Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

TÌM HIỂU BÀI VĂN MẢNG TRĂNG CUỐI RỪNG - NGUYỄN MINH CHÂU_3 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.41 KB, 5 trang )

TÌM HIỂU BÀI VĂN MẢNG
TRĂNG CUỐI RỪNG - NGUYỄN
MINH CHÂU

Nhưng dù là lái xe, điều khiển cỗ máy mấy tấn thì dẽ dàng còn
điều khiển trái tim vẫn gay go, khó khăn . Đủ biết, với anh, đây cũng là
mối tình rụt rè, chưa kịp định hình, chưa gọi thành lời và chính vì thế
chàng lái xe đầy tinh tế và trong sáng kia không thể đường đột hỏi
truyện cô gái . Trò ú tim này làm lòng Lãm “ rối như tơ vò”.

Vẻ đẹp ngoại hình của Nguyệt hiện lên một cách tự nhiên như chính cái
tình cờ đưa cô đến với Lãm trong cái đêm Trường Sơn mịt mù mưa bom
bão đạn đó . Nhưng Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp bề
ngoài, dù nó giản dị , mát mẻ hay sáng ngời, lộng lẫy . Cái nhà văn đang
dày công tìm kiếm chính là hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu tâm hồn con
người .

Và vẻ đẹp ấy đã hiện lên ngay trong sự bất ngờ của nhân vật Lãm .
Trong đêm tối mịt mù của núi rừng, trên đoạn đường gập ghềnh , lởm
chởm những đá và hố bom… “Có đoạn bánh trước sục xuống rãnh sâu
quá, Nguyệt phải xuống xi nhan cho tôi kéo lên” . Hay đoạn vượt ngầm
Đá Xanh mà nước lũ đang dâng cao trên mặt đá đến hơn một thước …
Rồi máy bay ập đến , thả pháo sáng và bắn hai mươi li đỏ lừ, khi thì bay
cao trút bom tọa độ …

Trong hoàn cảnh như thế, một con người đẹp không thể là một người
không dũng cảm . Nguyệt, cô gái ấy đã là một người dũng cảm . Sự
dũng cảm của cô thanh niên xung phong ấy không chỉ biểu hiện ở những
chi tiết ta vẫn thường quan thấy trong những tác phẩm lúc bấy giờ : dẫn
đường, cứu xe, lội ngầm, biến thân mình thành cọc tiêu sống để xe đi :
“Qua một quãng khó đi và tối quá, Nguyệt nhảy xuống đi trước . Tôi cứ


nhắm cái bóng trắng nhờ nhờ của Nguyệt trước mặt mà lái theo” . Lòng
dũng cảm của cô gái mềm mại, xinh đẹp ấy còn ở cái dáng ngồi thản
nhiên trong xe giữa đoạn đường đầy nguy hiểm, ở giọng nói bao giờ
cũng bình tĩnh, rành rọt như đếm, cứ như không hề có bom nổ, không hề
có máy bay quây tròn trên đầu . Cái âm thanh trong trẻo của cô thanh nữ
ấy như điểm thánh thót trên nền một bè nhạc trầm đục, nặng nề của tiếng
máy bay và bom đạn, như những nốt nhạc về sự bất diệt của tuổi trẻ và
của sự sống, và chiếc xe vượt qua được bom đạn là nhờ nó đã đi theo cái
giọng nói trong trẻo đó hay sao ?

Nhưng ấn tượng đẹp nhất về lòng dũng cảm của Nguyệt có lẽ là lúc cô
bị thương : Nguyệt nhìn vết thương cười . Thế có nghĩa là cái đẹp không
sợ cái bạo tàn, cái đẹp đã vượt lên trên vết thương . Hình ảnh cô Nguyệt
bị thương là hình ảnh một cô gái kiên cường nhưng không mất đi nhan
sắc đắm lòng người : Khuôn mặt cô hơi tái nhưng vẫn tươi tỉnh và xinh
đẹp . Từ đầu đến chân co ta ướt như một con công vừa tắm . Phải như
thế mới đúng là Nguyệt . Nụ cười tươi tỉnh ấy khiến Nguyệt càng đẹp
hơn trong lúc bị thương, và không phải ngẫu nhiên tác giả đã chọn thời
khắc này chứ không phải vào lúc bất kì nào khác để cho anh Lãm lái xe
từng vào sinh ra tử thấy lòng mình “dấy lên một tình yêu Nguyệt gần
như mê muội lẫn cảm phục” .

Song Nguyệt không chỉ là người dũng cảm . Cô gái xinh đẹp ấy còn là
người biết sống vì người khác, biết hi sinh vì người khác . Đây không
còn là một đức tính cần đề cao nữa mà nó trở thành một nét của bản ngã
cá nhân Nguyệt . Cái lời thanh minh ấy của cô càng thể hiện rõ hơn điều
ấy . “Nhìn đoạn đường khó đi” Nguyệt nói như thanh minh với Lãm :
“Chúng nó ném bom luôn, chúng em đã rải bao nhiêu đá mà đường sá
còn ra thế !” . Câu nói tưởng như thừa, có gì đâu mà phải thanh minh,
khi mọi sự đã rõ : tất cả là do bom đạn của kẻ thù . Nhưng xét ra, một lời

nói như thế lại không thể thiếu để làm nên hình tượng Nguyệt . Bởi có lẽ
một con người sẽ chưa đủ để trở nên tốt đẹp nếu còn chưa được như
Nguyệt, biết áy náy trước việc mình đã không thể làm cho người mình
quí mến đỡ phần khó nhọc, gian lao .

Chính vì lòng vị tha đó mà Nguyệt đã ở lại bên Lãm trong giờ phút nguy
hiểm nhất và cũng chính từ đó mà có chuyện đôi tai gái tranh giành nhau
để được ở chỗ nguy hiểm hơn .Đến mức cuối cùng , Lãm phải bế thốc
Nguyệt đặt vào hốc cây, nhưng hầu như sau đó ta lại thấy Nguyệt vùng
lên chạy theo anh về nơi xe đỗ để cứu chiếc xe bén lửa .

Song cái nét đẹp trong lòng Nguyệt là sức mạnh của tình yêu và sự thủy
chung son sắt . Nguyễn Minh Châu hai lần phải thốt lên : “Thật kì lạ !
Qua bấy nhiêu năm sống giữa bom đạn và sự tàn phá, mà một người con
gái vẫn giữ bên lòng hình ảnh của một người con trai chưa hề gặp và
chưa hứa hẹn một điều gì ư ? Trong lòng cô ta cái sợi chỉ xanh nhỏ bé
và óng ánh, qua thời gian và bom đạn vẫn không phai nhạt, không hề
đứt ư ?”. Lời văn đẹp như thơ đó một lần nữa lại được thốt lên kết thúc
câu chuyện , như cái còn lại sau cùng trong một cuộc sống đầy tàn phá
và đổ vỡ, như một khúc khải hoàn dịu dàng mà kiêu hãnh của tình yêu .

Có thể nói trong tác phẩm, Nguyễn Minh Châu đặt song hành hình
tượng mảnh trăng với tình yêu của Nguyệt và Lãm để nhấn mạnh thêm
một lần nữa vẻ đẹp trong tình yêu của họ, một tình yêu chưa trọn vẹn,
chưa tròn đầy bởi họ chưa có thời gian gần gũi cũng như đất nước đang
có chiến tranh, nhưng không vì thế mà mất đi vẻ đẹp lãng mạn .

III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .

Mảnh trăng cuối rừng là tác phẩm giầu chất thơ . Vẻ đẹp lãng mạn của

câu chuyện không chỉ ở chỗ nó khẳng định sự bất khả chiến bại của cái
đẹp trong tâm hồn mà nó còn gợi lên những khát khao kiếm tìm vươn tới
để phát hiện và cảm nhận được chiều sâu vô tận của cái đẹp trong thế
giới tâm hồn con người . Những con người như Nguyệt , Lãm dưới ngòi
bút của Nguyễn Minh Châu cứ vằng vặc sáng, đẹp như một mảnh trăng
huyền diệu cuối dải đại ngàn . Người ta có thể đi qua cái khốc liệt của
một cuộc chiến tranh một phần quan trọng bởi vì biết rằng trên đời này
còn có những con người như thế .

×