Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ đại của Mỹ và thế giới _1 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.32 KB, 7 trang )

Arthur Miller - nhà viết kịch vĩ
đại của Mỹ và thế giới








Chúng ta cũng biết, nước Mỹ là nơi hội tụ của dân cư rất nhiều nước trên thế
giới. Vấn đề dân nhập cư bao giờ cũng là vấn đề thời sự nóng hổi của đời sống xã
hội Mỹ. Vấn đề văn hóa, vấn đề cộng đồng, vấn đề đạo đức và sự ứng xử của chính
quyền đối với người dân nhập cư… cũng là một biểu hiện của thái độ nhà cầm
quyền. Trong đó là tình cảm yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người tha
hương đến nước Mỹ đã được A. Miller đưa lên sâu khấu, thu hút được sự chú ý của
hàng triệu người. Với cấu trúc khép kín, kịch tính cao, kết hợp kiểu tự sự đã tạo nên
phong cách sân khấu theo kết cấu kiểu cầu vồng (parabol) của Bectolt Brecht, A.
Miller đã nhìn sâu vào tâm lý của mỗi con người. Ngay cả những người tốt nhưng
trong tiềm ẩn của đạo đức, nếu không cảnh giác thì có thể xuất hiện cái ác, và nếu
không ngăn chặn thì chưa biết được sẽ đi đến đâu. Bi kịch của Eddie là ở chỗ: từ
lòng tốt mà trở nên mù quáng… cái ác đã làm nên những tai họa cho cộng đồng, xã
hội và hủy hoại nhân cách con người. Eddie từ chỗ khinh bỉ những người tố cáo
người nhập cư rồi vì ghen tuông mù quáng anh lại phạm tội. Quá trình tha hóa nhân
cách của Eddie được A. Miller soi rọi dưới nhiều góc độ tâm lý. Do ghen tuông mù
quáng Eddie gây nên tội ác. Tội ác đó gây tai hại cho cộng đồng nhập cư người
Italy. Rồi cộng đồng này tước bỏ nhân cách của Eddie. Đó là phong cách sân khấu
tự sự biện chứng của B. Brecht.
Người ta nói kịch của A. Miller là kịch xã hội, bởi tác phẩm của ông, nhất là
tác phẩm sân khấu đã phản ánh cuộc sống xã hội Mỹ, vừa ở tầm khái quát, vừa ở sự
kiện cụ thể. Thế giới những năm 50 là đỉnh cao của chiến tranh lạnh. Nước Mỹ với


đặc điểm là một nhà nước tôn giáo (dù hiến pháp và pháp luật Mỹ quy định rõ ràng
tôn giáo và nhà nước độc lập nhau) rất sợ chủ nghĩa cộng sản. Nước Mỹ sôi sục và
điên cuồng chống cộng với chủ nghĩa Mc Carthy. Sự đe dọa, dò xét, nghi kị tràn lan
nước Mỹ bóp nghẹt mọi tư tưởng tự do dân chủ. Những vụ án Vanzetti, vợ chồng
Rozenberg “làm gián điệp cho cộng sản” (1953) ám ảnh mọi người. Trong điều kiện
đó, vở kịch Thử thách khốc liệt (The Crucible) của A.Miller đã ra đời như một sự
vạch mặt giới cầm quyền Mỹ và cảnh báo cho mọi người có lương tâm: Hãy cảnh
giác.
Abigail, một cô gái quê ở Salem, đem lòng yêu Proctor và bị vợ anh ta
phản đối. Vì ghen tức đã bịa ra chuyện vợ Proctor có liên hệ với quỷ. Rồi dư luận
loan truyền khắp vùng. Salem và Abigail tác giả của câu chuyện bịa đặt đó cũng
lại nghi ngờ chính mình. Cô và các bạn lại tiếp tục bịa chuyện để vu cáo những
người họ ghét. Đến như ông già được trọng vọng và kính nể là Francis Nurse và
cụ bà Robecca làm từ thiện cả đời và bà Sarah Good nghèo đói ăn xin, ngủ dưới
rãnh nước bẩn vì không nhà không cửa cũng đều là quỷ sứ và bị treo cổ. Vậy là
quỷ dữ - người cộng sản chỉ là sản phẩm của sự dối trá, của sự ngồi lê mách lẻo
mà thôi nhưng nó đã làm hại bao nhiêu người. Và nữa, chính quyền đã treo cổ
những người vô tội sẽ trả lời ra sao trước pháp lý và đạo lý. Thì đây, nhân vật
phó thống đốc Danforth đại diện chính quyền điều hành phiên tòa xử vụ án phù
thủy này biết rõ sự thật khi xét hỏi. Tất cả chỉ là sự thù ghét, bịa đặt ra. Nhưng
ngài đã trót treo cổ 12 nhân mạng ở Salem, dư luận ồn ào lên. Ngài phải tìm cách
che dấu và hợp pháp hóa cái sự vô trách nhiệm của mình và để xoa dịu dư luận
phản đối gay gắt của quần chúng. Ngài giở thủ đoạn đe dọa và dụ dỗ Proctor là
người có uy tín và trung thực ký vào giấy xác nhận có phù thủy, quỷ dữ ám vợ
anh. Đổi lại hai vợ chồng anh được ra khỏi nhà tù. Proctor đã từ chối và anh,
người nông dân chất phác hiền lành và vô tội cũng lại bị treo cổ - vì anh có liên
hệ với phù thủy – những người cộng sản.
Qua xung đột kịch tính, qua các nhân vật kịch có thêm một mục sư Hale hiểu
biết, trọng sự thật, cố tìm hiểu sự thật và ngăn chặn. Ông là trí thức bất lực trước
cường quyền, chính quyền Mỹ. A. Miller nhớ mãi câu nói của Edop: “Cái ác như

bông tuyết đầu mùa, không kịp thời ngăn chặn thì bông tuyết càng lăn càng to”.
Thử thách khốc liệt có cấu trúc mạch thẳng, hình thức parabol. Cái ác sẽ
ngang nhiên tồn tại và nảy sinh, nếu không kịp thời ngăn chặn thì tội ác sẽ ngày
càng lan rộng và ai cũng là nạn nhân, kể cả kẻ gây ra. Cốt truyện của vở kịch cụ thể
và có cấu trúc kiểu bi kịch cổ điển của Shakespeare.
Cái giá phải trả (The Price), nhân vật Walter được nhà viết kịch khắc họa như
là một con người ích kỷ hẹp hòi. Đặt mình với quyền lợi ích kỷ lên trên mọi quan hệ
tình cảm cha con, anh em. Luôn chỉ nghĩ đến bản thân, anh ta là mẫu người không
phải xa lạ của một bộ phận thanh niên Mỹ cuối thế kỷ XX. Năng động, xốc
vác dám dấn thân nhưng đầy tham vọng và trục lợi, bất chấp đạo lý, là những tín đồ
của chủ nghĩa Biên cương (Frontie) của F.J. Tuner, Lò luyện (Creuset) của Zang
Will và Phồn vinh (Abondance) của David Porter và Thuyết sinh tồn của Darwin và
Spencer.
Sinh ra trong một gia đình không lấy gì làm dư dả, sung túc. Mẹ mất sớm, bố
già nua nhưng anh ta đã cố gắng vượt bậc, cả bằng trí thông mình, cả bằng thủ đoạn
để vươn lên chiếm vị trí xứng đáng trong xã hội. Người anh là Victor, học giỏi hơn
nhiều nhưng lại “dại dột” vì có lòng yêu thương gia đình, yêu thương bố già nua
nên phải nghỉ học để chăm sóc bố, để đi làm kiếm tiền nuôi em ăn học. Walter tốt
nghiệp Đại học y khoa, trở thành bác sỹ danh tiếng, đồng thời qua việc nghiên cứu
khoa học và chữa trị cho bệnh nhân, anh ta phát hiện ra “Mình có thể hái ra tiền từ
thảm họa của những người khác”. Bác sỹ Walter mở trại dưỡng lão không phải để
chăm sóc sức khỏe cho người khác mà vì “Người già mới có nhiều tiền”. Giàu có
nhưng anh ta chỉ gửi nuôi bố đúng 5 đôla mỗi tháng, mặc dù bố già yếu đói nghèo,
anh trai túng thiếu. Mặc, anh ta tự an ủi là đã làm tròn bổn phận với người cha vì
“tháng nào ta cũng gửi tiền về”. Bằng rau củ thối của cửa hàng rau củ thải ra, cha và
anh Victor đã sống lay lắt. Muốn học thêm, Victor hỏi vay em trai 500 đôla nhưng
ông em bác sỹ giàu có lờ đi không cho vay và cũng không trả lời, coi như không
biết. Victor đành thất học, phải kiếm sống bằng nghề trật tự viên – giữ trật tự ở một
xóm nhỏ với đồng lương chết đói để nuôi cha. Rồi 16 năm sau, anh chuẩn bị về hưu
thì cha chết. Hai anh em Victor và Walter mới gặp lại nhau ở đám tang của cha và

để bán đi đồ đạc mà bố để lại.
Kịch tính xảy ra ở thời điểm này. Walter biện minh cho tính vị kỷ của mình,
cho sự vô trách nhiệm của mình. Có tiền gửi nhà băng nhưng chỉ gửi cho bố 5 đôla
là vì “Không muốn tước bỏ quyền hy sinh của người khác”, tức là “quyền hy sinh”
của anh trai. Không cho anh vay 500 đôla để đi học là vì “tại sao anh không vay tiền
bố” và “tại sao anh không tìm cách kiếm tiền mà đi học” hoặc “không bán cây đàn
Harpe (di vật của mẹ để lại) mà lấy tiền đi học”. Ông lái buôn đồ cũ giở lắm mẹo
ma lanh để trả giá rẻ thì Walter coi như không để ý, tỏ ra lịch sự và bất cần giá cả
nhưng kỳ thực là bẫy người ta với giá cắt cổ. Mặc dù tuyên bố dành phần hơn cho
anh trai và nếu bán được sẽ hiến toàn bộ tiền nong cho quỹ từ thiện – và nhờ thế anh
ta sẽ không phải nộp thuế thu nhập. Walter như đa số người Mỹ, thực dụng, cạnh
tranh ráo riết. Suy nghĩ, lối sống của anh ta nằm trong dòng chảy của văn hóa Mỹ.
Lấy đồng tiền làm thước đo trong mọi ứng xử xã hội, gia đình và cả ruột rà máu mủ.
Thực tế anh ta thành đạt về cơ bản là dựa trên sức mạnh và sự cố gắng của bản thân
mình và đặc biệt là biết tạo ra cơ hội, nắm lấy cơ hội (là một đặc trưng của Dân chủ
và Bình đẳng của xã hội Mỹ). Rồi cái gì phải đến sẽ đến, A. Miller đã để cho vở
kịch kết thúc trong nỗi dằn vặt của chính Walter sau những lần đau ốm phải nằm
bệnh viện. Anh ta nhận ra rằng sự thành đạt và giàu có của mình là nhờ có mọi
người, nhờ có sự hy sinh của anh trai Victor. “Ở đời không ai sống cô độc được”
(Hemingway) và “Nếu một hòn đất rơi xuống biển Đại Tây Dương thì châu Âu nhỏ
bé đi một chút” (John Donn) là mục đích của vở kịch Cái giá phải trảhướng tới.
Phần nhiều những tác phẩm kịch của A. Miller đều lấy nguyên mẫu từ cuộc
sống hằng ngày của nước Mỹ, hoặc là tin tức trên báo chí (Tất cả đều là con
tôi, Sau sự sụp đổ(After the Fall), Misfits (truyện về Marilyn Monroe), Sự sáng
tạo thế giới và các dịch vụ khác (The Creation of the World and the Other
Business)… hoặc là sự kiện có thật. Trên cơ sở sự thực, ông đã sắp xếp lại, tái
tạo hình tượng nhân vật và chi tiết để tạo nên kịch tính cho từng vở kịch khác
nhau với các thủ pháp và nghệ thuật kịch mà ông kế thừa và phát huy. Trước hết
là môi trường xã hội- nước Mỹ thế kỷ XX, đặt các hệ thống hình tượng nghệ
thuật, nhân vật, không gian, thời gian, ánh sáng, màu sắc sân khấu phải phù hợp

với hoạt động của nhân vật trong quy luật khách quan và chân thực của tâm sinh
lý…Vì vậy trong nhiều vở kịch của Arthur Miller khán giả bắt gặp không khí mơ
màng, huyền ảo nhưng lại rất hiện thực của Con vịt trời, Nhà búp bê hay hồn ma
bóng quỷ của Ibsen. Cũng lại phảng phất hơi thở củaRomeo và Juliet, Hamlet của
Shakespeares. Ông đề ra nguyên tắc cho mình: “Trước khi viết ra giấy một chữ
nào, tôi cần nắm được chắn chắn các hình tượng này đã nảy sinh trong tôi, khi tôi
nhìn thấy mọi ngóc ngách của tâm hồn. Bao giờ tôi cũng xuất phát từ một cá
nhân cụ thể. Các sự kiện và các hồi lớp của sân khấu, tính tổng hợp của kịch
trường – rồi chúng sẽ đến sau, tôi không hề quan tâm đến điều đó khi tôi đã nắm
chắc được tất cả đặc điểm nhân vật đó. Tôi cần thấy rõ nhân vật mà tôi sẽ dựng
lên từ bộ mặt cho đến chiếc khuy áo cuối cùng, dáng đi, điệu bộ, giọng nói”
(4)
.
Nhân vật Joe Keller xuất hiện như sau: “Keller khoảng gần 60 tuổi, vạm vỡ
khỏe mạnh. Một nhà kinh doanh còn dáng dấp của một đốc công. Khi ông đọc nói,
hay nghe, ông có vẻ của người ít học, vẫn còn ngạc nhiên trước những điều điên
khùng” (Tất cả đều là con tôi) hay nhân vật Willy Loman bước ra sân khấu “Từ bên
phải, Willy Loman bước vào, tay xách khệ nệ hai chiếc valy to đùng chứa hàng
mẫu… ông đã ngoài tuổi 60, ăn mặc xuềnh xoàng. Ngay khi đi qua sân khấu tiến về
phía nhà mình, ông lộ vẻ hết sức mệt mỏi, ông mở khóa đi vào bếp. Khoan khoái đặt
2 chiếc valy nặng trĩu xuống đất, cảm thấy 2 tay tê dại, ông buột miệng thở dài rồi
thốt lên khe khẽ chà chà ”
(5)
.
Ngay cả nhân vật phụ trong mỗi vở kịch cũng được ông chăm chút và được
xây dựng đúng nguyên tắc trên đây, Nhân vật phụ, Gus trong Hồi ức về hai ngày thứ
hai (A Memory of two Mondays) “Bác Gus 68 tuổi, bụng phệ, trán hói và có bộ ria
dài trông rất dữ tợn đã hoa râm và rủ xuống mép trái. Bác đội mũ quả dưa, mặc
quần cộc và đeo cavat thắt sẵn. Bác có dáng đi lại tất bật, chân vòng kiềng, bụng
phệ cứng như đá chứa đầy bia. Bác là người giản dị khô khan, giọng nói đầy âm

điệu Slavo thô kệch
(6)
.
Trong “Lời giới thiệu” Tuyển tập kịch (lần thứ 2-1981) ông đã từng nhắc lại
quan điểm của mình khi chuẩn bị cho một nhân vật xuất hiện. Anh ta là ai? Đang
làm gì? Anh ta sống như thế nào và kiếm sống ra sao? Quen biết ai? Anh ta giàu hay
nghèo? Anh ta nghĩ thế nào về bản thân mình? Và người ta nghĩ gì về anh và tại
sao? Anh ta lo lắng và hy vọng những gì? Anh ta nói những gì và thực sự muốn
gì?
(7)
.
Chính nhờ sự hiểu biết cặn kẽ ấy mà nhân vật của ông đầy sức sống và sinh
động, không bị trộn lẫn. Khi người Mỹ nói “thằng cha Willy Loman” để chỉ ai đó
tức là nói đến người nghèo kiết xác nhưng lúc nào cũng tỏ thái đội vui vẻ, ăn mặc
đường hoàng, cổ cồn, cavat đỏ, giày bóng lộn, valy to đùng nhưng không một xu
dính túi, nhưng lại hay khoe mẽ. Khi nói “Kia kìa Joe Keller” ấy là nói hạng thương
gia đểu cáng với bạn và trốn thuế, bất lương làm tất cả chỉ vì tiền. Hoặc nói “Cô
nàng Abigail” nghĩa là cô gái nhẹ dạ, cả tin, ngồi lê mách lẻo rồi lại là nạn nhân của
chính sự mách lẻo, dư luận do mình tung ra. Cũng giống như ta vẫn nói đồ Sở
Khanh, đồ Tú Bà hay Thúc Sinh – kẻ sợ vợ, như người Tây Ban Nha vẫn sống cùng
Don Kihote hay nàng Dulxinea cùng con ngựa còm và Xantro Panxa của Xervantex
A. Miller có đến 20 vở kịch nhưng số lượng nhân vật không nhiều. Cái giá
phải trả có 4 nhân vật. Thử thách khốc kiệtcó 21 nhân vật cả chính và phụ nhưng
nhân vật của ông có đủ thành phần xã hội, nghề nghiệp, tuổi tác, chủ xí nghiệp,
quân nhân, luật sư, nông dân, thương gia, chủ trang trại, người thất nghiệp, kẻ
nghiện rượu, dân nhập cư, cảnh sát, kẻ đâm thuê chém mướn, gái điếm, quan tòa,
diễn viên, nhà báo… tất cả là người Mỹ cô đúc lại với đầy đủ tâm lý của một dân
tộc trong hoàn cảnh xã hội tiêu dùng và hậu công nghiệp.
A. Miller còn có nhiều vở kịch nổi tiếng khác như Người toàn gặp vận
may (Who had all the luck) - 1944, Kẻ thù của nhân dân (An Enemy of the People)

- 1950, Sự biến ở Vichy (Incident at Vichy) - 1964, Chiếc đồng hồ Mỹ (The
American Clock) - 1980, Người Yankee cuối cùng (The last Yankee) - 1991-
1993, Chiếc cốc vỡ (Broken Glass) - 1994 và tiểu thuyết Tiêu điểm (Focus) cùng
rất nhiều truyện ngắn, tiểu luận văn chương, lý luận về kịch, trong đó có những
trang viết trung thực và xúc động về mối quan hệ với diễn viên điện ảnh xinh đẹp
nổi tiếng và là vợ ông: Marilyn Monroe, về mối quan hệ với những nhà văn nổi
tiếng thế giới như Elia Cazan, Tennessess William, Saul Bellow, người được giải
thưởng Nobel, với Ronald Regan, J. Kennedy và Mikhail Gorbachev.
Với những đóng góp to lớn của ông, A.Miller được nhận giải thưởng Pulitzer,
7 lần nhận giải thưởng Tony Award về kịch, 1 giải thưởng Obie, 1 lần nhận giải
thưởng Olivier, giải thưởng của Hội đồng nghệ thuật Nhật Bản. Ông được phong
tặng tiến sỹ danh dự của Đại học Oxford (Anh) và Harvard (Mỹ)

×