Lời nói đầu
Nhìn vào lịch sử xã hội loài người, ai cũng thấy xã hội mỗi ngày một tiến bộ từ thấp
tới cao, từ thô sơ , đơn giản đến đa dạng và phức tạp. Nhưng muốn hiểu nguồn gốc phát triển
của xã hội thì chúng ta phải tìm đến căn nguyên kinh tế của nó; nghĩa là phải tìm xem xã hội
tiến hành sản xuất như thế nào và quá trình phát triển của nó theo dòng lịch sử ra sao? Để
biết được điều đó chúng ta hãy nghiên cứu sơ qua quan điểm của chủ nghĩa Mác- Anghen
mà ở đây chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về mối quan hệ giữa QHSX và LLSX. Kể từ khi con
người mới xuất hiện trên hành tinh đã trải qua năm phương thức sản xuất đó là: Nguyên
thuỷ; chiếm hữu nô lệ; xã hội phong kiến; tu bản chủ nghĩa; xã hội chủ nghĩa. Tư duy, nhận
thức của loài người không dừng lại một chỗ mà theo dòng thời gian nó phát triển ngày càng
hoàn thiện hơn, từ đó kéo theo sự thay đổi phát triển LLSX cũng như cơ sở sản xuất. Từ
sản xuất bằng săn bắt hái lượm, trình độ KHKT lạc hậu thì ngày nay khoa học đã đạt tới
đỉnh cao trí tuệ nhân loại và trong tương lai sẽ còn hơn thế nữa. Với sự phân tích của Mac-
Anghen chúng ta thấy đươc sự phát triển ấy chính là do những tác động qua lại biện chứng
giữa LLSX và QHSX được khái quát thành quy luật về sự phù hợp giữa LLSX và QHSX.
Với ba trường phái của triết học: Chủ nghĩa duy vật; chủ nghĩa duy tâm; và trường
phái nhị nguyên luân tuy có những quan điểm khác nhau nhưng họ đều thống nhất rằng thực
chất của triết học đó là sự thống nhất biện chứng giữa LLSX và QHSX như thống nhất giữa
hai mặt đối lập tạo nên chỉnh thể của nền sản xuất xã hội. Không chỉ trên phương diện triết
học mà cả chính trị kinh tế học và các môn khoa học khác, dưới những hình thức và mức độ
khác nhau, dù con người có ý thức dược hay không thì nhận thức của Mac-Anghen về quy
luật vẫn xuyên suốt lịch sử phát triển.
Nghiên cứu về kinh tế học, biện chứng LLSX và QHSX tạo điều kiện cho một sinh
viên năm thứ nhất như tôi có được nhận thức nhất định về xã hội, đồng thời mở mang nhiều
về lĩnh vực kinh tế. Tuy trình độ nhận thức còn hạn hẹp, vẫn còn những sai sót bỡ ngỡ của
lần đầu tiên viết tiểu luận nhưng em cũng mạnh dạn đưa ra nhận thức của mình về đề tài:
“Qua lịch sử phát triển của 3 phương thức sản xuất trước CNTB, chứng minh quy luật
QHSX phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX"
Nội dung
I. Đôi nét về lực lưọng sản xuất và quan hệ sản xuất
1. Lực lượng sản xuất là gì ?
Là toàn bộ những tư liệu sản xuất(TLSX) do xã hội tạo ra, trước hết là công cụ lao động và
những người lao động với kinh nhiệm và thói quen lao động nhất định đã sử dụng những
TLSX đó để tạo ra của cải vật chất cho xã hội
Trước thực trạng đó C. Mác đã đưa ra lí luận của mình về lực lượng sản xuất (LLSX) của xã
hội một cách rõ ràng. Quan điểm yếu tố cấu thành LLSX của xã hội trong đó bao gồm sức
lao động và TLSX trong đó công cụ lao động là yếu tố quan trọng nhất của TLSX. Mọi thời
đại muốn đánh giá trình độ sản xuất thì phải dựa vào tư liệu lao động. Tuy nhiên yếu tố quan
trọng nhất trong LLSX chính là con người, cho dù những tư liệu lao động tạo ra có hiện đại,
đối tượng lao động có phong phú đến đâu thì con người vẫn là thứ nhất. Chính vì vậy mà
muốn phát triển kinh tế thì câu trả lời không chỉ đơn thuần là phát triển loại TLSX nào,
công cụ gì và đối tượng lao động nào là chính. Lịch sử luôn có tính đan xen của trình độ
phát triển khác nhau trong từng yếu tố cấu thành LLSX.
2 . Quan hệ sản xuất được hiểu ra sao?
Là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ra của cải vật chát của xã
hội.
Trong quá trình sản xuất con người phải có những quan hệ, con người không thể tách khỏi
cộng đồng. Điều đó nói lên rằng việc phải thiết lâp các mối quan hệ sản xuất tự nó đã là vấn
đề có tính quy luật rồi. Quan hệ sản xuất (QHSX) gồm ba mặt:
- Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.
- Chế độ tổ chức và quản lí sản xuất kinh doanh.
- Chế độ phân phát sản xuất, sản phẩm.
Thực tế lịch sử cho thấy rõ bất cứ một cuộc cách mạng x• hội nào đều mang một mục đích
kinh tế nhằm đảm bảo cho LLSX có điều kiện tiếp tục phát triển và đời sống vật chất của
con người được cải thiện. QHSX thống trị bao giờ cũng giữ vai trò chi phối các QHSX khác,
ít nhiều cải biến chúng để chẳng những chúng không đối lập mà còn phục vụ đắc lực cho sự
tồn tại và phát triển của chế độ kinh tế xã hội mới. Trong suốt quá khứ, không có một cuộc
chuyển biến nào từ hình thái kinh tế- xã hội này sang hình thức kinh tế- xã hội khác diễn ra
một cách êm ả, mà nó luôn biến động mạnh mẽ. Và nó: “ Không bao giờ xuất hiện trước khi
những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chín muồi”. Phải có một thời kì
lịch sử lâu dài mới có thể tạo ra điều kiện vật chất trên.
II. Quy luật QHSX phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của LLSX. Lịch sử ba
phương thức sản xuất trước CNTB:
1. Phương thức sản xuất công xã nguyên thuỷ:
Tất cả chúng ta đều biết QHSX và LLSX là hai mặt hợp thành của PTSX có tác động qua
lại và biện chứng với nhau. Ngay từ buổi sơ khai của loài người, quy luật ấy đ• được tồn tại
cùng lịch sử.
Khi con người mới thoát khỏi hình hài của loài vượn, vẫn sống theo cách sống của loài
vượn, vẫn ăn hang ở lỗ, chủ yếu là hai lượm và săn bắt để sống. Với trình độ phát triển thấp
kém như vậy của LLSX thì QHSX của xã hội nguyên thuỷ mang tính chất như thế nào?
Trước hết, công cụ lao động của người nguyên thuỷ rất thô sơ vì vậy từng cá nhân riêng lẻ
thì không thể sống nổi. Để sống được họ đã biết lao động tập thể, có vậy mới tránh khỏi làm
mồi cho thú dữ và đấu tranh được với thiên nhiên. Và khi đã lao động tập thể thì đòi hỏi chế
độ công hữu về tư liệu sản xuất, vi vạy mọi tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu chung của
công xã
2. Phương thưc sản xuất của chế độ chiếm hữu nô lệ
Khi con người biết chế tạo ra công cụ lao động từ kim loại là thời điểm xuất phát chuyển
sang chế độ mới cao hơn. Bắt đầu có sự phân công lao động, chăn nuôi sau đó là nghề thủ
công tách ra khỏi nghề nông. Năng xuất lao động tăng lên, bắt đầu xuất hiện sản phẩm dư
thừa. Trong điều kiện đó, nếu xảy ra chiến tranh giữa các bộ lạc, người ta bắt được tù binh,
và thay vì giết tù binh như trước, họ đã sử dụng sản phẩm dư thừa nuôi sống tù binh, bắt tù
binh làm nô lệ sản xuất ra của cải phục vụ nhu cầu của họ. Như vậy lần đầu tiên trong lịch
sử, xã hội chia làm hai giai cấp: bóc lột và bị bóc lột.
Trước kia trồng trọt bằng cây gậy nhọn thi cần hàng chục người mới làm được vì vậy lao
động chung là cần thiết . Nhưng nay, có công cụ bằng sắt , biết dùng súc vật kéo thì đ• có thể
tự cầy cấy trên mảnh đất của mình . Lao động chung không còn cần thiết nữa , thế là chế độ
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thay thế cho chế độ sở hữu công xã.
Như trên ta đã thấy QHSX công xã nguyên thuỷ dần dần tan rã vì nó không còn phù hợp
với trình độ phát triển mới của lực lượng sản xuất nữa. Vì thế một QHSX mới phải ra đời .
Chế độ tư hữu thay thế chế độ công hữu, xã hội có giai cấp thay thế công xã thị tộc và cuối
cùng chế độ chiếm hữu nô lệ ra đời .
Đặc điểm nổi bật nhất của QHSX chiếm hữu nô lệ là : Chủ nô không những chiếm hữu
TLSX mà còn có quyền sở hữu với cả nô lệ như quyền bán hoặc giết. Sự phát triển của
PTSX chiếm hữu nô lệ làm cho nhu cầu nô lệ ngày càng tăng mạnh . Nguồn cung cấp nô lệ
chủ yếu chính là những tù binh chiến tranh . Những nước chiến thắng không những bắt tù
binh về làm nô lệ mà còn bắt cả những người dân trong vùng bị chiếm đóng , biến họ thành
nô lệ của mình . Dưới chế độ đó dân cư phân hoá thành dân cư tự do và nô lệ. Dân cư tự do
được hưởng một số quyền công dân còn nô lệ không có một chút quyền nào.Để củng cố
vững chắc hơn nữa quyền lợi của giai cấp một nhà nước chủ nô đã ra đời . Nhà nước chủ nô
ra đời đã củng cố phát triển QHSX chgiếm hữu nô lệ . Nhà nước chủ nô ra đời đánh dấu
mốc của một QHSX mới sao cho phù hợp với điều kiện hiện lịch sử, nó tạo ra khả năng lớn
hơn cho sự phát triển của LLSX.
So với chế đội công xã nguyên thuỷ nhà nước chủ nô ra đời cũng nói lên rằng khi QHSX
cũ không còn phù hợp với LLSX đang tồn tại thì nó sẽ bị xoá bỏ và thay thế nhưng sự thay
đổi đó có tính kế thừa và đó là một QHSX mới phù hợp hơn.
Trong giai đoạn nhất định nào đó của lịch sử thì chế độ chiếm hữu nô lệ là một bước tiến
nhưng đi đôi vơí sự phát triển của chế ấy là những mâu thuẫn chứa chất bên trong nó ngày
càng trở nên sâu sắc hơn . Cũng giống như trong phép biện chứng đã đề cập cân bằng chỉ là
tạm thời và sự không cân bằng la tuyệt đối , nó chính là nguồn gốc tạo nên sự phát triển
.Lịch sử và nhuèng tư tưởng tiến bộ đã chứng minh được rằng : chỉ có thể quan niệm được
sự phát triển chừng nào người ta thừa nhận , nhận thức được sự phát triển trong mâu thuẫn
của LLSX và QHSX . Chừng nào ta thừa nhận tính vĩnh viễn không phù hợp giữa chúng
chính vì thế khi mâu thuẫn xã hội trở nên sâu sắc thì nó sẽ bị tan rã
Khi chế đội chiếm hữu nô lệ càng mở rộng thì lao động càng bị coi là hèn hạ chỉ đáng
dành riêng cho nô lệ , không xứng đáng là việc của người dân tự do , Chính như vậy chế độ
chiếm hữu nô lệ đã tự nó làm tan rã chính ngay trong LLSX cơ bản của nó là những người
lao động sản xuất . Sự quá bất công làm cho nô lệ nổi dậy có những cuộ khởi nghĩa lôi cuốn
hàng chục vạn nô lệ . Khởi nghĩa thất bại nô lệ bị giết nền kinh tế của x• hội chiếm hữu nô lệ
bị phá hoại nặng nề . Nô lệ khởi nghĩa đã nói lên QHSX không phù hợp với LLSX nữa và
một lần nữa lịch sử đòi hỏi phải thay thế QHSX chiếm hữu nô lệ bằng QHSX khác có thể cải
thiện địa vị của xã hội , của hình tượng sản xuất . Quy luật QHSX nhất định phải phù hợp
với tính chất các LLSX , phải thay thế nô lệ bằng những người lao động có quan tâm đến kết
quả lao động của họ .Và yêu cầu của quy luật này đã được thực hiện một cách tự phát : Bọn
chủ nô chia đát đai của chúng thành những mảnh nhỏ và giao cho nô lệ cấy , nô lệ đã được
giải phóng nhưng vẫn bị phụ thuộc vào chủ nô bởi địa tô và phụ thuộc thân thể . Mặc dù vậy
nhưng họ vẫn hứng thú hơn vì có được nền kinh tế riêng của họ. Và theo quy luật mới
QHSX, PTSX mới vừa ra đời thì cũng là lúc mâu thuẫn mới đựoc hình thành và đến khi mâu
thuẫn trở nên qúa lớn nó sẽ bùng phát và đòi hỏi phải giải quyết sao cho QHSX phải phù
hợp với LLSX . Cứ như vậy xã hội không ngừng phát triển bởi những mâu thuẫn phát sinh
và đuyược giải quyết .
Tóm lại có thể nói thực chất của quy luật về mối quan hệ giữa LLSX và QHSX là quy luật
mâu thuẫn . Sự phù hợp giữa chúng chỉ là tạm thời còn sự vận động mâu thuẫn là vĩnh viễn ,
chỉ có khái niệm mâu thuẫn mới đủ khả năng vạch ra động lực của sự phát triển mới có thể
cho ta hiểu được sự vận động của quy luật kinh tế
Kết luận
Chúng ta cần phải hiểu và vận dụng một cách tốt nhất quy luật QHSX phải phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trên thực tế QHSX và LLSX không bao giờ có sự
phù hợp tuyệt đối chúng luôn mâu thuẫn để thúc đẩy thúc đẩy sự phát triển chính vì vậy tuỳ
theo tình hình thực tế mà mà chọn giải pháp hợp lí. Tuy nhiên chính bản thân các QHSX lại
có mối liên hệ chặt chẽ với LLSX, chúng không tách rời nhau . Vấn đề đặt ra ở đây là làm
thế nào đế sử dụng mối quan hệ ấy cho phù hợp. Nếu làm được điều này đúng với quy luật
của nó thì không lâu chúng ta sẽ tiến hành nhanh trên con đường CNH – HĐH đã chọn.
Các tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kinh tế chính trị - Khoa Kinh tế Trường ĐHQLKD
2. Giáo trình kinh tế cơ bản - NXB Khoa học