Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

đồ án xử lý nước thải tính toán thiết kế trạm xử lý nước thải công ty tnhh thực phẩm hồng thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.72 KB, 75 trang )


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
ĐỒ ÁN
XỬ LÝ NƯỚC THẢI
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG TY
TNHH THỰC PHẨM HỒNG THÁI
CÔNG SUẤT 150 m
3
/ngđ
SVTH : NGUYỄN THỊ QUÝ
GVHD : TS.NGUYỄN XUÂN TRƯỜNG
TP. HCM,12/ 2013
MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Nhận xét của Giáo Viên Hướng Dẫn ii
Nhận xét của Giáo Viên Phản Diện iii
Mục lục 1
CHƯƠNG 1 : CHƯƠNG MỞ ĐẦU 5
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 5
1.2 MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 5
1.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN 5
1.4 PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 6
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 7
2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Ở VIỆT
NAM 7
2.1.1 Giới thiệu chung 7
2.1.2 Công nghệ chế biến của ngành chế biến thực phẩm 8
2.2 NGUỒN GỐC PHÁT SINH CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NGÀNH


CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 8
2.2.1 Chất thải rắn 8
2.2.2 Nước thải 11
2.2.3 Khí thải 11
2.3 TÁC ĐỘNG DO NƯỚC THẢI CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI 12
2.4 CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM 14
2.4.1 Điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải 14
2.4.2 Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học 14
2.4.3 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý 14
2.4.4 Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học 15
2.4.5 Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học 16
CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỒNG
THÁI 19
3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỒNG THÁI19
3.1.1 Khái quát chung 19
3.1.2 Vị trí, diện tích mặt bằng 19
3.1.3 Nhu cầu về lao động của công ty 20
3.2 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC 20
3.3 SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THUYẾT MINH CÔNG NGHỆ 21
3.3.1 Sơ đồ quy trình công nghệ 21
3.3.2 Thuyết minh quy trình công nghệ 22
3.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY 22
3.4.1 Nguồn gốc phát sinh 22
3.4.2 Nhận xét về thành phần và tính chất nước thải 22
3.4.3 Đề xuất các phương án xử lý nước thải của công ty 23
3.4.4 Lựa chọn công nghệ 27
3.4.5 Thuyết minh quy trình công nghệ 27
CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI 29

4.1 SONG CHẮN RÁC 29
4.1.1 Nhiệm vụ 29
4.1.2 Tính toán 29
4.2 BỂ THU GOM 33
4.2.1 Nhiệm vụ 33
4.2.2 Tính toán 33
4.3 BỂ LẮNG CÁT 35
4.3.1 Nhiệm vụ 35
4.3.2 Tính toán 35
4.4 BỂ TÁCH DẦU 37
4.4.1 Nhiệm vụ 37
4.4.2 Tính toán 37
4.5 BỂ ĐIỀU HÒA 39
4.5.1 Nhiệm vụ 39
4.5.2 Tính toán 39
4.6 BỂ SINH HỌC TIẾP XÚC HIẾU KHÍ 43
4.6.1 Nhiệm vụ 43
4.6.2 Tính toán 43
4.7 BỂ LẮNG 51
4.7.1 Nhiệm vụ 51
4.7.2 Tính toán 51
4.8 BỂ KHỬ TRÙNG 54
4.8.1 Nhiệm vụ 54
4.8.2 Tính toán 54
4.9 BỂ NÉN BÙN 55
4.9.1 Nhiệm vụ 55
4.9.2 Tính toán 55
4.10 MÁY ÉP BÙN BĂNG TẢI 58
4.10.1 Nhiệm vụ 58
4.10.2 Tính toán 58

CHƯƠNG 5 : MÔ TẢ CÔNG TRÌNH THUYẾT BỊ, KHAI TOÁN CÔNG
TRÌNH 61
5.1 MÔ TẢ CÔNG TRÌNH VÀ THIẾT BỊ 61
5.1.1 Mô tả công trình 61
5.1.2 Mô tả thiết bị 61
5.2 DỰ TOÁN CHI PHÍ 64
5.2.1 Các hạng mục xây dựng 64
5.2.2 Các hạng mục lắp đặt 64
5.3 CHI PHÍ VẬN HÀNH HỆ THỐNG 66
5.3.1 Chi phí nhân công 66
5.3.2 Chi phí hóa chất 67
5.4 TỔNG CHI PHÍ ĐẦU TƯ 68
CHƯƠNG 6 : TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ VẬN HÀNH 69
6.1 GIAI ĐOẠN KHỞI ĐỘNG 69
6.2 VẬN HÀNH HẰNG NGÀY 70
6.3 NGUYÊN NGÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC SỰ CỐ TRONG VẬN
HÀNH HỆ THỐNG XỬ LÝ 71
6.4 TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ KỸ THUẬT AN TOÀN 72
6.4.1 Tổ chức quản lý 72
6.4.2 Kỹ thuật an toàn 73
6.4.3 Bảo trì 73
CHƯƠNG 7 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 75
7.1 KẾT LUẬN 75
7.2 KIẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển, tiến tới một nước Công Nghiệp Hóa –
Hiện Đại Hóa đất nước để hòa nhập với các nước trong khu vực. Nghành công nghiệp

cũng ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế như tạo ra các sản
phẩm phục vụ trong và ngoài nước, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.
Tuy nhiên với sự phát triển và ngày càng đổi mới của nghành công nghiệp đã
dẫn đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách mạnh mẽ làm cho chúng
trở nên cạn kiệt. Các chất thải từ nghành công nghiệp sinh ra ngày càng nhiều, làm cho
môi trường thiên nhiên bị tác động mạnh, mất đi khả năng tự làm sạch của chúng.
Hòa cùng xu thế phát triển của đất nước, nghành chế biến lương thực, thưc
phẩm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng
như xuất khẩu. Tuy nhiên, nghành này cũng tạo ra một lượng lớn chất thải rắn, khí,
nước thải…là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường chung của đất
nước. Cùng với nghành chế biến lương thực, thực phẩm thì nghành chế biến các sản
phẩm từ các loại khoai củ, đậu, gạo, nếp…cũng trong tình trạng đó.
Vấn đề ô nhiễm nguồn nước do nghành chế biến các sản phẩm từ các loại rau
củ, đậu, gạo, nếp….thải trực tiếp ra môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu của các
nhà quản lý môi trường. Nước bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng đến con người và sự sống
của các loài thủy sinh cũng như các loài động vật sống gần đó. Vì vậy, việc nguyên
cứu xử lý nước thải nghành chế biến thực phẩm cũng như các nghành công nghiệp
khác là một yêu cầu cấp thiết đặt ra không chỉ đối với những nhà làm công tác bảo vệ
môi trường mà còn cho tất cả mọi người chúng ta.
1.2. MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI
Thiết kế công nghệ hệ thống xử lý nước thải cho công ty TNHH Thực Phẩm
Hồng Thái trong điều kiện phù hợp với thực tế của công ty.
1.3. NỘI DUNG THỰC HIỆN
• Khảo sát hiện trạng môi trường nhà máy
• Thu thập và xử lý số liệu đầu vào
• Đề xuất công nghệ xử lý nước thải của nhà máy
• Tính toán các công trình đơn vị
• Khái toán giá thành xây dựng, giá thành xử lý.
1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Trên cơ sở thu thập thông tin, sưu tầm, điều tra, khảo sát, nghiên cứu và đề xuất

công nghệ xử lý nước thải cho công ty TNHH Thực Phẩm Hồng Thái, có thể tóm tắt
các phương pháp thực hiện như sau:
• Phương pháp điều tra khảo sát
• Phương pháp tổng hợp thông tin
• Phương pháp nghiên cứu lý thuyết về xử lý nước thải.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VÀ CÁC
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM Ở
VIỆT NAM
2.1.1. Giới thiệu chung
Nguyên liệu
(khoai, củ, quả)
Đóng gói sản phẩm
Định lượng
Sấy
Rửa, loại bỏ tạp chất
Để nguội
Cắt miếng
Phun gia vị
Sơ chế
Trong những năm gần đây nghành chế biến thực phẩm Việt Nam đang phát
triển mạnh. Nghành công nghiệp chế biến thực phẩm đang có cơ hội to lớn về thị
trường ở trong nước, nhu cầu tiêu dùng của người dân đối với thực phẩm chế biến
ngày càng lớn và đa dạng. Thói quen sử dụng các thực phẩm chế biến từ thịt, cá, rau
quả, gạo…đã hình thành và phát triển nhanh. Việt Nam cũng đã đạt được nhiều thành
tựu trong việc xuất khẩu các sản phẩm chế biến như gạo, tôm, cá, cà phê, chè…Việc
Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN và trở thành thành viên của WTO
đã thúc đẩy xuất khẩu nói chung và xuất khẩu nông sản, thủy sản chế biến nói riêng.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và thu nhập sau thuế của người dân ngày

càng cao, Việt Nam hiện là một thị trường hấp dẫn cho các nhà sản xuất thực phẩm.
2.1.2. Công nghệ sản xuất của nghành chế biến thực phẩm.
Quy trình sản xuất khoai, củ, quả sấy
Nước sạch
Nước thải
Củ mì
Đất + vỏ mì
Thành phẩm
Nghiền
Lược đất
Rửa củ
Băm
SấyLy tâm vắt
Lọc
Tách mủ
Đóng bao
Lược rác
Hồ lắng
Hình 2.1. Quy trình sản xuất khoai, củ, quả sấy
Quy trình sản xuất bột mì
Tái hấp
Định hình
Cán
Nghiền(xay)
Trộn
Loại bỏ nước
Hấp
Ngâm
Gạo
Thành phẩm

Vắt
Sấy
Đóng gói
N ước
Các phụ gia

Hình 2.2. Quy trình sản xuất bột mì
Quy trình sản xuất bún gạo
Hình 2.3. Quy trình sản xuất bún gạo
2.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG
NGHÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
2.2.1. Chất thải rắn
Chất thải rắn là nguồn có khả năng gây ô nhiễm môi trường lớn thứ hai cả về 2
yếu tố : khối lượng và nồng độ chất bẩn. Các loại chất thải phát sinh trong quá trình
chế biến thực phẩm từ các loại khoai, đậu, gạo, nếp gồm có :
• Vỏ nguyên liệu và đất cát khối lượng sinh ra đạt tỷ lệ 3% nguyên liệu: chứa rất ít nước,
khó bị phân hủy và thường dính đất cát là chủ yếu.
• Các mành vụn nguyên liệu phát sinh từ công đoạn gọt vỏ, rửa…
• Các loại xơ bã
2.2.2. Nước thải
Trong công nghiệp chế biến thực phẩm từ khoai, đậu, gạo, nếp, nước được sử
dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu là ở công đoạn rửa củ, ly tâm, sàng loại xơ, khử
nước, hấp, đông lạnh, ngâm nguyên liệu và súc rửa thiết bị.
• Trong công đoạn rửa, nước được sử dụng cho việc rửa củ trước khi lột vỏ để loại bỏ
các chất bẩn bám trên bề mặt. nếu rửa không đầy đủ, bùn bám trên củ sẽ làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm
• Trong quy trình sản xuất bột mì, công đoạn ly tâm và sàng loại xơ, nước được sử dụng
nhằm mục đích rửa và tách tinh bột từ bột xơ củ mì.
• Đối với một số sản phẩm đòi hỏi phải làm mềm, chín nguyên liệu trước khi chế biến
thì nước thải chủ yếu phát sinh từ công đoạn ngâm nguyên liệu, hấp, đông lạnh và súc

rửa thiết bị.
Ngoài ra, nước còn được sử dụng trong quá trình nghiền củ mì nhưng với khối
lượng không đáng kể.
2.2.3. Khí thải
Tùy thuộc vào từng loại nguyên liệu, nhiên liệu, công nghệ sản xuất được sử
dụng, quy mô sản xuất, các loại thiết bị được sử dụng, các nguồn ô nhiễm không khí
có thể là:
• Khí thải từ nguồn đốt lưu huỳnh ( trong công đoạn tẩy trắng bột khoai mì), thành phần
chủ yếu là SO
2
và lưu huỳnh không bị oxy hóa hết.
• Khí thải từ quá trình đốt dầu DO cung cấp nhiên liệu cho hoạt động của lò hơi để cung
cấp nhiệt cho quá trình sản xuất và hoạt động của máy phát điện. Khí thải phát sinh
chủ yếu chứa SO
2
, SO
x
, CO, aldehyde, các hydrocacbon và khói bụi… Riêng khí thải
phát sinh từ hoạt động của máy phát điện là không đáng kể, do máy phát điện chỉ hoạt
động khi có sự cố cúp điện xảy ra.
• Mùi hôi thối sinh ra trong quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp ao sinh học,
hoặc từ sự phân hủy các chất thải rắn không được thu kịp thời, hoặc từ sự lên men
chất hữu cơ có trong nước thải.
• Ô nhiễm bụi và tiếng ồn gây ra trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, việc vận chuyển môt khối lượng lớn nguyên liệu để sản xuất và thành
phẩm của nhà máy bằng các phương tiện vận tải cũng sẽ phát sinh một lượng khí thải
tương đối lớn.
2.3.TÁC ĐỘNG DO NƯỚC THẢI CỦA NGHÀNH CHẾ BIẾN THỰC
PHẨM ĐẾN MÔI TRƯỜNG SINH THÁI.
a. Độ pH thấp

Độ pH của nước thải quá thấp sẽ làm mất khả năng tự làm sạch của nguồn nước
tiếp nhận do các loại vi sinh vật có tự nhiên trong nước bị kìm hãm phát triển. Ngoài
ra, khi nước thải có tính axit sẽ có tính ăn mòn, làm mất cân bằng trao đổi chất tế bào,
ức chế sự phát triển bình thường của quá trình sống.
b. Hàm lượng chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học cao
Nước thải nghành chế biến thực phẩm từ khoai, củ, gạo, nếp có hàm lượng chất
hữu cơ cao, khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước
do vi sinh vật sử dụng oxy hòa tan để phân hủy các chất hữu cơ. Nồng độ oxy hòa tan
dưới 50% bão hòa có khả năng gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá. Oxy hòa
tan giảm không chỉ gây suy thoái tài nguyên thủy sản mà làm giảm khả năng tự làm
sạch của nguồn nước, dẫn đến giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công
nghiệp.
c. Hàm lượng chất lơ lửng cao
Các chất rắn lơ lững làm cho nước đục hoặc có màu, không những làm mất vẻ
mỹ quan trọng nó hạn chế độ sâu tầng nước được ánh sáng chiếu xuống, gây ảnh
hưởng tới quá trình quanh hợp của tảo, rong, rêu…giảm quá trình trao đổi oxy và
truyền sáng, dẫn nước đến tình trạng kỵ khí. Mặt khác một phần cặn lắng xuống đáy
gây bồi lắng lòng sông, cản trở sự lưu thông nước và tàu bè đồng thời thực hiện quá
trình phân hủy kỵ khí giải phóng ra mùi hôi thối gây ô nhiễm cho khu vực xung
quanh.
d. Hàm lượng chất dinh dưỡng cao
Nồng độ các chất nitơ, photpho cao gây ra hiện tượng phát triển bùng nổ các
loài tảo,đến mức độ gián hạn tảo sẽ bị chết và phân hủy gây nên hiện tượng thiếu oxy.
Nếu nồng độ oxy giảm tới 0 gây ra hiện tượng thủy vực chết ảnh hưởng tới chất
lượng nước của thủy vực. Ngoài ra, các loài tảo nổi trên mặt nước tạo thành lớp màng
khiến bên dưới không có ánh sáng. Quá trình quang hợp của các thực vật tầng dưới bị
ngưng trệ. Tất cả các hiện tượng trên gây tác động xấu tới chất lượng nước, ảnh
hưởng tới hệ thủy sản, du lịch và cấp nước.
Amoniac rất độc cho tôm, cá dù ở nồng độ rất nhỏ. Nồng độ làm chết tôm, cá từ
1,2 – 3 mg/l. Tiêu chuẩn chất lượng nước nuôi trồng thủy sản của nhiều quốc gia yêu

cầu nồng độ Amonia không vượt quá 1mg/l.
e. Vi sinh vật
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước
là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay
qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương
hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính.
2.4. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO NGHÀNH CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM
Các phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm cũng tương tự như các
phương pháp xử lý nước thải các loại công nghiệp khác. Các biện pháp tổng quát có
thể áp dụng được trong công nghệ xử lý nước thải của nghành chế biến thực phẩm :.
• Điều hòa về lưu lượng và nồng độ của nước thải.
• Xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
• Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
• Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
• Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
2.4.1. Điều hòa lưu lượng và nồng độ của nước thải
Tùy thuộc vào dây chuyền công nghệ sản xuất, nguyên liệu và sản phẩm, mà
lưu lượng và thành phần tính chất nước thải của từng xí nghiệp công nghiệp sẽ khác
nhau, nhìn chung thường dao động không đều trong một ngày đêm. Sự dao động về
lưu lượng và nồng độ nước thải sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại về chế độ công tác
của mạng lưới và các công trình xử lý, đồng thời gây tốn kém nhiều về xây dựng và
quản lý. Vì khi lưu lượng dao động thì cần thiết phải xây dựng mạng lưới bên ngoài
với tiết diện và lưu lượng ống hoặc kênh lớn hơn vì phản ứng với lưu lượng giờ lớn
nhất. Ngoài ra điều kiện công tác về mặt thủy lực sẽ kém đi. Nếu lưu lượng chảy đến
trạm bơm thay đổi thì dung tích bể chứa, công suất, máy bơm, tiết diện ống đẩy cũng
phải lớn hơn.
Khi lưu lượng và nồng độ thay đổi thì kích thước các công trình (bể lắng, trung
hòa, các công trình xử lý sinh học…) cũng phải lớn hơn, chế độ làm việc của chúng
mất ổn định. Nếu nồng độ các chất bẩn chảy vào công trình xử lý sinh học đột ngột

tăng lên nhất là các chất độc hại đối với vi sinh vật thì có thể làm cho công trình hoàn
toàn mất tác dụng. Ngoài ra các công trình xử lý hóa học cũng sẽ làm việc kém đi khi
lưu lượng và nồng độ thay đổi, hoặc muốn làm việc tốt hơn thì thường xuyên phải thay
đổi nồng độ hóa chất cho vào. Điều này đặc biệt khó khăn trong việc tự động hóa quá
trình hoạt động của trạm xử lý.
Việc điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải trong chế biến thực phẩm còn có
ý nghĩa quan trọng đặc biệt đối với các quá trình xử lý hóa lý và sinh học : việc làm ổn
định nồng độ nước thải sẽ giúp cho giảm nhẹ kích thước công trình xử lý, đơn giản hóa
công nghệ xử lý và tăng cao hiệu quả xử lý.
2.4.2. Xử lý bằng phương pháp cơ học
Phương pháp cơ học thường được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình xử lý
loại bỏ các tạp chất không tan ra khỏi nước để tránh việc gây tắc nghẽn trong đường
ống. Gồm các công trình như :
+ Song chắn rác : được đặt trước các công trình làm sạch nước thải để giữ lại các vật thô
như: vỏ nguyên liệu, giấy, rác, vỏ hộp, mẫu đất đá…ở trước song chắn.
+ Bể vớt dầu mỡ: nhằm loại bỏ các tạp chất có khối lượng riêng nhỏ hơn nước.Các chất
này sẽ bịt kín lỗ hổng giữa các hạt vật liệu lọc trong các bể lọc sinh học… và chúng
cũng phá hủy các cấu trúc bùn hoạt tính trong bể Aeroten, gây khó khăn trong quá
trình lên men cặn.
+ Bể lắng: dùng để lắng các hạt cặn lơ lửng, các hạt bùn (kể cả bủn hoạt tính)…nhằm
làm cho nước trong.
Nguyên lý làm việc của bể thường dựa trên cơ sở trọng lực. Dựa vào chức năng,
vị trí, bể lắng được chia thành : bể lắng đợt 1 trước công trình xử lý sinh học và bể
lắng đợt 2 sau công trình sinh học.
Dựa vào nguyên lý hoạt động, có các loại bể lắng như: bể lắng hoạt động gián
đoạn và bể lắng hoạt động liên tục.
Dựa vào cấu tạo: bể lắng đứng, bể lắng ngang, bể lắng ly tâm và một số bể lắng
khác.
2.4.3. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý
Khi trong nước thải có nhiều chất lơ lửng, chất độc hại hay độ màu cao thì phải

ứng dụng quy trình hóa lý. Đặc biệt khi tỷ lệ COD/BOD > 2 và có nhiều chất hoạt tính
bề mặt thì không thể áp dụng ngay phương pháp xử lý hóa học mà phải dùng biện
pháp hóa lý trước. Cơ sở của phương pháp này là dựa vào các quá trình vật lý và các
phản ứng hóa học. Người ta cho vào nước cac loại muối sắt, nhôm để thực hiện các
quá trình vật lý và các phản ứng keo tụ hay kết cặn. Lượng cặn tạo thành sẽ được tách
ra trong bể lắng đợt 1. Những phương pháp hóa lý thường áp dụng để xử lý nước thải
thực phẩm là: keo tụ, tuyển nổi,…
Quá trình keo tụ: là quá trình kết hợp các hạt lơ lửng khi cho các chất cao phân
tử vào nước bằng cách tiếp xúc trực tiếp và do sự tương tác lẫn nhau giữa các phân tử
chất keo tụ bị hấp phụ trên các hạt lơ lửng.
• Sự keo tụ được tiến hành nhằm thúc đẩy quá trình tạo bông Hydroxit nhôm và sắt để
tăng vận tốc lắng.
• Tuyển nổi là phương pháp áp dụng tương đối rộng rãi nhằm loại bỏ các chất lơ lửng
mịn, dầu mỡ ra khỏi nước và cũng là phương pháp xử lý rất quan trọng đối với nước
thải chế biến thực phẩm.
Bản chất của quá trình tuyển nổi ngược lại với quá trình lắng và được áp dụng
trong trường hợp quá trình lắng xảy ra rất chậm và rất khó thực hiện. Các chất lơ lửng
và dầu mỡ sẽ được nổi lên trên bề mặt nước thải dưới tác dụng nâng của bọt
khí(thường là không khí) vào pha lỏng, các bọt khí đó đủ lớn sẽ kéo theo các hạt cùng
nổi lên bề mặt, sau đó chúng tập hợp với nhau thành lớp bọt chứa hàm lượng cao hơn
trong chất lỏng ban đầu.
Trong xử lý nước thải người ta phân biệt các phương pháp tuyển nổi như sau:
− Tuyển nổi phân tán không khí bằng thiết bị cơ học.
− Tuyển nổi phân tán không khí bằng máy bơm khí nén (qua các vòi phun, qua các tấm
xốp).
− Tuyển nổi với tách không khí từ nước (tuyển nổi chân không, tuyển nổi không áp,
tuyển nổi có áp hoặc bơm hỗn hợp khí nước).
− Tuyển nổi điện, tuyển nổi sinh học và hóa học.
2.4.4. Xử lý nước thải bằng phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học để khử các chất hòa tan và trong các hệ thống cấp nước

khép kín. Đôi khi phương pháp này được sử dụng để xử lý sơ bộ trước xử lý sinh học
hay sau công đoạn này là phương pháp xử lý nước thải lần cuối trước khi thải vào
nguồn tiếp nhận.
Phương pháp trung hòa
Nước thải kiềm cần được trung hòa đưa pH về khoảng 6,5 -8,5 trước khi thải
vào nguồn nước hay sử dụng công nghệ xử lý tiếp theo. Trung hòa nước thải có thể
thực hiện bằng nhiều cách khác nhau:
- Trộn lẫn nước thải axit và nước thải kiềm.
- Bổ sung các tác nhân hóa học
- Lọc nước axit qua vật liệu có tác dụng trung hòa.
- Hấp thụ khí axit bằng nước kiềm hoặc hấp thụ amoniac bằng nước axit.
Khử trùng nước thải
Sau xử lý sinh học, phần lớn các vi khuẩn trong nước thải đều bị tiêu diệt. Khi
xử lý các công trình sinh học nhân tạo, số lượng vi khuẩn giảm xuống còn 5%, trong
hồ sinh học còn 1- 2%. Nhưng để tiêu diệt toàn bộ các vi khuẩn gây bệnh, ta cần dùng
thêm những biện pháp khử trùng: clo hóa, ozon hóa, điện phân, tia cực tím…
2.4.5. Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học
Phương pháp này sử dụng khả năng sống, hoạt động của vi sinh vật để phân hủy
những chất bẩn hữu cơ trong nước thải. Các sinh vật sử dụng các chất khoáng và hữu
cơ để làm dinh dưỡng và tạo năng lượng. Trong quá trình dinh dưỡng chúng nhận
được các chất làm vật liệu để xây dựng tế bào, sinh trưởng sinh sản nên sinh khối tăng
lên.
Quá trình sau là quá trình khoáng hoá chất hữu cơ còn lại thành chất vô cơ
(sunfit, muối amon, nitrat…), các chất khí đơn giản (CO
2
, N
2
,…) và nước. Quá trình
này được gọi là quá trình oxy hóa.
Căn cứ vào hoạt động của vi sinh vật có thể chia phương pháp sinh học thành 3

nhóm chính như sau:
 Phương pháp hiếu khí
Chất hữu cơ + O2 H2O + CO2 + NH3 + …
 Phương pháp kỵ khí
 Phương pháp thiếu khí
a. Phương pháp hiếu khí
Phương pháp hiếu khí dựa trên nguyên tắc là các vi sinh vật hiếu khí phân hủy
các chất hữu cơ trong điều kiện có oxy.
Các phương pháp xử lý hiếu khí thường hay sử dụng : phương pháp bùn hoạt
tính : dựa trên quá trình sinh trưởng lơ lững của vi sinh vật và phương pháp lọc sinh
học : dựa trên quá trình sinh trưởng bám dính của vi sinh vật.
• Phương pháp bùn hoạt tính
Bùn hoạt tính là tập hợp những vi sinh vật khác nhau, chủ yếu là vi khuẩn, kết
lại thành các bông với trung tâm là các hạt chất rắn lơ lững trong nước (cặn lắng chiếm
khoảng 30 -40% thành phần cấu tạo bông, nếu hiếu khí bằng thổi khí và khuấy đảo đầy
đủ trong thời gian ngắn thì con số này khoảng 30%, thời gian dài khoảng 35%, kéo dài
khoảng vài ngày có thể tới 40%). Các bông này có màu vàng nâu dễ lắng có kích
thước từ 3 - 100m. Bùn hoạt tính có khả năng hấp phụ (trên bề mặt bùn) và oxy hóa
các chất hữu cơ có trong nước thải với sự có mặt của oxy.
Quá trình xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính bao gồm các bước:
+ Giai đoạn khuếch tán và chuyển chất từ dịch thể (nước thải) tới bề mặt các tế bào vi
sinh vật.
+ Hấp phụ : khuếch tán và hấp phụ các chất bẩn từ bề mặt ngoài các tế bào qua màng
bán thấm.
+ Quá trình chuyển hóa các chất đã được khuếch tán và hấp phụ ở trong tế bào vi sinh
vật sinh ra năng lượng và tổng hợp các chất mới của tế bào.
Các công trình bùn hoạt tính
 Trong điều kiện tự nhiên
- Cánh đồng lọc
- Hồ hiếu khí

 Trong điều kiện nhân tạo
- Bể hiếu khí với bùn hoạt tính
- Mương oxy hóa
 Phương pháp lọc sinh học
Là phương pháp dựa trên quá trình hoạt động của vi sinh vật ở màng sinh học,
oxy hóa các chất bẩn hữu cơ có trong nước. Các màng sinh học là các vi sinh vật (chủ
yếu là vi khuẩn) hiếu khí, kỵ khí, tùy nghi. Các vi khuẩn hiếu khí được tập trung ở
màng lớp ngoài của màng sinh học. Ở đây chúng phát triển và gắn với giá mang là các
vật liệu lọc (được gọi là màng sinh trưởng gắn kết hay sinh trưởng bám dính)
Các công trình lọc sinh học:
 Trong điều kiện tự nhiên:
− Cánh đồng tưới
− Cánh đồng lọc.
 Trong các công trình nhân tạo:
− Bể lọc sinh học nhỏ giọt
− Bể lọc sinh học cao tải.
− Đĩa quay sinh học (RBC)
b. Phương pháp kỵ khí
Quá trình này do một quần thể vi sinh vật ( chủ yếu là vi khuẩn) hoạt động
không cần sự có mặt của oxy không khí, sản phẩm cuối cùng sinh ra là một hỗn hợp
khí có CH
4
, CO
2
, N
2
, H
2
,…trong đó có tới 60% là CH
4

. Vì vậy quá trình này còn được
gọi là lên men Metan và quần thể vi sinh vật được gọi là các vi sinh vật Metan.
Quá trình lên men Metan gồm 3 giai đoạn:
− Pha phân hủy: chuyển các chất hữu cơ thành hợp chất dễ tan trong nước.
− Pha chuyển hóa axit: các vi sinh vật tạo thành axit gồm cả vi sinh vật kỵ khí và vi sinh
vật tùy nghi. Chúng chuyển hóa các sản phẩm phân hủy trung gian thành các axit hữu
cơ bậc thấp, cùng các chất hữu cơ khác như axit hữu cơ, axit beos, rượu, axit amin,
glyxerin, H
2
S, CO
2
, H
2
.
− Pha kiềm: các vi sinh vật Metan đích thực mới hoạt động. Chúng là những vi sinh vật
kỵ khí cực đoan, chuyển hóa các sản phẩm của pha axit thành CH
4
và CO
2
. Các phản
ứng của pha này chuyển pH của môi trường sang kiềm.
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỒNG THÁI
3.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THỰC PHẨM HỒNG
THÁI
3.1.1. Khái quát chung
- Tên công ty: Công Ty TNHH Thực Phẩm Hồng Thái.
- Tên tiếng Anh: HUNG TAI FOOD CO.,LTD
- Địa điểm công ty: lô C5, KCN Việt Hương, Huyện Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
- Điện thoại: 0650. 3718937

- Hình thức đầu tư: 100% vốn đầu tư nước ngoài
- Mục tiêu hoạt động chính: gia công các loại khoai củ (khoai môn, khoai lang, khoai
tây, khoai tím, khoai mỡ, khoai mì). Chế biến và gia công thực phẩm từ các loại đậu,
gạo, nếp, bắp, bột mì.
- Sản phẩm của công ty bao gồm: chả giò, thức ăn điểm tâm, bánh ngọt, thực phẩm làm
từ các loại khoai, đậu.
- Thị trường tiêu thụ đa phần là xuất khẩu, 80% xuất khẩu, chỉ khoảng 20% bán trong
nước, tại Thành Phố Hồ Chí Minh và các tỉnh khác.
3.1.2. Vị trí, diện tích mặt bằng
Công ty nằm tại lô C5, KCN Việt Hương, Huyện Thuận An,Tỉnh Bình Dương
Vị trí khu đất được giới hạn như sau:
- Phía trước là đường 2B có lộ giới 12m
- Phía sau là khu vực kho chứa của KCN
- Phía bên trái công ty là công ty TNHH Mauson VN
- Phía bên phải công ty là cổng vào KCN
 Vị trí công ty rất thuận lợi về giao thông nói chung. Giao thông từ nhà máy đến các
cảng và sân bay rất dễ dàng, tạo điều kiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm
xuất nhập khẩu cũng như giữa các tỉnh trong nước.
 Khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước phục
vụ cho toàn khu công nghiệp, hệ thống xử lý nước thải tập trung, mạng lưới giao
thông, thông tin trong khu công nghiệp cũng đã xây dựng hoàn chỉnh.
Tổng Giám Đốc
Tổ Cấp DưỡngTổ Tiếp Nhận
Giám Đốc
Tổ Thành Phẩm
Phó Giám Đốc
Phòng Nghiên Cứu Và Quản Lý Chất Lượng
Tổ Chế Biến
Tổ Bao Gói
Phòng Hành Chánh Và Tổ Chức Lao Động Phân Xưởng Cơ Điện

Phòng Maketting
Phân Xưởng Sản Xuất
Phòng Kế Toán Tài Vụ
Điều kiện địa hình thuận lợi cho đường thoát nước mưa và làm nền móng trong
quá trình xây dựng. các yếu tố về kỹ thuật môi trường cũng như nước thải được kiểm
soát theo đúng quy chế của KCN.
 Tổng dện tích mặt bằng: 2.000m
2
.
3.1.3. Nhu cầu về lao động của công ty
Số lao động trong công ty khoảng 200 người. Trong đó:
− Người Việt Nam : 190 người
− Người nước ngoài : 10 người.
3.2. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC
Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức
3.3. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ THUYẾT MINH CÔNG
NGHỆ
Nguyên liệu
Gọt vỏ
Rửa
Phân loại
Chất thải rắn (vỏ củ, mảnh khoai vụn…)
Nước thải
Thành phẩm
Hấp chín hoặc chiên
Tạo hình
Nhào nhuyễn
Đông lạnh
Nêm gia vị
Đóng gói

Khí thải, nước thải
Nước thải
3.3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ
Hình 3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ
3.3.2. Thuyết minh quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ được bắt đầu từ nguyên liệu từ các loại củ khoai, đậu, gia
vị, gạo, nếp… tùy thuộc vào loại sản phẩm theo nhu cầu đặt hàng.
Ban đầu các loại nguyên vật liệu được chuẩn bị, định lượng, pha chế sẵn. Các
loại củ được gọt vỏ và rửa sạch sau khi gọt vỏ. Tiếp đó các loại củ được đem hấp chín
hoặc chiên tùy theo loại sản phẩm cần sản xuất. Sau khi hấp chín hoặc chiên thì các
loại khoai củ này được chuyển đến máy nhào làm nhuyển ở dạng bột. Tiếp theo gia vị
đã định lượng sẵn được cho vào và tiếp tục trộn đều để phân tán gia vị đồng đều vào
trong hỗn hợp. Bán thành phẩm sau khi đồng nhất được chuyển đến khuôn tạo hình để
hình thành hình dáng sản phẩm theo yêu cầu. Sau khi tạo hình được chuyển đến kho
lạnh để dự trữ và đóng gói. Khi có yêu cầu là xuất xưởng theo đơn đặt hàng.
3.4. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY
3.4.1. Nguồn gốc phát sinh
Nguồn nước thải của công ty bao gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt
 Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh, nước dùng cho mục đích sinh
hoạt khác của cán bộ công nhân viên.
- Lưu lượng: công ty có khoảng 200 lao động, số lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
khoảng 10 m
3
/ngày.
 Nước thải sản xuất
- Nguồn phát sinh: nước thải sản xuất chủ yếu sinh ra từ các công đoạn rửa củ, hấp,
đông lạnh và súc rửa thiết bị.
- Lưu lượng: 150m
3
/ngày.

3.4.2. Nhận xét về thành phần và tính chất nước thải
Nước thải của công ty gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất. Tuy nhiên
nước thải sinh hoạt sau khi qua bể tự hoại được đấu nối trực tiếp vào hệ thống xử lý
nước thải tập trung của KCN. Riêng nước thải sản xuất hàm lượng ô nhiễm vượt so với
giới hạn cho phép. Do đó, nước thải sản xuất phải được xử lý cục bộ tại công ty trước
khi đấu nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.
Nước thải sản xuất chủ yếu sinh ra ở các công đoạn rửa củ, hấp, đông lạnh và
xúc rửa thiết bị. Tính chất nước thải loại này tương tự như nước thải sinh hoạt chủ yếu
bao gồm các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, chất lơ lửng và dầu mỡ.
Các thông số đầu vào
Kết quả điều tra, khảo sát chất lượng nước thải sản xuất của công ty như sau:
Bảng 3.1. Thông số đầu vào và đầu ra
(Nguồn : Công Ty TNHH Thực Phẩm Hồng Thái)
Yêu cầu nước thải sau xử lý:
Nước thải sau khi qua hệ thống xử lý đạt QCVN 24 :2009, Cột B. Sau đó đấu
nối vào trạm xử lý nước thải tập trung của KCN để tiếp tục xử lý đạt QCVN 24:2009,
Cột A trước khi thải ra môi trường.
3.4.3. Đề xuất các phương án xử lý nước thải của công ty
Thành phần nước thải có hàm lượng hữu cơ (với COD = 335 mg/l,BOD
5
= 265
mg/l tỷ lệ COD/BOD = 1,26 < 2 , và BOD
5
<1000 mg/l rất thích hợp cho phương
pháp xử lý sinh học hiếu khí. Các công trình xử lý sinh học gồm có:
 Cánh đồng lọc
 Cánh đồng tưới.
 Bể hiếu khí với bùn hoạt tính ( Aeroten)
 Bể sinh học tiếp xúc (dạng cải tiến của bể Aeroten với bùn hoạt tính và vật liệu đệm
dính bám).

 Lọc sinh học
 Mương oxy hóa
 Đĩa quay sinh học RBC
Do vị trí công ty nằm trong KCN, diện tích khuôn viên lại giới hạn nên ta
không thể lựa chọn các công trình như : Ao hồ hiếu khí, mương oxy hóa, cánh đồng
lọc. Ngoài ra, đối với đĩa quay sinh học RBC thì chi phí đầu tư rất tốn kém và kỹ thuật
vận hành cao.
STT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị QCVN24:2009/BTN
MT, Cột B
1 Ph - 6,9 5,5- 9
2 SS mg/l 140 100
3 BOD
5
mg/l 265 50
4 COD mg/l 335 100
5 Tổng N mg/l 49 30
6 Tổng P mg/l 7,5 6
7 Dầu mỡ mg/l 40 20
8 Coliform MPN/100ml 6.400 5.000
SONG CHẮN RÁC
BỂ LẮNG CÁT
HỐ THU GOM
MÁY LỌC RÁC
BỂ TÁCH DẦU
BỂ ĐIỀU HÒA
BỂ AEROTEN
BỂ LẮNG
BỂ KHỬ TRÙNG
Nước thải sản xuất
NGUỒN TIẾP NHẬN

MÁY THỔI KHÍ
MÁY THỔI KHÍ
DD Clorine
GHI CHÚ:
Đường nước
Đường bùn
Đường nước tách bùn
Đường khí
Đường châm hóa chất
SÂN PHƠI CÁT
BỂ NÉN BÙN
MÁY ÉP BÙN
BÁNH BÙN
Nước dư
Bùn tuần hoàn
Bùn dư
Bể Aeroten, bể sinh học tiếp xúc và bể lọc sinh học có thể được chọn do phù
hợp với những điều kiện trên.
Bên cạnh đó, nước thải có nhiễm hàm lượng dầu mỡ nên hệ thống xử lý có bố
trí công trình xử lý dầu mỡ như bể tách dầu. Ngoài ra, nước thải còn chứa hàm lượng
cát từ quá trình rửa vỏ khoai củ. Do đó, công trình còn bổ sung thêm bể lắng cát.
Trong các phương án xử lý việc chọn dựa theo tiêu chí như: hiệu quả xử lý, giá
thành công trình, vận hành và bảo dưỡng công trình,chi phí xử lý. Với điều kiện thực
tế của công ty TNHH Thực Phẩm Hồng Thái có thể áp dụng một trong hai công nghệ
sau:
 Phương án 1

×