Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Kinh nghiệm thu hút FDI của các nước và vận dụng vào Việt Nam - 2 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.89 KB, 10 trang )


Mặc dù hiện nay vẫn còn nhiều tranh luận ,còn những ý kiến khác nhau về vai trò , về
mặt tích cực , tiêu cực …của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước tiếp nhận đầu tư
. Nhưng chỉ điểm qua nhu cầu , qua trào lưu cạnh tranh thu hút cũng đủ cho ta khẳng
định rằng : đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đối với các nước nhận đầu tư có tác
dụng tích cực là chủ yếu . Đa phần các dự án đầu tư trực tíêp nước ngoài , khi thực
hiện đều đưa lại lợi ích cho nước nhận đầu tư . Đối với nhiều nước , đầu tư trực tiếp
nước ngoài thực sự đóng vai trò là điều kiện , là cơ hội , là cửa ngõ giúp thoát khỏi
tình trạng của một nước nghèo , bước vào quỹ đạo của sự phat triển và thưc hiện công
nghiệp hoá.
Tóm lại :
Đồng vốn ( tư bản ) của các tập đoàn , các công ty xuyên quốc gia lớn xuất ra
và hoạt đọng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn, nhưng hiệu quả đưa lại thường đạt ở
mức cao hơn . Quan hệ của nước tiếp nhận đầu tư với nhà đầu tư trong hoạt đọng đầu
tư trực tiếp nước ngoài của các tập đoàn , các công ty xuyên quốc gia lớn thường tồn
tại đan xen giữa hợp tác và đấu tranh ở mức độ ngày càng cao hơn
1.3. Các hình thức chủ yếu của FDI
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Luật quy định có ba hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu là: hợp tác
kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh; xí nghiệp liên doanh ; và xí
nghiệp 100% vốn nước ngoài .
1.3.1. Hình thức xí nghiệp liên doanh.
Hình thức này được áp dụng phổ biến hơn, nhưng có xu hướng bớt dần về tỉ
trọng . Các nhà đầu tư nước ngoài thích áp dụng hình thức liên doanh vì :
-Thấy được ưu thế giữa hình thức xí nghiệp liên doanh so với hình thức xí
nghiệp 100% vốn nước ngoài là tranh thủ được sự hiểu biết và hỗ trợ của các đối tác
trong tất cả các khâu hình thành, thẩm định và thưc hiện dự án.
-Phạm vi , lĩnh vực và địa bàn hoạt động của xí nghiệp liên doanh rộng hơn xí
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên có thể giải thích xu hướng hạn chế dần hình thức xí nghiệp liên


doanh ở Việt Nam bằng những nguyên nhân sau :
-Sau một thời gian tiếp cận với thị trường Việt Nam , các nhà đầu tư nước
ngoài , đặc biệt các nhà đầu tư Châu á đa hiểu rõ hơn về luật pháp , chính sách và thủ
tục đầu tư tại Việt Nam .
-Thực tiễn phát sinh nhiều tranh chấp trong việc quản lý điều hành mà một
phần do sự yếu kém về trình độ của người Việt Nam . Bên nước ngoài thường góp vốn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

nhiều hơn nhưng không quýêt định những vấn đề chủ chốt của xí nghiệp vì nguyên tắc
nhất trí trong hội đồng quản trị.
-Khả năng tham gia liên doanh của bên Việt Nam là có hạn vì thiếu cán bộ ,
thiếu vốn đóng góp .
- Nhiều trường hợp cơ quan quản lý nhà nước đa tác động quá sâu vào quá
trình sản xuất, kinh doanh của xí nghiệp
1.3.2.Xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Đầu tư nước ngoài theo hình thức này ngày càng tăng . Nguyên nhân giảm sút tỉ
trọng xí nghiệp liên doanh cũng chính là nguyên nhân tăng tỉ lệ các xí nghiệp 100%
vốn nước ngoài .Uỷ ban nhà nước về hợp tác và đầu tư trước đây đa từ chối cấp giấy
phép cho nhiều dự án 100% vốn nước ngoài trong những ngành ,lĩnh vực quan trọng
hoặc có tính đặc thù như : Bưu chính viễn thông , xây dựng kinh doanh khách sạn ,
văn phòng cho thuê , sản xuất xi măng , dịch vụ xuất nhập khẩu , du
lịch…Tuy nhiên trong những năm gần đây , các địa phương phía Nam , đặc biệt là các
tỉnh Đồng Nai , Sông Bé, Bà Rịa _Vũng Tàu đa ủng hộ mạnh các dự án 100% vốn
nước ngoài với lập luận rằng cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lập xí nghiệp
100% vốn nước ngoài có lợi hơn việc giao đất cho bên Việt Nam góp vốn bằng giá trị
quyền sử dụng đất để tham gia liên doanh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

1.3.3.Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức này được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí

và trong lĩnh vực bưu chính viễn thông .Hai lĩnh vực này chiếm 30% số dự án hợp
đồng hợp tác kinh doanh , nhưng chiếm tới 90% tổng vốn cam kết thưc hiện . Phân
còn lại chủ yếu thuộc về lĩnh vực công nghiệp , gia công , dịch vụ
1.3.4 Các hình thức đầu tư và phương thức tổ chức thu hút đầu tư khác .
- Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài :
Đây là hình thức tổ chức khá phổ biến trên thế giới . Theo quan điểm của các nhà đầu
tư nước ngoài , so với các hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn , công ty cổ phần có
lợi thế trong việc huy động vốn ngay từ đầu của doanh nghiệp .
- Cổ phần hoá các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , việc chuển nhượng
phần góp vốn trong xí nghiệp liên doanh phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền . Xí nghiệp liên doanh không được phép huy động vốn bằng cách
phát hành cổ phiếu hoặc bán lại chứng khoán . Vì vậy , một số nhà đầu tư nước ngoài
cho rằng quy định của Luật hiện hành là “cứng” và đề nghị cho cổ phần hoá xí nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài .
- Chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Luật đầu tư hiện hành không có quy định về hình thức chi nhánh công ty nước ngoài
tại Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm qua, một số ngân hàng nước ngoài ,các
công ty tài chính, thương mại quốc tế đã làm đơn xin mở chi nhánh tại Việt Nam.
- Phương thức đổi đất lấy công trình.
Nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn xây dựng một hoặc một số dự án cơ sở hạ tầng như cầu,
đường, hoặc khu phố mới theo phương thức chìa khoá trao tay hoặc BT ( xây dựng –
chuyển giao). Đổi lại, Nhà nước Việt Nam sẽ dành cho nhà đầu tư nước ngoài quyền
sử dụng một diện tích đất trong một thời gian xác định để xây dựng, kinh doanh hoặc
một số dự án cụ thể.
- Hình thức thuê mua
Một số xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là xí nghiệp 100% vốn của các
công ty Nhật Bản đề nghị được thuê mua hoặc thuê miễn phí máy móc thiết bị. Vì đây
là vấn đề mới và máy móc thiết bị vẫn thuộc sở hữu của xí nghiệp tại Việt Nam nên

Bộ Thương mại đã không chấp nhận đề nghị miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc
thiết bị leasing.
1.4 Đặc điểm chủ yếu của FDI
Đến nay xét về bản chất, FDI có những đặc điểm chủ yếu:
* FDI trở thành hình thức đầu tư chủ yếu trong đầu tư nước ngoài.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Xét về ưu thế và hiệu quả thì FDI thể hiện rõ hơn sự chuyển biến về chất lượng trong
nền kinh té thế giới. Gắn trực tiếp với quá trình sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự
phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và tạo thành cơ sở của sự hoạt động của các
công ty xuyên quốc gia và các doanh nghiệp xuyên quốc tế
* FDI đang và sẽ tăng mạnh ở các nước đang phát triển
Có nhiều lý do giải thích mức độ đầu tư cao giữa các nước công nghiệp phát triển với
nhau nhưng có thể thấy được hai nguyên nhân chủ yếu sau:
-Thứ nhất, môi trường đầu tư ở các nước phát triển có độ tương hợp cao. Môi
trường này hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả môi trường công nghệ và môi trường
pháp lý.
-Thứ hai, xu hướng khu vực hoá đã thúc đẩy các nước này xâm nhập thị trường của
nhau.
Từ hai lý do đó ta có thể giải thích được xu hướng tăng lên của FDI ở các công
nghiệp mới (NICs), các nứơc ASEAN và TrungQuốc.
Ngoài ra xu hướng tự do hoá và mở cửa của nền kinh tế các nước đang phát triển trong
những năm gần đây đã góp phần đáng kể vào sự thay đổi đáng kể dòng chảy FDI.
* Cơ cấu và phương thức FDI trở nên đa dạng hơn.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Trong những năm gần đây cơ cấu và phương thức đầu tư nước ngoài trở nên đa dạng
hơn so với trước đây. điều này liên quan đến sự hình thành hệ thống phan công lao
động quốc tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi môi trường kinh tế thương mại toàn
cầu.

Về cơ cấu FDI, đặc biệt là FDI vào các nước công nghiệp phát triển có những thay đổi
sau:
- Vai trò và tỉ trọng của đầu tư vào các ngành có hàm lượng khoa học cao tăng lên.
Hơn 1/3 FDI tăng lên hàng năm là tập trung vào các ngành then chốt như điện tử, chế
tạo máy tính, chất dẻo, hoá chất và chế tạo máy. Trong khi đó nhiều ngành công
nghiệp truyền thống dùng nhiều vốn và lao động, FDI giảm tuyệt đối hoặc không đầu
tư .
- Tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế taọ giảm xuống trong khi FDI vào các
ngành dịch vụ tăng lên. Điều này có liên quan đến tỷ trọng khu vực vụ trong GDP của
các nứơc CECD tăng lên và hàm lượng dịch vụ trong cộng nghiệp chế tạo. Một số lĩnh
vực được ưu tiên là các dịch vụ thương mại, bào hiểm, các dịch vụ tài chính và giải trí
.
* Sự gắn bó ngày càng chặt chẽ giưã FDI và ODA, thương mại và chuyển giao công
nghệ.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

-FDI và thương mại có liên quan rất chặt chẽ với nhau . Thông thường, một chính
sách khuyến khích đầu tư nước ngoài được nhằm vào mục đích tăng tiềm năng xuất
khẩu của một nước. Mặt khác, các công ty nước ngoài được lựa chọn ngành và địa
điểm đầu tư cũng dựa trên cơ sở tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên trường
quốc tế
- FDI đang trở thành kênh quan trọng nhất của việc chuyển giao công nghệ. Xu hướng
hiệnu nay là FDI và chuyển giao công nghệ ngày càng gắn bó chặt chẽ với nhau . Đây
chính là hình thức có hiệu quả nhất của sự lưu chuuyển vốn và kỹ thuật trên phạm vi
quốc tế .
Nhiều nước đã đạt được thành công trong việc hấp thụ các yếu tố bên ngoài để phát
triển kinh tế trong nước là nhờ chú ý đến điều này. Hong Kong , Singapo và Đài Loan
rất tích cực khuyến khích các công ty xuyên quốc gia chuyển giao công nghệ cùng với
quá trình đầu tư.
- Sự gắn bó giữa FDI và ODA cũng là một đặ điểm nổi bật của sự lưu chuyển các

nguồn vốn , công nghệ trên phạm vi quốc tế trong những năm gần đây. Hơn nữa xu
hướng này sẽ ngày càng trở nên mạnh hơn .
1.5 Vai trò của FDI với phát triển kinh tế .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Mặc dù FDI vẫn chịu chi phối của Chính Phủ nhưng FDI ít lệ thuộc vào mối quan hệ
chính trị giữa hai bên. Mặt khác bên nước ngoài trực tiếp tham gia quản lý sản xuất ,
kinhh doanh nên mức độ khả thi của dự án khá cao, đặc biệt là trong việc tiếp cận thị
trường quốc tế để mở rộng xuất khẩu.Do quyền lợi gắn chặt với dự án , họ quan tâm
tới hiệu quả kinh doạnh nên có thể lựa chọn công nghệ thích hợp , nâng cao trình độ
quản lý và tay nghề của công nhân . Vì vậy , FDI ngày càng có vai trò to lớn đối với
việc thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế ở các nước đầu tư và các nước nhận đầu tư .
- Đối với nước đầu tư :
Đầu tư ra nước ngoài giúp nâng cao hiệu quả sử dụng những lợi thế sản xuất ở các
nước tiếp nhận đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao tỷ suất lợi nhuận của vốn
đầu tư và xây dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu ổn định với giá phải chăng.
Mặt khác đầu tư ra nước ngoài giúp bành trướng sức mạnh kinh tế và nâng cao uy tín
chính trị. Thông qua việc xây dựng nhà máy sản xuất và thị trường tiêu thụ ở nước
ngoài mà các nước đầu tư mở rộng được thị trường tiêu thụ, tránh được hàng rào bảo
hộ mậu dịch của các nước.
- Đối với nước nhận đầu tư.
+ Đối với các nước kinh tế phát triển, FDI có tác dụng lớn trong việc giải quyết những
khó khăn về kinh tế, xã hội như thất nghiệp và lạm phát…Qua FDI các tổ chức kinh tế
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

nước ngoài mua lại những công ty doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, giúp cải thiện
tình hình thanh toán và tạo công ăn việc làm cho người lao động. FDI còn tạo điều
kiện tăng thu ngân sách dưới hình thức các loại thuế để cải thiện tình hình bội chi ngân
sách, tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển kinh tế và thương mại, giúp
người lao động và cán bộ quản lý học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước khác.

+ Đối với các nước đang phát triển: FDI giúp đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh
tế thông qua việc tao ra những doanh nghiệp mới, thu hút thêm lao động, giải quyết
một phần nạn thất nghiệp ở những nước này.
FDI giúp các nước đang phát triển khắc phục được tình trạng thiếu vốn kéo dài.
Nhờ vậy mà mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển to lớn với nguồn tài chính khan hiếm
được giải quyết, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá-hiện đại
hoá. Theo sau FDI là máy móc thiết bị và công nghệ mới giúp các nước đang phát
triển tiếp cận với khoa học-kỹ thuật mới. Quá trình đưa công nghệ vào sản xuất giúp
tiết kiệm được chi phí và nâng cao khả năng cạnh tranh của các nước đang phát triển
trên thị trường quốc tế.
Cùng với FDI, những kiến thức quản lý kinh tế, xã hội hiện đại được du nhập vào
các nước đang phát triển, các tổ chức sản xuất trong nứơc bắt kịp phương thức quản lý
công nghiệp hiện đại, lực lượng lao động quen dần với phong cách làm việc công
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×