luận điểm của Mác về tiền lương vẫn còn giá trị đến ngày nay.
Mặc dù ở nước ta chính sách tiền lương đã được cải cách. Tuy nhiên,
nhiều vấn đề cốt lõi vẫn chưa được giải quyết một cách thoả đáng. Cho đến nay,
thu nhập của người được hưởng lương tăng, mức sống, tiêu dùng tăng, về cơ bản
không do chính sách tiền lương đem lại mà do tăng thu nhập ngoài lương, nhờ
kinh tế tăng trưởng (tiền lương Nhà nước trả chỉ chiếm một phần ba, thu nhập
khác chiếm tới hai phần ba).
Việc hiểu và vận dụng đúng những nguyên lý về tiền lương của Mác
trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay có ý nghĩa rất lớn.Cải
cách chính sách tiền lương sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi ích của người lao
động, và nên tiến hành cải cách như thế nào để đảm bảo được lợi ích người lao
động, đến lợi ích của toàn quốc gia…? Đây là vấn đề đã thu hút được sự quan
tâm của đông đảo người lao động và chuyên gia nghiên cứu. Xuất phát từ ý
nghĩa lý luận và thực tiễn nêu trên mà người viết lựa chọn đề tài này nhằm hiểu
rõ hơn về hệ thống chính sách tiền lương ở Việt Nam, nhằm đưa ra các kiến nghị
hoàn thiện hệ thống chính sách tiền lương ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

×