Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài 29 ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG NGHIỆP NƯỚC TA. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.84 KB, 6 trang )

Bài 29 ĐẶC ĐIỂM NỀN NÔNG
NGHIỆP NƯỚC TA.


1.Nền nông nghiệp nhiệt đới:
a. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển một nền
nông nghiệp nhiệt đới:
*Đặc điểm khí hậu, địa hình có ảnh hưởng căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản
phẩm nông nghiệp.
- Chế độ nhiệt ẩm dồi dào: sản xuất quanh năm, áp dụng nhiều biện pháp để tăng năng
suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi.
- Sự phân hóa mùa khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác là cơ sở để hình thành tính mùa
vụ và hình thức canh tác khác nhau trong sản xuất NN.
- Mùa đông lạnh ở MB cơ sở để hình thành cơ cấu vụ đông.
- Tăng tính bấp bênh trong sản xuất.
b.Nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới:
- Cây con phân bố phù hợp với mỗi vùng sinh thái.
- Thay đổi cơ cấu mùa vụ.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn, nhờ áp dụng KHKT trong sản xuất. Cơ sở để hình
thành nền nông nghiệp hàng hóa.
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu
2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần nâng cao hiệu
quả của nông nghiệp nhiẹt đới:
clip_image001.jpg

3. Kinh tế nông thôn đang chuyển dịch rõ nét:
a. Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yéu của kinh tế nông thôn:
- Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào nông – lâm - ngư nghiệp.
- Xu hướng các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn.
b. Kinh tế nông thôn bao gồm nhièu thành phần kinh tế:
(SGK)


c. Cơ cấu kinh tế nông thôn đang chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa
dạng hóa:
- Đẩy mạnh chuyên môn hóa, hình thành các vùng chuyên môn hóa, gắn với chế biến và
đẩy mạnh xuất khẩu.
- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện:
+ Thay đổi tỉ trọng các thành phần
+ Các sản phẩm chính trong nông-lâm-ngư nghiệp và các sản phẩm phi nông nghiệp
khác.


Bài 12: VẼ BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG
MƯA.
NHẬN XÉT SỰ PHÂN HOÁ KHÍ HẬU



a. Vẽ đồ thị thể hiện tương quan nhiệt ẩm của khí hậu 3 địa điểm : Hà Nội,
Huế, Thành phố Hồ Chí Minh
- Vẽ hai đường biểu diễn trên cùng một hệ thống trục toạ độ.
+ Trục tung bên trái biểu thị nhiệt độ (t = °C)
+ Trục tung bên phải biểu thị giá trị lượng mưa tương ứng với giá trị nhiệt
độ p= 2t (p= mm). Tháng có lượng mưa trên 100 mm, chia khoảng cách
tương ứng 100 mm.
+ Trục hoành chia khoảng cách tương ứng 12 tháng
- Ghi chú giải phân biệt đường biểu diễn nhiệt độ và lượng mưa, tháng
mưa và thàng khô.



b. Nhận xét chế độ nhiệt, chế độ mưa và sự phân hoá mùa của các địa

điểm trên (theo chỉ tiêu qui định)
Bảng tóm tắt các đặc điểm khí hậu của 3 địa điểm



- Hà Nội : có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong ba vùng với 23,5 °C. ở
đây có một mùa đông lạnh (t < 20 °C) kéo dài ba tháng do ảnh hưởng của
gió mùa đông bắc, không quá khô. Mùa mưa kéo dài 6 tháng, tháng VIII có
lượng mưa lớn nhất đạt 318 mm.
- Huế : có nhiệt độ trung bình cao hơn, với 25,2 °C. Huế không có mùa
đông lạnh vì hầu hết các tháng đều > 20°C. Mùa mưa đến muộn, bắt đầu từ
tháng VIII, đạt cực đại vào tháng X với 795mm và kết thúc chậm vào tháng
I. Tổng lượng mưa lên tới 2867 mm, gấp 1,7 lần lượng mưa ở Hà Nội.
Lượng mưa ở Huế lớn, tập trung cao là do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt
đới, của frông lạnh khi gió đông bắc về, của hoàn lưu phía trước các cơn
bão hoặc áp thấp nhiệt đới kết hợp với địa hình chắn gió của dãy Bạch
Mã.
- TP. Hồ Chí Minh : có nhiệt độ trung bình cao nhất > 27 °C ; do nằm ở vĩ
độ thấp nên lượng bức xạ mặt trời quanh năm lớn. Mùa mưa bắt đầu từ
tháng V và kết thúc vào tháng XI. Mùa khô rất rõ rệt, đặc biệt ở đây có 3
tháng hạn, lượng mưa < 15 mm/tháng, do sự thống trị của khối khí tín
phong nửa cầu bắc trong điều kiện thời tiết ổn định.
Nhìn chung, chế độ nhiệt, chế độ mưa của ba địa điểm trên tiêu biểu cho
ba kiểu thời tiết khí hậu đặc trưng của khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Sự khác biệt giữa ba vùng chủ yếu là do ảnh hưởng của vĩ độ và các yếu
tố : khối khí, frông, áp thấp và bão kết hợp với hiệu ứng do địa hình đón
gió hay khuất gió mang lại.





×