Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sử dụng sinh cảnh của voọc mũi hếch (Rhinopothecus Avunculus Dillman, 1912) ở khu bảo tồn loài và sinh cảnh voọc mũi hếch khau ca, tỉnh Hà Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 86 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
_____________






LÊ VĂN DŨNG






NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG SINH CẢNH CỦA
VOỌC MŨI HẾCH (RHINOPITHECUS AVUNCULUS DOLLMAN, 1912)
Ở KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VOỌC MŨI HẾCH
KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC










HÀ NỘI – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT
_____________





LÊ VĂN DŨNG





NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG SINH CẢNH CỦA
VOỌC MŨI HẾCH (RHINOPITHECUS AVUNCULUS DOLLMAN, 1912)
Ở KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VOỌC MŨI HẾCH
KHAU CA, TỈNH HÀ GIANG




Chuyên ngành: Động vật học
Mã số: 60 42 01 03



LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. LÊ XUÂN CẢNH





HÀ NỘI – 2013
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này, tôi đã nhận được rất nhiều sự
động viên, giúp đỡ nhiệt tình của những người thân, các cá nhân và bạn bè đồng
nghiệp. Tôi vô cùng biết ơn tất cả những sự giúp đỡ nhiệt tình đó!
Nhân dịp này, cho phép tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc
tới PGS. TS. Lê Xuân Cảnh (Viện trưởng, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) -
người đã dành thời gian hướng dẫn khoa học tận tình, chi tiết trong suốt quá trình thực
hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới bà Amy Levine (Giám đốc Sinh học
Bảo tồn – Vườn thú Denver, Hoa Kỳ) đã tài trợ kinh phí và cung cấp một số trang, thiết

bị nghiên cứu.
Xin được gửi lời cảm ơn trân trọng tới các cơ quan: Quỹ Môi trường thiên nhiên
Nagao (Nhật Bản) đã hỗ trợ kinh phí trong quá trình nghiên cứu; Phòng Bảo tồn Thiên
nhiên – Chi cục Kiểm lâm tỉnh Hà Giang và Ban Quản lý Khu Bảo tồn Loài và Sinh
cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca đã cấp giấy phép và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt
động nghiên cứu thực địa; Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới NCS. Lê Khắc Quyết (Trường Đại
học Colorado Boulder, Hoa Kỳ), người đã giúp đỡ rất tận tình, hỗ trợ tôi về các trang
thiết bị điều tra thực địa, cũng như những ý kiến đóng góp trong quá trình thực hiện đề
tài, đặc biệt là trong thời gian thu thập số liệu ngoài thực địa.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cá nhân: Ông Hoàng Văn Tuệ
(Trưởng ban, Ban Quản lý Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca)
đã cung cấp một số báo cáo và tại liệu hữu ích; cấp giấy phép và tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình nghiên cứu tại thực địa; NCS. Nguyễn Anh Đức (Khoa Sinh
học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), đã giúp định tên các loài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

Thực vật; ThS. Lê Quang Tuấn (Viên Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật) đã giúp tôi
trong việc xử lý một số dữ liệu về bản đồ.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới toàn thể nhân dân xã Tùng Bá,
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, đặc biệt là gia đình và cá nhân các anh Đán Văn
Khoan, Đán Văn Đường, Đán Văn Nhiêu, Nông Văn Giỏi và Chúng Văn Thành đã đặc
biệt giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu, thu thập số liệu tại Khau Ca.
Cuối cùng, tôi xin được bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Mẹ, vợ và gia đình cùng
bạn bè, đã ủng hộ, ân cần động viên, dành sự cảm thông đối với công việc nghiên cứu
thực địa và học tập của tôi.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan số liệu sử dụng trong luận văn này hoàn toàn do tôi thu thập.


Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2013

Lê Văn Dũng

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC CÁC BẢNG v
DANH MỤC CÁC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu Linh trƣởng ở Việt Nam 3
1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 3
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975 3
1.1.3. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay 4
1.2. Khái quát về các loài thú Linh trƣởng của Việt Nam 5
1.2.1. Phân loại học 5
1.2.2. Tình trạng bảo tồn 6
1.2.3. Các mối đe dọa 8
1.3. Giống Voọc mũi hếch Rhinopithecus 9
1.3.1. Phân loại học 9
1.3.2. Hình thái 10
1.3.3. Sinh thái và tập tính 11
1.3.4. Phân bố 13
1.4. Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus) 13
1.4.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu Voọc mũi hếch ở Việt Nam 13
1.4.2. Hình thái 16

1.4.3. Sinh thái và tập tính 17
1.4.4. Phân bố và tình trạng bảo tồn 18
ii

1.5. Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca 20
1.5.1. Điều kiện tự nhiên 20
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 22
Chƣơng 2 - ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 24
2.2. Thời gian 24
2.3. Nội dung nghiên cứu 24
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 24
2.4.1. Phương pháp điều tra theo tuyến 24
2.4.2. Phương pháp theo dõi vật hậu 25
2.4.3. Phương pháp xác định hiện trạng quần thể 26
2.4.4. Phương pháp nghiên cứu sử dụng vùng sống 29
2.4.5. Phương pháp xác định và đánh giá hiện trạng các đe dọa 31
2.4.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 31
Chƣơng 3 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1. Hiện trạng quần thể 32
3.1.1. Số lượng cá thể của quần thể 32
3.1.2. Cấu trúc và tổ chức đàn 34
3.2. Đặc điểm sinh cảnh sống của Voọc mũi hếch 35
3.2.1. Sinh cảnh sống của Voọc mũi hếch 35
3.2.2. Sự biến động của sinh cảnh sống theo mùa 39
3.3. Các hình thức sử dụng sinh cảnh sống 41
3.3.1. Kích thước vùng sống 41
3.3.2. Chiều dài đường di chuyển theo ngày, mùa 42
3.3.3. Cường độ sử dụng sinh sảnh sống 43

iii

3.3.4. Một vài đặc điểm về nơi ngủ và nơi kiếm ăn 46
3.4. Các mối đe dọa tới VMH ở KBTL&SCVMH Khau Ca. 49
3.4.1. Các mối đe dọa 49
3.4.2. Đánh giá các mối đe dọa 54
3.5. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả bảo tồn. 56
3.5.1. Công tác bảo tồn tại KBTL&SCVMH Khau Ca 56
3.5.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 60
Kết luận 60
Kiến nghị 61
Tài liệu tham khảo 62



iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CI
Tổ chức Bảo tồn Quốc tế (Conservation International)
CCKL
Chi Cục Kiểm lâm
BQL
Ban quản lý
GPS
Hệ thống định vị toàn cầu (Global Positioning
System)
FFI

Tổ chức Bảo tồn Động, Thực vật hoang dã Quốc tế
(Fauna & Flora International)
IUCN
Hiệp hội Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên
(International Union for Conservation of Nature)
KBT
Khu Bảo tồn
KBTL&SCVMH
Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch
KBTTN
Khu Bảo tồn Thiên nhiên
NCS
Nghiên cứu sinh
SĐVN
Sách Đỏ Việt Nam
TNTN
Tài nguyên Thiên nhiên
UBND
Ủy ban Nhân dân
VMH
Voọc mũi hếch
VQG
Vườn Quốc gia
WWF
Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (World Wildlife
Fund for Nature)


*
Chú ý: Tất cả các ảnh Voọc mũi hếch, sinh cảnh và ảnh tác động trong luận văn này được

chụp bởi tác giả.

v

DANH MỤC CÁC BẢNG



Bảng 1.1. Danh sách các loài linh trƣởng của Việt Nam và tình trạng bảo tồn. 7
Bảng 1.2. Một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Rhinopithecus 10
Bảng 1.4. Kích thƣớc và trọng lƣợng của Voọc mũi hếch (R. avunculus) 16
Bảng 3.1. Thời gian và số lƣợng cá thể Voọc quan sát ở KBTL&SCVMH Khau
Ca. 32
Bảng 3.2. Kích thƣớc vùng sống theo từng tháng của Voọc mũi hếch 41
Bảng 3.3. Độ dài đƣờng di chuyển theo ngày, mùa của Voọc mũi hếch 43
Bảng 3.4. Cƣờng độ sử dụng một số loài thực vật của Voọc 45
Bảng 3.5. Tổng hợp các vị trí ngủ của Voọc mũi hếch. 48
Bảng 3.6. Kết quả đánh giá và cho điểm các mối đe dọa đến sinh cảnh và quần
thể Voọc 55


vi

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Voọc mũi hếch ở Khau Ca (Con đực trƣởng thành) 16
Hình 1.2. Phân bố của Voọc mũi hếch ở Việt Nam 19
Hình 1.3. Vị trí khu vực Khau Ca, tỉnh Hà Giang 21
Hình 2.1. Hệ thống các tuyến điều tra (tuyến A, C là hai tuyến theo dõi vật hậu
học) tại KBTL&SCVMH Khau Ca 25

Hình 2.2. Đực trƣởng thành 27
Hình 2.3. Cái trƣởng thành và con non loại 2 27
Hình 2.4. Con Bán trƣởng thành 28
Hình 2.5. Con non loại 1 28
Hình 3.1. Voọc mũi hếch nhập đàn ở Khau Ca 34
Hình 3.2. Sinh cảnh sống của Voọc mũi hếch 37
Hình 3.3. Sinh cảnh tầng cây bụi và thảm tƣơi 38
Hình 3.4. Sự thay đổ ở
&SCVMH Khau Ca 40
Hình 3.5. Sự thay đổ
&SCVMH Khau Ca 40
Hình 3.6. Số lần bắt gặp Voọc mũi hếch trong các ô lƣới 44
Hình 3.7. Các địa điểm ghi nhận Voọc mũi hếch ở khu vực Khau Ca 47
Hình 3.8. Vào KBT bẫy chim 50
Hình 3.9. Khai thác gỗ trong KBT 51
Hình 3.10. Thả gia súc vào KBT 52
Hình 3.11. Nhà máy khai thác khoáng sản cạnh KBT 54

1

MỞ ĐẦU
Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) là loài linh trưởng
đặc hữu của Việt Nam và là một trong số 25 loài linh trưởng có nguy cơ bị tuyệt chủng
cao nhất trên thế giới [49]. Voọc mũi hếch được xếp ở mức Cực kỳ Nguy cấp (CR)
trong Danh sách Đỏ IUCN 2013 () và trong Sách Đỏ Việt
Nam (2007), Phụ lục I của Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài hoang dã Nguy cấp
CITES, 2011, thuộc Nhóm IB của Nghị định số 32/2006/NĐ – CP của Thủ tướng
Chính phủ, ký ngày 30 tháng 3 năm 2006, quy định về quản lý về Danh mục thực vật
rừng động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm từ rừng Việt Nam [1, 9].
Trước đây, Voọc mũi hếch được báo cáo ghi nhận ở một số địa phương: Tuyên

Quang (Chiêm Hoá, Na Hang), Yên Bái (Lục Yên), Bắc Kạn (Bạch Thông, Na Rì, Chợ
Đồn, Ba Bể), Hà Giang (Bắc Mê). Kết quả điều tra trong những năm từ 1990 cho thấy,
vùng phân bố của loài linh trưởng này đã bị thu hẹp, hiện còn tập trung ở một số khu
vực thuộc tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn [11]. Tuy nhiên, những ghi nhận gần đây cho
thấy Voọc mũi hếch chỉ còn sót lại ở một số khu vực sau: phân khu Tát Kẻ và phân khu
Bản Bung của khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Na Hang, tỉnh Tuyên Quang [20, 29,
30]; khu vực Khau Ca và Tùng Vài, tỉnh Hà Giang [42]. Hiện tại Khu Bảo tồn Loài và
Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang, là nơi có quần thể Voọc mũi hếch
lớn nhất của Việt Nam và thế giới với khoảng 100 cá thể [30].
Cho đến nay, đã có một số công trình nghiên cứu về đặc điểm sinh học sinh thái,
thành phần thức ăn, tập tính vận động của Voọc mũi hếch được công bố như: công
trình nghiên cứu của Boonratana và Lê Xuân Cảnh (1994) về sinh thái và tập tính của
Voọc mũi hếch ở Khu BTTN Na Hang [19]; Phạm Nhật (1993) về thức ăn và kết quả
của các cuộc điều tra thực địa về Voọc mũi hếch ở một số khu vực thuộc vùng Đông
Bắc Việt Nam [10]; Lê Khắc Quyết (2006) về một số đặc điểm sinh thái của Voọc mũi
hếch ở Khau Ca và Đồng Thanh Hải (2011) về tập tính, sinh thái và bảo tồn của Voọc
mũi hếch ở Khu BTTN Na Hang và Khu vực Khau Ca [13, 31]. Các kết quả nghiên
2

cứu, đã bổ sung những thông tin, tư liệu tốt hơn về sinh học sinh thái của loài linh
trưởng nguy cấp này.
Tuy vậy, trong những năm gần đây, sự suy giảm đa dạng sinh học đã đến mức
báo động, đặc biệt là hoạt động săn bắn và sinh cảnh bị suy giảm đang đe dọa đến sự
tồn tại của nhiều loài sinh vật hoang dã, trong đó có các loài linh trưởng. Mất sinh cảnh
sống của nhiều loài, phần lớn là do con người khai thác và sử dụng quá mức các nguồn
tài nguyên thiên nhiên mà điều đó là hoàn toàn có thể tránh được. Hơn thế công tác
quản lý và bảo tồn các loài linh trưởng này vẫn còn nhiều bất cấp, ví dụ các khu vực có
loài Voọc mũi hếch lại chưa được bảo vệ nghiêm ngặt hoặc có diện tích quá nhỏ, các
hiểu biết về sinh thái và vùng sống của chúng còn ít, dẫn đến việc thiếu cơ sở khoa học
cho các hoạt động quản lý và bảo tồn hiệu quả loài linh trưởng cự kỳ nguy cấp này.

Vì vậy, với mong muốn được góp phần nghiên cứu và bảo tồn loài Voọc mũi
hếch ở Việt Nam, đặc biệt là ở Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc mũi hếch Khau
Ca, tỉnh Hà Giang, tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sử dụng sinh cảnh của Voọc mũi hếch
(Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) ở Khu Bảo tồn Loài và Sinh cảnh Voọc
mũi hếch Khau Ca, tỉnh Hà Giang”.

3

Chƣơng 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu Linh trƣởng ở Việt Nam
Các nghiên cứu về động vật hoang dã, trong đó có các loài linh trưởng, ở Việt
Nam được bắt đầu chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XIX do các nhà khoa học nước
ngoài thực hiện. Kể từ những năm 1960 đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về
các loài linh trưởng được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện cùng với các điều tra
và nghiên cứu về đa dạng sinh vật. Lịch sử nghiên cứu linh trưởng ở Việt Nam có thể
được chia thành 3 giai đoạn sau:
1.1.1. Giai đoạn trƣớc năm 1945
Trong giai đoạn này, các nghiên cứu về thú trong đó có các loài linh trưởng, chủ
yếu được thực hiện bởi các nhà khoa học người nước ngoài. Các nhà nghiên cứu tiêu
biểu về các loài linh trưởng ở Việt Nam trong giai đoạn đó, có thể kể đến: George
Finlayson (1828), Mine-Edwards (1867 – 1874), Morice (1904), Brousniche (1887),
Billet (1896 – 1898), Pavie (1879 – 1898), Boutan (1900 – 1906), De Pousargues
(1904), Menegeaux (1905-1906), Delacour (1928 – 1930), H.t Stevens (1923 – 1924),
Kelly Rooservelts (1928 – 1929), Bourret (1942, 1944), v.v
Có thể nói, những kết quả nghiên cứu về linh trưởng ở Việt Nam, trước năm
1954, phần lớn là một phần kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu nước ngoài
thông qua các cuộc điều tra và nghiên cứu thám hiểm nhằm phát hiện, mô tả loài mới,
phân loại và thống kê thành phần loài, chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu

về các đặc điểm sinh học, sinh thái và bảo tồn các loài linh trưởng. Trong suốt thời kỳ
kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), mọi hoạt động nghiên cứu trực tiếp về các loài
thú nói chung, các loài linh trưởng nói riêng, ở Việt Nam bị gián đoạn.
1.1.2. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975
Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (tháng 10 năm 1954), các nghiên
cứu về đa dạng sinh vật, trong đó có các loài linh trưởng đã được tiếp tục và phát triển.
4

Ở miền Bắc Việt Nam, các nhà khoa học Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc điều tra,
nghiên cứu về thành phần loài của các khu hệ và cả một số đặc điểm sinh học, sinh thái
của các loài thú nói chung và các loài linh trưởng nói riêng ở nhiều tỉnh miền Bắc Việt
Nam, trong giai đoạn 1956 – 1971 [16]. Ở miền Nam Việt Nam, chỉ có rất ít điều tra,
nghiên cứu đã được thực hiện trong thời gian này; đáng chú ý là các công trình của
Van Peenen và cộng sự (1969) [67].
Các nghiên cứu về linh trưởng có giá trị khoa học trong thời gian này phải kể
đến các công trình là:
- Năm 1960, Đào Văn Tiến với công trình “Sur une Nouvelle Espece de
Nycticebus au Vietnam” đã mô tả một loài Cu li mới – Cu li nhỡ (Nycticebus
intermedius) ở Việt Nam [72].
- Năm 1970, Đào Văn Tiến với công trình “Sur les formes de semnopithèque noir
Presbytis francoisi (Colobidae, Primates) au Vietnam et description d’une forme
nouvelle” nghiên cứu về các phân loài của loài Voọc đen má trắng (Presbytis francoisi)
và đã mô tả một phân loài voọc mới – Voọc Hà Tĩnh (Presbytis francoisi hatinhensis)
[73].
- Năm 1973, Lê Hiền Hào xuất bản cuốn: “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam”, tập
1, cung cấp những thông tin về phân bố, đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế của 9 loài
linh trưởng ở miền Bắc Việt Nam [5].
- Kết quả của các cuộc điều tra thú ở miền Bắc Việt Nam đã được Đào Văn Tiến
(1985) tổng kết trong cuốn: “Khảo sát thú ở miền Bắc Việt Nam” [16].
1.1.3. Giai đoạn từ sau năm 1975 đến nay

Các điều tra, nghiên cứu và bảo tồn đa dạng sinh vật, đặc biệt đối với các loài
linh trưởng, được quan tâm và triển khai mạnh mẽ trên khắp các vùng của cả nước và
đạt được rất nhiều kết quả có giá trị. Đội ngũ cán bộ Việt Nam nghiên cứu về linh
trưởng cũng phát triển và lớn mạnh không ngừng trong đó phải kể đến: Lê Vũ Khôi
(2000), Hà Đình Đức (1991), Đặng Huy Huỳnh (1992), Đặng Ngọc Cần (1999), Lê
5

Xuân Cảnh (1993), Nguyễn Xuân Đặng (2000), Phạm Nhật (1993), Vũ Ngọc Thành
(1995), Đặng Tất Thế (2005), Hoàng Minh Đức (2007), Lê Khắc Quyết (2006), Đồng
Thanh Hải (2011), Hà Thăng Long (2009), Văn Ngọc Thịnh (2010), Nguyễn Mạnh Hà
(2005), Nguyễn Hải Hà (2006), Nguyễn Vĩnh Thanh (2008)… Rất nhiều nghiên cứu
không chỉ bó hẹp do các cán bộ khoa học Việt Nam tiến hành, mà còn có sự hợp tác
quốc tế sâu rộng với các chuyên gia linh trưởng nước ngoài như: Herbert Covert
(2006), Barth Wright (2006), Colin Groves (2001), Ramesh Boonratana (1994),
Radoslaw Ratjszczak (1989), Tilo Nadler (1997), Thomas Geissmann (2000), Douglas
Brandon – Jones (2004), Catherine Workman (2010), Rawson Ben (2010), Christian
Roos (2007)… và các tổ chức như: IUCN, WWF, FFI và CI.
Trong giai đoạn này, có nhiều công trình tiêu biểu nghiên cứu về Linh trưởng ở
Việt Nam của nhiều tác giả trong và ngoài nước thực hiện [4, 11, 15, 19, 20, 22, 32, 33,
34, 45, 47, 51, 52, 58].
Đặc biệt, trong những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu, bảo tồn và
phát triển các loài linh trưởng quý, hiếm đã và đang được chú trọng. Hàng loạt các
VQG và KBTTN đã được thành lập trên khắp cả nước để bảo tồn đa dạng sinh vật,
trong đó có các loài linh trưởng quý hiếm. Một số chương trình nghiên cứu về sinh thái
và tập tính của các loài linh trưởng đã và đang được tiến hành.
1.2. Khái quát về các loài thú Linh trƣởng của Việt Nam
1.2.1. Phân loại học
Theo hệ thống phân loại của Brandon-Jones và cộng sự (2004), khu hệ linh
trưởng Việt Nam có 24 loài và phân loài thuộc 3 họ là: họ Cu li (Loridae), họ Khỉ
(Cercopithecidae) và họ Vượn (Hylobatidae) [21].

Theo “Hệ thống phân loại học phân tử các loài linh trưởng Đông Dương” của
Roos và cộng sự (2007) khu hệ thú linh trưởng Việt Nam gồm có 25 loài và phân loài
thuộc 3 họ: Họ Culi (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae), họ Vượn (Hylobatidae) [61].
6

Trong số 25 loài và phân loài, 6 loài và phân loài là đặc hữu của Việt Nam, đó
là: Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecus
delacouri), Voọc đầu trắng (Trachypithecus poliocephalus), Chà vá chân xám
(Pygathrix cinerea), Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis) và Vượn
đen (Nomascus nasutus) [21, 60, 61].
Họ Cu li (Loridae) chỉ có 1 giống (Nycticebus) với hai loài cu li là: Cu li lớn
(Nycticebus bengalensis) và Cu li nhỏ (N. pygmaeus) [21, 60, 61].
Họ Khỉ (Cercopithecidae), ở Việt Nam, có hai phân họ: phân họ Khỉ
(Cercopithecinae) và phân họ Voọc (Colobinae), với 4 giống: Macaca,
Trachypithecus, Pygathrix và Rhinopithecus.
Trong đó, phân họ Khỉ (Cercopithecinae) chỉ có 1 giống (Macaca) gồm 6 loài
và phân loài, đặc biệt phân loài Khỉ đuôi dài Côn Đảo (M. fascicularis condorensis) là
phân loài đặc hữu của Việt Nam – hiện chỉ có phân bố ở một số đảo thuộc VQG Côn
Đảo [21].
Phân họ Voọc (Colobinae) có 3 giống: Trachypithecus (7 loài và phân loài),
Pygathrix (3 loài và phân loài) và Rhinopithecus (1 loài) [61].
Họ Vượn (Hylobatidae), ở Việt Nam, chỉ có 1 giống (Nomascus) với 5 loài và
phân loài [21, 34, 35, 60].
1.2.2. Tình trạng bảo tồn
Sự suy giảm quần thể ngoài tự nhiên đối với các loài linh trưởng ở Việt Nam
vẫn đang ở mức nghiêm trọng, nếu như không có những hành động bảo tồn thiết thực
để bảo vệ những loài linh trưởng nguy cấp này. Số loài linh trưởng bị đe dọa tuyệt
chủng của Việt Nam là cao nhất trên thế giới với 20 trên tổng số 25 loài [37]. Hiện tại,
trong các loài linh trưởng Việt Nam có đến 9 loài được xếp ở mức Nguy cấp (EN) và 7
loài được xếp ở mức Cực kỳ Nguy cấp (CR) trong Danh sách Đỏ IUCN (2013). Trong

Sách Đỏ Việt Nam (2007) và Nghị định số 32/2006/NĐ – CP của Thủ tướng Chính
phủ (Bảng 1.1).
7

Bảng 1.1. Danh sách các loài linh trƣởng của Việt Nam và tình trạng bảo tồn.
Stt
Tên Việt Nam
Tên khoa học
Tình trạng bảo tồn
SĐVN
2007

32
IUCN
2013

Họ Cu li
Lorisidae



1
Cu li lớn
Nycticebus bengalensis
VU
IB
VU
2
Cu li nhỏ
Nycticebus pygmaeus

VU
IB
VU

Họ Khỉ
Cercopithecidae




Phân họ
Cercopithecinae



3
Khỉ mặt đỏ
Macaca arctoides
VU
IIB
VU
4
Khỉ mốc
Macaca assamensis
VU
IIB
NT
5
Khỉ đuôi dài
Macaca fascicularis fascicularis

LR
IIB
LR
6
Khỉ đuôi dài côn
đảo
Macaca fascicularis condorensis
Kloss, 1926


LR
7
Khỉ đuôi lợn
Macaca leonina
VU
IIB
VU
8
Khỉ vàng
Macaca mulatta
LR
IIB
LC

Phân họ Voọc
Colobinae



9

Chà vá chân
xám
Pygathrix cinerea
CR
IB
CR
10
Chà vá chân nâu
Pygathrix nemaeus
EN
IB
EN
11
Chà vá chân đen
Pygathrix nigripes
EN
IB
EN
12
Voọc mũi hếch
Rhinopithecus avunculus
CR
IB
CR
13
Voọc xám
Trachypithecus crepusculus
VU
IB


14
Voọc mông
trắng
Trachypithecus delacouri
CR
IB
CR
15
Voọc đen má
trắng
Trachypithecus francoisi
EN
IB
EN
16
Voọc bạc
Trachypithecus margarita


EN
17
Voọc bạc Đông
Dương
Trachypithecus germaini
VU
IB
EN
18
Voọc đen tuyền
Trachypithecus ebenus



EN
19
Voọc hà tĩnh
Trachypithecus hatinhensis
EN
IB
EN
20
Voọc cát bà
Trachypithecus poliocephalus
CR
IB
CR
8


Họ Vƣợn
Hylobatidae



21
Vượn đen tuyền
Nomascus concolor
EN
IB
CR
22

Vượn cao vít
Nomascus nasutus

IB
CR
23
Vượn đen má
vàng
Nomascus gabriellae
EN
IB
EN
24
Vượn đen má
trắng
Nomascus leucogenys
EN
IB
CR
25
Vượn đen siki
Nomascus siki


EN
26
Vượn trung bộ
Nomascus anamensis




Nguồn: Roos và cộng sự (2007), Văn Ngọc Thịnh và cộng sự (2010) [61, 67].
Chú thích: SĐVN – Sách đỏ Việt Nam (2007)
CR – Cực kỳ Nguy cấp; EN – Nguy cấp; VU – Sắp nguy cấp; LR – Ít
nguy cấp
IUCN – 2013 The IUCN Red List of Threatened Species
CR – Cực kỳ nguy cấp; EN – Nguy cấp; VU – Sắp nguy cấp; NT –
Gần bị đe dọa; LR – Nguy cơ thấp
NĐ 32 - Nghị định số 32/2006 NĐ-CP
Nhóm IB: nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những
loài động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về
kinh tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Nhóm IIB: hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồm những loài
động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường hoặc có giá trị cao về kinh
tế, số lượng quần thể còn rất ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
1.2.3. Các mối đe dọa
Các mối đe dọa lớn nhất đến hầu hết các loài linh trưởng của Việt Nam là sự
phá hủy nơi sống và hoạt động săn bắn trái phép.
Săn bắn: là mối đe dọa chính đối với các loài linh trưởng tại Việt Nam. Việc sử
dụng súng, để săn bắn rất phổ biến và chưa được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các
loại súng săn tự chế. Hiện nay, ở một số vùng miền núi phía Bắc, mỗi gia đình thường
có 1 khẩu súng loại này. Hoạt động săn bắn động vật thường mang tính cơ hội và bất
kỳ loài chim và thú nào cũng đều có thể là mục tiêu tiềm tàng của hoạt động săn bắn.
Người dân địa phương có truyền thống ăn thịt hầu hết các loài động vật săn bắt được,
9

trong đó có các loài linh trưởng. Bên cạnh mục tiêu săn bắn các loài linh trưởng để làm
thực phẩm sử dụng trong sinh hoạt, chúng còn đối mặt với mục tiêu săn bắn để nấu
cao, bán với giá cao trên thị trường thuốc đông dược.
Phá hủy nơi sống: Ngoài việc đất rừng bị xâm lấn làm đất nông nghiệp do dân

số ngày càng tăng, còn có một số dạng phá hoại sinh do hậu quả của việc khai thác gỗ
và các lâm sản ngoài gỗ: mây, tre, củi đun, quả, mật ong, cây lấy dầu thơm và cây dược
liệu. Hoạt động khai thác gỗ của các lâm trường quốc doanh hoặc của những người
khai thác bất hợp pháp đã làm mất đi hoặc làm giảm sút chất lượng những vùng rừng
rộng lớn. Phá hủy sinh cảnh cũng gắn liền với việc xây các nhà máy thủy điện, đường
xá và các cơ sở hạ tầng khác.
Sự phá hoại rừng và chia cắt sinh cảnh là những mối đe dọa lớn đối với sự tồn
tại lâu dài của các quần thể linh trưởng. Những quá trình này không những làm giảm
chất lượng sinh cảnh và số lượng thú, mà còn làm gia tăng khả năng thâm nhập của con
người vào các khu vực rừng. Hơn nữa, những quá trình này, đặc biệt là sự chia cắt sinh
cảnh, có xu hướng cô lập các quần thể của các loài linh trưởng, dẫn đến sự giao phối
cận huyết. Những hậu quả lâu dài của việc giao phối cận huyết có thể bao gồm sự suy
giảm sức đề kháng đối với bệnh tật và gia tăng sự bất thụ của loài. Hiện tại các nhà
nghiên cứu chưa đánh giá được rõ ràng với khoảng cách bao nhiêu mét thì những loài
linh trưởng có thể vượt qua được ở những khu vực không có rừng, nhưng chắc chắn
những loài phần lớn sống trên cây, khó có thể vượt qua được những khoảng cách đáng
kể qua vùng đồng cỏ, cây bụi hoặc những khu vực canh tác để đến những khu rừng
khác.
1.3. Giống Voọc mũi hếch Rhinopithecus
1.3.1. Phân loại học
- Vị trí phân loại của giống Rhinopithecus
Bộ Linh trưởng: - Primates
Họ Khỉ: - Cercopithecidae
10

Phân họ Voọc: - Colobinae
Giống: - Rhinopithecus, gồm 5 loài:
- Rhinopithecus roxellana
- Rhinopithecus bieti
- Rhinopithecus brelichi

- Rhinopithecus avunculus
- Rhinopithecus strykeri
(Nguồn: IUCN, 2013) [37].
1.3.2. Hình thái
Bảng 1.2. Một số đặc điểm hình thái của các loài thuộc giống Rhinopithecus
Đặc điểm
R. roxellana
R. bieti
R. brelichi
R. strykeri
R. avunculus
Chiều dài cơ
thể (mm)
(thân - đầu)
680 – 760
740 – 830
(cái) 830
(đực)
60 – 762
555 (đực)
540 (cái)650
(đực)
Chiều dài đuôi
(% chiều dài
thân - đầu)
≈ 110%
70 – 90%
85 – 95%
140%
140 – 150%

Màu lông ở
lưng
Nâu xám
đậm
Xám đen
Nâu xám
Đen
Đen
Màu lông ở
bụng
Vàng da cam
nhạt
Trắng
Xám vàng
Đen
Vàng da cam
Mào lông trên
đỉnh đầu
Ngắn
Dài




Da cam
Trắng
Đen

Vàng
Các chi (tay và

chân)
Vàng
Đen
Đen
Đen
Đen
Mặt dưới đùi
Có mảng
lông sáng
màu

Màu sáng
Đen
Đen
Dương vật




Đen
Trọng lượng cơ
thể (kg)

6,5 – 10,0
(cái)15,0 –
39,0 (đực)
9,2
(cái)15,0
(đực)
7,8 (cái)

13,3 – 15,8
(đực)

7,0 – 9,0 (cái)
13,0 – 16,0
(đực)

Nguồn: Corbet và Hill (1992) [24]; Kirkpatrick (1998) [41]; Phạm Nhật (1993) [10]; IUCN [37].
11

Trong số các loài “khỉ mũi kỳ quặc”, giống Rhinopithecus có cấu tạo giải phẫu
mũi khác biệt – mũi hếch – do gờ bên của sụn cánh mũi lớn được gắn với các xương
mũi ngắn hoặc tiêu biến, xương vách ngăn mũi và sụn vách ngăn ngắn về phía đỉnh
mũi [23]. Kết quả thích nghi của đặc điểm giải phẫu này hiện chưa được giải thích cặn
kẽ, nhưng hình thái mũi của Voọc mũi hếch có thể có tác dụng làm cho không khí hít
thở trong điều kiện núi cao khô và lạnh được ấm hơn và độ ẩm cao hơn [52]. Một số
đặc điểm hình thái của các loài Voọc mũi hếch được trình bày tóm tắt ở (Bảng 1.2).
1.3.3. Sinh thái và tập tính
Vùng sống của các loài Voọc mũi hếch có kích thước từ vài km
2
tới hơn 100
km
2
và thay đổi theo mỗi loài [41, 62, 63]. Giống như các loài khỉ ăn lá (colobine), các
loài Voọc mũi hếch thường sinh sống theo đàn với kích thước đàn thay đổi tùy loài.
Kích thước đàn của loài R. bieti có kích thước đàn là 9 – 269 cá thể/đàn [41, 63]; loài
R. roxellana có kích thước đàn là 30 – 600 cá thể/đàn [41, 63]; loài R. brelichi có kích
thước đàn là 98 – 400 cá thể/đàn [41, 63]; và loài R. avunculus có kích thước đàn là 20
– 80 cá thể/đàn [19, 20].
Mật độ cá thể cũng thay đổi tùy loài, từ 1 – 20 cá thể/km

2
(Bảng 1.3). Loài Voọc
mũi hếch (R. avunculus) hiện có mật độ cá thể thấp nhất do các nguyên nhân làm suy
giảm số lượng quần thể là: săn bắn và mất sinh cảnh [19, 20, 41, 63].
Tổ chức xã hội của các loài Voọc mũi hếch đến nay vẫn chưa được nghiên cứu và
hiểu biết cặn kẽ. Một số tác giả [19, 20, 41, 63] cho rằng nhiều đơn vị gia đình kết hợp với
nhau tạo thành đàn lớn. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Voọc và trong đàn
lớn như thế nào đến nay vẫn chưa được biết rõ ràng [41].
Thức ăn của các loài voọc mũi hếch cũng thay đổi lớn theo mỗi loài. Voọc mũi
hếch (R. avunculus) ăn các loại thức ăn từ thực vật như các loài sung vả (Ficus spp.),
các loài Polyathia và các loài thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiacae) [55]. Voọc mũi hếch
vàng (R. roxellana) ăn các loại lá, chồi non, quả và hạt thay đổi theo mùa rõ rệt, vào
mùa đông chủ yếu là địa y (41%), vỏ cây (23%) và chồi (22%) và các thời gian khác là
12

quả (38%), địa y (21%) và chồi (17%) [63, 70]. Voọc mũi hếch Quý Châu (R. brelichi)
ăn các loại lá, cuống lá, quả, hạt và chồi; thay đổi theo các mùa trong năm, từ tháng 01-
03, chúng ăn chủ yếu là chồi (90%); trong tháng 04-06, chủ yếu là các loài lá (93%); từ
tháng 07-09, ăn chủ yếu lá (58%), quả và hạt (35%); và tháng 10-12, ăn chủ yến lá non
(47%), hoa (28%) và lá (16%) [18].
Bảng 1.3. Một số đặc điểm sinh thái của các loài thuộc giống Rhinopithecus
Đặc điểm
R. roxellana
R. bieti
R. brelichi
R. strykeri
R. avunculus
Độ cao (m so
với mực
nước biển)

2.200 –
2.800
3.000 –
4.500
1.000 – 2.300
2.745 –
3.660
200 – 1.200
Nhiệt độ
trung bình
năm (
o
C)
6,3
4,7
5 – 7

22,2
Vùng sống
(km
2
)
28 – 55
13 – 133
6,1 – 12,5

3,8 – 10
Mật độ (cá
thể/km
2

)
1 – 15
10 – 20
10 – 20

≤8
Sinh cảnh
Rừng hỗn
giao tre nứa,
cây lá kim
và cây lá
rụng núi cao
Rừng
thường
xanh cây lá
rộng và lá
kim ôn đới
núi cao
Rừng thường
xanh cây lá
rộng và lá
kim cận nhiệt
đới núi cao
Rừng ôn
đới hỗn
hợp
Rừng nguyên
sinh thường
xanh trên núi
đá vôi và núi

đất
Nguồn: Kirkpatrick (1998) [41]; IUCN (2013) [37].
Các loài voọc mũi hếch sống trên cây, hoạt động về ban ngày. Voọc mũi hếch
(R. avunculus) có rất ít hoạt động trên mặt đất [29]. Tuy nhiên, Voọc mũi hếch Vân
Nam (R. bieti) lại dành tới 22% thời gian hoạt động và kiếm ăn của chúng trên mặt đất
[47]. Các kiểu vận động chính của Voọc mũi hếch là đi bằng bốn chi (quadrupedal
walk), leo trèo (climbing), quăng mình (leaping) và di chuyển bằng hai chi trước
(brachiate) [19, 20, 39, 63]. Cho đến nay, chỉ có ít kết quả và công trình khoa học
nghiên cứu về vận động của các loài voọc mũi hếch của một số tác giả [19, 20, 29, 39,
47, 63].
13

1.3.4. Phân bố
Các loài Voọc mũi hếch thuộc giống Rhinopithecus có vùng phân bố hẹp. Loài
R. roxellana (Voọc mũi hếch vàng) có vùng phân bố rộng nhất, xuất hiện trong một
loạt các khu rừng biệt lập xung quanh ngoại vi của vùng hồ Tứ Xuyên (các tỉnh Tứ
Xuyên, Cam Túc, Hồ Bắc và Sơn Tây). Loài R. brelichi (Voọc mũi hếch Quý Châu)
phân bố giới hạn trong một quần thể đơn lẻ trên đỉnh Phạm Cảnh Sơn (tỉnh Quý Châu).
Loài R. bieti (Voọc mũi hếch Vân Nam) phân bố tại 5 hạt của tỉnh Vân Nam và Tây
Tạng. Loài R. strykeri (Voọc mũi hếch Myanmar) phân bố xung quanh khu vực sông
Maw thuộc tiểu bang Kachin phía đông bắc Myanmar. Cuối cùng là loài R. avunculus
(Voọc mũi hếch) chỉ thấy trong những khu rừng ở vùng Đông - Bắc Việt Nam [37, 42,
59].
1.4. Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus)
1.4.1. Sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu Voọc mũi hếch ở Việt Nam
Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) được Dollman mô tả
đầu tiên dựa trên 8 mẫu vật do Owston và Orii thu được tại tỉnh Yên Bái (21 42' vĩ độ
Bắc; 104 53' kinh độ Đông) vào tháng 9/1911 [28]. Ông đã so sánh loài này với loài
Voọc mũi hếch Vân Nam (Rhinopithecus bieti Milne - Edwards, 1897) và cho đó là
loài thuộc giống Rhinopithecus.

Nhưng Pocock (1924) đã nhận thấy có một vài sự khác nhau giữa các loài thuộc
giống Rhinopithecus và đã đặt lại tên cho loài Voọc mũi hếch bắt được ở Yên Bái
thuộc giống Presbytiscus [56]. Thomas (1928) đã nghiên cứu 12 mẫu vật Voọc mũi
hếch do J. Delacour và H. P. Lowe thu được vào năm 1926 và 1927 và đã ủng hộ ý
kiến này của Pocock [66].
Trong những thập niên tiếp theo với sự bùng nổ của thế chiến II (1941-1945) và
chiến tranh Pháp – Việt Nam đã xảy ra ở Miền Bắc Việt Nam (1945-1954), do đó hầu
như không có thông tin nghiên cứu về loài này. Cho tới khi các công trình nghiên cứu
về Linh trưởng của Đào Văn Tiến (1970), Lê Hiền Hào (1973) công bố:
14

Theo Lê Hiền Hào, Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912)
phân bố ở Chiêm Hóa và Na Hang (Tuyên Quang), Chợ Rã, Chợ Đồn, Na Rì và Bạch
Thông (Bắc Kạn), Định Hóa, Đại Từ (Thái Nguyên), Ngòi Hút (Yên Bái), trên bờ phía
Tây của sông Hồng. Ông cho rằng, Voọc mũi hếch cũng sống ở vùng đất thấp và rừng
núi cao ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn trong quá khứ nhưng có khả năng là
Voọc mũi hếch đang rất hiếm hoặc tuyệt chủng trong các khu vực này [5].
Năm 1985, Đào Văn Tiến công bố kết quả nghiên cứu với cuốn sách "Khảo sát
thú ở Bắc Việt Nam "Trong cuốn sách này, các ghi nhận về phân bố địa lý của loài
Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) là rất ít [16].
Cho đến khi Hà Đình Đức và John MacKinnon tiến hành đợt khảo sát đối với
các loài Linh trưởng ở các xã Phong Huân và Đại Xao (có thể là Đại Sao), Chợ Đồn
(Bắc Kạn) trong tháng 1 năm 1988 [4]. Một quần thể 30-40 cá thể Voọc nũi hếch
(Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) được ghi nhận ở đây trong tháng Giêng năm
1988 và Tháng 8 năm 1989 [4].
Kết quả của cuộc điều tra năm 1990 đã dẫn tới một cuộc khảo sát cụ thể cho loài
Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) vào năm 1992 bởi
Ratajszczak, Đặng Ngọc Cần, và Phạm Nhật (tài trợ bởi FFI, WWF và British
Airways). Các cuộc điều tra ở huyện Na Hang, Chiêm Hóa và Chạm Chu (Tuyên
Quang), Vườn quốc gia Tam Đảo (Vĩnh Phúc), ước tính số Voọc mũi hếch sống ở

Tuyên Quang là 190 - 250 cá thể và khoảng 100 cá thể trong tỉnh Bắc Thái (nay là Bắc
Kạn và Thái Nguyên). Không có bằng chứng về Voọc mũi hếch ở Vườn quốc gia Tam
Đảo [58]. Nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung vào tình trạng phân bố của Voọc mũi
hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) và các mối đe dọa liên quan đến con
người săn bắn và đã không làm sáng tỏ tập tính và sinh thái.
Năm 1992, Đặng Huy Huỳnh và cộng sự tiến hành nghiên cứu thực địa tại rừng
Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Nghiên cứu này phác thảo một mô hình phát triển về số
lượng của quần thể Voọc mũi hếch và dự đoán xu hướng ổn định, tăng, hay giảm số
15

lượng Voọc mũi hếch. Cũng trong nghiên cứu này săn bắn được xác định là áp lực
chính dẫn đến sự suy giảm về số lượng của Voọc mũi hếch trong các khu rừng Na
Hang.
Năm 1993, Boonratana và Lê Xuân Cảnh đã tiến hành nghiên cứu tập tính sinh
thái học của loài Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus Dollman, 1912) tại Na
Hang (Tuyên Quang). Họ đã thực hiện nghiên cứu này trong năm 1993 và năm 1994,
[19]. Nghiên cứu này là nghiên cứu về tập tính sinh thái học đầu tiên về loài Voọc mũi
hếch.
Năm 2002, Lê Khắc Quyết đã tiến hành các cuộc khảo sát thực địa tại Hà Giang
và đã phát hiện một đàn lớn với khoảng 40 cá thể Voọc trong khu vực rừng Khau Ca,
tỉnh Hà Giang [42, 43]. Phát hiện này là tin tức tuyệt vời không chỉ vì nó khẳng định
mở rộng phạm vi phân bố của Voọc mũi hếch.
Năm 2005, Nguyễn Anh Đức, Vũ Anh Tài, và Lê Khắc Quyết. Tiến hành
nghiên cứu đầu tiên về môi trường sống của Voọc mũi hếch ở Khau Ca, tỉnh Hà Giang.
Nghiên cứu này tập chung vào việc xác định thành phần loài và đa dạng sinh học của
hệ thực vật ở Khau Ca. Kết quả đã ghi nhận được 471 loài thuộc 268 chi, 113 họ và 4
ngành thực vật bậc cao có mạch. Cũng trong năm đó Lê Khắc Quyết thực hiện nghiên
cứu một số đặc điểm sinh thái gồm quần thể, sinh thái dinh dưỡng và các kiểu tư thế
vận động của Voọc mũi hếch [53].
Năm 2006, Đồng Thanh Hải và cộng sự tiến hành nghiên cứu tập tính sinh thái

và bảo tồn Voọc mũi hếch ở Việt Nam. Nghiên cứu được thực hiện tại Tát kẻ thuộc
khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang (Tuyên Quang) và Khau Ca (Hà Giang) [30].
Trong những năm gần đây, công tác điều tra, nghiên cứu, bảo tồn và phát triển
các loài Linh trưởng quý hiếm đã và đang được chú trọng. Kết quả của các điều tra,
nghiên cứu về khu hệ linh trưởng của các địa phương, các vùng miền và các công trình
nghiên cứu về sinh học, sinh thái của các loài Linh trưởng ở Việt Nam đã được công bố
trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế.

×