Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Ôn thi cao học MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 12 trang )

TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.
1. Sự tác động của khoa học đối với sự phát triển của triết học
Mối quan hệ giữa triết học và các khoa học, đương nhiên là mối quan hệ
hai chiều, nghĩa là triết học và các khoa học đều có tác động đến nhau. Nếu
như sự tác động của triết học đến khoa học có thể chia thành những giai
đoạn và mỗi giai đoạn có những hình thức nhất định, thì ngược lại, sự tác
động của các khoa học đến sự phát triển của triết học khơng phải khi nào
cũng rõ ràng và có khuynh hướng rõ rệt. Từ chỗ lúc đầu là một sự hòa trộn
đan xen nhau giữa những tri thức khoa học và triết học, dần dần là sự tách
ra của các khoa học và bắt đầu ảnh hưởng của các khoa học đến sự phát
triển của triết học.
Trước khi triết học và khoa học xuất hiện, thế giới xung quanh được
phản ánh trong ý thức của người nguyên thủy dưới hình thức thần thoại.
Trong thần thoại bên cạnh niềm tin hư ảo vào các lực lượng thần thánh,
siêu tự nhiên, thì các vấn đề về nguồn gốc, bản chất của thế giới có một vị
trí đáng kể. Triết học ra đời trong cuộc đấu tranh với thần thoại, như một
nỗ lực nhằm giải thích thế giới. Thực chất triết học cũng tìm cách trả lời
cho các vấn đề mà trước đó đã được đạt ra trong thần thoại, nhưng bằng
một phương thức khác. Triết học là sự phân tích lý luận các vấn đề ấy dựa
trên logic, các tri thức khoa học và kinh nghiệm thực tiễn. Về mặt lịch sử,
sự ra đời của triết học là trùng hợp với sự xuất hiện những mần mống đầu
tiên của tri thức khoa học, với sự hình thành nhu cầu nghiên cứu lý luận.
Chúng ta có thể thấy rõ điều này ở Hy-lạp cổ đại. Triết học Hy-lạp cổ đại
khi mới hình thành khơng hề độc lập với các tri thức khoa học, mà thực
chất là đồng nhất với chúng để hình thành trên thực tế là môn khoa học
1



TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

tổng hợp. Các nhà triết học đầu tiên ở Hy lạp đồng thời cũng là các nhà
khoa học như Thalets, Pithagore,… Đó là triết học tự nhiên
(naturphilosophie). Triết học đặt nhiệm vụ tìm hiểu và giải thích tự nhiên,
xem xét thế giới như một chỉnh thể. Trong nền triết học tự nhiên, các khoa
học nói chung được coi như là những gì thứ yếu bên dưới và bị chi phối bởi
triết học. Triết học tự nhiên thịnh hành ở phương Tây vào lúc khoa học thực
nghiệm chưa phát triển cao, khơng đủ để tìm ra quy luật của các hiện tượng
tự nhiên. Chính vì vậy mà trên thực tế, triết học tự nhiên là mang tính tư
biện (speculation): những giải thích của nó về thế giới chủ yếu là dựa trên
những phỏng đoán, giả định. Nhưng bắt đầu từ thời đại Phục hưng và đặc
biệt là trong các thế kỷ XVII - XVIII, sự phát triển của các khoa học, nhất
là các khoa học tự nhiên càng lúc càng diễn ra nhanh chóng. Mối quan hệ
triết học - khoa học có sự đổi chiều. Khoa học tự nhiên từ chỗ trước kia chỉ
có vai trị phụ thuộc, bị dẫn dắt bởi triết học, thì giờ đây càng ngày càng
độc lập hơn trong lĩnh vực nghiên cứu của mình, hơn nữa cịn tác động
quyết định đến khuynh hướng phát triển của triết học và phương pháp tư
duy. Chính sự thay đổi này đã tạo ra tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa
thực chứng. Chủ nghĩa thực chứng (posistivism) tuyên bố rằng chỉ có các
khoa học cụ thể mới cần thiết, đem lại các tri thức tích cực (positive), cịn
triết học thì khơng. Chính xác hơn, chủ nghĩa thực chứng thừa nhận trong
quá khứ, khi mà các khoa học còn chưa phát triển đầy đủ, triết học đã từng
có vai trị tích cực, là khoa học bao trùm, tổng hợp mọi tri thức, thậm chí
đóng vai trị một “ khoa học của các khoa học”. Nhưng khi các khoa học
lần lượt xuất hiện và trưởng thành, đem lại những tri thức thực sự, triết học
dần mất đi vai trị lịch sử của mình. Số phận của triết học thật trớ trêu,

chẳng khác gì King Lear, - nhân vật văn học của Shakespeare, - người chia

2


TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

toàn bộ vương quốc và tài sản to lớn của mình cho các con đã trưởng thành
để rồi trở thành trắng tay và bị đuổi ra đường.
Không nghi ngờ gì nữa, ảnh hưởng của khoa học đến triết học càng
ngày càng rõ rệt hơn. Theo dõi sự phát triển của khoa học trong thời kỳ
này, chúng ta thấy rằng q trình phân ngành diễn ra nhanh chóng: Cơ học,
Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Địa lý, Thiên văn học, …, lần lượt trở
thành các khoa học độc lập. Mỗi một khoa học tự xác định cho mình đối
tượng nghiên cứu riêng. Giới tự nhiên được chia thành nhiều lĩnh vực khác
nhau và trở thành đối tượng của những nghiên cứu độc lập. Việc này là cần
thiết, đặc biệt trong giai đoạn phát triển đầu tiên của khoa học, khi mà
nhiệm vụ chủ yếu là phải sưu tập, tích lũy các tài liệu. Nhưng phương pháp
được coi là cần thiết và chính đáng ấy của khoa học tự nhiên cũng đã ảnh
hưởng đến và in dấu lên tư duy triết học đương thời, - phương pháp tư duy
siêu hình. Mặt khác, trong các khoa học tự nhiên thời bấy giờ, chỉ có cơ
học là mơn khoa học được coi là đạt đến mức độ hoàn thiện nhất định và vì
thế tư duy cơ học máy móc cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến triết học.
Chúng ta có thể nói rằng trong thời kỳ Phục hưng và cận đại, khoa học tự
nhiên đã có ảnh hưởng quyết định sự phát triển của triết học. Từ đó ảnh
hưởng của khoa học đến sự phát triển của triết học càng ngày càng rõ hơn.
Mỗi bước tiến mới của khoa học đều bằng cách này hay cách khác tác
động lên xu hướng phát triển và tư duy của triết học.

Như đã biết, một trong các tiền đề của chủ nghĩa duy vật biện chứng
là trạng thái và các thành tựu của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX. Khác với
các thế kỷ trước đó, khoa học tự nhiên trong thế kỷ XIX đã khơng cịn là
khoa học sưu tập nữa. Những gì nó tích lũy được trong thời kỳ trước đã
cho phép nó có thể sắp xếp, tổng hợp lại. Và nhiệm vụ này đến lượt nó,
3


TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

khiến người ta phải chú ý nhiều hơn đến đến những mối liên hệ vốn có của
bản thân giới tự nhiên, sự thống nhất của thế giới tự nhiên, sự vận động và
phát triển nội tại của nó. Các phát minh vĩ đại của khoa học tự nhiên thế kỷ
XIX trong các lĩnh vực vật lý và sinh vật, như định luật bảo tồn và chuyển
hóa năng lượng, thuyết cấu tạo tế bào và thuyết tiến hóa của các loài, đã
chứng minh trên những nét cơ bản và đem lại một cái nhìn duy vật biện
chứng về thế giới tự nhiên. Nhờ ba phát hiện vĩ đại đó và nhờ các thành
tựu khác của khoa học tự nhiên, mà giờ đây đã có thể có được một bức
tranh bao quát về mối liên hệ trong tự nhiên dưới một hình thức gần như có
hệ thống. Trước kia việc cung cấp một bức tranh bao quát như vậy là
nhiệm vụ của triết học tự nhiên. Triết học tự nhiên, như chúng ta đã nói ở
trên, là khuynh hướng triết học có từ thời kỳ cổ đại và tiếp tục phát triển
trong nhiều thế kỷ sau đó nữa, khi mà nói chung các khoa học tự nhiên cịn
chưa phát triển. Khi đó, đảm nhận vai trị nhận thức giới tự nhiên trong
tính chỉnh thể của nó, đem lại một cái nhìn bao quát chung nhất về giới tự
nhiên, triết học đã khơng có chỗ dựa của khoa học. Chính vì thế triết học tự
nhiên đã thay thế những những mối liên hệ hiện thực, chưa biết bằng
những mối liên hệ tưởng tượng, hư ảo, thay những sự kiện còn thiếu bằng

những giả định, phỏng đốn, thậm chí gán ghép cho tự nhiên nhiều sự
tưởng tượng hư ảo kỳ quái. Khi làm như thế triết học tự nhiên đã có nhiều
tư tưởng thiên tài, dự đoán trước được nhiều phát hiện sau này đồng thời
cũng đưa ra nhiều điều vô lý, nhưng khơng thể nào khác được. Ngày nay
thì khác. Những những thành tựu của khoa học tự nhiên càng ngày càng
nhiều hơn đã và đang tiếp tục cung cấp cho chúng ta những bằng chứng
chứng minh rằng giới tự nhiên là thống nhất. Ngày nay, một bức tranh bao
quát về những mối liên hệ không những trong các lĩnh vực riêng biệt, mà
còn giữa các lĩnh vực hầu như của toàn bộ giới tự nhiên, được rút ra chủ
4


TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

yếu là từ những kết quả nghiên cứu do các khoa học tự nhiên đem lại.
Trong những điều kiện như vậy, thì một thứ triết học tự nhiên đứng ngoài
và đứng trên các khoa học là hoàn tồn khơng cần thiết nữa. Mọi mưu toan
khơi phục triết học tự nhiên, theo Engels thậm chí phải coi là những bước
thụt lùi.
Tác động của khoa học lên sự phát triển của triết học không phải là
trực tiếp và theo một con đường thẳng, mà thường là gián tiếp tạo ra bầu
khơng khí tinh thần cho phép hình thành một kiểu tư duy, một cái nhìn
tương ứng với trạng thái đạt được của khoa học về thế giới. Thông qua
những tri thức, những phát minh khoa học các khái niệm, các phạm trù
triết học có thêm những nội dung mới. Chẳng hạn, thuyết nhật tâm của
Copernicus khi khẳng định rằng trái đất khơng là trung tâm của vũ trụ, thì
rõ ràng nó đã giáng một địn chí mạng vào Kyto giáo, mở đầu cho một thời
kỳ mới của khoa học tách khỏi tơn giáo và thần học. Thuyết tiến hóa của

Darwin tự nó đưa đến kết luận rằng các lồi động vật, thực vật không phải
ngẫu nhiên, được sự sáng tạo bởi những lực lượng thần thánh siêu tự nhiên
nào, mà là kết quả của một q trình hồn tồn do các lực lượng tự nhiên
chi phối. Kết luận đó rõ ràng là một quan điểm triết học duy vật. Thuyết
tương đối của Einstein một phát minh vạch thời đại. Tư tưởng về sự thống
nhất giữa vật chất với không gian và thời gian làm cho làm cho thuyết
tương đối mang ý nghĩa triết học sâu sắc.
Một thế giới quan triết học là không tránh khỏi đối với bất cứ một
khoa học nào. Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên, nhất là trong
những thời kỳ có những bước ngoặt cách mạng của nó, nhất định sẽ đưa
đến những kết luận triết học chung như là một sự tổng kết lý luận. Những
kết luận triết học rút ra từ các phát minh của khoa học tự nhiên thường do
5


TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

chính các nhà khoa học tự nhiên thực hiện. Và đương nhiên, ảnh hưởng
của khoa học đến sự phát triển của triết học có thể đưa đến những kết luận
triết học tích cực mang tính khoa học, nhưng cũng có thể đưa đến những
kết luận triết học tiêu cực, phản khoa học. Những phát minh khoa học
những năm cuối thế kỷ XIX về sóng, về phóng xạ, về điện tử … đã khiến
khơng ít nhà khoa học rút ra kết luận hoài nghi khái niệm “vật chất”, - nền
tảng của chủ nghĩa duy vật; rằng cần từ bỏ chủ nghĩa duy vật, thay thế chủ
nghĩa duy vật bằng “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”
Những kết luận triết học được các nhà khoa học rút ra từ những kết
quả của mình đa phần chỉ mang tính tự phát. Chỉ khi được xem xét trên
một nền tảng thế giới quan nhất định, chúng mới thực sự trở thành một

niềm tin quay trở lại định hướng sự phát triển khoa học.
2. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối với sự
phát triển khoa học.
2.1. Thế giới quan và phương pháp luận.
Thế giới quan là hệ thống những quan điểm, tư tưởng khái quát của con
người về thế giới nói chung bao gồm cả con người trong đó, về quan hệ
của con người đối với thế giới. Thế giới quan phản ánh hiện thực bên ngoài
gián tiếp qua các nhu cầu, lợi ích, các lý tưởng mang tính cá nhân hay xã
hội. Tùy thuộc vào tính chất và phương thức biểu hiện có thể có nhiều loại
thế giới quan khác nhau: thần thoại, tôn giáo, khoa học, đạo đức, mỹ thuật,
chính trị, triết học… Xét về phương thức biểu hiện, triết học là thế giới
quan lý luận, là hệ thống các tư tưởng được xây dựng trên cơ sở tổng kết
thực tiễn và nhận thức. Xét về tính chất, triết học là sự khái quát chung
nhất, là tư duy tổng hợp.
6


TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

Những quan điểm, tư tưởng khi trở thành niềm tin của con người, sẽ
tích cực tham gia vào định hướng thái độ của con người đối với với các
hiện tượng, các sự kiện quan trọng trong hiện thực và trong cuộc sống, xác
định “chỗ đứng của con người trong thế giới”. Đối với triết học, những
quan điểm tư tưởng ấy cịn giúp hình thành nên các ngun tắc cơ bản chỉ
đạo con người trong các hoạt động của mình để đạt được mục đích hay nói
cách khác là chúng thực hiện chức năng phương pháp luận. Phương pháp
luận triết học, do xuất phát từ những quan điểm, quan niệm chung nhất,
nên cũng chỉ là phương pháp luận chung nhất. Nó chỉ nêu lên những điều

kiện chung cần thiết để giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ cụ thể, chứ
không phải trực tiếp giải quyết chúng.
2.2. Chức năng thế giới quan và phương pháp luận của triết học đối
với sự phát triển khoa học
Chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với
khoa học, được hầu hết các nhà khoa học thừa nhận. Vấn đề ở chỗ, nếu có
ai đó cho rằng mình khơng cần đến một quan điểm triết học nào, thì như
thế cũng đã là có một quan điểm triết học rồi, chỉ có điều đó chính là một
quan điểm triết học mơ hồ nhất. Đây cũng chính là tư tưởng của Engels khi
ơng nói: “ những ai phỉ báng triết học nhiều nhất lại chính là những kẻ nơ
lệ của những tàn tích thơng tục hóa, tồi tệ nhất của triết học”. Albert
Einstein nhà khoa học xuất sắc nhất của thể kỷ XX khơng ít lần chỉ rõ các
khái quát triết học cần dựa trên các kết quả khoa học. Tuy nhiên khi đã
xuất hiện chúng thường ảnh hưởng đến sự phát triển khoa học, chỉ ra
phương hướng phát triển nhất định của khoa học. Max Planck nhà vật lý,
cha đẻ của cơ học lượng tử khẳng định rằng, thế giới quan của người

7


TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

nghiên cứu luôn tham gia vào việc xác định hướng nghiên cứu của người
đó.
Chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học đối với
các khoa học trước hết là ở vai trò nhận thức của nó, làm gia tăng tri thức
mới. Sự phân tích, sự lý giải triết học các dữ liệu khoa học cũng chính là
sự nghiên cứu các hiện tượng ở mức độ khái quát chung hơn và sâu sắc

hơn. Hàng loạt các phạm trù nền tảng của nhận thức được hình thành và
phát triển như là các phạm trù của cả triết học và các khoa học, ví dụ như
các phạm trù “vật chất”, “không gian”, “thời gian”, “vận động”, “nguyên
nhân”, “lượng”, “chất”, … Triết học không giải quyết các vấn đề khoa học
cụ thể. Phát triển song hành cùng các khoa học cụ thể, triết học vạch ra
logic của các quá trình nhận thức, trở thành phương pháp luận của nhận
thức khoa học.
Tiếp theo, chức năng thế giới quan - phương pháp luận của triết học
đối với các khoa học là ở sự tổng kết các thành tựu đã đạt được của khoa
học và làm sáng tỏ các nguyên lý chúng của chúng. Tất nhiên, trong mỗi
một khoa học đều có sự tổng kết, khái quát các tri thức thành các nguyên
lý, các quy luật nhất định. Nhưng những tổng kết, khái quát trong mỗi một
khoa học cụ thể chỉ giới hạn trong lĩnh vực mà nó nghiên cứu. Đặc điểm
của khái quát triết học là những khái quát chung nhất, có liên quan đến tất
cả các hiện tượng và các quá trình của tự nhiên, xã hội và tinh thần.
Triết học là công cụ tổng hợp tri thức. Thực tế cho thấy trong sự
phát triển của tri thức hiện đại cùng với xu hướng xuất hiện của những
chuyên ngành mới chuyên sâu là xu hướng ngược lại, xu hướng liên ngành
kết hợp nhiều khoa học thành một hệ thống thống nhất. Tính chất tổng
8


TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

hợp, liên ngành của khoa học hiện đại không chỉ thể hiện ở sự kết hợp của
các ngành khoa học truyền thống thành các khoa học mới như lý hóa, hóa
lý, sinh hóa, sinh tâm lý, sinh vật lý, địa vật lý…, mà cịn sự xích lại gần
nhau của các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học nhân

văn. Chính xu hướng liên kết này của các khoa học cho phép đưa ra một
bức tranh khoa học chung về thế giới, tìm kiếm một cơ sở phương pháp
luận chung thống nhất, khắc phục tính chất phân tán manh mún của các
khoa học chuyên ngành, đem lại cơ sở cho sự hợp tác trong nghiên cứu
khoa học. Ở đây triết học đóng vai trị là hạt nhân lý luận kết nối các ngành
khoa học, là trung tâm phương pháp luận đem lại khả năng thâm nhập vào
các quá trình này một cách chủ động và tích cực.
Cuối cùng, sự phát triển nhanh chóng của khoa học và vai trị ngày
càng tăng của nó trong đời sống xã hội, mối liên hệ hữu cơ nó với các nhân
tố và các điều kiện phát triển xã hội và con người khiến cho vấn đề quản lý
khoa học và định hướng giá trị của nó trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Quản lý và định hướng giá trị khoa học ở đây không phải là quản lý sự
sáng tạo khoa học, mà là các thiết chế khoa học, kế hoạch chương trình
phát triển khoa học, sự ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào sản
xuất và đời sống. Việc quản lý và định hướng ấy chắc chắn không thể
không liên quan đến một thế giới quan nói chung, đến những quan điểm
triết học nhất định.
Mối quan hệ giữa triết học và khoa học trải qua một quá trình phát
triển lịch sử lâu dài. Mối quan hệ ấy không hề đơn giản, bất biến, mà là
phức tạp, thay đổi và cũng trở thành một trong những “vấn đề triết học”,
nghĩa là xung quanh nó cũng có những quan điểm khác nhau. Có thể thấy
hai quan điểm nổi bật. Quan điểm thứ nhất có xu hướng tuyệt đối hóa vai
9


TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

trò của triết học, hạ thấp, coi thường vai trò của các khoa học. Ngược lại,

quan điểm thứ hai có xu hướng tuyệt đối hóa vai trị của các khoa học, hạ
thấp hay thậm chí gạt bỏ vai trò của triết học. Cả hai quan điểm này thực
chất là cực đoan, chúng chỉ phản ánh và tuyệt đối hóa một xu hướng nhất
định đã có trong lịch sử triết học và khoa học mà ta đã nói đến ở trên. Có
thể nói cách tiếp cận như thế về mối quan hệ giữa triết học và khoa học là
biểu hiện của tư duy siêu hình, một tư duy mà nếu xét trong những điều
kiện nhất định thì có thể được coi là chính đáng, cần thiết, nhưng xét chung
và trong phạm vi lớn hơn, nó khơng thể khơng bộc lộ tính hạn chế của
mình.
Sự ra đời chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đem đến một quan điểm
mới, tích cực về mối quan hệ giữa triết học và khoa học. Bản chất của quan
niệm mới đó là biện chứng. Triết học và các khoa học là những lĩnh vực
nhận thức khác nhau. Chúng có đặc điểm và đối tượng nghiên cứu riêng.
Quan hệ giữa chúng không phải là hoàn toàn đồng nhất thay thế lẫn cho
nhau, nhưng cũng không đối lập loại trừ nhau một cách tuyệt đối. Mối
quan hệ giữa triết học và các khoa học là mối quan hệ biện chứng, thống
nhất của các mặt đối lập. Tính đặc thù của mối quan hệ này là ở chỗ, tùy
từng giai đoạn phát triển mà mặt này hay mặt kia nổi trội, tác động của mặt
này lên mặt kia không phải chỉ theo một hướng duy nhất. Ở trên chúng ta
đã nói rằng các kết luận triết học được rút ra từ khoa học có thể là tích cực,
nhưng cũng có thể là tiêu cực. Điều đó phụ thuộc vào chỗ, bản thân các
nhà khoa học được định hướng bởi thế giới quan triết học nào. Nếu triết
học là mang tính tiến bộ, khoa học, thì nó có thể và phải thúc đẩy sự phát
triển của khoa học và ngược lại. Trong những năm cuối thế kỷ XIX - đầu
thế kỷ XX, những phát minh mới của khoa học tự nhiên, như phát hiện ra
10


TS. Lê Kim Châu


Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

tia X, hiện tượng phóng xạ, điện tử, … đã làm bộc lộ tính hạn chế của bức
tranh về thế giới vật lý từ trước đến giờ, tạo nên một tình thế khủng hoảng.
Phân tích “cuộc khủng hoảng của vật lý học” ấy, Lênin chỉ ra rằng, chủ
nghĩa duy tâm đã lợi dung và xuyên tạc những thành tựu có tính cách mạng
nói trên của khoa học tự nhiên như thế nào; rằng các nhà khoa học, - những
người xuất sắc trong các lĩnh vực của mình, nhưng lại kém trong lĩnh vực
triết học, do không nắm chắc tư duy biện chứng đã dao động và tìm đến
chủ nghĩa hoài nghi, chủ nghĩa bất khả tri ra làm sao; rằng những phát
minh mới trong vật lý học đã chứng thực cho chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Lênin khẳng định rằng trong trường hợp này, chỉ có nắm vững phép
biện chứng duy vật mới có thể thốt khỏi “cuộc khủng hoảng vật lý” đó.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại với nội dung chủ
yếu là sự phát triển nhanh chóng của khoa học và những ứng dụng rộng rãi
của chúng trong thực tiễn, đã và đang làm thay đổi sâu sắc trong mọi lĩnh
vực của đời sống, làm bộc lộ hơn nữa những hạn chế của tư duy siêu hình.
Con đường duy nhất để khắc phục những giáo điều, những khn sáo, sự
trì trệ trong nhận thức và hành động là nắm chắc và vận dụng phép biện
chứng. Phép biện chứng duy vật là phương pháp luận chung nhất của nhận
thức khoa học và thực tiễn cách mạng.
*****

11


TS. Lê Kim Châu

Chương 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ph. Ăng- ghen. Lút- vich Phoi- ơ- bắc và sự cáo chung của triết học cổ
điển Đức. NXB Chính trị Quốc gia. Hà Nội - 2004.
2. V.I. Lênin toàn tập. Tập18. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán. Nxb Tiến bộ. Matsxcova - 1980.
3. Π.В.Алексеев. Πредмет, структура и функция диалектического
материализма. Издателъство московского университета, 1983.
4. Т.И.Ойзерман. Исторко - философской проблемы. Издательство
“Мысль”. Москва, 1982.
5. А.Π.Спиркин. Основы философы. Издателъство Политической
литературы. Москва,1988.
6.П.Н. Федосеев. Философия и научное познание. Издательство
“Мысль”. Москва, 1983.
7. Теоретическое наследие В.И. Ленина и современная философская
наука. Издательство “Мысль”. Москва, 1974.

12



×