Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Tìm hiểu về công nghệ IPTV và những ứng dụng của IPTV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 65 trang )

Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
LỜI MỞ ĐẦU
Với nhu cầu xã hội ngày càng cao, trình độ của con người cũng càng phát
triển thì bên cạnh đó những công nghệ mới cũng được ra đời theo. Một trong số
những công nghệ đó là công nghệ IPTV – Internet Protocol Television. Ở châu
Âu và các nước phát triển trên thế giới thì IPTV đã rất quen thuộc, còn ở Việt
Nam thì IPTV vẫn là một khái niệm mới. Để IPTV phát triển mạnh ở Việt Nam
thì những sinh viên trong nghành như em cần phải tìm hiểu kĩ về công nghệ này
sau đó tìm ra hướng phát triển cho công nghệ này ở Việt Nam.
Tại Việt Nam, truyền hình trực tuyến, hay còn gọi là IPTV (Internet
Protocol Television) hiện nay vẫn còn là một khái niệm chưa được nhiều người
sử dụng biết tới. Đó là điều dễ hiểu khi IPTV Việt Nam mới đang phát triển ở
những bước đi sơ khai đầu tiên. Hiểu một cách đơn giản, IPTV là truyền hình
trên mạng Internet, thông tin thay vì được truyền dẫn bằng tín hiệu sóng
(analog), qua sợi cáp quang (cable) hay qua vệ tinh (DTH) thì được truyền dẫn
bằng các gói thông tin qua mạng. Một câu hỏi đặt ra, tại sao cần có thêm IPTV
khi mà những hình thức truyền hình kia đã phủ sóng rộng khắp. Trên bề ngoài,
điều này có vẻ đúng, song thực tế lại cho thấy cả ba hình thức truyền hình kia
đều có những hạn chế. Ví dụ kênh analog và cable TV chỉ có thể phủ sóng trong
nước, DTH TV cần một khoản đầu tư khổng lồ để phủ sóng toàn cầu. Trong khi
đó, IPTV tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có là mạng Internet đã rộng khắp toàn
thế giới.
Là sinh viên ngành điện tử viễn thông chúng em phải tìm hiểu tầm quan
trọng của công nghệ IPTV và đã được sự hướng dẫn của cô Phạm Thị Phượng
và thầy Nguyễn Đình Việt nên chúng em đã lựa chọn đề tài tìm hiểu về công
nghệ IPTV và những ứng dụng của IPTV làm đề tài tốt nghiệp. Chúng em mong
được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy cô và các bạn để có thể làm tốt bài báo cáo
tốt nghiệp lần này.

Đồ án tốt nghiệp Trang 1
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ IPTV
1.1 Lịch sử phát triển của công nghệ truyền hình
Có thể nói, hiện nay truyền hình là phương tiện truyền thong phổ biến nhất
thế giới. Hầu như moi người không có cơ hội trực tiếp gặp mặt các nguyên thủ
quốc gia, du hành tới mặt trăng, chứng kiến một cuộc chiến tranh hay xem một
trận thi đấu thể thao… với truyền hình họ có được cơ hội làm những việc đó.
Không chỉ là một phương tiên truyền thông, phương tiện giải trí thuần túy, ngày
nay truyền hình còn được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện
đại. Bộ phận an ninh sử dụng truyền hình như một công cụ bảo vệ,giám sát.
Ngành tàu điện ngầm dùng truyền hình để quản lý hệ thống đường tàu điện
ngầm hay để điều khiển con tàu từ xa. Các bác sĩ khám nội tạng bệnh nhân bằng
camera hiển thị thay vì mổ. Ngành giáo dục tiền hanh đào tạo từ xa cũng thông
qua truyền hình .
Truyền hình là loại phương tiện thông tin đại chúng mới xuất hiện từ khoảng
giữa thế kỷ XX, nhưng đã phát triển rất nhanh chóng, mạnh mẽ và được phổ
biến hết sức rộng rãi trong vòng vài ba thập niên trở lại đây. Thế mạnh đăc trưng
của truyền hình là cung cấp thông tin dưới dạng hình ảnh ( kết hợp âm thanh và
ở mức độ nhất định cả với chữ viết ) mang tính hấp dẫn sinh động, trực tiếp và
tổng hợp. Từ đó, loại hình phương tiện truyền thông độc đáo, đặc biệt này tạo
nên được ở người tiếp nhận thông tin hiệu quả tổng hợp tức thời về nhận thức và
thẩm mỹ, trước hết là ở trình độ trực quan, trực cảm.
Bằng sự kết hợp các chức năng phản ánh – nhận thức thẩm mỹ - giải trí
với nhau, truyền hình ngày càng thu hút được nhiều khán giả. Vai trò,vị trí, ảnh
hưởng va tác động của truyền hình đối với công chúng nói chung, quá trình hình
thành và định hướng dư luận xã hội nơi riêng đã và đang tăng lên nhanh chóng.
1.2 Khái niệm về công nghệ IPTV
1.2.1 Khái niệm
IPTV – Iternet Protocol Television – Là công nghệ cho phép truyền tải
các chương trình truyền hình thông qua mạng Internet băng thông rộng. Nói

rộng hơn IPTV là dịch vụ giá trị gia tăng sử dung băng rộng IP phục vụ cho
nhiều người dùng (user).

Đồ án tốt nghiệp Trang 2
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
Hình 1.2.1. Giới thiệu về IPTV
Thay vì nhận tín hiệu truyền hình theo kiểu truyền thống analog hoặc tín
hiệu vệ tinh hoặc qua cáp, IPTV cho phép TV được kết nối trực tiếp vào đường
mạng Internet của gia đình thu tín hiệu. Có thể thấy dịch vụ truyền hình đã được
tích hợp trực tiếp với dịch vụ kết nối mạng Internet.
Hiện có hai phương pháp chính thu tín hiệu truyền hình Internet. Thứ
nhất, sử dụng máy tính kết nối với dịch vụ truyền hình IPTV để nhận tín hiệu
sau đó chuyển đổi thành tín hiệu truyền hình truyền thống trên những chiếc TV
chuẩn. Thứ hai, sử dụng một bộ chuyển đổi tín hiệu (set top box). Thực chất bộ
chuyển đổi tín hiệu này cũng chỉ đóng vai trò như một chiếc PC như ở phương
pháp thứ nhất. Tất nhiên cùng với sự phát triển của công nghệ chắc chắn sẽ có
những sản phẩm TV có thể kết nối và thu nhận tín hiệu truyền hình trực tiếp từ
đường truyền Internet.
Bên cạnh đó người dùng còn có thể còn được chứng kiến sự phát triển của
truyền hình IPTV không dây. Đây không còn là chuyện dự báo tương lai mà đã
trở thành hiện thực đơn giản kết nối Internet không dây được thì IPTV cũng
không dây được.

Đồ án tốt nghiệp Trang 3
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
1.2.2 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV
Hình 1.2.2 Mô hình kiến trúc hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV.
IPTV là công nghệ truyền dẫn hình ảnh kỹ thuật số tới người sử dụng qua
Internet băng rộng. Ngoài các dịch vụ truyền hình quảng bá thông thường,
Video theo yêu cầu (Video on Demand – VoD), IPTV còn hỗ trợ sự tương tác

giữa người xem với chương trình và đây cũng chính điểm đặc biệt và hấp dẫn
nhất của IPTV.
Không đơn thuần là truyền hình như truyền hình cáp truyền thống, IPTV
là một tổng thể chuỗi các dịch vụ truyền hình có tính tương tác. Ngoài việc tự do
lựa chọn chương trình truyền hình hay phim muốn xem, người sử dụng có thể
tham gia các cuộc hội thảo từ xa, chơi game, mua hàng qua TV hoặc viết blog
video (vlog), nhắn tin qua TV… Mô hình chi tiết về hệ thống cung cấp dịch vụ
IPTV được chỉ ra trong Hình 1.2.2.
Hệ thống gồm các khối chức năng chính sau đây:
- Hệ thống cung cấp nội dung: Cung cấp nguồn dữ liệu thu, nhận và xử lý
các dữ liệu chương trình từ các nguồn khác nhau như vệ tinh, truyền hình mặt
đất và các nguồn khác để chuyển sang hệ thống Head-end.
- Hệ thống Head-end thu, điều chế và giải mã nội dung hình ảnh và âm
thanh từ các nguồn khác nhau và sử dụng các thiết bị mã hóa (encoder) để
chuyển đổi nội dung này thành các luồng dữ liệu IP ở khuôn dạng mã hóa mong
muốn. Hiện nay tín hiệu video chủ yếu được mã hóa MPEG-4/H.264 đảm bảo
tốc độ khá thấp, cho phép triển khai tốt trên mạng truy nhập xDSL. Các chương
trình sau khi được mã hóa sẽ được phân phối tới khách hàng trên các luồng IP.
Multicast qua mạng truy nhập và mạng lõi IP. Các chương trình này có thể được

Đồ án tốt nghiệp Trang 4
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
mật mã bởi các hệ thống bảo vệ nội dung. Tùy vào chương trình được chọn,
STB của khách hàng sẽ chuyển tới luồng multicast tương ứng sử dụng giao thức
Internet Group Management Protocol (IGMP).
- Hệ thống Middleware: Có vai trò gắn kết một số thành phần logic thành
một hệ thống phần mềm IPTV/video hoàn chỉnh hơn. Hệ thống Middleware
cung cấp giao diện NSD cho cả dịch vụ băng rộng và theo yêu cầu. Hệ thống
này cũng được sử dụng như phần mềm liên kết để tích hợp các sản phẩm từ các
nhà cung cấp khác nhau thành một mức ứng dụng. Middleware cung cấp khả

năng quản lý thuê bao, nội dung và báo cáo hoàn chỉnh cùng với các chức năng
quản lý EPG và STB, đồng thời vẫn duy trì tính mở cho việc tích hợp các dịch
vụ trong tương lai.
- Hệ thống phân phối nội dung: Bao gồm các cụm máy chủ VoD và các hệ
thống quản lý VoD tương ứng, cho phép lưu trữ các nội dung đã được mã hóa và
thiết lập các chính sách phân phối nội dung một cách mềm dẻo. Hệ thống này
thường được thiết lập phân tán, cho phép nhà khai thác mở rộng một cách kinh
tế, phù hợp với tải và yêu cầu dịch vụ của các thuê bao. Tín hiệu video sẽ được
phát qua luồng IP multicast tới STB và thông qua giao thức RSTP khách hàng
có thể dừng tín hiệu hoặc tua ngược, xuôi tương tự như xem qua đầu DVD.
- Hệ thống quản lý bản quyền (DRM): Giúp nhà khai thác bảo vệ nội
dung của mình, như trộn các tín hiệu truyền hình hay mã hóa nội dung VoD, khi
truyền đi trên Internet và tích hợp với tính năng an ninh tại STB phía thuê bao.
- Mạng truyền tải: Hạ tầng mạng IP băng rộng để truyền dịch vụ từ nhà
cung cấp đến khách hàng. Ngoài yêu cầu mạng lõi tốc độ cao trên nền công
nghệ IP, để đảm bảo chất lượng cho dịch vụ IPTV hiện nay phần mạng truy
nhập thường sử dụng các đường truyền như cáp quang, xDSL. Trong thời gian
tới, với sự phát triển của mạng truy nhập vô tuyến băng rộng và các kiến trúc
mạng mới, dịch vụ IPTV sẽ được cung cấp cho cả các thiết bị di động.

Đồ án tốt nghiệp Trang 5
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
1.3 Phương thức truyền phát tín hiệu của công nghệ IPTV
1.3.1 Phát quảng bá (broadcasting), truyền phát tới mọi nơi
Nguyên lý hoạt động của hệ thống quảng bá, các chương trình được vẽ
trên hình 1.3.1.
Trong đó MBone (mạng xương sống của hệ thống đa điểm) chính là
đường trục Internet. Tuy nhiên người sử dụng chỉ theo lệnh của bộ quản lý nội
dung (content manager) để được giới thiệu nội dung chương trình hữu quan.
Chương trình cụ thể do rất nhiều bộ IPTV server thu thập được hoặc cùng do

các server của mạng Mbone cung cấp.

Hình 1.3.1 Nguyên lý hoạt động của hệ thống phát quảng bá
1.3.2 Phát đến địa điểm theo yêu cầu (on demand)
VOD được gọi là IPTV đơn điểm. Trong đó các server của bộ quản lý nội
dung được tổ chức thành cụm server (server cluster) tổng hợp kho dữ liệu
(database) của các chương trình.
Cách bố trí cụm server để phục vụ được các user được hiệu quả sẽ được nói rõ
trên sơ đồ tổng thể ở dưới đây. Các bước thực hiện VOD như sau:
1. Một thuê bao được chứng nhận nhập mạng và chịu sự quản lý của bộ
quản lý EPG.
2. Thuê bao muốn yêu cầu một nội dung nào đó. Thuê bao gửi yêu cầu đến
EGP.
3. EGP cho biết địa chỉ của server cần tìm.
4. Thuê bao gửi yêu cầu tới server đó.
5. Server dựa theo yêu cầu của thuê bao mà cung cấp nội dung.

Đồ án tốt nghiệp Trang 6
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
Trên đây chỉ là một thí dụ đơn giản nhất. Hiện nay các nhu cầu nghiệp vụ của
IPTV rất đa dạng nên cấu trúc mạng phức tạp hơn nhiều.
Tiếp theo chúng ta phân tích sự hoạt động tổng thể của mạng IPTV.

Hình 1.3.2 Sự hoạt động của hệ thống IPTV phục vụ theo yêu cầu
1.3.2 Mạng tổng thể luồng tín hiệu trong IPTV
Sơ đồ khối biểu thị các chức năng của nghiệp vụ IPTV như hình 1.3.3.
Từ nguồn nội dung tới đầu cuối người dùng có hể chia làm: nghiệp vụ cung cấp
và giới thiệu các nội dung, nghiệp vụ chuyển tải, nghiệp vụ tiếp nối đầu cuối và
nghiệp vụ quản trị.
1. Mạng nội dung: Mạng này cung cấp và giới thiệu nội dung gồm xử lý nội

dung truyền hình trực tiếp/truyền hình VOD (theo điểm) và xử lý, giới thiệu các
ứng dụng gia tăng (phục vụ tin tức, điện thoại có hình, email, nhắn tin ). Nguồn
nội dung truyền hình trực tiếp/truyền hình VOD không qua hệ thống xử lý nội
dung được mã hóa để phù hợp với luồng media theo yêu cầu qua mạng chuyển
tải đưa các luồng này cung cấp tới các người dùng đầu cuối.
2. Mạng truyền tải: Đây là mạng cáp IP. Đối với luồng media có hình thức
nghiệp vụ không giống nhau có thể dùng phương thức chuyển đa hướng
(multicast) cũng có thể chuyển theo phương thức đơn kênh. Thông thường,
truyền hình quảng bá BTV truyền đa hướng tới user đầu cuối, truyền hình theo
yêu cầu VOD thông qua mạng cáp phân phát nội dung CDN (Content
Distribution Network) tới địa điểm người dùng đầu cuối.

Đồ án tốt nghiệp Trang 7
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
3. Mạng đầu cuối (còn gọi là mạng cáp gia đình). Theo các nhà khai thác viễn
thông, thì mạng này là mạng tiếp nối băng rộng xDSL, FTTx+LAN hoặc
WLAN.
4. Bộ quản trị bao gồm quản lý nội dung, quản lý cáp truyền, tính cước phí, quản
lý các thuê bao, quản lý các hộp ghép nối STB.
Ta thấy trong mạng IPTV có 3 dạng luồng tín hiệu: Luồng quảng bá BTV, luồng
truyền đến địa điểm theo yêu cầu VOD và luồng nghiệp vụ giá trị gia tăng. Như
biểu diễn trên hình 1.3.3. Ta xét các phương thức truyền tín hiệu thị tần. Có 3
phương thức truyền trực tiếp hiện trường, truyền quảng bá có định thời gian và
truyền tới điểm VOD. Khi truyền hình trực tiếp đồng thời ta lấy nội dung này
lưu vào bộ nhớ để phát lại vào truyền hình quảng bá định thời gian hoặc làm
nguồn các tiết mục cho truyền hình VOD. Đối với tiết mục quảng bá có định
thời IPTV dùng phương pháp truyền phát đa điểm IP có tiết kiệm băng tần tức là
phương thức multicast. Phương thức này thực hiện "nhất phát, đa thu". Dùng
phương thức này, mỗi tiết mục mạng cáp chỉ phát một luồng số liệu thời gian
thực (real time) không liên quan tới số người xem tiết mục này.

Phương thức này có thể truyền phát cho hàng nghìn thuê bao.

Đồ án tốt nghiệp Trang 8
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
Hình 1.3.3 Mạng tổng thể luồng tín hiệu trong IPTV
IPTV cung cấp đồng thời hình ảnh (video) và âm thanh (audio) trên
mạng cáp. Để đảm bảo chất lượng của 2 loại tín hiệu trên IPTV dùng phương
pháp đồng bộ A/V thông qua một server duy nhất thu thập các dữ liệu tại hiện
trường, văn bản sử dụng theo khuyến nghị truyền dẫn thời gian thực RTP. IPTV
dùng kỹ thuật nén thị tần có hiệu suất cao nên băng tần truyền dẫn tại 800kbit/s
có thể tiếp cận với băng tần thu DVD nên tạo điều kiện cho các nhà khai thác dễ
dàng phát triển các dịch vụ video. Mạng chuyển tải CDN gồm nhiều server
cache phân bố tại các khu vực tập trung thuê bao, Khi có yêu cầu của thuê bao,
cache server chuyển lên VOD server trong mạng nguồn cung cấp, tìm nội dung
phù hợp và chuyển tải cho thuê bao sự hoạt động của các server trong mạng
chuyển tải dựa trên kỹ thuật cân bằng phụ tải toàn cục (GSLB). Trong quá trình

Đồ án tốt nghiệp Trang 9
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
truyền đưa multimedia IPTV có thể dùng khóa mật mã đảm bảo độ an toàn của
nội dung truyền dẫn. IPTV áp dụng các khuyến nghị quốc tế về tiêu chuẩn, như
khuyến nghị về truyền dẫn thời gian thực (RTP), khuyến nghị về khống chế thời
gian thực (RTCP) IPTV cũng cùng làm việc với máy tính dùng hệ điều hành
UNIX, VIC/VAT, Apple và Quick Time. Hiện nay cách thức mã hóa video của
luồng chủ của IPTV theo MPEG-2, MPEG-4, H.264/AVC; Real Microsoft
UWMV-9. Trong đó, MPEG-2 và MPEG-4 được phát triển mạnh. H.264 là luật
mã hóa thị tần của ITU-T đề xuất thích hợp cho các hệ thống công cộng. Do đó
H.264 có khả năng thành cách mã hóa chính của IPTV. Như đã nêu ở trên,
nghiệp vụ IPTV chính là phục vụ cho các hộ gia đình. Phương thức tiếp nhập
băng rộng tới gia đình thường dùng phương pháp truy nhập ADSL, nhưng vì

IPTV thiết lập tới user nghiệp vụ multimedia thời gian thực và tương tác nên
ADSL không thỏa mãn các yêu cầu của IPTV. Cáp quang truyền dẫn tới tận nhà
FTTH được công nhận là phương thức chuyển tải tối ưu. Cáp quang có băng tần
rất rộng và có khả năng truyền dẫn hai hướng đối xứng đảm bảo được yêu cầu
truyền hình ảnh động theo hai hướng với chất lượng cao. Thiết bị đầu cuối IPTV
trong gia đình có 2 loại: một là máy vi tính PC, hai là máy TV + hộp kết nối
STB. Hộp STB thực hiện 3 chức năng sau: 1. Nối tiếp vào mạng băng tần rộng,
thu phát và xử lý số liệu IP và luồng video. 2. Tiến hành giải mã luồng video
MPEG-2, MPEG-4, WMV, Real đảm bảo video VOD hiển thị lên màn hình ti
vi các số liệu 3. Phối hợp với bàn phím đảm bảo HTML du lịch trên mạng,
tiến hành gửi nhận email. Hộp STB đảm nhiệm các nhiệm vụ trên chủ yếu dựa
vào bộ vi xử lý. Để kết luận ta thấy IPTV ứng dụng kỹ thuật streaming media,
thông qua mạng băng rộng truyền dẫn tín hiệu truyền hình digital đến các thuê
bao. Các thuê bao chỉ cần có thiết bị đầu cuối là máy tính PC hoặc TV+STB là
có thể thưởng thức được các chương trình truyền hình phong phú. Hoạt động
của IPTV là hoạt động tương tác trên mạng không chỉ có các chương trình
truyền hình quảng bá mà còn thực hiện truyền hình đến địa điểm theo yêu cầu
(VOD). IPTV còn có các dịch vụ tương tác khác như truyền thoại có hình,
email, du lịch trên mạng, học tập từ xa IPTV cùng các hoạt động thông tin trên
băng tần rộng đã kết hợp được 3 mạng (máy tính + viễn thông + truyền hình)
biểu thị xu thế phát triển của mạng truyền thông tương lai. Các nhà kinh doanh
dịch vụ viễn thông băng rộng không chỉ ở các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật mà

Đồ án tốt nghiệp Trang 10
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
ở các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông và Việt
Nam cũng đang phát triển mạnh dịch vụ IPTV.
1.4 Ưu- Nhược điểm của công nghệ IPTV
1.4.1 Ưu điểm của IPTV
1.4.1.1 Tích hợp đa dịch vụ

Trên một đường kết nối Internet người dùng IPTV có thể được sử dụng
cùng một lúc rất nhiều dịch vụ khác nhau như truy cập Internet, truyền hình,
điện thoại cố định và di động, VoIP (Voice over Internet Protocol) Mang lại
cho người dùng sự tiện lợi trong quá trình sử dụng.
1.4.1.2 Tính tương tác cao
IPTV sẽ mang lại cho người dùng trải nghiệm xem truyền hình có tính
tương tác và cá nhân hóa rất cao. Ví dụ, nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể tích
hợp một chương trình hướng dẫn tương tác cho phép người xem có thể tìm kiếm
nội dung chương trình truyền hình theo tựa đề hoặc tên diễn viên. Hoặc nhà
cung cấp dịch vụ có thể triển khai chứng năng “hình-trong-hình” (picture-in-
picture) cho phép người dùng xem nhiều kênh cùng một lúc. Người dùng cũng
có thể sử dụng TV để truy cập đến các nội dung đa phương tiện khác trên PC
như hình ảnh hay video hoặc sử dụng điện thoại di động để điều khiển TV ở nhà
ghi lại một chương trình ưa thích nào đó Một phương thức tương tác khác mà
nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể triển khai là cung cấp các thông tin mà người
xem yêu cầu trực tiếp trong quá trình xem chương trình. Ví dụ người dùng có
thể nhận thông tin về đội bóng mà họ đang xem thi đấu trên màn hình chẳng
hạn.
Trên thực tế tính tương cao hoàn toàn có thể xuất hiện ở các loại hình
truyền hình số khác như truyền hình vệ tinh hay cáp. Song để triển khai được thì
cần phải có sự kết nối tương tác giữa đầu phát sóng và bộ thu sóng. Đây là điều
mà truyền hình vệ tinh và cáp không có được. Muốn triển khai thì hai hình thức
truyền hình này buộc phải kết hợp với các hạ tầng mạng khác như Internet hoặc
điện thoại di động.
1.4.1.3 Công nghệ chuyển mạch IP
Hầu hết người dùng đều không biết rằng truyền hình cáp và vệ tinh
thường gửi đi tất tả tín hiệu của mọi kênh cùng một lúc cùng một thời điểm
nhằm cho phép người dùng chuyển đổi kênh tức thời như chúng ta vẫn thấy.
Điều này dẫn tới sự lãng phí băng thông cần thiết.


Đồ án tốt nghiệp Trang 11
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
IPTV sử dụng công nghệ chuyển mạch IP để loại bỏ hạn chế này. Mọi dữ
liệu chương trình truyền hình được lưu trữ tại một vị trí trung tâm và chỉ có dữ
liệu kênh mà người dùng yêu cầu xem là được truyền tải đi. Điều này sẽ cho
phép nhà cung cấp dịch vụ có thể bổ sung thêm được nhiều dịch vụ cho IPTV
hơn vì băng thông không còn phải là vấn đề quá khó giải quyết nữa.
1.4.1.4 Mạng gia đình
Kết nối vào mạng Internet trong gia đình không chỉ có TV mà còn có các
PC khác. Điều này sẽ cho phép người dùng có thể sử dụng TV để truy cập đến
những nội dung đa phương tiện trên PC như ảnh số, video, lướt web, nghe
nhạc Không những thế một số màn hình TV giờ đây còn được tích hợp khả
năng vận hành như một chiếc TV bình thường. Tất cả liên kết sẽ trở thành một
mạng giải trí gia đình hoàn hảo.
1.4.1.5 Video theo yêu cầu - Video on Demand (VOD)
VOD là tính năng tương tác có thể nói là được mong đợi nhất ở IPTV.
Tính năng này cho phép người xem có thể yêu cầu xem bất kỳ một chương trình
truyền hình nào đó mà họ ưa thích. Ví dụ, người xem muốn xem một bộ phim đã
có cách đây vài năm thì chỉ cần thực hiện tìm kiếm và dành thời gian để xem
hoặc ghi ra đĩa xem sau.
1.4.1.6 Kiểm soát tối đa chương trình TV
VOD nói chính xác cũng là một phần lợi thế này. Đây là tính năng mà
người dùng sẽ cảm thấy thích thú nhất ở IPTV bởi nó cho phép họ có thể kiểm
soát tối đa chương trình truyền hình.
Không còn thụ động phải xem những gì mà nhà cung cấp dịch vụ phát đi như ở
truyền hình truyền thống hay vệ tinh mà giờ đây người dùng sẽ được trải nghiệm
khả năng kiểm soát tối đa những nội dung mà họ muốn xem. Với VOD người
dùng có thể chọn lựa những chương trình thích hoặc ghi nó ra đĩa để xem về sau
này.
Nhờ đó mà thiết bị điều khiển từ xa của IPTV sẽ có đầy đủ tính năng như

điều khiển một chiếc đầu đĩa. Khi đang xem chương trình nếu gặp phải một
đoạn nào hay người dùng có thể tua để xem lại, dừng phát chương trình hoặc tua
nhanh về phía trước Điều này cũng đơn giản bởi nội dung được cung cấp duy
nhất theo yêu cầu của người xem chứ không cung cấp rộng cho tất cả mọi người
dùng như truyền hình truyền thống.
1.4.1.7 Truyền hình chất lượng cao HD

Đồ án tốt nghiệp Trang 12
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
Xu hướng nội dung chất lượng cao hiện đã hiển hiện thực tế. Nhờ kết nối
băng thông rộng nên có thể nói chỉ trong tương lai không xa IPTV sẽ chỉ phát
truyền hình chất lượng cao. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng sẽ thưởng
thức các chương trình có chất lượng hình ảnh và âm thanh cao.
1.4.2 Nhược điểm của IPTV
Nhược điểm “lớn nhất” của IPTV chính là khả năng mất dữ liệu rất cao và
sự chậm trễ truyền tín hiệu. Nếu như đường kết nối mạng của người dùng không
thật sự tốt cũng như không đủ băng thông cần thiết thì khi xem chương trình sẽ
rất dễ bị giật hay việc chuyển kênh có thể tốn khá nhiều thời gian để tải về.
Thêm vào nữa nếu máy chủ của nhà cung cấp dịch vụ không đủ mạnh thì khi số
lượng người xem truy cập vào đông thì chuyện chất lượng dịch vụ bị giảm sút
cũng là một chuyện rất dễ hiểu. Đây không hẳn là nhược điểm của IPTV mà của
cả thế giới web.
Song một thế giới mà ở đó mọi người mọi thiết bị đều có thể được kết nối
mạng là một trong những mục tiêu mà thế giới đang hướng tới. Truyền hình
IPTV cũng là một phần trong xu hướng này. Công nghệ mạng Internet càng
ngày càng phát triển mạnh mẽ đẩy băng thông kết nối lên cao hơn góp phần giúp
IPTV khắc phục nhược điểm nói trên và biến nó trở thành công nghệ truyền
hình của tương lai.
1.5 Sự phát triển của IPTV trên thế giới và tại Việt Nam
1.5.1 Thực trạng và xu hướng phát triển của IPTV trên thế giới

Vào cuối những năm 90, sự phát triển của các dịch vụ truyền hình vệ tinh,
truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số, và đặc biệt là sự ra đời của truyền hình
độ nét cao (High Definition Television - HDTV) đã để lại dấu ấn trong lịch sử
phát triển của lĩnh vực truyền hình. Hiện nay với sự ra đời của dịch vụ IPTV-
một phương thức cung cấp dịch vụ truyền hình mới sẽ làm thay đổi đáng kể thị
phần của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình truyền thống.
IPTV ra đời dựa trên sự hậu thuẫn của ngành Viễn thông. IPTV dễ dàng
cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với
các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình.
IPTV có cơ hội lớn phát triển nhanh chóng khi mà mạng băng rộng được
phát triển có mặt ở khắp mọi nơi. Hiện tại có trên 130 triệu hộ gia đình sử dụng
dịch vụ băng rộng trên thế giới. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn
trên thế giới đang triển khai dịch vụ IPTV và xem đây là cơ hội mới để thu lợi

Đồ án tốt nghiệp Trang 13
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
nhuận từ thị trường hiện có và là giải pháp tự bảo vệ trước sự lấn sân của các
dịch vụ truyền hình cáp.
Năm 2004, các nhà đầu tư trên thế giới đã chi 304 triệu USD để xây dựng
cơ sở hạ tầng cho sự ra đời của dịch vụ IPTV. Theo dự đoán của Công ty nghiên
cứu thị trường Infonetics (Mỹ) số người sử dụng IPTV sẽ tăng lên 53,7 triệu và
đạt doanh thu 44 tỷ USD vào năm 2009.
Xu hướng phát triển dịch vụ IPTV trên thế giới.
Hãng nghiên cứu thị trường công nghệ cao In-Stat dự báo thị trường các
dịch vụ IP video tại khu vực Châu Á- Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng tới
80%/năm từ nay đến năm 2012. Châu Á sẽ chiếm tới một nửa tổng số thuê bao
TV của các công ty điện thoại trên toàn thế giới vào năm 2009 với tổng số thuê
bao tối thiểu là 32 triệu. Châu Âu, Trung Đông và châu Á là những khu vực dẫn
đầu về doanh thu IPTV.
Dưới đây là số liệu dự báo chi tiết của TelcoTV về số thuê bao IPTV và

tốc độ phát triển của một số nước trên thế giới đến năm 2010.
Bảng 1 - Dự báo số thuê bao IPTV trên thế giới của TelcoTV
TT Nước
Số thuê bao
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Tốc độ tăng
hàng năm
1 USA 7.046.692 10.755.434 15.896.039 92%
2 Canada 615.464 820.105 969.940 58%

Đồ án tốt nghiệp Trang 14
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
3 Germany 2.638.071 4.802.000 6.881.678 159%
4 France 3.577.403 4.704.419 6.039.000 53%
5 Italy 2.582.000 3.502.500 4.311.000 79%
6 UK 1.651.367 2.616.453 3.370.109 108%
7 Spain 395.000 760.500 1.392.000 116%
8 Belgium 216.000 250.000 400.000 49%
9 Switzerland 99.528 113.905 187.715 48%
10 Japan 2.456.716 4.672.320 7.408.531 144%
11 Korea 336.701 678.111 1.023.538 81%
12 Taiwan 458.570 543.467 958.877 41%
13 Singapore 119.638 341.767 737.378 165%
14 HongKong 1.085.000 1.134.000 1.158.000 12%
15

Mainland
China
3.512.005 7.877.010 13.105.515 186%
16 India 1.213.638 2.069.416 3.790.908 107%
17
Các nước còn
lại
48.325 67.950 131.597 92%
18 Tổng cộng 28.052.118 45.709.357 67.761.825 92%
(Nguồn: TelcoTV)
Bảng 2 – Dự báo tăng trưởng IPTV của Gartner Dataquest
TT Chỉ tiêu Năm
2008 2009 2010
I Thuê bao IPTV, nghìn
1 Tổng thuê bao IPTV 25,522 37,490 50,302
2 Tốc độ tăng trưởng 85.4% 46.9% 34.2%
3 Tỷ lệ thâm nhập/hộ gia đình 1.6% 2.2% 3.0%
4 Thuê bao IPTV xem các kênh truyền
hình cơ bản 19,701 28,671 38,857
5 Thuê bao IPTV xem các kênh truyền 11,061 17,378 25,117

Đồ án tốt nghiệp Trang 15
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
hình đặc sắc
6 Thuê bao IPTV sử dụng VoD 7,835 13,587 20,598
II Doanh thu IPTV, triệu USD
1 Tổng doanh thu dịch vụ IPTV 4,769 8,435 13,392
2 Tốc độ tăng trưởng 117.8% 76.9% 58.8%
3 Doanh thu dịch vụ kênh truyền hình 3,926 6,642 10,299
4 Doanh thu dịch vụ VoD 753 1,545 2,557

5 Doanh thu các dịch vụ giá trị gia tăng
trên IPTV 89 248 537
(Nguồn: Gartner Dataquest )
Dịch vụ IPTV đã trở thành xu hướng phát triển mới trên toàn cầu. Có thể
kể đến một số quốc gia trên thế giới đã triển khai dịch vụ này với tốc độ phát
triển tương đối cao như sau:
Công ty PCCW (HongKong) đã bắt đầu cung cấp dịch vụ IPTV vào năm
2003. Đến nay, PCCW là một điển hình kinh doanh dịch vụ IPTV thành công
nổi tiếng nhất thế giới. Informa Telecom & Media dự báo vào năm 2010 trên
35% hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Hồng Kông sẽ sử dụng dịch
vụ IPTV. Con số dự báo này gần tương đương với số hộ gia đình dùng dịch vụ
truyền hình cáp (37%).
Công ty British Telecom đã triển khai dịch vụ IPTV ở Anh vào cuối năm
2006. Ở Pháp, dịch vụ IPTV được Orange TV cung cấp từ năm 2003 và tới nay
đã có 2.200.000 thuê bao. Dịch vụ IPTV cũng được FastWeb TV triển khai ở
Italia từ năm 2002 và hiện có 350.000 thuê bao. Ở Mỹ cũng có rất nhiều doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ IPTV.
Công ty Informa Telecom & Media dự báo sẽ có đến 13% các hộ gia đình
sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Singapore nhận tín hiệu truyền hình số thông
qua đường dây DSL, làm cho IPTV trở thành một nền tảng truy nhập số phổ
biến hơn rất nhiều so với truyền hình số mặt đất (DDT). Informa cũng dự báo
rằng DSL sẽ chiếm tới 9,2% số hộ gia đình sử dụng truyền hình số ở Úc, 6,2% ở
New Zealand, 5,8% ở Đài Loan, 5,7% ở Nhật Bản và 4,2% ở Hàn Quốc.

Đồ án tốt nghiệp Trang 16
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
Phụ thuộc vào từng thị trường cụ thể, các nhà khai thác dịch vụ IPTV sẽ
phải bổ sung vào dịch vụ truyền hình quảng bá nhiều kênh với việc mở rộng
cung cấp các dịch vụ như VoD, replay-TV (network DVR), in-home DVR,
multi-room service… Một số dịch vụ này bắt đầu xuất hiện trên một số hệ thống

IPTV dẫn đầu trong khu vực. PCCW ở HongKong, nhà cung cấp dịch vụ IPTV
lớn nhất thế giới với trên 500.000 thuê bao đã đưa HDTV và VoD vào cung cấp
trên mạng DSL của mình. SOFTBANK của Nhật Bản đang xây dựng nội dung
lên đến 5.000 giờ cho các phim truyện Nhật Bản và Holywood trên dịch vụ
DSL/FTTH VoD.
Số liệu thống kê, khảo sát của hãng cố vấn công nghệ Accenture thực hiện
tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy cho thấy:
+ Khoảng 46% trong số 6.000 người tham gia đợt khảo sát không hiểu về
thuật ngữ IPTV.
+ 30% muốn có khả năng xem càng nhiều phim càng tốt.
+ 26% thích tạo ra các kênh riêng để theo dõi chương trình mỗi khi rảnh
rỗi.
+ Hơn 50% hài lòng về việc ít phải xem quảng cáo hơn.
+ 54% lưỡng lự khi phải trả thêm một khoản cước phí để xem nội dung ưa
thích tại bất cứ thời điểm nào. Ngoài ra họ còn tỏ ra lo ngại về nguy cơ bảo mật
và vấn đề chất lượng của dịch vụ IPTV.
+ Truyền hình cáp vẫn sẽ thống trị đến năm 2010, nhưng sau đó IPTV sẽ
thực sự là đối thủ cạnh tranh với truyền hình số mặt đất và vệ tinh trong việc thu
hút khán giả truyền hình Châu Á.
Những thông tin và con số trên cho thấy trong phần thời gian còn lại của
thập kỷ này, IPTV sẽ là dịch vụ có thị trường lớn trên toàn cầu, trong đó châu Á
dẫn đầu trong việc thu hút khách hàng. IPTV hứa hẹn là thị trường năng động
với rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình có mô hình kinh
doanh, hình thức cung cấp dịch vụ và công nghệ hợp lý.
Tuy nhiên tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương, nhiều nước vẫn phải đối
mặt với nạn sao chép bất hợp pháp cùng với việc sử dụng băng đĩa lậu còn rất
phổ biến gây cản trở cho sự phát triển dịch vụ truyền hình trả tiền mới nổi lên

Đồ án tốt nghiệp Trang 17
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5

này. Có thể nói rào cản lớn nhất đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ IPTV
là vấn đề bản quyền. Ngoài ra giải pháp đường truyền cũng như cơ chế bảo mật
cũng là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ này.
Với công nghệ và giải pháp hiện nay của các đài truyền hình truyền thống
chỉ có khả năng cung cấp thông tin một chiều, có nghĩa là nhà cung cấp nội dung
đưa chương trình truyền hình đến cho khách hàng theo lịch phát sóng cố định.
Khách hàng chỉ có thể thưởng thức các chương trình truyền hình được các đài
truyền hình cung cấp vào một thời điểm cụ thể. Trong khi đó dịch vụ IPTV có
khả năng tạo ra tính tương tác hai chiều giữa khách hàng với nhà cung cấp dịch
vụ và bản thân dịch vụ, đây chính là điểm khác biệt rõ nét nhất giữa dịch vụ
IPTV so với dịch vụ truyền hình truyền thống.
Tuỳ theo nhu cầu sử dụng dịch vụ của thị trường mà việc triển khai các
dịch vụ IPTV được khuyến nghị cho từng giai đoạn khác nhau. Theo các chuyên
gia của ITU, lộ trình triển khai các ứng dụng IPTV theo từng giai đoạn căn cứ
vào nhu cầu thị trường như thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3 - Các ứng dụng IPTV dựa theo nhu cầu thị trường
TT Dịch vụ Ví dụ về ứng dụng Nhu cầu thị trường
GĐ 1 GĐ 2 GĐ 3
1 Dịch vụ truyền
hình
Truyền hình cơ bản (A/V/D) x
Truyền hình có tính năng riêng
(PVR/NPVR)
x
PPV/Pay Per Channel x
Multi angle TV x
1
2 Dịch vụ theo yêu
cầu
Đa phương tiện theo yêu cầu

(Video/Music/Audio)
x
3 Dịch vụ đa
phương tiện cho
phép download
Video/Music/Audio x

Đồ án tốt nghiệp Trang 18
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
4 Truyền hình
tương tác
T-information (tin tức, thời tiết, giao
thông, thông tin trong vùng, thông tin
toàn quốc )
x
T-commerce (ngân hàng, chứng khoán,
mua sắm, mua vé, đấu giá…)
x
T-entertainment (photo album,
karaoke…)
x
T-education x
5 Điện thoại và
nhắn tin
VoIP, Video Conference, E-mail, SMS,
Messenger…
x
6 Dịch vụ Internet Walled Garden (Cổng dữ liệu, Cổng mặt
đất)
x

Truy nhập Internet x
7 Games Games chơi 1 người x
Games chơi nhiều người x
8 Dịch vụ quảng
cáo
Quảng cáo quảng bá cơ bản x
Quảng cáo cho khách hàng mục tiêu x
Quảng cáo gắn với các dịch vụ khác như
e-mail, games.
x
9 Dịch vụ thông tin EPG/IPG x
10 Nội dung cho bên
thứ 3
Downloadable Video/Music/Audio x
On Demand Video/Music/Audio x
Linear/Broadcast Video/Music/Audio x
2
11 Dịch vụ nội dung
do người sử dụng
tạo ra
Downloadable
Video/Music/Audio/Photo etc
x
On Demand Video/Music/Audio x
Linear/Broadcast Video/Music/Audio x
12 Dịch vụ hỗn hợp Các ứng dụng mới dựa trên tích hợp
Communication, Broadcast, và
Community
x
13 IPTV di động Video/Music/Audio theo yêu cầu x

Linear/Broadcast Video/Music/Audio X
x
1
: triển khai vào giai đoạn 3 do yêu cầu về QoS.
x
2
: triển khai vào giai đoạn 3 do yêu cầu đảm bảo QoS trong quá trình hoạt
động.

Đồ án tốt nghiệp Trang 19
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
1.5.2 Tình hình phát triển IPTV của một số khu vực trọng điểm trên thế
giới
Theo dự đoán, số lượng thuê bao dịch vụ IPTV sẽ nhảy vọt từ 13,5 triệu
(năm 2007) lên 72,6 triệu người vào năm 2011, tương đương với mức tăng
trưởng 40% mỗi năm. Các mạng viễn thông lớn của châu Âu đang lên kế hoạch
hội tụ dịch vụ trong tương lai, với 3 mục tiêu chính là nâng cao lợi nhuận, hiệu
suất và tốc độ ăng trưởng. Tuy nhiên, nhanh nhất thì những dịch vụ này cũng
phải chờ 18 tháng nữa mới có thể trình làng chính thức. Châu Âu vẫn tiếp tục là
thị trường IPTV số một thế giới, xét về số lượng thuê bao từ nay cho đến hết
năm 2011. Mặc dù vậy, Châu Á đang dần thu hẹp khoảng cách và rất có thể sẽ
vượt qua châu Âu trong giai đoạn 2012 - 2013. Tại Bắc Mỹ, Verizon và AT&T
đang tăng trưởng nhanh hơn đáng kể so với dự kiến trước đây. Nếu không có gì
thay đổi, Verizon sẽ là nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn nhất thế giới vào năm
2011.
Sự phát triển của thị trường IPTV tại Hàn Quốc.
Hàn Quốc nổi lên ở châu Á như là một quốc gia đi đầu trong ứng dụng
công nghệ cao vào lĩnh vực thông tin di động và băng rộng. Mạng băng rộng
không dây tại đây cho phép người sử dụng có thể xem film trực tuyến trên thiết
bị di động của mình với chất lượng cao. Với năng lực hạ tầng mạng như vậy các

chuyên gia đều đánh giá cao khả năng thành công đối với việc triển khai dịch vụ
IPTV tại đây. Thế nhưng thực tế tại Hàn Quốc đã chứng minh: Với IPTV, một
hạ tầng mạnh là chưa đủ.
Tháng 8-2008, sau gần 4 năm xây dựng, luật IPTV của Hàn Quốc đã
chính thức ra đời. Tháng 9 ba nhà cung cấp dịch vụ là Korea Telecom (KT), LG
Dacom và SK Broadband được cấp phép cung cấp IPTV. Tháng 11 - 2008, KT
tung ra thị trường dịch vụ IPTV đầu tiên. Đầu năm 2009, hai nhà cung cấp còn
lại là LG Dacom và SK Broadband cũng chính thức tham gia thị trường, tạo nên
thế cạnh tranh “kiềng ba chân”.
Với sự tham gia thị trường của 3 nhà cung cấp dịch vụ lớn, hầu hết các
chuyên gia đều dự báo dịch vụ IPTV sẽ phát triển mạnh tại đây. Tuy nhiên, theo
thống kê của hãng nghiên cứu Pyramid Research, sau một vài tháng triển khai
dịch vụ, đến nay ba hãng này mới chỉ đạt được 220.000 thuê bao, một con số
quá khiêm tốn.

Đồ án tốt nghiệp Trang 20
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
Bảng 4: Tăng trưởng thuê bao IPTV tại Hàn Quốc
Tháng
12/2008
Tháng
1/2009
Tháng 2/2009 Tháng 3/2009
KT 45.800 79.600 111.800 153.400
SK Broadband 0 2,600 8,100 19.000
LG Dacom 0 12,100 27,700 50.200
Tổng 45.800 94.300 147.600 222.600
Nguồn : Pyramid Research
Ông Kijoo Lee, giám đốc Văn phòng tiêu dùng của Ủy ban Truyền thông
Hàn Quốc thừa nhận mặc dù đã có mặt tại Hàn Quốc từ cuối năm 2008 nhưng

đến nay dịch vụ IPTV vẫn đang phát triển một cách ì ạch và sẽ rất khó đạt được
mục tiêu 2 triệu thuê bao trong năm nay.
Trước đó, các dịch vụ video theo yêu cầu (VoD băng hẹp) của 3 hãng đã
chứng tỏ được sự cuốn hút của mình khi được người dùng đón nhận rộng rãi.
Cuối năm 2008, tổng số khách hàng VoD của KT (với dịch vụ MegaTV),
LGDacom ((myLGtv) và SK Broadband (Broad&TV, trước kia là hanaTV) là
trên 1,5 triệu. Con số này cho thấy Hàn Quốc là một thị trường năng động và
tiềm năng với rất nhiều cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình có mô
hình kinh doanh, hình thức cung cấp dịch vụ và công nghệ hợp lý.
Bảng 5: Thuê bao dịch vụ VoD tại Hàn Quốc
Tháng
12/2008
Tháng
1/2009
Tháng 2/2009 Tháng 3/2009
KT 706,500 633,000 580,200 541,600
SK Broadband 775,400 772,800 758,600 737,100
LG Dacom 65,100 68,100 65,700 60,200
Tổng 1,547,000 1,473,900 1,404,500 1,338,900
Nguồn: Pyramid Research

Đồ án tốt nghiệp Trang 21
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
Số liệu trên cho thấy không những thuê bao IPTV của 3 nhà khai thác
phát triển chậm mà số thuê bao VoD thuần túy (tiền IPTV) cũng giảm bớt, chỉ
còn 1,34 triệu (tính đến tháng 3/2009), đó là do có nhiều khách hàng chuyển
sang đăng ký các gói dịch vụ VoD và IPTV kết hợp.
Như vậy, nếu cứ tiếp tục phát triển theo đà này với 70.000 thuê bao IPTV
mới/tháng, thì đến cuối năm 2009 Hàn Quốc cũng chỉ có hơn 850.000 thuê bao,
tức là chỉ đạt 40% kế hoạch đề ra là đạt 2 triệu thuê bao trong năm 2009. Đây

cũng là số lượng thuê bao khiêm tốn so với một thị trường IPTV đầy tiềm năng
như Hàn Quốc.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc dịch vụ IPTV chỉ đạt được 40% chỉ tiêu
đặt ra ban đầu là do các kênh IPTV được cung cấp thiếu nội dung, đặc biệt đối
với những kênh về tin tức, thể thao dẫn đến việc không cạnh tranh được với dịch
vụ truyền hình cáp. Ngoài ra, những rào cản về quản lý và những khó khăn trong
việc đàm phán hợp đồng với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung cũng dẫn đến
tình trạng nghèo nàn thông tin trên các kênh IPTV. Do đó, mặc dù Hàn Quốc là
một thị trường nổi bật về mức thâm nhập cao của các kết nối truy nhập quang
tốc độ cao, rất phù hợp cho phát triển IPTV, nhưng các dịch vụ IPTV của KT,
LG Dacom và SK Broadband chỉ thu hút được ít khách hàng do bị hạn chế về
mặt nội dung.
Tuy nhiên bên cạnh thất bại về số lượng thuê bao, IPTV vẫn có những
đóng góp nhất định trong việc thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ video. Ví
dụ, trước khi triển khai IPTV, mặc dù đã áp dụng nhiều hình thức khuyến mại
nhưng số khách hàng mới đăng ký sử dụng dịch vụ myLGtv (dịch vụ xem video
trên di động) của LGDacom trong một quý chỉ khoảng từ 10.000 đến 27.000
khách hàng mới, tuy nhiên, sau đó con số này đã tăng lên đến 45.276 khách
hàng (quý 1/2009).
Bảng 6: IPTV thúc đẩy thuê bao video của LG Dacom
Q1/200
8
Q2/2008 Q3/2008 Q4/2008 Q1/2009
Thuê bao VoD 9.277 27.067 37.750 65.084 60.143
Thuê bao IPTV (real time TV) NA* NA* NA* NA* 50,217
Tổng số thuê bao dịch vụ 9.277 27.067 37.750 65.084 110.360

Đồ án tốt nghiệp Trang 22
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
video

Số thuê bao mới trong quý - 17.790 10.683 27.334 45.276
* Không áp dụng do IPTV bắt đầu được triển khai từ tháng 1/2009
Nguồn: LG Dacom
Trước thực trạng đó, các nhà khai thác đang nghiên cứu và tìm kiếm
những phương thức mới để làm cho các dịch vụ IPTVcủa mình hấp dẫn hơn của
các hãng khác. Bên cạnh đó cũng chú trọng vào việc cạnh tranh với các công ty
truyền hình cáp dựa trên khả năng phân phối dịch vụ video tương tác dựa trên
mạng IP.
Bên cạnh đó KT cũng đang thử nghiệm nền tảng quảng cáo IPTV tương
tác gọi là Clear Skin, về lý thuyết sẽ cho phép người sử dụng click vào các bức
ảnh (quần áo, ô tô, v.v ) trên màn hình tivi để giới thiệu thông tin quảng cáo.
Công nghệ này do một công ty liên doanh giữa KT và Korea Firstec phát triển.
Với nhiều tính năng gia tăng mới đó, các nhà cung cấp dịch vụ IPTV ở
Hàn Quốc tin rằng họ đủ mạnh để cạnh tranh với các hãng cung cấp dịch vụ
truyền hình khác. Tuy nhiên qua câu chuyện của Hàn Quốc chúng ta có thể thấy
được tầm quan trọng của nội dung đối với dịch vụ IPTV. Đây là bài học quý cho
các doanh nghiệp tại Việt Nam khi triển khai dịch vụ này.
1.5.3 Sự phát triển của IPTV tại Việt Nam
Còn hiện tại, IPTV (dịch vụ truyền tải hình ảnh kỹ thuật số, âm thanh và
dữ liệu tới người sử dụng bằng giao thức IP trên đường truyền Internet băng
thông rộng) đang “đi” những nét chấm phá đầu tiên trên bức tranh truyền hình
những năm đầu thế kỷ 21.
IPTV có nhiều ưu thế nhờ sự hiện diện của mạng băng rộng trên khắp thế
giới. Hiện cả thế giới có hơn 130 triệu gia đình sử dụng dịch vụ băng rộng.
Nhiều doanh nghiệp viễn thông đang cung cấp dịch vụ băng rộng cho các gia
đình này đang triển khai truyền hình IPTV. Họ xem đây là cơ hội thu lợi nhuận
từ khách hàng sử dụng băng rộng hiện có và cũng là giải pháp tự bảo vệ trước sự
lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp.
Xu hướng mới của sự phát triển của IPTV tại Việt Nam.
Theo Informa Telecom&Media từ những năm đầu thập niên đã dự báo, sẽ

có trên 35% hộ gia đình sử dụng dịch vụ truyền hình số ở Hồng Kông sử dụng

Đồ án tốt nghiệp Trang 23
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
dịch vụ IPTV vào năm 2010, con số này tương đương với số hộ gia đình dùng
dịch vụ truyền hình cáp (37%).
Cũng theo con số dự báo của Informa, có đến 13% các hộ gia đình sử
dụng dịch vụ truyền hình số ở Singapore sẽ sử dụng IPTV, biến dịch vụ này trở
thành nền tảng truyền hình phổ biến hơn nhiều so với truyền hình số mặt đất
(DDT).
Và Informa cũng dự báo rằng truyền hình qua giao thức IP sẽ chiếm tới
9,2% số hộ gia đình sử dụng truyền hình số ở Úc, 6,2% ở New Zealand, 5,8% ở
Đài Loan, 5,7% ở Nhật Bản và 4,2% ở Hàn Quốc.
Ở Việt Nam, tuy không có con số thống kê tổng thể, nhưng các chuyên
gia đều cho rằng, tiềm năng phát triển IPTV ở Việt Nam là rất lớn. Đơn cử như
dịch vụ MyTV của VASC - một trong 3 đơn vị cung cấp dịch vụ IPTV (bên
cạnh FPT và VTC) - cũng đã có tới hơn 100 nghìn khách hàng sử dụng, chỉ sau
đúng một năm triển khai.
Nỗ lực triển khai của IPTV Việt Nam.
Cũng như những loại hình truyền hình truyền thống, nhiệm vụ sống còn
của các nhà kinh doanh dịch vụ truyền IPTV là phải cung cấp tới khách hàng nội
dung hấp dẫn, phong phú. IPTV có khả năng truyền tải tới khán giả hình ảnh
chất lượng cao hơn, âm thanh sống động hơn. Không dừng lại ở đó, nhờ khả
năng tương tác, IPTV có thể cung cấp nhiều dịch vụ mới mà các loại hình truyền
hình khác không thể có được.
Phụ thuộc vào từng thị trường cụ thể, các nhà cung cấp dịch vụ truyền
hình IPTV sẽ mở rộng các dịch vụ độc đáo như hát karaoke, truyền hình theo
yêu cầu, chơi game, tra cứu thông tin, lưu trữ Đây là những dịch vụ thể hiện
khả năng tương tác giữa khán giả và đài truyền hình, hay nói cách khác là nhà
cung cấp dịch vụ.

Những dịch vụ truyền hình có tương tác mới mẻ này đã bắt đầu xuất hiện
trên một số hệ thống IPTV hàng đầu khu vực. Như PCCW ở Hồng Kông là một
ví dụ điển hình. Nhà cung cấp dịch vụ IPTV lớn nhất thế giới với trên 500.000
thuê bao đã cung cấp truyền hình độ nét cao HD và truyền hình theo yêu cầu
thông qua mạng DSL của họ. Softbank ở Nhật Bản cũng đang xây dựng kho
phim lên tới 5.000 giờ, là các bộ phim của Nhật Bản hay của Holywood. Người
xem Nhật có thể truy cập vào kho và lựa chọn phim tùy ý để xem vào bất cứ
thời điểm nào.

Đồ án tốt nghiệp Trang 24
Khoa Điện-Điệntử Lớp CĐ ĐT3 - K5
Ở Việt Nam, VASC, với số khách hàng sử dụng MyTV tăng nhanh, cũng
đã cung cấp nhiều dịch vụ hấp dẫn bên cạnh hệ thống kênh truyền hình phong
phú. Khách hàng sử dụng MyTV của VASC không chỉ có thể xem truyền hình
theo nghĩa thông thường, mà còn được sử dụng nhiều dịch vụ có tương tác như
kho phim truyện có thể chọn xem, truyền hình xem lại, lưu trữ truyền hình, tra
cứu điểm thi, chia sẻ hình ảnh, đọc báo
Triển vọng IPTV ở Việt Nam.
Các nhà khai thác viễn thông lớn tại Việt Nam đều nhận thấy xu hướng
phát triển của truyền hình IPTV. Hiện đã có 3 doanh nghiệp triển khai cung cấp
dịch vụ này là VASC, FPT, và VTC. Trong số này, nhờ tận dụng được cơ sở hạ
tầng viễn thông mạnh của VNPT, đặc biệt là mạng băng rộng số 1 Việt Nam của
VDC, VASC đã nhanh chóng đưa dịch vụ MyTV của mình đến được 63 tỉnh
thành trên khắp cả nước.
Ngoài vấn đề hạ tầng mạng băng rộng, còn có nhiều yếu tố khác đang ủng
hộ các nhà cung cấp dịch vụ IPTV của Việt Nam.
Thứ nhất, giá thành sử dụng băng rộng ở Việt Nam hiện nay đã thấp tới
mức có thể thúc đẩy nhanh sự phát triển của thị trường, trong khi mật độ TV
trên đầu người đã ở mức khá cao.
Thứ hai, lượng người trẻ tuổi chiếm tỷ lệ cao trong tổng dân số Việt Nam.

Đối tượng khách hàng này sẵn sàng bỏ ra những khoản chi phí vừa phải để tận
hưởng các dịch vụ giải trí.
CHƯƠNG II
ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ IPTV TẠI VIỆT NAM
Tại Việt Nam, hiện có nhiều nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn đang
cạnh tranh nhau nhằm cung cấp cho khách hàng các dịch vụ băng rộng với chất
lượng cao và giá rẻ. Họ cũng đã nhận ra xu hướng phát triển của truyền hình
trực tuyến và video theo yêu cầu, và đang có những bước đi mạnh mẽ. Một số
Website cung cấp thử nghiệm các chuơng trình truyền hình trực tuyến của
VietNamNet, Công ty VTC, Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh đã ghi

Đồ án tốt nghiệp Trang 25

×