Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Báo cáo chi tiết TSCĐ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 73 trang )

Trường CĐ Du lịch và Thương mại
MỤC LỤC
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
11
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Lý do khách quan.
Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh
nghiệp nào cũng cần có ba yếu tố đó là con người lao động, tư liệu lao động và
đối tượng để thực hiện mục tiêu tối đa hóa giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao
động trong doanh nghiệp chính là những phương tiện vật chất mà con người lao
động sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong ba yếu tố cơ
bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một trong
những nhân tố hết sức quan trọng tham gia trực tiếp, quyết định sự sống còn của
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Tài sản cố định nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất,
làm việc kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa
chữa, kiểm kê, đánh giá được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì
sẽ giúp phần tiết kiệm được tư liệu sản xuất, nâng cao chất lượng và số lượng
sản phẩm sản xuất, như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được nhiều mục tiêu tối
đa hóa lợi nhuận của mình.
Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ giúp sản
xuất phát triển, thu hồi đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang thiết bị thêm và đổi
mới không ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi đưa TSCĐ vào sử
dụng.
Trong thực tế, hiện nay ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp mặc dù đã
nhận thức được tác dụng của TSCĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng
đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch biện pháp quản lý, sử dụng
đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ vẫn còn sử dụng một cách lãng phí
chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế. Nhất là trong nền kinh tế thị trường
hiện nay khi khoa học kỹ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì TSCĐ


là yếu tố quan trọng để tạo nên sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên
theo thời gian dưới tác động của các nhân tố bên ngoài những tài sản này có xu
hướng bị giảm giá trị và mất dần giá trị sử dụng. Chính vì vậy mọi tài sản trong
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
22
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
doanh nghiệp đều phải được theo dõi quản lý sử dụng và trích khấu hao hợp lý
với chế độ kế toán của doanh nghiệp. Do đó các doanh nghiệp hoạt động trong
nền kinh tế phải lựa chọn phương pháp khấu hao một cách hợp lý, nhất quán
đảm bảo có lợi cho doanh nghiệp, không gây biến động lớn về giá thành của sản
phẩm và lợi nhuận của doanh nghiệp.
1.2. Lý do chủ quan.
Là một sinh viên kế toán với sự yêu thích, niềm đam mê của bản thân
mong muốn được học hỏi đi sâu nghiên cứu sự thay đổi của tài sản cố định qua
từng năm, tình hình quản lý và sử dụng TSCĐ Mặt khác đây chính là đề tài gắn
liền với chuyên ngành mà em và các bạn sinh viên đang theo học nên nó cũng
phần nào ứng dụng một cách hiệu quả trong công việc sau này.
Công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài là một doanh nghiệp
chuyên bán buôn sắt, thép. Thép hình và các loại lưới sắt. Bán buôn tôn mạ màu,
tôn mạ kẽm, nhôm tấm, nhôm ống, nhôm hộp, inox, inox tấm, xà gỗ…Qua thời
gian thực tập tại công ty em đã đi sâu và tìm hiểu quá trình hoạt động của công
ty và nhận thấy việc kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả,
tránh không gây lãng phí lớn là cả một vấn đề. Vì vậy,em đã chọn đề tài và đi
sâu nghiên cứu chuyên đề: “Hoàn thiện kế toán tài sản cố định và khấu hao tài
sản cố định tại công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài trong điều
kiện áp dụng phần mềm kế toán”, nhằm góp một phần lý luận thực tiễn trong
việc hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tài sản cố định của công công ty.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Tìm hiểu về thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty.
Tìm hiểu hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty trong điều kiện áp dụng

phần mềm kế toán máy.
Đưa ra biện pháp tăng cường và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ của
công ty trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán máy.
Ứng dụng lý thuyết với thực tiễn để nhằm phục vụ công việc sau này.
3. Phạm vi nghiên cứu.
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
33
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
Bộ phận kế toán trong công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến
Hoài
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty
trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán, làm rõ vấn đề đã nêu ra, đưa ra biện
pháp sử dụng TSCĐ trong công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 4/2014 đến tháng 7/2014
Số liệu minh họa chủ yếu là số liệu trong tháng 5/2014
4. Ý nghĩa của nghiên cứu.
Có 2 ý nghĩa:
- Đối với bản thân:
Với vốn kiến thức đã học được tiếp cận thực tế quá trình hạch toán kế
toán TSCĐ tại công ty, nhìn nhận công việc hạch toán cụ thể cũng như thực
hiện các quy định về TSCĐ ở các doanh nghiệp hiện nay. Từ đó củng cố thêm
kiến thức đã được học, đánh giá khách quan về thực trạng kế toán TSCĐ tại
công ty thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài làm cơ sở hoàn thiện công tác sau
này.
- Đối với đơn vị thực tập tốt nghiệp:
Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài sản
cố định và hoàn thiện việc ứng dụng phần mềm máy vi tính của công ty. Phát
huy những điểm mạnh đã đạt được và tìm ra nguyên nhân để khắc phục những
thiếu sót tồn tại để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ.
5. Phương pháp nghiên cứu.

Đề tài sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp khái quát tình hình và kết quả
kinh doanh của công ty trong thời gian nhất định;
Phương pháp tiếp cận quan sát thực tiễn: Là phương pháp vận dụng khả
năng quan sát thực tế, từ đó áp dụng lý thuyết giải quyết vấn đề một cách rõ
ràng, tinh tế;
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
44
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
Phương pháp so sánh: Là phương pháp so sánh dựa trên thực tế sự biến
động của tình hình tài sản và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong
thời gian nhất định;
Phương pháp phân tích: Là phương pháp dựa trên phương pháp dựa trên
phương pháp thực tiễn nhằm phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty.
6. Bố cục của chuyên đề.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chuyên đề
gồm ba phần chính:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về kế toán tài sản cố định và khấu hao
tài sản cố định trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
Chương 2: Thực trạng kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
tại công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài trong điều kiện áp dụng
phần mềm kế toán.
Do thời gian thực tế chưa nhiều và trình độ nghiệp vụ còn hạn chế nên
bài viết này không tránh khỏi sai xót và chưa đầy đủ. Em rất mong được sự
hướng dẫn, góp ý của thầy giáo Th.s Trịnh Phú Bình cũng như các thầy cô giáo
trong khoa kế toán và Ban giám đốc, phòng kế toán công ty TNHH Một thành
viên Kim khí Chiến Hoài để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn và em có

thể nâng cao kiến thức và nghiệp vụ sau này.
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
55
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN
CỐ ĐỊNH VÀ KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN.
1.1. Những định nghĩa, khái niệm cơ bản.
1.1.1. Khái niệm, tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định.
 Khái niệm:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động
và đối tượng lao động, các doanh nghiệp còn cần phải có tư liệu lao động. Trong
đó bộ phận tư liệu có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài trong quá trình sản
xuất kinh doanh gọi là TSCĐ
Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ
yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, khi tham gia vào
quá trình sản xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng
giá trị của tài sản cố định đã bị giảm dần và được chuyển vào giá trị sản phẩm
dưới hình thức khấu hao.
 Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ:
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03, 04, một nguồn lực của doanh
nghiệp được coi là TSCĐ khi thỏa mãn đồng thời 4 điều kiện sau:
- Nguyên giá được xác định một cách đáng tin cậy;
- Thời gian sử dụng tương đối dài (ước tính từ 1 năm trở lên);
- Giá trị tương đối lớn (từ 30 triệu đồng trở lên);
- Chắc chắn thu được lợi ích trong tương lai từ việc sử dụng tài sản.
1.1.2. Bản chất tài sản cố định.
Trong quá trình tham gia sản xuất kinh doanh, TSCĐ có những đặc điểm
nổi bật sau:
- Về hình thái vật chất: Tài sản cố định tham gia nhiều chu kỳ sản xuất

kinh doanh và vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu cho đến lúc hư hỏng
(Tài sản cố định hữu hình);
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
66
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
- Về hình thái giá trị: Giá trị TSCĐ bị giảm dần và dịch chuyển dần vào
chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (Tài sản cố định vô hình). Giá trị
các tài sản cố định vô hình cũng bị hao mòn vô hình trong quá trình sử dụng do
các tiến bộ khoa học kĩ thuật.
Tóm lại, khi tham gia vào quá trình sản xuất nhìn chung TSCĐ không bị
thay đổi hình thái biểu hiện nhưng tính năng công suất giảm dần tức là nó bị hao
mòn và cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng thì giá trị của nó cũng giảm đi.
1.1.3. Nguyên tắc kế toán tài sản cố định.
1.1.3.1. Phân loại tài sản một cách khoa học.
Tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau, tính
năng công dụng khác nhau. Vì vậy, để thuận tiện cho việc quản lý tài sản cố định
cần phân loại một cách khoa học
- Phân loại theo hình thái biểu hiện kết hợp với tính chất đầu tư: Theo
cách phân loại này, tài sản trong doanh nghiệp được chia thành:
+ Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản cố định có hình thái vật chất
cụ thể như nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải
+ Tài sản cố định vô hình: Là những tài sản không có hình thái vật chất cụ
thể nhưng xác định được giá trị. Theo Quyết định QĐ 206/2003/ QĐ-BTC quy
định về các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai được ghi nhận là tài sản
cố định vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp nếu thõa mãn 7 điều kiện sau:
. Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản
vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;
. Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để
bán;
. Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

. Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;
. Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để
hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
77
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
. Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn
triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;
. Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị sử dụng theo
quy định.
Riêng đối với các chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân
viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho
giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, lợi thế thương mại không
phải là tài sản cố định vô hình nên được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh
trong thời gian tối đa không quá 3 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt
động.
+ Tài sản cố định thuê tài chính: Là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi
thuê dài hạn và được bên cho thuê chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn
liền với quyền sở hữu tài sản.
Theo chế độ hiện hành, tài sản cố định thuê tài chính chỉ bao gồm những
tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết
thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại hoặc tiếp tục thuê theo
các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tổng số tiền thuê theo quy định tại
hợp đồng thuê tài chính ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại
thời điểm ký hợp đồng. Những hợp đồng nếu không thỏa mãn các quy định trên
được coi là tài sản cố định thuê hoạt động.
- Phân loại theo quyền sở hữu của tài sản, tài sản cố định được chia
thành:
+ Tài sản cố định tự có: Là những tài sản cố định được xây dựng, mua sắm
hoặc chế tạo bằng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc vốn vay.

+ Tài sản cố định thuê ngoài: Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp
được chủ sở hữu tài sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất
định dựa trên hợp đồng thuê.
- Phân loại theo nguồn hình thành của tài sản cố định. Theo cách phân
loại này, tài sản cố định trong doanh nghiệp được chia thành:
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
88
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
+Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn chủ sở hữu: Là những tài sản
mà doanh nghiệp tiếp nhận thì phải đồng thời ghi tăng vốn chủ sở hữu hoặc vốn
khác như tài sản được Nhà nước cấp, nhận vốn góp, mua sắm, xây dựng bằng
nguồn vốn chủ sở hữu.
+ Tài sản cố định hình thành bằng nguồn vốn vay: Là những tài sản cố
định được mua sắm bằng các nguồn vốn đi vay.
- Phân loại theo tính chất của tài sản cố định trong doanh nghiệp, tài sản
cố định được chia thành:
+ Tài sản cố định dùng cho mục đích kinh doanh: Là những tài sản cố
định được doanh nghiệp sử dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh.
+ Tài sản cố định dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc
phòng: Là những tài sản cố định do doanh nghiệp quản lý, sử dụng cho các mục
đích kể trên.
+ Tài sản cố định bảo quản hộ, cất hộ; giữ hộ Nhà nước: Là những tài sản
cố định doanh nghiệp bảo quản hộ, giữ hộ cho các đơn vị khác hoặc Nhà nước.
1.1.3.2. Xác định giá trị ghi sổ tài sản cố định.
Trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá
và giá trị còn lại
Giá trị còn lại = Nguyên giá – Giá trị hao mòn lũy kế
- Nguyên giá tài sản cố định: Là toàn bộ chi phí doanh nghiệp bỏ ra để đưa
tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Vì vậy, tùy trường hợp tăng tài
sản cố định mà nguyên giá được xác định khác nhau.

+ Tài sản cố định mua sắm: Nguyên giá bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn
+ Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua – sản phẩm tạo ra trong quá trình
chạy thử.
+ Tài sản cố định cho bộ phận xây dựng cơ bản tự làm bàn giao: Nguyên
giá là giá thành thực tế của công trình xây dựng cùng các khoản chi phí có liên
quan.
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
99
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
+ Tài sản cố định nhận vốn góp liên doanh, liên kết : Nguyên giá là giá
trị
do hội đồng liên doanh đánh giá cùng các chi phí hợp lý có liên quan.
+ Tài sản được cấp, phát, điều chuyển: Nguyên giá là giá trị ghi sổ còn lại
của đơn vị cấp phát trên cùng các chi phí có liên quan.
+ Tài sản được biếu tặng, viện trợ: Nguyên giá được tính theo giá trị thị
trường tại thời điểm tiếp nhận.
1.1.4. Khái niệm và phương pháp tính khấu hao tài sản cố định.
1.1.4.1. Khái niệm.
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 thì:
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ
thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời
gian sử dụng của tài sản cố định.
Số khấu hao từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào nguyên giá của tài sản khác như tài sản cố
định hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận
chi phí cấu thành nên tài sản cố định vô hình, hoặc chi phí khấu hao tài sản hữu
hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác. Ở đây,
Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá TSCĐ – Giá trị TSCĐ có thể thu hồi được
Như vậy khấu hao tài sản cố định là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị
tài sản cố định đã hao mòn. Khác với hao mòn là hiện tượng khách quan làm giá

trị và giá trị của tài sản bị giảm dần và cuối cùng bị loại bỏ thì khấu hao lại là
biện pháp chủ quan trích dần giá trị phải khấu hao tài sản cố định vào chi phí
kinh doanh nhằm thu hồi vốn đầu tư hay các chi phí đã đầu tư vào TSCĐ để tái
tạo lại TSCĐ khi nó bị hỏng, bị lạc hậu, kết thúc hao mòn TSCĐ không còn sử
dụng được nữa, hay nó không còn khả năng đem lại lợi ích kinh tế. Còn kết thúc
khấu hao, TSCĐ vẫn có thể sử dụng được, và đồng nghĩa với nó là TSCĐ vẫn
có thể mang lại lợi ích kinh tế.
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
1010
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
1.1.4.2. Phương pháp tính khấu hao.
Việc tính khấu hao được tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau
tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, quy định của Nhà nước. Hiện nay có các doanh
nghiệp thường sử dụng một số phương pháp sau:
• Phương pháp khấu hao theo đường thẳng;
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh;
• Phương pháp khấu hao theo số lượng;
• Phương pháp khấu hao đều theo thời gian;
• Phương pháp khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm
Thực tế, phương pháp khấu hao theo đường thẳng đang được áp dụng khá
phổ biến, sau khi xác định được thời gian sử dụng của TSCĐ, mức khấu hao
bình quân hàng năm của TSCĐ được tính như sau:
Mức khấu hao bình quân
hàng năm của TSCĐ
=
Nguyên giá TSCĐ
Thời gian sử dụng
- Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích
cả năm chia cho 12 tháng.
Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi doanh

nghiệp xác định lại mức khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị
còn lại trên sổ kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử
dụng còn lại.
Mức trích khấu hao cho năm cuối cùng của thời gian sử dụng TSCĐ được
xác định:
Mức khấu hao
năm cuối
=
Nguyên giá
TSCĐ
-
Số khấu hao lũy kế được
thực hiện của TSCĐ
Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc
tròn tháng. Vì số khấu hao tháng này chỉ khác tháng trước trong trường hợp có
biến động tăng giảm TSCĐ. Bởi vậy, để giảm bớt công việc tính toán hàng tháng
người ta chỉ tính khấu hao tăng thêm hoặc giảm bớt trong tháng, căn cứ vào số
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
1111
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
khấu hao đã trích tháng trước để xác định số khấu hao phải trích tháng này theo
công thức sau:
Số khấu hao
phải trích trong
tháng
=
Số khấu hao đã
trích tháng trước
+
Số khấu hao

tăng tháng
-
Số khấu hao giảm
trong tháng
Trong đó:
Số khấu
hao
TSCĐ
tăng trong
tháng
=
Số khấu
hao trích
bình quân
tháng của
tài sản
tăng
×
Số phải trích khấu hao thực tế
trong tháng của tài sản tăng
Số ngày thực tế của tháng
Số khấu
hao
TSCĐ
giảm
trong
tháng
=
Số khấu
hao trích

bình quân
tháng của
tài sản
giảm
×
Số phải trích khấu hao thực tế
trong tháng của tài sản giảm
Số ngày thực tế của tháng
1.2. Lý luận cơ bản về kế toán tài sản cố định và kế toán khấu hao tài sản
cố định trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
1.2.1. Tổng quan về phần mềm kế toán máy.
* Khái niệm phần mềm kế toán:
Phần mềm kế toán: Là hệ thống các chương trình máy tính dùng để tự
động xử lý các thông tin kế toán trên máy vi tính, bắt đầu từ khâu lập chứng từ
gốc, phân loại chứng từ, ghi chép sổ sách, xử lý thông tin trên các chứng từ, sổ
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
1212
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
sách theo quy định của chế độ kế toán đến khâu in ra sổ kế toán và báo cáo tài
chính và các báo cáo thống kê phân tích tài chính khác.Tóm lại:
• Phần mềm kế toán đơn thuần là một công cụ ghi chép, lưu trữ, tính toán,
tổng hợp trên cơ sở các dữ liệu đầu vào là các chứng từ gốc.
• Quá trình xử lý phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán và chế độ ban hành.
• Độ chính xác của đầu ra báo cáo phụ thuộc vào yếu tố con người như kế
toán thủ công.
* Mô hình hoạt động của phần mềm kế toán:
Dữ liệu đầu vào Xử lý Báo cáo đầu vào
Cơ sở dữ
liệu
Thông thường hoạt động của một phần mềm kế toán được chia làm 3 công

đoạn:
- Công đoạn 1: Nhận dữ liệu đầu vào
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
Chứng từ;
-Phiếu thu, chi
-Phiếu nhập, xuất
-Hóa đơn mua, bán
hàng hóa…
Cân đối thử
Sổ cái
Nhật ký
Báo cáo tài chính
1313
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
• Trong công đoạn này người sử dụng phải tự phân loại các chứng từ phát
sinh trong quá trình hoạt động kinh tế sau đó nhập bằng tay vào hệ thống tùy
theo đặc điểm của từng phần mềm cụ thể.
• Các chứng từ sau khi được nhập vào phần mềm sẽ được lưu trữ vào
trong máy tính dưới dạng một hoặc nhiều tệp dữ liệu.
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
1414
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
- Công đoạn 2: Xử lý
• Công đoạn này thực hiện việc lưu trữ, tổ chức thông tin, tính toán các
thông tin tài chính kế toán dựa trên thông tin của các chứng từ đã nhập trong
công đoạn 1 để làm căn cứ kết xuất báo cáo, sổ sách, thống kê trong công đoạn
sau.
• Trong công đoạn này sau khi người sử dụng quyết định ghi thông tin
chứng từ đã nhập vào nhật ký (đưa chứng từ vào hạch toán) phần mềm sẽ tiến
hành trích lọc các thông tin cốt lõi trên chứng từ để ghi vào các nhật ký, sổ chi

tiết liên quan, đồng thời ghi các bút toán hạch toán lên sổ cái và tính toán, lưu
giữ kết quả cân đối của từng tài khoản.
- Công đoạn 3: Kết xuất dữ liệu đầu ra
• Căn cứ trên kết quả xử lý dữ liệu kế toán trong công đoạn 2, phần mềm
tự động kết xuất báo cáo tài chính, báo cáo thuế, sổ chi tiết, báo cáo thống kê,
phân tích, Từ đó, người sử dụng có thể xem, lưu trữ, in ấn hoặc xuất khẩu dữ
liệu,… để phục vụ cho các mục đích phân tích, thống kê, quản trị hoặc kết nối
với các hệ thống phần mềm khác.
• Tùy theo nhu cầu của người sử dụng thực tế cũng như khả năng của từng
phần mềm kế toán, người sử dụng có thể thêm, bớt hoặc chỉnh sửa các báo cáo
nhằm đáp ứng được yêu cầu quản trị của đơn vị.
Tóm lại, mô hình hoạt động trên cho thấy các chứng từ mặc dù có thể được
nhập vào hệ thống nhưng có được đưa vào hạch toán hay không hoàn toàn là do
con người quyết định. Điều này dường như đã mô phỏng lại được khá sát với
quy trình ghi chép của kế toán thủ công.
1.2.2. Vai trò của phần mềm kế toán trong kế toán tài sản cố định và
khấu hao tài sản cố định.
- Theo dõi tài sản cố định về nguyên giá, giá trị khấu hao, giá trị còn lại,
nguồn vốn, bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng, nước sản xuất, ngày đưa vào sử
dụng,
- Theo dõi tăng giảm và lý do tăng giảm tài sản cố định.
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
1515
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
- Tính khấu hao và lên bảng phân bổ khấu hao.
1.2.3. Nhiệm vụ kế toán tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định
trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán.
- Ghi chép, phản ánh chính xác, đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình
tăng, giảm TSCĐ của toàn doanh nghiệp cũng như ở trong bộ phận trên các mặt
số lượng, chất lượng, cơ cấu, giá trị đồng thời kiểm soát chặt chẽ việc bảo quản,

bảo dưỡng sử dụng ở các bộ phận khác nhau nhằm nâng cao sử dụng TSCĐ.
- Tính toán chính xác, kịp thời số khấu hao TSCĐ đồng thời phân bổ
đúng đắn khấu hao TSCĐ cho các đối tượng sử dụng.
- Phản ánh và kiểm tra chặt chẽ các khoản chi phí sửa chữaTSCĐ tham
gia tự lập dự toán về chi phí sửa chữa TSCĐ và đôn đốc đưa TSCĐ được sửa
chữa và sử dụng một cách nhanh chóng.
- Theo dõi, ghi chép, kiểm tra chẽ chặt quá trình thanh lý, nhượng bán
TSCĐ nhằm đảm bảo việc quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả.
- Lập các báo cáo về TSCĐ, tham gia phân tích tình hình trang bị, sử
dụng và bảo quản các loại tài sản.
1.3. Nội dung kế toán tài sản cố định và kế toán khấu hao tài sản cố
địnhtrong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán máy.
Việc khai báo danh mục TSCĐ là một hệ thống thông tin riêng biệt, độc
lập với các danh mục trong chương trình kế toán. Vì vậy danh mục TSCĐ được
xây dựng để nhằm quản lý tài sản và quản lý khấu hao. Những danh mục liên
quan đến quản lý bao gồm: Danh mục nguồn vốn, danh mục tăng giảm TSCĐ,
danh mục bộ phận sử dụng, danh mục phân nhóm TSCĐ. Trước khi khai báo
danh mục tài sản thì cần khai báo các danh mục nguồn vốn, danh mục tăng giảm
TSCĐ, danh mục bộ phận sử dụng, dnah mục phân nhóm TSCĐ.
1.3.1. Xây dựng danh mục tài sản cố định.
Mỗi khi nhập mới một tài sản ngoài việc định khoản nợ, có hay theo dõi
nhập xuất thì phải tạo mã danh mục tài sản mới để theo dõi riêng về phần tài sản
và tính khấu hao cho tài sản đó.
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
1616
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
- Đường dẫn: Tài sản\ Sơ đồ\ Tài sản
- Mã đơn vị : Khai mã tên đơn vị.
- Số chứng từ, ngày chứng từ gốc: là thông tin của chứng từ gốc, và ngày
của hóa đơn mua tài sản;

- Mã TSCĐ: Đặt tên cho mã tài sản, ví dụ có thể đặt mã phát sinh theo thứ
tự thời gian: TS001,TS002;
- Tên tài sản: Ví dụ: Máy móc, nhà xưởng
- Tên 2: Tên tiếng anh hoặc tên khác.
- Đơn vị tính: Chiếc, bộ…
- Nhóm tài sản 1, 2, 3: Nhấn Enter chọn nhóm, tài sản thuộc nhóm nào thì
chọn nhóm đó (Tên nhóm đã đặt ở danh mục phân nhóm TSCĐ);
- Nước sản, năm sản xuất: Thông tin này dùng để quản lý thêm;
- Lý do tăng giảm: Nhấn Enter để chọn lý do tăng giảm đã khai ở danh
mục tăng giảm tài sản;
- Bộ phận sử dụng: Nhấn Enter để chọn mã bộ phận sử dụng đã khai báo
trong danh mục bộ phận sử dụng.
- Tài khoản TSCĐ: Khai báo tài khoản TSCĐ ( 2111, 2112, 2113…)
- Tài sản khấu hao: Khai báo tài khoản khấu hao TSCĐ (2141,2143…)
- Tài khoản chi phí: Là tài khoản khai báo khi kết chuyển chi phí khấu hao
(6424, 6414,6274…)
- Ngày tăng tài sản: Là ngày nhập tài sản về dùng;
- Ngày ghi nhận giá trị còn lại: Là ngày bắt đầu sử dụng tài sản;
- Ngày bắt đầu khấu hao: Có thể là ngày bắt đầu sử dụng tài sản hoặc
ngày tăng, ngày bắt đầu khấu hao không nhỏ hơn ngày tăng TSCĐ;
- Tính khấu hao: Có tính hay không (đối với các TSCĐ không tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không tính khấu hao);
- Số tháng khấu hao: Khai báo số tháng khấu hao của TSCĐ, ví dụ: Tài
sản khấu hao 4 năm thì khai báo 48 tháng;
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
1717
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
- Tỷ lệ khấu hao: Không phải khai báo, khai báo tháng khấu hao thì
chương trình tự tính tỷ lệ khấu hao;
- Nguyên giá: Khai báo nguyên giá tài sản;

- Giá trị đã khấu hao: Nếu là tài sản cũ đã tính khấu hao rồi thì phải khai
báo, giá trị đã khấu hao;
- Giá trị còn lại: Chương trình tự động tính;
- Giá trị khấu hao 1 tháng: Chương trình tự động tính.
Danh mục tài sản cố định cho phép thiết lập danh mục loại tài sản cố định
được sử dụng cho doanh nghiệp, phục vụ cho công tác hạch toán và trích khấu
hao TSCĐ. Hệ thống đã cập nhật sẵn một danh mục TSCĐ theo thống kê danh
mục TSCĐ của Bộ Tài chính tại menu danh mục \ loại tài sản cố định.
Danh mục TSCĐ dùng để quản lý các tài sản cố định mà doanh nghiệp sử
dụng. Mỗi tài sản cố định được mang một mã hiệu riêng và cùng với thông tin
về tài sản như: tỷ lệ khấu hao, cách tính khấu hao nguyên giá, giá trị khấu hao
năm, hao mòn lũy kế… Căn cứ vào các thông tin khai báo để theo dõi TSCĐ từ
lúc ghi tăng cho đến khi tính khấu hao và thanh lý, nhượng bán. Việc đặt mã
hiệu cho TSCĐtrong bảng mã TSCĐ tương ứng với việc mở thẻ (sổ) chi TSCĐ
để theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ trong kế toán
thủ công.
1.3.2. Xây dựng danh mục bộ phận sử dụng.
- Chức năng: Khai báo bộphận sử dụng tài sản đó.
- Đường dẫn: Tài sản\ Danh mục\ Bộ phận sử dụng tài sản
- Cập nhật các thông tin về:
. Mã bộ phận: Mã đặt cho bộphận đó, ví dụ: BH, QLDN…
. Tên bộ phận: Bán hàng, quản lý doanh nghiệp.
1.3.3. Khai báo số dư chi tiết của từng tài sản.
Tài sản cố định và công cụ dụng cụ ngoài nhập số dư tổng hợp còn phải
nhập theo từng loại để phần mềm tự tính và phân bổ khấu hao.
Chọn phân hệ tài sản, công cụ dụng cụ
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
1818
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
Sau đó nhấn F4 để thêm mới tài sản

Cần khai báo chính xác bộ phận sử dụng và tài khoản chi phí vì có liên
quan đến bút toán tự phân bổ.
1.3.4. Nhập số dư đầu kỳ, đầu năm của từng tài sản.
Khi mới bắt đầu sử dụng chương trình ta nhập số dư đầu năm của các tài
khoản. Đối với các năm tiếp theo ta chỉ việc thực hiện việc chuyển số dư cuối
năm trước sang đầu năm mới sau khi đã khóa sổ kế toán cuối năm trước.
Đường dẫn: Tổng hợp\Nhập số dư đầu năm các tài khoản.
Tùy theo vào tài sản có của mỗi công ty người sử dụng nhập từng loại tài
sản đầu kỳ khác nhau, chú ý là khi nhập ta phải nhập tài khoản chi tiết với từng
tài sản có tại doanh nghiệp để khi phân bổ khấu hao theo từng thời điểm một
cách chính xác. Nhấn F3 để nhập số dư tài sản sau đó nhấn vào “nhận” phần
mềm kế toán sẽ tự lưu và tính khấu hao từng tháng.
1.3.5. Tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
Sau khi khai báo xong đầu kỳ, trong kì đối với những tài sản tăng hoặc
giảm thì mỗi tháng ta phải tính một lần và chương trình sẽ lưu giá trị này trong
tệp số liệu. Vào phân hệ tài sản công cụ dụng cụ/tính khấu hao và tháng tính
khấu hao.Sau đó ta phải tiến hành phân bổ khấu hao cho các bộ phận sử dụng.
Khi thực hiện tính khấu hao TSCĐ chương trình mới đưa ra số khấu hao
TSCĐ của tháng đó nhưng chưa đưa khoản khấu hao đó vào chi phí. Để bút
toán ghi nợ các tài khoản chi phí khấu hao tương ứng với tài khoản có 214, thực
hiện phân bổ khấu hao.Sau khi thực hiện thao tác sẽ hiện lên bảng phân bổ.
Trong bảng phân bổ dùng phím cách để đánh dấu và sau đó nhấn F4 để phân bổ
cho các đối tượng sử dụng.
1.3.6. Điều chỉnh tài sản và khấu hao tài sản cố định.
Trong các doanh nghiệp ngoài việc tăng tài sản như mua sắm, mua mới
thì tài sản cũng có thể giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như giảm do
nhượng bán, giảm do thanh lý tài sản…bởi vậy giá trị khấu hao của tài sẽ bị điều
chỉnh. Với nghiệp vụ tài sản nhượng bán ngoài những bút toán xử lý liên quan
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
1919

Trường CĐ Du lịch và Thương mại
như xóa sổ tài sản, thu nhập từ nhượng bán, chi phí nhượng bán… thì tài sản này
sẽ thôi tính khấu hao từ ngày nhượng bán. Vì vậy phần mềm không tự động tính
tiếp khấu hao các tháng tiếp thao tác sau:
- Vào phân hệ tài sản, công cụ dụng cụ/ điều chỉnh khấu hao, thôi tính khấu
hao.
Sau đó chọn tài sản cần nhượng bán và nhấn phím F3.
Tiếp tục chọn điều chỉnh tài sản, giảm tài sản/chọn tài sản điều chỉnh giảm và
nhấn F3.
Mỗi tháng ta phải tính một lần và chương trình sẽ lưu lại giá trị này trong
tệp số liệu.Nếu có sự thay đổi gì thì phải tính lại.
Giá trị khấu hao do máy tính tính ra dựa vào các số liệu mà ta nhập và
cách tính mà ta đã khai báo ở phần thông tin về tài sản. Tuy nhiên giá trị này có
thể thay đổi theo ý muốn của người sử dụng ở phần “điều chỉnh khấu hao
tháng”. Việc điều chỉnh giá trị khấu hao có thể do giá trị còn lại rất nhỏ nên ta
muốn chỉnh hết giá trị còn lại vào số khấu hao của tháng hiện thời.
Phần mềm kế toán cho phép tính khấu hao theo nguyên giá hoặc theo giá
trị còn lại và có thể tính dựa trên khai báo số tháng mà tài sản sẽ khấu hao hết
hoặc dựa trên tỷ lệ khấu hao tháng. Khai báo bằng cách thức này thể hiện trong
phần “ Khai báo các tham số hệ thống”.

GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
2020
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
1.3.7. Kiểm tra các loại sổ tổng hợp, sổ chi tiết phục vụ công tác kế toán và
quản lý.
Các loại sổ tổng hợp, sổ chi tiết phục vụ cho công tác kế toán và quản
lý liên quan tới TSCĐ:
 Sổ tài sản cố định;
 Sổ theo dõi TSCĐ;

 Thẻ tài sản cố định;
 Bảng tính khấu hao TSCĐ;
 Báo cáo chi tiết TSCĐ;
 Báo cáo kiểm kê TSCĐ;
 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ;
 Báo cáo tăng giảm TSCĐ.
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
2121
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ
KHẤU HAO TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG ĐIỀU KIỆN
ÁP DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN.
2.1. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức công tác
kế toán tại công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài
Địa chỉ: 245B – Phố Lê Thanh Nghị - Lê Thanh Nghị - Tp Hải Dương
Điện thoại: 03203859511
Fax: 03203859511
Tài khoản số: 102010001906523 tại ngân hàng Viettinbank
Mã số thuế: 0801044802
Chứng nhận ĐKKD số 0801044802 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải
Dương cấp đăng ký ngày 06/12/2013
• Ngành nghề kinh doanh:
+ Tôn mạ màu, mạ kẽm;
+ Nhôm tấm, nhôm hộp, inox tấm, hộp;
+ Xà gồ,ống hộp, tấm nhựa các loại, thép hình và các loại lưới sắt;
+ Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
trong các cửa hàng chuyên doanh;
+ Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa, mua bán thương mại;

Công ty TNHH Một thành viên Kim khí Chiến Hoài hiện nay chủ yếu là bán
buôn sắt, thép. Thép hình và các loại lưới sắt. Bán buôn tôn mạ màu, tôn mạ
kẽm, nhôm tấm. Nền tảng ban đầu là đại lý cấp I, từ một đại lý công ty đã có
thương hiệu và uy tín chuyên bán buôn, bán lẻ mạ màu, mạ kẽm, nhôm tấm,
nhôm hộp,inox tấm, hộp. Với vai trò là một trong những số ít những đại lý phân
phối tôn olympic cuẩ công ty TNHH TM & CN Mỹ Việt, công ty TNHH Một
thành viên Kim khí Chiến Hoài đã thiết lập được cơ sở vững chắc làm tiền đề
cho việc trở thành công ty chuyên phân phối các loại tôn mạ màu, mạ kẽm,
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
2222
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
nhôm tấm, nhôm hộp lớn nhất miền Bắc. Công ty đã không ngừng nghiên cứu
thị trường để đáp ứng nhu cầu của thị trường, cung cấp hàng hóa dịch vụ tốt đáp
ứng yêu cầu của khách hàng, được khách hàng tin tưởng đánh giá sản phẩm,dịch
vụ có chất lượng tốt.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty.
2.1.2.1. Mô hình tổ chức công ty.


Mối quan hệ phối hợp
Mối quan hệ trực thuộc
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
Giám đốc
Phó GD Tài
chính
Phòng kế toán
Trung
tâm
KD
Tổ lái

xe
Phòng
bảo vệ
2323
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
• Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban:
Mỗi phòng có chức năng nhiệm vụ riêng phù hợp với nhiệm vụ tổ chức
kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thế như sau:
 Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty chịu trách nhiệm chỉ huy
toàn bộ hoạt động của công ty, là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng
ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên về việc thực hiện
các quyền và nghĩa vụ của mình, tổ chức thực hiện các quyết định của hội đồng
thành viên. Quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của
công ty, tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công
ty.
Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
các chức năng quản lý trong công ty, ký kết hợp đồng nhân danh công ty, Kiến
nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức công ty. Báo cáo quyết toán tài chính hàng
năm lên hội đồng thành viên, kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận và xử lý
các khoản lỗ trong kinh doanh, tuyển dụng lao động.
- Phó Giám Đốc Tài Chính: Được giám đốc giao nhiệm vụ phụ trách các
kĩ thuật, quản lý tài chính như nghiên cứu, phân tích và xử lý các mối quan hệ
tài chính trong doanh nghiệp; xây dựng các kế hoạch tài chính; khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn, cảnh báo các nguy cơ đối với doanh nghiệp
thông qua phân tích tài chính và đưa ra những dự báo đáng tin cậy trong tương
lai.
- Phòng Kế Toán: Thực hiện các công tác kế toán thống kê tài chính của
công ty. Kế toán trưởng là người trực tiếp giúp Giám đốc công ty chỉ đạo, tổ
chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính của công ty.
+ Hạch toán kế toán thanh toán cho các đối tượng;

+ Quản lý sử dụng hóa đơn GTGT;
+ Tổng hợp kê khai nộp thuế hoàn thuế;
+ Báo cáo thống kê quyết toán tài chính, thuế theo định kỳ của Nhà nước;
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
2424
Trường CĐ Du lịch và Thương mại
+ Xử lý công nợ, thông báo kịp thời về hàng tồn kho với Trung tâm kinh doanh
của công ty để có kế hoạch tiêu thụ;
+ Mọi công việc điều hành và quản lý phải tuân thủ tuyệt đối Pháp lệnh kế toán,
thống kê, pháp lệnh thuế và những quy định quản lý tài chính – kế toán khác của
công ty và Nhà nước.
- Trung tâm kinh doanh: Là bộ phận tham mưu giúp cho Giám đốc trong
việc nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản xuất kinh doanh
của công ty. Cụ thể như sau:
+ Nghiên cứu thị trường xây dựng các phương án tiêu thụ sản phẩm;
+ Chào hàng và tìm kiếm khách hàng, thẩm định các thông tin về khách hàng;
+ Đàm phán soạn thảo ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa;
+ Chăm sóc khách hàng, theo dõi và quản lý khách hàng trên máy tính và sổ
sách.
+ Các công việc kinh doanh khác được phép.
-Phòng bảo vệ: Tổ chức công tác bảo vệ cơ quan, giữ trật tự trị an, ngăn
ngừa kẻ gian xâm nhập, giữ gìn tài sản tập thể và cá nhân trong công ty.
-Tổ lái xe: Quản lý, vận hành, bảo quản phương tiện vận tải được giao vận
hàng luôn trong trạng thái ký thuật tốt nhất phục vụ, đáp ứng mọi yêu cầu của
lãnh đạo, bộ máy quản lý của công ty và các đơn vị làm việc có hiệu quả.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong (từ năm
2012 đến 2013) và quý I năm 2014 như sau.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2012-2013
và quý I năm 2014
Đvt: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
Tăng
giảm
2012 so
với 2013
Quý I năm
2014
1.Doanh thu BH
và cung cấp DV
27.133.000.000 40.630.000.000 49.74% 7.389.000.000
GVHD: Th.s Trịnh Phú Bình SV: Mai Thị Dung – KT8B
2525

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×