Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

phân tích hoạt động kinh doanh tại công ty tnhh nihon sinko

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.53 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NHẬT KÝ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH NIHON SINKO
Họ và tên : Nguyễn Thị Ái Phương.
MSSV : 12440335.
Đơn vị thực tập : Công ty TNHH NIHON SHINKO.
Địa chỉ đơn vị : 330 Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh
Thời gian thực tập :15 tháng 5 - 15

tháng 6
LỜI CÁM ƠN
Trước tiên em xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh, Trường
Cao Đẳng Viễn Đông đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức vô
cùng quý báu trong suốt thời gian học ở trường, làm cơ sở để em hoàn thành bài báo
cáo hiện tại cũng như làm nền tảng áp dụng vào thực tiễn sau này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Toàn, giáo viên trực tiếp hướng dẫn đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn NIHON SHINKO và
quý anh chị ở các bộ phận đã tận tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, tài liệu cần
thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoà thành luận văn này.
Cuối cùng em xin chúc quý Thầy, Cô luôn dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành
công trong công tác giảng dạy, ngiên cứu. Kính chúc các cô, chú, anh, chị trong Công ty
luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, giúp Công ty phát triển ngày càng cao trong thời gian
tới.
Xin chân thành cám ơn!
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH NIHON SHINKO


1.1.Tổng quan về công ty TNHH NIHON SHINKO
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty
1.2.1. Tổ chức điều hành của công ty
1.2.2. Các bộ phận và chức năng
1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty TNHH NIHON SHINKO
CHƯƠNG 2:PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
NIHON SHINKO
2.1. Phân tích tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH NIHON
SHINKO
2.2. Phân tích tình hình doanh thu
2.2.1. Phân tích tổng doanh thu
2.2.2. Phân tích doanh thu theo từng mặt hàng
2.2.3. Phân tích doanh thu tài chính và thu nhập khác
2.3. Phân tích tình hình chi phí
2.3.1. Phân tích tổng chi phí
2.3.2. Phân tích chi phí giá vốn hàng bán
2.3.3. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
2.3.4. Phân tích chi phí tài chính
2.4. Phân tích tình hình lợi nhuận
2.4.1. Phân tích tổng lợi nhuận
2.4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế
2.5. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
2.5.2 Nhóm chỉ tiêu vể khả năng thanh toán
2.5.3. Nhóm chỉ số về khả năng sinh lời
2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh tại công ty
CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY NIHON SHINKO
3.1. Định hướng phát triển của công ty

3.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu chi phí và nâng cao lợi nhuận
3.2.2. biện pháp tăng doanh thu
3.2.3 nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
3.3.Kết luận
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NIHON SHINKO
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NIHON SH INKO
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Tên công ty: Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn NIHON SHINKO.
Địa chỉ:330 Điện Biên Phủ, Phường 17, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh
Điện thoại:083 8496671
Công Ty TNHH NIHON SHINKO là đại lý chính hãng OHAUS. Đồng thời cung cấp các
thiết bị chính hãng của các đối tác khác như: Metler Toledo, Satourius, EUtech, AND,
v.v Giá cả cạnh tranh, hàng chính hãng 100%, không cung cấp hàng nhái, hàng giả
của Trung Quốc. Phục vụ khách hàng trên toàn quốc.
Ngành nghề kinh doanh: phân phối sản phẩm cân điện tử các loại,máy dò kim loại,…
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1.2.1. Tổ chức điều hành của công ty Công ty
TNHH NIHON SHINKO điều hành theo cơ chế giám đốc

Hình 1:Tổ chức điều hành của công ty
1.2.2.Các bộ phận và chức năng
Vì công ty kinh doanh mô hình kinh doanh vừa và nhỏ nên chỉ có một giám đốc, một
trợ lý và ba bộ phận.
GIÁM ĐỐC
Bộ Phận Giao Vận
Bộ phận kinh doanh
Bộ phận kế toán
Giám đốc là người đứng đầu công ty điều hành chung mọi hoạt động kinhdoanh,

chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi vấn đề xảy ra trong công ty. Cótrách nhiệm
thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với chính sách Nhà nước.
Trợ lý: là người thay giám đốc trực tiếp điều hành công việc hàng ngày của công ty
như : bố trí nhân viên giao hàng giao theo tuyến, tiếp khách …
Bộ phận kinh doanh: có trách nhiệm nghiên cứu, thâm nhập khảo sát thịtrường để
từ đó đưa ra các phương án tiêu thụ tốt nhất, hiệu quả nhất nhằm thuhút lượng lớn
khách hàng tìm đến những sản phảm mà công ty đang kinh doanh.Tuy nhiên bộ
phận này không do công ty chịu trách nhiệm quản lý mà chịu sự quản lý của công ty
có sản phẩm phân phối tại công ty.
Bộ phận giao vận: có trách nhiệm vận chuyển và giao hàng cho khác hhàng.
Bộ phận kế toán: có trách nhiệm quản lý nguồn vốn, quỹ ; cân bằng nguồntài chính
công ty; quản lý thu chi, trả công cho lao động; tổ chức công tác kế toánvà lập báo
cáo kế toán tài chính
1.3. KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH NIHON
SHINKO.
Kết quả hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp phản ánh khả năng,trình độ
quản lý của nhà quản trị cũng như hiệu quả lao động của đội ngũ nhânviên trong
doanh nghiệp đó. Kết quả hoạt động kinh doanh cũng gián tiếp chothấy những điều
kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính sách, nơi doanh nghiệp đó hoạt động. Nó còn là
một trong những căn cứ để khách hàng đánh giá uy tín củadoanh nghiệp và quyết
định các mối quan hệ kinh tế trên thị trường.
Doanh thu
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn NIHON SHINKO là công ty chuyên phân phối các sản
phẩm của OHAUS, Metler Toledo…. Vì là nhà phân phối nên vấn đề doanh thu luôn
được công ty quan tâm, đặc biệt là doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty.
Công ty luôn đặt ra các cột móc doanh thu theo từng tháng từng quí và cho cả năm.
Doanh thu có tăng hay không phụ thuộc rất nhiều vào khả năng bán hàng của tiếp
thị viên hay còn gọi là nhânviên bán hàng. Nhờ vào khả năng của mình mà các nhân
viên bán hàng đã làm cho doanh thu của công ty qua các năm đều tăng. Cụ thể năm
2012 tăng 14.774triệu đồng so với năm 2011, nguyên nhân doanh thu tăng là do

năm 2012 tình hình kinh tế dần ổn định làm cho doanh thu của công ty tăng 29,6%
so với năm 2011. Năm 2013, doanh thu của công ty cũng tăng nhưng không cao
bằng mức tăng của năm 2012 so với 2011. Với số tiền 71.880 triệu đồng, năm 2013
doanh thu công ty tăng 7.234 triệu đồng so với năm 2012.
Chi phí
Chi phí hoạt động kinh doanh là chi phí chủ yếu của công ty nên công ty cần chú
trọng đến chi phí này. Trong tổng chi phí thì tỷ lệ tăng chi phí tài chínhvà chi phí
khác qua các năm có phần tăng cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng của chiphí hoạt động
kinh doanh. Cụ thể năm 2012 tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanhtăng 28,2% so với
năm 2011, thì tỷ lệ chi phí tài chính và chi phí khác tăng147,7% so với năm 2011.
Tương tự năm 2013 tỷ lệ chi phí hoạt động kinh doanhtăng 11,9% so với năm 2012,
trong khi đó tỷ lệ chi phí tài chính và chi phí khác tăng 109,2% so với năm 2012.
Trong giai đoạn 2011-2013 chi phí của hoạt động kinh doanh liên tục tăng, mức độ
tăng gần bằng với tốc độ tăng doanh thu, ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận thu
được. Nguyên nhân dẫn đến chi phí tăng như vậy chủ yếu là do chi phí giá vốn hàng
hóa cao, chi phí quản lý doanh nghiệpliên tục tăng do công ty qua các năm đều tăng
nhân viên và do biến động của thị trường xăng dầu. Vì công ty bán hàng theo
phương thức chuyển hàng nên chi phívận chuyển hàng hoá đem bán do công ty
chịu.
Lợi nhuận
Trong hoạt động thương mại dịch vụ, các công ty đều hướng tới mục tiêulợi nhuận
đạt được. Nhìn chung qua 3 năm, lợi nhuận của công ty có nhiều biếnđộng, năm
2012 so với năm 2011 tỷ lệ tăng 90,5%, năm 2013 giảm so với năm 2012 tỷ lệ giảm
còn 76,5%. Mặc dù doanh thu tăng nhanh qua từng năm, hoạt động tiêu thụ hàng
hóa đang rất khả quan nhưng do tốc độ tăng chi phí trong nămtăng nhanh hơn tốc
độ tăng doanh thu nên lợi nhuận thu được không ổn định.
Lợi nhuận không ổn định và qua các năm lại có chiều hướng ngày cànggiảm, điều
này gây không ít khó khăn cho công ty trong việc điều động vốn cũngnhư chia cổ
tức cho các cổ đông. Trước sự phục hồi của nền kinh tế trong nước,năm 2012 lợi
nhuận trước thuế của công ty tăng khá cao với 1.225 triệu đồng.Sang năm 2013 lợi

nhuận đạt rất thấp chỉ đạt 288 triệu đồng, nguyên do là tìnhhình kinh tế trong nước
diễn biến phức tạp dẫn đến chỉ số tiêu dùng giảm, việc tiêu thụ hàng hoá càng khó
khăn hơn.
Bảng 1: TÓM TẮT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH GIAI ĐOẠN 2011-2013
Đơn vị:triệu đồng
Chỉ tiều
Năm
2011
Năm
201
2
Năm
2013
Chênh lệch
2012/2011
Chênh lệch
2013/2012
Số tiền %
Số
tiền
%
Tổng thu nhập 49.873 64.646 71.880 14.774 29,6 7.234 11,2
Doanh thuần về
bán hàng bà cung
cấp dịch vụ
49.873 64.646 71.880 14.774 29,6 7.234 11,2
Doanh thu hoạt
động tài chính và
thu nhập khác
16 9 1 7 42,1 9 93,6

Tổng chi phí 49.229 63.421 71.592 14.192 28,8 8.171 12,9
Chi phí hoạt động
kinh doanh
48.961 62.757 70.202 13.796 28,2 7.445 11,9
Chi phí tài chính
và chi phí khác
268 664 1.389 396 147,7 725 109,2
Lợi nhuận 643 1.225 288 582 90,5 937 76,5

CHƯƠNG 2
PHÂN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH NIHON
SHINKO.
2.1. PHÂN TÍCH TỔNG QUAN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH NIHON SHINKO.
Công ty TNHH NIHONSINKO là doanh nghiệp chuyên phân phối sản phẩm nên luôn
tìm kiếm thị trường để tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên thời gian vừa qua do ảnh
hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nước và thế giới làm cho việc tiêu thụ sản
phẩm của công ty không được thuận lợi.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2013 là 49.865.370 nghìn đồng
với mức doanh thu này thì lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty là
643.254 nghìn đồng. ta có thể thấy rằng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng
chính là lợi nhuận trước thuế. Lợi nhuận khác không xuất hiện trong năm 2013 nên
không ảnh hưởng gì đến lợi nhuận trước thuế mà chỉ có lợi nhuận hoạt động kinh
doanh. Trong các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh thì chi
phí kinh doanh với số tiền 1.298.606 nghìn đồng đã ảnh hưởng rất nhiều đến lợi
nhuận hoạt động kinh doanh.
Vì tình hình kinh tế trong năm 2012 có sự phục hồi khá tốt nên trong năm này
doanh nghiệp không được giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập
doanh nghiệp phải nộp trong năm là 306.295nghìn đồng, với số tiền thuế này mà lợi
sau thuế của công ty chỉ còn 918.884 nghìn đồng.

Nền kinh tế chỉ mới phục hồi trong năm 2012, thì sang năm 2013 lại có nhiều sự
biến động làm cho việc kinh doanh của công ty lại gặp nhiều khó khăn. Doanh thu
bán hàng tuy có tăng nhưng không cao, với số tiền 71.879.220 nghìn đồng thì mức
tăng chỉ đạt 11,20% so với năm 2010. Làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng chỉ đạt
4.332.212 nghìn đồng tăng 4,47%, và lợi nhuận trước thuế giảm 76,37% với sốtiền
288.161 nghìn đồng. Lợi nhuận trước thuế giảm mạnh, một phần cũng là do ảnh
hưởng của các loại chi phí trong doanh nghiệp như: giá vốn hàng bán tăng
11,67%;chi phí quản lý kinh doanh tăng 17,12%. Và đặc biệt là chi phí tài chính tăng
đột biến, với số tiền 1.389.366 nghìn đồng thì tỷ lệ tăng là 109,21%. Chi phí tài chính
cũng là chi phí lãi vay, chi phí này tăng là do số tiền vay của công ty vay từ các
ngânhàng để thanh toán tiền hàng cho nhà sản xuất tăng mạnh. Năm 2013, một lần
nữa công ty được giảm 30% số thuế phải nộp vì thế mà thuế thu nhập công ty phải
nộp chỉ còn 50.428 nghìn đồng.
2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU
2.2.1. Phân tích tổng doanh thu
Doanh thu đạt được trong ba năm luôn tăng và có nhiều thay đổi lớn.Doanh thu từ
hoạt động kinh doanh luôn là doanh thu chủ yếu của công ty. Sự biến động của
doanh thu này cũng thể hiện sự biến động của tổng doanh thu.
Năm 2011, công ty chỉ có hai khoảng doanh thu đó là doanh thu từ hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính. Ta có thể thấy, doanh thu tài chính
chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng doanh thu. Cụ thể với số tiền 16.159 nghìn đồng thì
doanh thu tài chính chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng doanh thu,còn lại là doanh
thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ với 49.865.370 nghìn đồng.
Năm 2012, tổng doanh thu của công ty tăng 14.764.737 nghìn đồng với tỷlệ 29,60%
so với năm 2011. Trong đó thì doanh thu từ bán hàng tăng cao hơn hếtvới số tiền
64.636.917 nghìn đồng tăng 14.771,548 nghìn đồng so với năm 2011.Nhưng doanh
thu tài chính lại giảm rất nhiều, giảm 12.432 nghìn đồng. Đặc biệt trong năm 2010
lại có thu nhập khác trong khi năm 2011 và năm 2013 không có.Với số tiền
5.621nghìn đồng từ thu nhập khác đã góp phần làm cho tổng doanhthu năm 2012
tăng mạnh so với năm 2011.

Năm 2013, tổng doanh thu tăng 7.233.556 nghìn đồng so với 2010. tổngdoanh thu
tăng chủ yếu phụ thuộc vào doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịchvụ. doanh thu
từ bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng 7.242.303 nghìnđồng tăng 11,20%
so với năm 2012. Doanh thu tài chính năm 2011 tiếp tục giảm3.126 nghìn đồng còn
602 nghìn đồng.
2.2.2. Phân tích doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nhóm hàng cân điện tử có thể nói là nhóm hàng chủ lực của công ty vì công ty đã
phân phối nhóm hàng này nhiều năm liền. Vì vậy mà doanh thu bán hàng từ nhóm
hàng cân điện tử luôn cao hơn nhóm hàng thiết bị dò kim loại và nhóm hàng khác.
Hiện nay công ty phân phối chủ yếu các mặt hàng cân điện tử thực phầm,cân sấy
ẩm,cân xe tải…. Các mặt hàng này được chia theo từng nhóm nhân viên bán
hàng.Nhân viên bán hàng của nhóm hàng cân điện tử được chia ra 3 nhóm, đó là:
nhóm cân thực phẩm, nhóm cân sấy ẩm và nhóm cân xe tải.
Năm 2012, doanh thu bán hàng của nhóm hàng cân điện tử tăng khá mạnh.Do năm
2012 là năm nền kinh tế có bước chuyển mình khá mạnh nên các xí nghiệp tập
trungvào sản xuất, công ty tiêu thụ được khá nhiều hàng hoá. Với 51.063.165 nghìn
đồng thì doanh thu năm 2012 tăng 24,88% tương ứng với 10.173.562 nghìn đồng.
Trong đó doanh thu mặt hàng cân sấy ẩm có số tiền doanh thu lớn hơn cảvới
30.127.267 nghìn đồng tăng 9,97% so với năm 2011. Tuy nhiên mặt hàng có mức
tăng cao nhất đó là cân điện tử thực phẩm. Doanh thu cân điện tử thực phẩm tăng
từ 6.133.440 nghìn đồng lên 10.212.663 nghìn đồng tăng 66,51%. Sau cân thực
phầm có mức tăng cao kế là cân xe tải với mức chênh lệch 45,69%.
Năm 2013, do thị trường tiêu thụ giảm nên doanh thu trong nhóm hàng này chỉ đạt
48.159.078 nghìn đồng giảm 2.904.087 nghìn đồng so với năm 2010.Trong đó mặt
hàng giảm mạnh nhất là cân sấy ẩm giảm 5.566.138 nghìn đồng,kế đến là cân thực
phẩm với số tiền 8.187.043 nghìn đồng giảm 2.025.590 nghìnđồng. Trong khi đó cân
xe tải các loại lại tăng 3.724.459 nghìn đồng với tỷ lệ tăng là34,73%. Trong 2011
cũng là năm mà công ty nhận phân phối thêm thiết bị phòng thí nghiệm.Công ty
phải phân phối thêm mặt hàng thiệt bị phòng thí nghiệm là do nhu cầu của các
trường học. Với số tiền 963.182nghìn đồng từ doanh thu bán thiết bị phòng thí

nghiệm đã góp phần vào sự hình thành doanh thu của công ty năm 2011.
2.2.2.1 Phân tích doanh thu nhóm hàng máy dò kim loại và các nhóm
hàngkhác
Doanh thu hoạt động bán hàng từ nhóm hàng cân điện tử là chính thì nhóm hàng
máy dò kim loại và các nhóm hàng khác cũng có sức ảnh hưởng không kém.Trong
hai nhóm hàng còn lại thì nhóm hàng cân điện tử có doanh thu cao hơn.Mặt hàng
máy dò kim loại có rất nhiều nhưng tiêu thụ nhiều nhất là máy dò kim loại
loma,máy dò kim loại thực phầm ,máy dò kim loại phồ thông.
Năm 2012 doanh thu từ nhóm hàng máy dò kim loại tăng mạnh, tăng3.803.901
nghìn đồng. Trong nhóm hành này thì mặt hàng máy dò kim lại thực phầm tăng cao
nhất, khi doanh thu tăng 2.723.582 nghìn đồng, tương đương 65,57 % so với năm
2011.Kế đến là mặt hàng dò kim loại phổ thông với mức tăng 1.065.092 nghìn đồng
với 44,87 %.Cuối cùng là mặt hàng dò kim loại Loma chỉ tăng 15.226 nghìn đồng.
Bên cạnh đó thì doanh thu từ nhóm khác tăng cũng khá cao. Có thể nói nhóm hàng
này có tỷ lệ tăng cao hơn tỷ lệ tăng của nhóm hàng máy dò kim loại. Với số tiền
1.292.738 nghìn đồng thì tỷ lệ tăng là 159,25% trong khi đó tỳ lệ của máy dò kim
loại là 44,87%.
Năm 2013, tổng doanh thu từ hai nhóm hàng này tăng 10.146.391 nghìn đồng
tương đương 74,75 % . Trong nhóm hàng máy dò kim loại, thì doanh thu mặt hàng
dò kim loại thực phầm giảm 595.124 nghìn đồng so với năm 2012. Nhưng doanh
thu từ mặ thàng dò kim loại Loma và dò kim loại phổ thông lại tăng nhẹ lần lượt
1.039.589 nghìn đồng và 931.573 nghìnđồng.Nhóm hàng khác năm 2011 tăng đột
biến với 8.770.353 nghìn đồng tương ứng với 678,43%.
2.2.3. Phân tích doanh thu tài chính và thu nhập khác
Doanh thu tài chính của công ty chủ yếu là lãi do tiền gửi thanh toán, tiền gửi thanh
toán của công ty qua các năm có sự luân chuyển nhanh hơn nên lượng tiền lãi giảm
dần. Năm 2011, doanh thu thu được là 16.159 nghìn đồng, sang năm 2012 doanh
thu đã giảm xuống còn 3.728 nghìn đồng,giảm 77%, giảm tương đương 12.432
nghìn đồng. Sang năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính tiếp tục giảm mạnh,
giảm còn 602 nghìn đồng, so với năm2012 thì tỷ lệ giảm là 84.

Do công ty thuộc loại doanh nghiệp vừa và nhỏ cộng thêm công ty chỉ phân phối
hàng hoá chứ không sản xuất nên thu nhập khác rất hiếm phát sinh.Duy chỉ có năm
2012 là có phát sinh 5.621 nghìn đồng. Việc doanh thu khác phát sinh trong năm
2012 đã góp làm tăng tổng doanh thu của năm 2012 so với năm2011. Vói việc năm
2012 phát sinh doanh thu khác cũng cho thấy doanh thu khácnăm 2012 tăng so với
năm 2011. Và đến năm 2013 thì doanh thu này không có nên có thể nói là giảm so
với 2012
2.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ
2.3.1. phân tích tổng chi phí
Tổng chi phí của công ty năm 2011 là 49.229.431 nghìn đồng, trong đó chi phí tài
chính với số tiền 268.091 chiếm một phần nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Với số
tiền 47.662.735 nghìn đồng thì chi phí giá vốn hàng bán chiếm nhiều nhất trong
tổng chi phí của công ty. Kế đến là chi phí quản lý doanh nghiệp với số tiền
1.298.606 nghìn đồng.
Vì doanh thu bán hàng của công ty là doanh thu chính trong hoạt động kinh doanh
nên chi phí giá vốn có số tền cao nhất trong tổng chi phí là lẽ đương nhiên. Chi phí
tài chính của công ty chủ yếu là chi phí lãi tiền vay. Chi phí tàichính của công ty có
mức cao như thế là do nguồn vốn của công ty không đủ để thanh toán cho nhà sản
xuất. Nên công ty phải vay tiền của các ngân hàng để thanh toán cho nhà sản xuất.
Do năm 2012, công ty có doanh thu hoạt động kinh doanh tăng cao so với năm 2011
nên kéo theo chi phí tăng cao là điều dễ hiểu. Với tổng chi phí năm2012 là
63.421.088 nghìn đồng, tăng 28,83% tương ứng với 14.191.657 nghìn đồng. Trong
tổng chi phí năm 2010, ta thấy chi phí tài chính là chi phí có mức tăng cao nhất với
tỷ lệ tăng 147,71% thì chi phí tài chính có mức tiền tăng là 396.006 nghìn đồng. Chi
phí tài chính có mức tăng cao như vậy là do doanh thu bán hàng tăng cao, công ty
phải vay ngân hàng để thanh toán cho nhà sản xuất.chi phí tài chính có mức tăng
cao trong tổng chi phí nhưng chi phí giá vốn hàng bán lại là chi phí có số tiền tăng
nhiều nhất trong tổng chi phí. Chi phí giá vốnhàng bán năm 2012 tăng 12.817.155
nghìn đồng so với năm 2011. Với mức tăng74,58%, chi phí quản lý doanh nghiệp có
mức tăng cao thứ hai sau chí phí tàichính với số tiền 2.267.101 nghìn đồng năm

2012 tăng 968.496 nghìn đồng sovới năm 2011. Tiếp tục trong năm 2013, chi phí tài
chính vẫn là chi phí có mức tăng cao nhất trong tổng chi phí năm 2013. Với mức
tăng 109,21%, chi phí tài chính năm2011 tăng 725.270 nghìn đồng so với năm
2012. Kế đến là chi phí quản lý doanhnghiệp với số tiền 2.655.286 nghìn đồng tăng
17,12% tương ứng với số tiền 388.185 nghìn đồng. Chi phí giá vốn là chi phí có mức
tăng thấp trong tổng chi phí nhưng lại là chi phí có số tiền tăng cao nhất với số tiền
67.547.008 nghìn đồng tăng 7.057.119 nghìn đồng so với năm 2013.
Qua phân tích tổng chi phí của công ty, ta thấy chi phí tăng hay giảm phụ thuộc rất
nhiều vào thị trường tiêu thụ. Trong năm 2012, công ty tiêu thụ được nhiều hàng
hoá thì chi phí cũng tăng theo mức tiêu thụ đó
2.3.2. Phân tích chi phí giá vốn hàng bán
Trong tổng chi phí của công ty thì giá vốn hàng bán luôn là chi phí có số tiền cao
nhất, còn trong chi phí giá vốn hàng bán thì chi phí giá vốn của nhóm hàng cân điện
tử chiếm phần lớn trong chi phí giá vốn. Đứng sau nhóm hàng cân điện tử là nhóm
hàng máy dò kim loại và cuối cùng là nhóm hàng khác.
Với tỷ lệ tăng 23,74%, chi phí giá vốn nhóm hàng cân điện tử trong năm 2012 có số
tiền cao nhất trong ba năm. Với chi phí giá vốn nhóm hàng cần điện tử năm 2012 là
47.182.114 nghìn đồng thì mức tăng là 9.051.926 nghìn đồng so với chi phí giá vốn
năm 2011. chi phí giá vốn năm 2012 tăng cao nhưng sang năm 2013 chi phí này
giảm 2.601.088 nghìn đồng còn 44.581.026 nghìn đồng. Điều này cho thấy nhóm
hàng cân điện tử năm 2013 có sức tiêu thụ giảm so với năm 2012
Tình hình tiêu thụ nhóm hàng máy dò kim loại đều tăng qua ba năm kéo theo chi
phí giá vốn nhóm hàng này tăng. Cụ thể năm 2012, Với số tiền 10.888.180nghìn
đồng tăng 3.262.143 nghìn đồng so với 7.626.038 nghìn đồng năm 2011.Năm 2013,
chi phí giá vốn nhóm hàng máy dò kim loại tăng nhưng không cao bằng mức năm
2012. chi phí giá vốn nhóm hàng máy dò kim loại trong năm 2013 là11.482.991
nghìn đồng tăng 5,46% so với năm 2012.
Năm 2011, ngoài nhóm hàng cân điện tử và máy dò kim loại, công ty còn nhận phân
phối thêm máy quang phổ. Nên năm 2011 chi phí giá vốn nhóm hàng kháclà
1.906.509 nghìn đồng. Nhận thấy mức tiêu thụ của máy quang phổ không cao, sản

phẩm không được người tiêu dùng tin dùng nên công ty đã không còn phân
phốimáy quang phổ nữa. Mà thay vào đó công ty nhận lời phân phối kính hiển vi.
Với sản phẩm kình hiền vi thì chi phí giá vốn tăng 2.419.596 nghìn đồng tăng
513.086nghìn đồng so với năm 2011. Sang năm 2013, do sức tiêu thụ của kình hiển
vi hông cao công với việc giá thành sản phẩm cao nên công ty đã từ chối tiếp tục
phân phối sản phẩm kính hiển vi. Từ chối phân phối sản phẩm kính hiển vi,công ty
chuyển sang phân phối thiết bị phòng thí nghiệm. Với việc tiêu thụ sản phẩm mới đã
làm cho chi phí giá vốn tăng rất cao với số tiền 11.482.991 nghìn đồng tăng
9.063.396 nghìn đồng tương ứng 374,58%.
2.3.3. Phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty chia ra 2 loại chi phí đó là chi phí quản
lý kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì là công ty thương mại dịch vụ,
chuyên cung cấp hàng hoá nên chi phí quản lý kinh doanh luôn chiếm phầm lớn
trong tổng chi phí quản lý kinh doanh của công ty.
Chi phí quản lý kinh doanh luôn chiếm phần lớn trong tổng chi phí quản lý doanh
nghiệp. Theo đó năm 2011, chi phí quản lý kinh doanh là 960.968 nghìn đồng và chi
phí quản lý doanh nghiệp là 337.637nghìn đồng.
Năm 2012, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh với 2.267.101nghìn đồng
tăng 968.496 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 74,58%. Trong đó chi phí quản lý
kinh doanh với số tiền 1.745.668 nghìn đồng tăng 784.700 nghìn so với năm 2011.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, với mức tăng 54,44%thì chi phí quản lý
doanh nghiệp tăng lên 521.433 nghìn đồng.
Năm 2013, tổng chi phí quản lý doanh nghiệp tiếp tục tăng với số tiền2.655.286
nghìn đồng tăng 17,12%. Chi phí quản lý doanh nghiệp có mức tăngcao hơn chi phí
quản lý kinh doanh. Với số tiền 823.139 nghìn đồng thì chi phí quản lý doanh nghiệp
tăng 301.705 nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là57,86%. Chi phí quản lý kinh
doanh tăng thấp với 4,95% tương ứng số tiền 86.479 nghìn đồng.
2.3.4. Phân tích chi phí tài chính
Nhìn chung chi phí tài chính qua các năm điều tăng mà chi phí này chủyếu là chi phí
lãi vay của các khoản vay. Các khoản vay này luôn tăng qua cácnăm nên chi phí lãi

vay cũng tăng theo. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu dùngtăng nên năm 2013 công
ty đã mở rộng kho để chứa hàng hoá. Nhưng với số vốnlưu động hiện có thì công ty
không đủ điều kiện để làm nên đã vay của ngân hàng.
Năm 2012 chi phí tài chính tăng 396.006 nghìn đồng so với năm 2011.Làm cho tổng
chi phí tăng 147,71 % so với năm 2011. Năm 2013 do phải vaythêm vốn để sữa chữa
kho nên chi phí tài chính tăng cao nhất vào năm 2013 vớisố tiền 1.389.366 nghìn
đồng thì năm 2013 tăng 725.270 nghìn đồng nhưng tỷ lệ tăng chỉ 109,21% so với
năm 2012
2.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng mà doanh nghiệp luôn mong đợi từ cáchoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ mang lại bao gồm lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.
Lợi nhuận giữ vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp, là
điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, là chỉ tiêu cơbản để đánh
giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mục đích của việc phân tích lợi nhuận là đánh giá được mức độ hoạt độngkinh
doanh của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, những nguyên
nhân gây khó khăn, hay là những yếu tố mang lại thuận lợi cho quá trình hoạt động
của công ty. Qua đó, tìm ra giải pháp để khắc phục những vấn đề còntồn đọng nhằm
nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
2.4.1. Phân tích tổng lợi nhuận
Qua 3 năm ta thấy lợi nhuận của công ty biến động bất thường, lúc thì quá cao lúc
thì giảm mạnh. Nếu ta so sánh lợi nhuận của các năm thì nhận thấy lợinhuận năm
2012 có phần tăng cao so với các năm 2011, 2013. Vì trong năm 2012, nhu cầu tiêu
dùng tăng cao nên tốc độ tăng doanh thu rất cao và tốc độ tăngchi phí tăng thấp so
với doanh thu nên lợi nhuận 2012 tăng 73,15 % so với năm2009. Năm 2013 lợi
nhuận của công ty giảm còn (74,13) % so với năm 2012, nó giảm hơn năm 2012 là
do tốc độ tăng chi phí năm 2013 tăng nhanh hơn tốc độtăng doanh thu năm 2011
nên dẫn đến lợi nhuận năm 2013 giảm khá mạnh. Lợi nhuận năm 2013 cũng là lợi
nhuận thấp nhất qua 3 năm 2011, 2012 và 2013. Tóm lại, trong hoạt động kinh

doanh, các công ty đều hướng tới mục tiêulợi nhuận đạt được. Nhìn chung qua 3
năm, lợi nhuận của công ty đều tăng nhưngvới tốc độ không đều nhau. Do tốc độ
tăng chi phí trong năm luôn biến động vìảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế
nên hoạt đông kinh doanh không đượcthuận lợi dẫn đến lợi nhuận không ổn định.
2.4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế

Bảng 2: TỔNG HỢP CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ GIAI
ĐOẠN 20011 – 2013
Đơn vị tính: Nghìn đồng
CHỈ TIÊU Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Lợi nhuận hd kinh
doanh
895.185 1.879.926 1.676.926
Lợi nhuận tài chính 251.931 660.369 1.388.765
Lợi nhuận khác 0 5.621 0
Lợi nhuận trước thuế 643.254 1.225.179 288.161

LNHĐKD: lợi nhuận hoạt động kinh doanh
LNTC: lợi nhuận tài chính
LNkhác: lợi nhuận khác
LNTT: lợi nhuận trước thuế
Ta có công thức: LNTT = LNHĐKD + LNTC + LNkhác
Ta lần lượt xem xét từng nhân tố ảnh hưởng đến LNTT, trước tiên làLNHĐKD.
LNHĐKD = DTT – GVHB – CPBH – CPQL
Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của từng
nhân tố đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
2.4.2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận từ hoạt động
kinhdoanh
Bảng 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu
thuần
49.856.525 64.636.917 71.879.220
Giá vốn hàng
bán
47.662.735 60.489.889 67.547.008
Chi phí quản lý 1.298.606 2.267.101 2.655.286
*Trước tiên ta phân tích tình hình nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuậncủa từ hoạt
động kinh doanh giai đoạn 2011 – 2013.
Gọi:
a0 , a1, a2 lần lượt là doanh thu thuần năm 2011, 2012, 2013
b0, b1, b2 là giá vốn hàng bán năm 2011, 2012, 2013
c0, c1, c2 là chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011, 2012, 2013
ϖ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanhnăm 2012
Đối tượng phân tích: ∆LN = LN12 – LN11
LN11 = a0 – b0 – c0
LN12 = a1 – b1 – c1
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến lợi nhuận hoạt động kinhdoanh
∆a = a1– b0 – c0 - (a0 – b0 – c0 )
= a 1 – a0
= 64.636.917- 49.856.525
= 14.780.392 nghìn đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận hoạt độngkinh doanh.
∆b = a1 – b1 - c0 – ( a1 - b0 – c0)
= b0 – b1 = 47.662.735 – 60.489.889
= -12.827.155 nghìn đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý đến lợi nhuận hoạt động kinhdoanh.

∆c = a1 – b1 - c1 – (a1 – b1 - c1)
= c 0 – c1 =1.298.606– 2.267.101
= - 968.496 nghìn đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận:
∆LN =∆a + ∆b + ∆c = 14.780.392 + (-12.827.155) + (- 968.496) =984.741 nghìn đồng
Như vậy, năm 2012 nhân tố doanh thu thuần làm lợi nhuận tăng14.780.392
nghìn đồng. Còn nhân tố giá vốn hàng bán và chi phí quản lý làm lợinhuận giảm
13.795.649 nghìn đồng. Tổng hợp các nhân tố làm tăng lợi nhuận vàcác nhân tố làm
giảm lợi nhuận, làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăngso với năm 2009 là
984.741 nghìn đồng.
ϖ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanhnăm
2013.
Đối tượng phân tích: ∆LN = LN13 – LN12
LN12 = a1 – b1 – c1
LN13 = a2 – b2 – c2
Lần lượt thay thế từng nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến
lợi nhuận.
+ Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần đến lợi nhuận hoạt động kinhdoanh.
∆a = a2 - b1 – c1 – (a1 – b1 – c1)
= a 2 – a1
= 71.879.220 - 64.636.917
= 7.242.303 nghìn đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận hoạt động kinhdoanh
∆b = a2 – b2 - c1 – (a2 - b1 – c1)
= b 1 – b2 = 60.489.889– 67.547.008
= - 7.057.119 nghìn đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý đến lợi nhuận hoạt động kinhdoanh.
∆c = a2 – b2 – c2 – (a2 – b2 – c2 –)
= c1 – c2 = 2.267.101 -2.655.286
= - 388.185 nghìn đồng

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh.
∆LN = ∆a + ∆b + ∆c = - 203.001 nghìn đồng
Như vậy, năm 2013 nhân tố doanh thu thuần làm lợi nhuận tăng 7.242.303nghìn
đồng. Còn nhân tố giá vốn hàng bán và chi phí quản lý làm lợi nhuận giảm7.445.304
nghìn đồng. Tổng hợp các nhân tố trên làm cho lợi nhuận hoạt độngkinh doanh
giảm 203.001 nghìn đồng so với năm 2012.
2.4.2.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính
Bảng 4:tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chínhnăm 2011-2013
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu tài chính 16.159 3.428 602
Chi phí tài chính 268.091 664.097 1.389.366
*trước tiên ta phân tích tình hình nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính giai
đoạn 2011-2013.
Gọi
a0 , a1, a2 là Doanh thu tài chính năm 2011,2012,2013
b0, b1, b2 là Chi phí tài chính năm 2011,2012,2013
ϖ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính năm 2013
Đối tượng phân tích :∆LN = LN12 – LN11
LN11 = a0 – b0
LN12 = a1 – b1
Lần lượt xem xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận tàichính:
+ Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tài chính đến lợi nhuận tài chính.
∆a = a1 – b0 - (a0 – b0 )
= a 1 – a0
= 3.728 – 16.159 = -12.432 nghìn đồng
+Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận tài chính.
∆b = a1 – b1 – ( a1 - b0 )
= b0 – b1
= 268.091 – 664.097 = - 396.006 nghìn đồng

Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính:
∆LN =∆a + ∆b = -408.438 nghìn đồng
Như vậy, năm 2012 lợi nhuận tài chính giảm 408.438 nghìn đồng so vớinăm 2009 là
do chi phí tài chính tăng mạnh.
ϖ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính năm 2013
∆LN = LN13 – LN12
LN12 = a1 – b1
LN13 = a2 – b2
Lần lượt thay thế từng nhân tố để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố
đến lợi nhuận tài chính:
+Do ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tài chính đến lợi nhuận tài chính:
∆a = a2 - b1 – (a1 – b1 )
= a2 – a1 = 602 – 3.728
= - 3.126 nghìn đồng
+ Do ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận tài chính:
∆b = a2 – b2 – (a2 - b1 )
= b1 – b2 = 664.097 – 1.389.366
= - 725.270 nghìn đồng
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính:
∆LN = ∆a + ∆b = -728.396 nghìn đồng
Như vậy, năm 2013 do ảnh hưởng của doanh thu tài chính làm cho lợi nhuận tài
chính giảm 3.126 nghìn đồng. Còn ảnh hưởng của nhân tố chi phí tàichính làm cho
lợi nhuận tài chính giảm 725.269 nghìn đồng. Kết hợp 2 nhân tốnày dẫn đến lợi
nhuận tài chính giảm 728.395 nghìn đồng so với năm 2012
2.4.2.3.Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khác
Do công ty có qui mô kinh doanh nhỏ nên thu nhập khác và chi phí khácgần như
không có. Qua các năm 2011, 2012, 2013 thì chỉ có năm 2012 là có thu nhập khác
còn chi phí khác thì hoàn toàn không có. Vì vậy lợi nhuận khác chỉ có trong năm
2012 tăng 5.621 nghìn đồng so với năm2011.
Tổng hợp 3 nhân tố: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận tài chính và lợi

nhuận khác ta có:
Chênh lệch năm 2012 so với năm 2011:
LNTT = LNHĐKD + LNTC + LNKhác
= 984.741 +(-408.438) +5.621 = 581.925 nghìn đồng Chênh lệch năm 2013 so
với năm 2012:
LNTT = LNHĐKD + LNTC + LNKhác
= (-203.001) + ( - 728.395) + (- 5.621)= - 937.018 nghìn đồng
Tóm lại, qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế tacó một số
nhận xét như sau:
Đối với Lợi nhuận trước thuế:
Năm 2012, lợi nhuận tài chính giảm 408.438 nghìn đồng, phần giảm đi của lợi
nhuận này nhỏ hơn phần tăng lên của lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận
khác, do đó làm cho lợi nhuận trước thuế tăng 581.925 nghìn đồng sovới năm 2011.
Năm 2013, lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm 203.001 nghìn đồng, lợinhuận tài
chính giảm mạnh 728.395 nghìn đồng và lợi nhuận khác cũng giảm5.621 nghìn
đồng dẫn đến lợi nhuận trước thuế giảm đột ngột xuống 937.018nghìn đồng so với
2012.
Đối với Lợi nhuận tài chính:
Năm 2012, doanh thu tài chính giảm 12.342 nghìn đồng nhưng chi phí tài chính thì
tăng cao hơn với số tiền tương ứng là 396.006 nghìn đồng. Kết hợp hai nhân tố này
làm cho lợi nhuận tài chính giảm 408.438 nghìn đồng so với năm 2011
Năm 2013, do tốc độ tăng của chỉ tiêu chi phí tài chính nhanh hơn tốc độtăng của
chỉ tiêu doanh thu tài chính dẫn đến lợi nhuận tài chính giảm. Năm 2013là năm có
lợi nhuận tài chính giảm nhiều nhất so với 2012 với số tiền là 728.396nghìn đồng.
Đối với lợi nhuận khác:
Năm 2012, do thu nhập khác tăng 5.621 nghìn đồng nhưng không có phátsinh chi
phí khác vì thế lợi nhuận khác cũng là thu nhập khác. Trong khi đó năm2011 lại
không có phát sinh thu nhập khác và chi phí khác nên lợi nhuận khácnăm 2012 tăng
5.621 nghìn đồng so với năm 2011
Sang năm 2013, công ty lại không phát sinh thu nhập khác lẫn chi phíkhác nên

không có lợi nhuận khác trong năm 2013. Vì thế lợi nhuận khác trongnăm 2013
giảm 5.621 nghìn đồng so với
Đối với Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh:
Năm 2012, trong 3 nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh thì có
một nhân tố làm tăng lợi nhuận và hai nhân tố làm giảm lợi nhuận từhoạt động
kinh doanh :
Giá vốn hàng bán, chi phí quản lý tăng làm cho lợi nhuận giảm13.795.651 nghìn
đồng.
Doanh thu thuần năm 2012 tăng 14.780.392 nghìn đồng. Kết hợp cácnhân tố này
làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 984.741 nghìn đồng so với năm
2011.
Năm 2013, nhân tố giá vốn hàng bán và chi phí quản lý tăng làm cho lợi nhuận
giảm 7.445.304 nghìn đồng. Tuy nhiên, nhân tố doanh thu thuần tăng chậm so với
hai nhân tố kia nên làm cho lợi nhuận năm 2013 giảm 203.001nghìn đồng.
Sự tăng giảm của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đối với
sự biến động của lợi nhuận trước thuế. Bởi vì trong 3 nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận trước thuế thì nhân tố lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm lớn nhất cả
về giá trị lẫn tỉ trọng. Do đó, có thể nói lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh là bộ
phận quan trọng nhất quyết định toàn bộ lợi nhuận của công ty.
2.5. PHÂN TÍCH MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH
2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động
2.5.1.1. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho
Tỷ số vòng quay hàng tồn kho của công ty giảm dần qua các năm . Nếu tỷ số vòng
quay hàng tồn kho cao thì điều này mang tính tích cực vì hàng hóa đượcgiải phóng
nhanh, công ty bán được nhiều hàng hóa. Và ngược lại nếu tỷ số vòng quay hàng tồn
kho thấp, cho thấy khả năng giải phóng hàng tồn kho kém, lượng hàng hoá bán ra
giảm. Năm 2012 giảm so với năm 2011 cho thấy hàng hóa củacông ty trong giai
đoạn này tiêu thụ chậm. Tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm2011 tiếp tục giảm so
với năm 2012, cho thấy lượng hàng bán ra ngày càng giảm. Tỷ số vòng quay hàng
tồn kho giảm qua các năm là do lượng hàng tồn kho bình quâncuối kỳ của các năm

luôn tăng so với đầu kỳ. Trong khi đó doanh thu thuần qua các năm cũng tăng
nhưng tốc độ tăng không cao bằng với lượng hàng tồn kho cuối các kỳ. Nên dẫn đến
vòng quay hàng tồn kho luôn giảm chứ không tăng ảnhhưởng rất nhiều đến việc
kinh doanh.
Kỳ quay vòng hàng tồn kho còn được gọi là số ngày của một vòng quay hàng tồn
kho. Số ngày này thể hiện thời gian bị chiếm dụng vốn nên nó có giá trịcàng nhỏ
càng tốt. Số ngày luân chuyển hàng hóa của Công ty năm 2012 cao hơn năm 2011,
cụ thể năm 2011 là 52,5 ngày, năm 2012 là 58,2 ngày tăng 5,7 ngày so với năm
2011 điều này cho thấy khả năng quản lý số lượng hàng tồnkho của công ty có phần
giảm sút. Đến năm 2013 kỳ quay vòng hàng tồn kho không giảm mà còn tăng khá
cao so với năm 2012 với 72,4 ngày tăng so với năm 2012 là 14,2 ngày. Điều này
chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng hóa của Công ty đang ngày càng chậm, có thể đây
là dấu hiệu đáng ngại về mức tồn kho cao của các hàng hóa thành phẩm chưa bán
được.Công ty cần tìm cách để quản lý tốt số lượng hàng tồn kho để không ảnh
hưởngđến hoạt động kinh doanh.
2.5.1.2. Tỷ số vòng quay tài sản cố định
Hệ số vòng quay tài sản cố định của công ty tăng dần qua các năm, trongđó năm
2013 có số vòng quay là 68,5 vòng cao nhất trong ba năm. Điều này cho thấy tài sản
trong năm 2013 được dùng hiệu quả nhất. Do vòng quay tài sản cố định tỉ lệ thuận
với doanh thu thuần và tỉ lệ nghịch với tổng tài sản cố định bìnhquân. Doanh thu
thuần của năm 2013 tăng cao, tăng 11% so với năm 2012, còn tổng tài sản cố định
bình quân tăng ít hơn, tăng 0,09% nên vòng quay tài sản cốđịnh ở năm này ở mức
cao. Ta thấy, doanh thu thuần của năm 2012 tăng mạnhđến 130% nhưng tổng tài
sản cố định bình quân tăng rất ít chỉ tăng 21%, cho nênvòng quay tài sản cố định
năm 2012 tăng 4,69 vòng. Với vòng quay tài sản cốđịnh tăng liên tục như vậy thì
hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty ngàycàng hiệu quả hơn. Điều này cho
thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty đã giảm, công ty cần có biện pháp
khắc phục.
2.5.1.3. Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản, chỉ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng toàn bộ tài

sản của công ty càng cao. Trong đó, năm 2011 chỉ số này đạt cao nhất và giảm nhẹ
vào các năm 2012, 2013. Năm 2011 doanh thu thuần của công ty đạt 49.856.525
nghìn đồng, trong khi đó tổng tài sản là 9.211.684 nghìn đồng nên hệ số vòng
quaytổng tài sản là 5,54 vòng cao hơn hẳn năm 2012 là 4,4 vòng và 2013 cũng là
4,4vòng. Mặc dù năm 2012 và 2013 đều có doanh thu thuần tăng, tuy nhiên tổng
tàisản bình quân của các năm có tỷ lệ tăng cao hơn nên có hệ số vòng quay tổng tài
sản giảm dần.
Tuy hệ số vòng quay qua các năm đều giảm nhưng luôn ở mức cao nên có thể
nóicông ty đã sử dụng tài sản có hiệu quả.
2.5.1.4. Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu thể hiện khả năng thu hồi vốn của công ty.Vòng quay
càng cao thì khả năng thu hồi vốn càng cao. Trong ba năm qua vòng quay khoản
phải thu có xu hướng tăng dần. Năm 2012 và năm 2013 có số vòng quay là 188 và
343,1.Vòng quay khoản phải thu tỉ lệ thuận với doanh thu thuần và tỉ lệ nghịch với
khoảnphải thu bình quân. Hai năm 2012 và 2013 tốc độ khoản phải thu có xu hướng
giảm cụ thể năm 2012 giảm 243.127 nghìn đồng so với năm 2011, năm 2013giảm
134.392 nghìn đồng so với năm 2012. Trong khi đó doanh thuần luôn tăng qua các
năm 2012 là 64.636.917 nghìn đồng tăng 30% so với năm 2011, năm2013 tăng
71.879.220 nghìn đồng tăng 11% so với năm 2012. Từ đó ta có thểthấy số vòng
quay phải thu khách hàng qua hai năm 2012 và năm 2013 tăng lên rất cao. Tóm lại
số vòng quay khoảnphải thu của công ty qua 3 năm tăng mạnh điều này cho thấy
khả năng thu nợ của công ty là rất cao,
2.5.1.5. Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này thể hiện trong một đồng vốn lưu động sẽ có bao nhiêu đồng doanh thu.
Số vòng quay vốn lưu động qua ba năm giảm dần cụ thể năm 2012giảm 1,1 so với
năm 2011, năm 2013 giảm 0,1 vòng so với năm 2012 Vòng quay vốn lưu động tỷ lệ
thuận với doanh thu thuần và tỷ lệ nghịch với vốn lưu động. Năm 2012 doanh thu
thuần tăng rất mạnh, vốn lưu động cũng tăng cao nhưng chậm hơn tốc độ tăng
củadoanh thu. Đến năm 2013 tốc độ tăng của vốn lưu động cao hơn tốc độ tăng
doanhthu nên vòng quay vốn lưu động bị giảm

2.5.2 Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
2.5.2.1. Hệ số khái quát tình hình công nợ

×