Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích: Kính gửi Cụ Nguyễn Du - Tố Hữu_1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.68 KB, 7 trang )

Phân tích: Kính gửi Cụ
Nguyễn Du - Tố Hữu


Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân
Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều
Hỡi lòng tê tái thương yêu
Giữa dòng trong đục, cánh bèo lênh đênh
Ngổn ngang bên nghĩa bên tình
Trời đêm đâu biết gởi mình nơi nao
Ngẩn ngơ trông ngọn cờ đào
Đành như thân gái sóng xao Tiền Đường
Nỗi niềm xưa, nghĩ mà thương
Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Nhân tình nhắm mắt chưa xong
Biết ai hậu thế khóc cùng Tố Như
Mai sau dù có bao giờ
Câu thơ thuở truớc đâu ngờ hôm nay
Tiếng đàn xưa đứt ngang dây
Hai trăm năm lại càng say lòng người
Trải bao gió dập sóng dồi
Tấm lòng thơ vẫn tình đời thiết tha
Đau đớn thay phận đàn bà
Hỡi ôi, thân ấy biết là mấy thân
Ngẫm xem qua kiếp phong trần
Đời vui nay đã nửa phần vui đây
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người
Tiếng thơ ai động đất trời


Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày
Hỡi người xưa của ta nay
Khúc vui xin lại so dây cùng Người
Sông Lam nước chảy bên đồi
Đã nghe trống giục ba hồi gọi quân

1.1965


Vấn đề cần triển khai :
1. Tấm lòng tri kỷ của nhà thơ lớn thời đại cách mạng Tố Hữu với đại thi
hào dân tộc Nguyễn Du.
2. Cách đánh giá của thời đại mới – Ý nghĩa thời sự của giá trị nhân đạo
Nguyễn Du
3. Phong cách nghệ thuật Tố Hữu : dân tộc – thời đại

DÀN BÀI SƠ LƯỢC :
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
1. Tháng 1 – 1965, cả dân tộc long trọng tổ chức lễ kỷ niệm Nguyễn Du
– danh nhân văn hoá Việt Nam và thế giới , trong không khí sôi sục căng
thẳng của cả nước chống Mỹ.

2. Cuộc đối đầu không cân sức giữa một dân tộc vừa thoát bóng tối nô
lệ và tên sen đầm quốc tế Mỹ đặt dân tộc ta trước vấn đề sống còn: sức
mạnh nào giúp dân tộc ta vược qua thử thách, chiến thắng sức mạnh
tàn bạo của kẻ thù?

3. Trong không khí đó, tại tuyến lửa ác liệt khu IV cũ, nhà thơ lớn – con

chim đầu đàn của thi ca cách mạng Việt Nam – Tố Hữu đã viết Kính gửi
cụ Nguyễn Du , như một tâm tình tri kỷ với người xưa, để khơi gợi
những giá trị tinh hoa của Nguyễn Du đem vào không khí Ra trận một
sắc thái mới, những con người hậu thế sẽ giải đáp cho băn khoăn của
“cha ông thời xưa cũ” và tiếp thu tình thương vĩ đại của nhà thơ bước
vào trận chiến mới.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ :

A. Tiếng thơ của Tố Hữu cũng là tinh thần của thời đại mới tiếp nhận
di sản quí báu của cha ông: 1. Tiếng thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu
bao giờ cũng cùng chung nhịp rung cảm với dân tộc và thời đại. Đến Ra
trận, thơ ông muốn là tiếng kèn xung trận, bám sát tinh thần thời đại,
phát ngôn tư tưởng của Đảng.

2. Ý thức công dân hoà quyện tình cảm truyền thống đã tạo nên mạch
ân tình đằm thắm của bài thơ – trong không khí vừa cổ điển vừa hiện
đại, với cấu tứ cân xứng: hai dòng mở đầu và hai dòng kết thúc như là
nối mạch truyền thống – hiện đại, năm khổ ở giữa, mỗi khổ gồm ba cặp
lục bát cân xứng, đã cô đúc thái độ, cách đánh giá và tình cảm của thời
đại mới về Nguyễn Du. Cảm xúc vì vậy hoà quyện được tính chính luận
và trữ tình.

3. Đặc biệt hai câu đầu bao quát được tâm trạng tác giả “Bâng khuâng
nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều” gắn không gian “nửa đêm” gợi nhiều
hoài niệm ngay trên “huyện Nghi Xuân quê hương của tác giả Truyện
Kiều. Âm hưởng lắng đọng, trang nghiêm, thành kính.

B. Ý nghĩa của các khổ thơ:
1. Suy nghĩ về Nguyễn Du thông qua không khí truyện Kiều:

a. Kiều chính là tâm sự của Nguyễn Du với thời đại của ông. Số phận
Kiều bộc lộ đầy đủ cái tôi trữ tình Nguyễn Du. (6 câu)

b. Tấm lòng “tê tái thương yêu” – tinh thần nhân đạo “rất đẹp và rất
sâu” dành cho con người, trong hoàn cảnh xã hội biến động. Bản thân
Nguyễn Du cũng như Kiều – bất lực, chìm nổi. (2câu)

c. Sự bế tắc của Nguyễn Du – thời đại của ông tràn ngập bóng tối của
“trời đêm” – bi kịch của ước mơ khát vọng không thành. Kiều – tài, sắc,
hiếu, tình – ngổn ngang trăm mối không có hạnh phúc, bị vùi dập ê chề
(2câu)

d. Nhắc lại đoạn đời bi thảm bậc nhất của Thuý Kiều sau cái chết của Từ
Hải – sự ngộ nhận phải trả giá đau đớn. Ngọn cờ đào của Từ Hải (Ba
quân trông ngọn cờ đào – Đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Truy). Cảm xúc
trong mối liên hệ với thời đại của Nguyễn Du còn gợi về hình ảnh của
ngọn cờ đào phong trào nông dân Tây Sơn(Mà nay áo vải cờ đào) 
Khát vọng giải phóng con người mâu thuẫn với tư tưởng trung quân,
làm nên bi kịch đỉnh điểm của Thuý Kiều. Nguyễn Du yêu thương nhân
dân nhưng không hiểu và không tán đồng khởi nghĩa nông dân của
Nguyễn Huệ, từ đó tạo thành tâm trạng “ngẩn ngơ” và bế tắc “đành
như thân gái”. Đó còn là cảm xúc đồng điệu giữa nhân vật với chủ thể –
“phong vận kỳ oan ngã tự cư”.

2. Mối cảm thương nỗi niềm tác giả “Truyện Kiều”:
a. Từ nhận thức sâu sắc tạo nên cuộc gặp gỡ tri âm của hai tấm lòng
giàu thương yêu, ân tình với cuộc đời: cảm thông, xót xa cho những bế
tắc cuộc đời cũ.

b. Lời tâm tình của Tố Hữu với Tố Như, cảm nhận tấm lòng của Nguyễn

Du với cuộc đời. (Trước kia, trong Bài ca Xuân 61, Tố Hữu từng viết: Tố
Như ơi, lệ chảy quanh thân Kiều). “Truyện Kiều” chính là “tơ lòng” của
Nguyễn Du vấn vương mãi với cuộc đời hôm nay.

c. Người đời sau cảm thương, say mê Truyện Kiều cùng các tác phẩm
của Nguyễn Du và trân trọng ông vì “nhân tình” – tình người – giá trị cơ
bản trong các tác phẩm Nguyễn Du. Sự đồng cảm sâu sắc giúp Tố Hữu
hiểu đúng tinh thần “máu chảy ở đầu ngọn bút” cũng như khát khao
tìm gặp tri âm của Nguyễn Du (Nguyễn Du viết trong Độc Tiểu Thanh ký
: “khấp Tố Như” – còn Tố Hữu lại viết “khóc cùng Tố Như” – câu hỏi gợi
lại “nỗi niềm xưa” thực chất là tấm lòng tri âm của Tố Hữu - hậu thế
“khóc cùng Tố Như”), như thấu suốt tình người cao cả của Nguyễn Du.

×