Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Độc học môi trường part 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 110 trang )


826
khá cao. Loại dầu 2–K (chứa 0,3%S) sinh ra lượng SO
2
gấp 7,5 lần so
với loại dầu 1–K. Khi sưởi ấm, người ta thường dùng củi, do vậy nồng
độ các chất ô nhiễm càng tăng cao. Các căn nhà cũ có lò sưởi đốt
bằng củi vẫn còn rất nhiều. Riêng ở Mỹ hiện còn sử dụng tới 10 triệu
lò sưởi loại này. Thêm vào đó 50% số lượng nhà ở Mỹ có thiết kế lò
sưởi bằng củi, tuy không mấy khi sử dụng. Các sản phẩm phụ của quá
trình cháy khi dùng lò sưởi đốt củi là CO, NO
x
, SO
2
, andehit, các hạt
mòn và nhiều chất hữu cơ bay hơi. Một công trình nghiên cứu đã phát
hiện tới trên 200 chất trong khói khi đốt củi, trong số này có những
chất gây ung thư, như hydrocacbon thơm đa vòng. Dùng lò sưởi gaz
liên quan đến nồng độ cao của NO
2
và CO
2
trong môi trường nội thất.
Nồng độ CO có thể lên tới 25 đến 50 ppm.
19.4.1.6 . Các chất độc từ khói nhang, đèn cầy
Thói quen của người Châu Á nói chung và người Việt nói riêng
thường thắp nhang đèn những ngày lễ tết. Có cả những người ngày
thường họ cũng đốt nhang, nến liên tục. Khói bay nghi ngút ấy đã
gây ngạt thở cho nhiều người trong nhà, nhất là khi họ đốt nhang
Thái Lan, trong các đền thờ, chùa chiền ngày lễ tết. Người ta không
hiểu rằng trong khói nhang ấy chứa hàng chục chất độc: C


2
H
4
, CO,
CO
2
, benzen, NO, và nhiều chất hóa học có trong nguyên liệu làm
nhang, phẩm màu. Đèn cầy chế từ mỡ và chất béo khác khi cháy tạo
ra nhiều chất độc gây ung thư. Trong đó, đáng chú ý nhất là etylen có
trong nhang. Etylen là chất khí không màu, gần như không mùi và
hầu như không tan trong nước. Nó sẽ gây độc đáng kể lên những
người trong phòng.
19.4.1.7 . Các chất gây nhiễm độc sinh học trong nhà
Giới thiệu: Trong các căn nhà hiện đại, các hệ thống điều hòa
không khí, làm lạnh, tạo độ ẩm, khử độ ẩm… thường được trang bò,
tạo ra môi trường thích hợp cho người sống trong nhà, nhưng chúng
cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh thông qua sự phát triển
nấm mốc, các vi sinh vật truyền bệnh, gọi chung là các tác nhân ô
nhiễm sinh học. Chúng có thể có ở các bộ phận kết cấu của các ngôi
nhà nếu độ ẩm tương đối trên 70%. Nhà đông người, ít thông gió

827
hoặc thông gió hồi lưu cũng có thể lan truyền các tác nhân gây bệnh
cho người, đôi khi thành dòch bộc phát như lao phổi, sởi, thủy đậu,
bệnh cựu chiến binh (legionnaires) cũng như các bệnh khác nữa.
Chất ô nhiễm sinh học bao gồm các loại vi sinh vật, virus, nấm,
mốc, vi khuẩn, bụi, động vật kí sinh (ve ), gián, phấn hoa,… Một vài
loại hầu như có mặt trong tất cả các nhà. Không có biện pháp nào để
loại bỏ chúng hoàn toàn, trong khi không hề có một dấu hiệu nào cho
biết đang có sự phát triển của các loại sinh vật này. Chúng phát

triển trong điều kiện chất lượng không khí trong phòng thấp và có
thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh. Chúng có thể phá hủy cả bề
mặt phía trong và phía ngoài của ngôi nhà. Chúng di chuyển trong
không khí và tất nhiên là không thể nhìn thấy được. Hai điều kiện
quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển của vi sinh vật là chất dinh
dưỡng và độ ẩm. Dễ dàng tìm thấy những điều kiện này trong nhà
như ở phòng tắm, những nơi ẩm thấp hay các thiết bò giữ ẩm (máy
chỉnh độ ẩm, điều hòa nhiệt độ) và ngay cả trong các tấm thảm và
trong đồ đạc.
Vật liệu và kó thuật xây dựng hiện nay có thể giảm lượng khí
bên ngoài vào trong nhà nhằm giữ độ ẩm cao bên trong. Việc sử dụng
máy giữ ẩm, điều hòa nhiệt độ làm tăng sự hình thành lớp ẩm phía
trong nhà đây chính là điều kiện tốt để các loại sinh vật nêu trên
phát triển. Theo hai cuộc khảo sát tiến hành ở Bắc Mỹ và Canada thì
khoảng 30 – 50% các cấu trúc ở trong điều kiện ẩm ướt là tạo điều
kiện cho vi sinh vật phát triển. Tỉ lệ này cao hơn ở những nơi có khí
hậu nóng, ẩm.
Nguồn phát sinh: Chất ô nhiễm xuất phát từ nhiều nguồn
khác nhau. Phấn hoa bắt nguồn từ cây; virus truyền từ người và động
vật; vi khuẩn do người, động vật và các mảnh vụn đất hay lá cây; vật
nuôi trong nhà thải ra nước bọt, lông, vảy gàu… Protein trong nước
tiểu chuột là một loại chất gây dò ứng mạnh, khi khô đi chúng phát
tán vào trong không khí. Các hệ thống điều hòa lượng không khí có
thể trở thành nơi bắt nguồn sản sinh ra nấm, mốc và các chất ô
nhiễm khác, đồng thời góp phần phát tán chúng ra môi trường. Nước
đọng, vật liệu bò nước ăn mòn hay các bề mặt ẩm ướt được xem là nơi

828
sinh ra nấm, mốc, vi khuẩn và côn trùng. Ngoài ra, các sản phẩm bài
tiết của bọ mạt bụi, côn trùng trong nhà, các loài tiết túc và gia súc

thải ra cũng có thể phát tán vào không khí trong nhà, gây dò ứng
người hoặc kích thích những người sống trong nhà. Hàm lượng nước
cao hoặc bò ngưng tụ ở các thiết bò điều hòa khí hậu, nước rò rỉ từ các
thiết bò lau chưa sạch hoặc bảo dưỡng cũng góp phần phát sinh các
tác nhân gây ô nhiễm sinh học. Thêm vào đó, có thể kể đến cả
những nơi phát sinh khác như chính bản thân người và gia súc, các
vật liệu hữu cơ có thể chứa các nền dinh dưỡng cho các vi sinh vật
phát triển như đồ đạc, vải làm rèm cửa, vải bọc bàn ghế, các thực
phẩm…
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người: Tất cả mọi người đều
tiếp xúc với vi sinh vật. Tuy nhiên, các ảnh hưởng đến sức khỏe còn
tuỳ thuộc vào loài và lượng sinh vật tiếp xúc cũng như cơ thể của mỗi
người. Một số người không bò dò ứng, nhiễm bệnh hay bò ngộ độc khi
tiếp xúc với các sinh vật này trong khi một số người khác lại chòu
ảnh hưởng của các phản ứng đó.
Ngoại trừ sự lây nhiễm, các phản ứng gây dò ứng được xem như
là các vấn đề sức khỏe chung nhất về chất lượng không khí trong
nhà, bao gồm dò ứng gây viêm phổi hay viêm mũi. Chúng luôn gắn
liền với các loại vật nuôi (chủ yếu là chó và mèo), động vật vi mô
sống trong bụi, với phấn hoa. Các phản ứng dò ứng này có thể rất
nhẹ nhưng cũng có khi đe dọa đến tính mạng con người, như khi bò
cơn hen tấn công. Một vài triệu chứng thường gặp như: 1–Chảy nước
mắt; 2–Chảy mũi và hắt xì hơi; 3–Tắc nghẽn mũi; 4–Ho; 5–Ngứa; 6–
Thở khó, khò khè; 7–Nhứt đầu, sốt; 8–Mệt mỏi.
Các chuyên gia sức khỏe đặc biệt quan tâm đến bệnh hen suyễn.
Người bệnh hen có đường hô hấp nhạy cảm, dễ phản ứng lại với các
chất kích thích gây khó thở. Số người mắc bệnh hen tăng lên trong
những năm gần đây. Người ta đã thống kê được 16 loại bệnh liên
quan đến các tác nhân sinh học gây ô nhiễm trong nhà như: viêm
mũi (Rhinitis), viêm xoang (simisitis), viêm tai (otilis), viêm phổi

(Pneumonia), hen xuyễn (Asthma), viêm kết mạc (conjuntitivis), viêm
phế nang (Alveolitis), sốt do máy làm ẩm (Humidifier Fever), bệnh

829
nấm viêm phổi phế quản (Bronchopulmonary Aspergillosis), viêm da
tiếp xúc (Contact Dermatitis), Eczema mẫn cảm (Atopic Eczema), mày
đay tiếp xúc (Contact Urticaria), hội chứng ẩm nhà cao tầng, dò ứng
(Allergy), phản ứng giả dò ứng (Pseudoallergic Reaction).
Các tác nhân gây ô nhiễm sinh học chủ yếu gây bệnh bằng cơ
chế truyền nhiễm, gây dò ứng và kích thích nhưng mức độ nguy hiểm
đến sức khỏe có khác nhau. Mặc dù có mối liên quan giữa liều lượng –
khả năng gây bệnh nhưng đối với các vi sinh vật trong nội thất,
người ta chưa xác đònh được liều lượng tuyệt đối hoặc người truyền
nhiễm.
Các bệnh truyền nhiễm do các loại vi khuẩn, virus gây ra như
bệnh cúm, sởi, bệnh thủy đậu và bệnh lao có thể lây lan trong nhà.
Thường thì chúng lây từ người này sang người khác qua tiếp xúc vật
lý. Lượng vi khuẩn dày đặc với sự tuần hoàn khí không tốt sẽ tạo
điều kiện lan truyền bệnh trong nhà. Một số vi khuẩn, virus phát
triển và lan truyền nhanh qua các hệ thống thông gió. Ví dụ như vi
khuẩn gây bệnh Legionnaire (viêm phổi do nhiễm khuẩn) – một bệnh
khá nghiêm trọng và đôi khi làm chết người, bệnh sốt Pontiac –
giống như bệnh cúm, đã lan truyền đi rất rộng bằng cách này.
Tốc độ lan truyền các vi sinh vật trong nhà phụ thuộc vào
nguồn hành vi của người (ví dụ hắt hơi và bắn nước bọt khi nói
chuyện) và tác dụng lan truyền lại phụ thuộc vào hệ thống thông gió,
hệ thống thanh lọc và tuần hoàn không khí. Khả năng mắc bệnh phụ
thuộc vào tuổi tác (đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi và người già trên 60
tuổi), các bệnh có sẵn khả năng miễn dòch của cơ thể, các bệnh nghề
nghiệp làm suy yếu hệ thống bảo vệ.

Ngoài tác hại gây bệnh, các vi khuẩn bám trên hệ thống thông
gió có thể giải phóng các chất độc như endotoxin gây các bệnh cấp
tính như sốt, đổ mồ hôi, đau cơ, viêm xoang, khó thở Nấm lại sản
sinh ra mycotoxin, hít thở phải sẽ bò ngộ độc cấp tính (bệnh này gọi
là mycotoxicosis). Bụi trong nhà sinh ra chất kích thích không đặc
hiệu nhưng gây dò ứng đến từng cá nhân. Các phản ứng nhiễm độc từ
các sinh vật gây ô nhiễm là những vấn đề về sức khỏe được nghiên

830
cứu và hiểu rõ nhất. Các chất độc có thể phá hủy trạng thái của các
cơ quan và các mô trong cơ thể, bao gồm gan, hệ thống thần kinh
trung tâm, bộ máy tiêu hóa và hệ thống miễn dòch.
Nấm mốc trong không khí trong phòng: Nấm mốc sinh ra ở
những nơi có độ ẩm quá cao, có thể xuất hiện ở trên đồ gỗ, tường đá,
nền nhà hoặc mặt tường phía ngoài ngôi nhà, trên thức ăn, giấy, vật
liệu cách ly… rồi dần dần gây ra sự mục rữa, thối nát. Chúng còn có
thể phát triển trên chất hữu cơ, ở những nơi mà hơi ẩm và oxy tồn
tại trong thời gian dài. Nấm phát triển mạnh ở nơi ẩm, tối và kín
gió. Chúng dễ dàng được tìm thấy ở những căn phòng kín, những kẽ
nứt ẩm và bay mùi mốc trong nhà tắm, sau lưng giấy dán tường trên
phần tường bò ẩm hay ngay cả trên trần nhà, ở những chỗ bò rỉ nước.
Vào mùa nóng và oi bức, nấm mốc có thể hình thành trên cả sách
báo, các chồng tạp chí, quần áo hay khăn tắm.
Vai trò của nấm mốc trong không khí nhà ở ngày càng được
quan tâm hơn khi các tác động của nó lên sức khỏe con người càng rõ
rệt, nhất là các phản ứng gây dò ứng. Khi các toà nhà hay các vật
liệu tích luỹ một lượng ẩm quá mức thì nấm mốc sẽ phát triển. Việc
loại trừ hoàn toàn nấm trong môi trường là không thể thực hiện được
nhưng kiểm soát sự phát triển của nó thì không khó.
Nấm được hình thành từ các bào tử mà mắt thường không thể

nhìn thấy được nếu không có thiết bò phóng đại hỗ trợ. Các bào tử
nấm di chuyển liên tục trong không khí trong và bên ngoài nhà. Khi
các bào tử bám vào một điểm có hơi ẩm, chúng bắt đầu phát triển.
Các bào tử này tiêu thụ bất cứ thứ gì để sống sót, vì vậy mà nó dần
dần phá hủy những thứ mà nó bám vào. Có rất nhiều loại nấm tồn
tại trong không khí. Hầu hết đều có khả năng gây bệnh. Nấm tạo ra
các chất gây dò ứng cho người và thậm chí là gây bệnh hen cho người
dò ứng với nấm. Một số khác tạo ra các độc tố mạnh hoặc các chất
kích thích. Như vậy bảo vệ sức khỏe con người là một lý do quan
trọng để ngăn ngừa và loại trừ bất cứ sự tồn tại nào của nấm mốc.
Khi nấm bắt đầu nở hoa, chúng nhanh chóng trưởng thành và
phát tán các bào tử trôi nổi ngoài không khí. Con người tiếp xúc và

831
hít các bào tử này vào cơ thể. Một số triệu chứng thường gặp như đau
đầu, khó thở, da bò kích thích, dò ứng và một loạt các triệu chứng của
bệnh hen. Những người nhạy cảm với nấm thì chỉ tiếp xúc với một
lượng nhỏ cũng đủ gây ra các trạng thái như hắt xì, chảy nước mắt,
ho, thở ngắn, choáng váng, tê liệt, sốt và các vấn đề về hệ tiêu hoá.
Sự phân loại và tính khắc nghiệt của các triệu chứng một phần
phụ thuộc vào hình thức xuất hiện của nấm mốc, vào phạm vi tiếp
xúc, tuổi, tính nhạy cảm của con người. Như vậy, những hiệu ứng đặc
biệt mà sự phát triển nấm gây ra có thể được tổng kết như sau: Gây
dò ứng như hắt xì, chảy mũi, đỏ mắt, nổi ban trên da; Bệnh hen tấn
công vào người bò dò ứng với nấm; Viêm phổi do dò ứng (cũng giống
như viêm phổi do vi khuẩn); Bệnh truyền nhiễm dễ tấn công vào
người có hệ miễn dòch yếu, dễ bò tổn thương.
Nấm tạo ra một loại độc chất được gọi là mycotoxin. Một số
mycotoxin bám lên bề mặt bào tử nấm, một số khác lại được tìm thấy
bên trong bào tử. Có hơn 200 loại mycotoxin được xác đònh từ những

loại nấm thông thường. Một số triệu chứng và bệnh được xem là do
mycotoxin gây ra là: sưng tấy màng nhầy, phát ban, buồn nôn, giảm
hệ thống miễn dòch, bệnh gan cấp tính và mãn tính, sự phá hủy hệ
thống thần kinh trung tâm cấp tính và mãn tính, ảnh hưởng tuyến
nội tiết và ung thư. Nhiều nghiên cứu khoa học đã làm sáng tỏ về sự
ảnh hưởng của mycotoxin lên sức khỏe con người. Vì vậy, cần phải
thận trọng để tránh những nhiễm độc do nấm và mycotoxins. Cách
phòng ngừa mạnh nhất sự phát triển của nấm cũng như đốùi với các vi
sinh vật là hãy khống chế được lượng ẩm trong nhà.
19.5. HỘI CHỨNG "BỆNH NHÀ CAO TẦNG"
19.5.1. Khái niệm
“Sick building” là thuật ngữ dùng để chỉ những toà nhà mà
người sống trong đó bò ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng không có một
nguyên nhân đặc hiệu nào và được gọi dưới tên chung là bệnh tật
liên quan đến nhà cửa (building related illness). Triệu chứng thể hiện
là cay mắt, mũi họng, kích thích đường hô hấp trên, nhức đầu, mệt
mỏi. Các triệu chứng này khiến người ta phải nghỉ việc, giảm năng

832
suất lao động. Các tòa nhà gây ra hội chứng này (sick building)
thường được xây dựng khoảng 10 năm về trước (ở Mỹ), kín, thông gió
cưỡng bức, và dùng máy điều hòa không khí, cửa sổ ít khi được mở ra.
Những nghiên cứu nguyên nhân làm các tòa nhà trở nên “độc
hại” như sau:
 Nhà quá kín, nói chung lượng không khí trong lành đi vào
các toà nhà này giảm xuống tối thiểu, do tiết kiệm năng lượng nên
để không khí tuần hoàn cưỡng bức.
 Sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí nhờ hệ thống cơ
học. Hệ thống này phân bổ các chất ô nhiễm phát sinh từ vật liệu và
các trang thiết bò ra toàn toà nhà. Nó có thể “ủ” và phát tán nấm

mốc, vi khuẩn, virút.
 Bố trí thông gió và thải khí không hợp lý. Việc thông gió có
thể đưa các chất ô nhiễm ngoài trời vào trong nhà. Ví dụ: thiết bò
thông gió bố trí gần đường phố đông người đi lại, bên cạnh các gara
đỗ xe Vò trí thiết bò thải khí bố trí không hợp lý, làm khí thải
không thoát được ra ngoài.
 Bố trí sai thiết bò phân phối gió. Các thiết bò khuếch tán khí
trời vào và khí thải ra lắp đặt tại trần nhà, tạo ra sự phân tầng và
đứt quãng dòng không khí tại trần, gây ra vùng không khí chuyển
động và tuần hoàn kém.
 Thiếu kiểm tra các điều kiện môi trường đối với từng cá
nhân. Mỗi người “phản ứng” với môi trường một khác. Khi thay đổi
môi trường có thể gây stress, khó chòu và các vấn đề sức khỏe khác.
 Dùng các vật liệu và trang thiết bò mới. Các vật liệu tổng
hợp, các trang thiết bò văn phòng hiện đại, các chất tẩy rửa, xi đánh
sàn có thể sinh ra nhiều chất kích thích, chất độc hại và bụi chứa
formaldehit, hydrocacnom, amin, ozon và các aerosol.
 Đèn huỳnh quang phát ra tia tử ngoại và có thể cung cấp
năng lượng cho các phản ứng quang hóa giữa các chất ô nhiễm, tạo ra
chất độc hại hơn.

833
 Sử dụng gara đỗ xe, nhà hàng và các khoảng không gian
khác như nơi đỗ xe, nhà hàng, câu lạc bộ, các cơ sở dòch vụ… ở xen
lẫn với nhà làm việc. Những cơ sở này có thể là nơi phát sinh các
sản phẩm phụ của sự cháy.
 Áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng. Các biện pháp
tiết kiệm năng lượng thường làm giảm tốc độ thông gió, và tăng tốc
độ tích tụ các khí độc vì hạn chế lượng không khí hút ra. Các bộ lọc
khí cũng giảm tốc độ không khí.

19.5.2. Tác động độc hại lên sức khỏe
Hội chứng ốm nhà cao tầng thường thể hiện ở mắt, đầu, mũi,
họng, ngực, da và sự mệt mỏi. Để xác đònh nguyên nhân, người ta so
sánh các triệu chứng ở người sống trong các văn phòng điều hòa
không khí và thông gió tự nhiên.
Bảng 19.5. Tác động độc hại môi trường văn phòng lên sức khỏe con người
Triệu chứng Văn phòng có điều hòa
không khí%
Văn phòng thông gió
tự nhiên%
Buồn ngủ 69,2 44,5
Mệt mỏi 68,0 52,4
Nhức đầu 67,2 50,5
Cay mắt 52,1 45,9
Mất tập trung 50,9 41,2
Cảm cúm 50,2 32,4
Họng loét 47,9 28,3
Kích thích mũi 45,5 26,5
Đau lưng 41,8 41,4
Hoa mắt 42,9 28,8
Đau cổ 41,2 39,1
Huyết áp 36,1 33,1
Khô da 29,9 16,7

834
Trầm cảm 25,1 25,2
Suy nhược 20,3 9,1
Buồn nôn 19,4 7,8
Viêm đường hô hấp 12,2 5,7
Tức ngực 9,8 6,8

Sốt 8,1 2.0

Theo những nghiên cứu, các triệu chứng nói trên thường xảy ra
trong văn phòng, nhà ở, bệnh viện do bụi, khí độc và các vi sinh vật.
Một số yếu tố đã xác đònh là: dư lượng chất tẩy rửa khô, bụi sợi thủy
tinh bảo vệ các đường ống, formaldehit tách ra từ vật liệu cách nhiệt
và cách ẩm, sự tạo ra sương mù quang hóa và các bệnh do các vi sinh
vật khu trú trong các trang thiết bò. Khói thuốc lá cũng liên quan đến
những triệu chứng này.
Gần đây tại các văn phòng đều trang bò máy vi tính và máy
photocopy. Người ta phát hiện chúng cũng là nguồn gây ô nhiễm và
có hại đến sức khoẻ. Máy vi tính có thể gây ra chứng mụn trứng cá,
bệnh chàm, nhức mắt… Sóng từ trường của máy có thể gây rối loạn
tiến trình thai nghén. Máy photocopy có bộ phận điện áp cao, phóng
điện trong không khí tạo thành ozon rất có hại đến sức khoẻ.
19.6. ĐỘC CHẤT TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN SINH HOẠT TRONG
NHÀ, VĂN PHÒNG
Các tiện nghi sinh hoạt như máy giặt, tủ lạnh, bếp gas, lò
viba, tivi và đặc biệt là máy vi tính đã đem lại cho con người rất
nhiều lợi ích, giúp con người tiết kiệm một lượng lớn thời gian để
làm các việc khác và có nhiều thời gian cho gia đình, cho mình, để
tăng kiến thức cho mình và tận hưởng cuộc sống. Tuy nhiên, đằng
sau sự tiện nghi đó là những tác hại kèm theo mà con người không
nhìn thấy mà cũng không để ý đã tác động đến con người một cách
dần dần, và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con người.


835
19.6.1. Máy vi tính
Máy vi tính là một trong những phát minh vó đại của thế giới,

nhờ nó mà con người đã giải quyết được những công việc mà trước đó
chỉ có trong mơ. Với hàng tỉ phép tính trong một giây, nó giúp con
người làm những công việc phức tạp một cách nhanh chóng và có độ
chính xác cao, giúp con người nghiên cứu vũ trụ bao la và thế giới vi
mô của các siêu vi, các hạt cơ bản và hỗ trợ trong công nghệ sinh học
thành lập nên các bản đồ gen. Một trong những thành công khác của
máy vi tính là làm cho con người trên toàn thế giới có thể liên lạc và
thông tin cho nhau qua mạng internet bằng lời nói, hình ảnh, âm
thanh, có thể hiểu biết hơn về thế giới, về con người và có thể làm
việc chung với nhau.
Nhưng cũng chính từ đó mà máy vi tính đã có thể có ở mọi nhà
và gây những tác động không tốt tới sức khỏe con người. Một trong
những tác hại về mặt sức khỏe là chứng mất ngủ khi sử dụng máy vi
tính thường xuyên. Theo các nhà khoa học tại Đại học Oxford (Anh)
thì không nên đặt máy vi tính trong phòng ngủ, một nghiên cứu trên
1000 người có máy vi tính trong phòng ngủ cho thấy, 2/3 số người
trên thường bò mất ngủ cả đêm trong khi 1/5 lại mất ngủ từ 2–5 giờ
ngủ mỗi ngày. Việc thiếu ngủ đã dẫn đến tình trạng yếu thể lực và
suy sụp về mặt tinh thần, ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như
hiệu quả công việc. Ngoài ra, làm việc nhiều giờ trên máy vi tính
cũng làm cho con người nhức mắt, đau đầu và với thời gian lâu dài sẽ
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
19.6.2. Máy photocopy
Máy photocopy được sử dụng dựa trên nguyên lý cơ bản: lợi
dụng điện áp xung điện cực cao để phóng điện, lợi dụng ánh sáng tác
dụng hình thành phần in kín để photo tài liệu. Khi sử dụng máy, đèn
thủy ngân cao áp hoặc tia lửa điện chứa một lượng lớn tia cực tím,
làm biến đổi oxy trong không khí thành ozon, là một loại khí cực
mạnh gây oxy hóa nitơ trong không khí, đồng thời tạo thành hợp
chất oxít nitơ. Những khí này có tác dụng kích thích rất mạnh đối


836
với khí quản, cơ quan hô hấp. Theo kết quả nghiên cứu, phản ứng của
cơ thể người đối với khí ozon rất nhạy cảm.
Khi làm việc thường xuyên trong môi trường có nồng độ ozon
10mg/m
3
(không có biện pháp bảo vệ), phổi sẽ bò tồn đọng một lượng
khí Ozon lớn dẫn đến bệnh sưng phổi nước nhiễm độc tính. Tuy nồng
độ Ozon trong môi trường bình thường thấp, nhưng những người tiếp
xúc với máy photo trong thời gian dài – tùy theo từng mức độ – sẽ bò
nhiễm bệnh về đường hô hấp như: mũi họng khô, khó thở, ho.
Nghiêm trọng hơn, ở những người này sẽ xuất hiện những bệnh lý
liên quan đến thần kinh (đau đầu, chóng mặt, giảm thò lực và khả
năng miễn dòch).
Ngoài ra, mực máy photocopy cũng có tác hại không nhỏ đối với
sức khỏe của con người. Có hai loại mực photo: mực nước và mực bột.
Mực bột được sản xuất từ nguyên liệu than đen đặc biệt. Oxit cacbon
thơm trong than đen không những có khả năng làm thay đổi kết cấu
của tế bào nhiễm sắc thể bình thường mà còn có thể gây ra bệnh ung
thư. Mực nước được làm từ mực bột hòa trộn với dung dòch oxit
cacbon. Dung dòch oxit cacbon dễ sôi ở nhiệt độ thấp, dễ bốc hơi, nếu
điều kiện thông gió trong phòng không tốt, bụi than đen sẽ bám lại
trong phòng làm tăng nguy cơ gây bệnh cho người làm việc với máy
trong thời gian dài.
19.6.3. Lò vi ba (Microwave)
Công dụng chính của lò vi ba chỉ dùng để hâm nấu thức ăn và
giải đông (defrost). Hiện nay có loại lò vi ba có thêm chế độ nướng,
nhưng phải đọc kó hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nhược điểm lớn
nhất của lò vi ba là sử dụng dụng cụ để nấu, không được dùng bất kỳ

vật dụng nào bằng kim loại để hâm nấu. Nó đặc biệt nguy hiểm khi
dùng phalê để nấu, nhất là loại pha lê có lượng chì cao và gây độc. Khi
dùng sứ hay nhựa mà có chứa chì cũng sẽ gây hại cho sức khoẻ.
19.6.4. Bức xạ điện từ
Những thiết bò được lắp vào ổ cắm điện, chạy pin hoặc chạy ắc
quy như tủ lạnh, máy pha cà phê, điện thoại di động, lò vi sóng, bếp
điện, máy sấy tóc, ti vi, máy vi tính đều sinh ra các bức xạ điện từ.

837
Các bức xạ điện từ làm giảm hệ miễn dòch, tác động tới hệ nội tiết,
đặc biệt có thể làm sảy thai, đẻ non, gây dò tật bẩm sinh cho thai nhi
khi mẹ chúng tiếp xúc nhiều với bức xạ điện từ trong thời gian mang
thai. Người ta đã xác đònh được rằng trường điện từ quanh máy vi
tính và máy thu hình có phạm vi tương tự hình số 8 mà nửa trên
hình số 8 là ở trước màn hình, nửa dưới ở sau máy.
Đường kính của các vòng tròn đó là chừng 50 cm. Vì vậy, máy
thu hình và máy tính nên để cách nhau tối thiểu 1m để trường điện
từ của chúng không bò chồng lên nhau, hạn chế gia tăng nguồn bức
xạ do các thiết bò điện để gần nhau. Các thiết bò sinh hoạt khác có
bức xạ ngắn hơn và không biểu hiện rõ ràng. Vì vậy, có thể đặt
chúng cách nhau khoảng 70 cm.
Theo tiến só y học Iu.P.Palsev, Trưởng khoa Bức xạ điện từ
(BXĐT), Viện Y học lao động Nga, các thiết bò điện sinh hoạt như
máy giặt, máy làm bếp bức xạ thấp nhờ đã được bọc vỏ thép. Tuy
vậy, vẫn nên hạn chế tiếp xúc với chúng, nhất là khi có mang. Đặc
biệt không nên mở tất cả các máy khi đang ở trong một căn phòng.
Dùng máy sấy tóc nên để cách đầu người càng xa càng tốt.
Máy tính và máy thu hình gây BXĐT mạnh vì hoạt động của
ống hình. Khi xem phim cần giữ khoảng cách gấp 5 lần đường chéo
của màn hình. Riêng máy tính, phụ nữ đang mang thai nên hạn chế

sử dụng.
Nhiều người tin tưởng vào những tấm kính bảo vệ màn hình
máy tính hoặc bày cây xương rồng trong phòng có nhiều thiết bò điện
sẽ giảm tác hại của BXĐT. Thực tế, kính bảo vệ không đủ sức ngăn
bức xạ, còn cây xương rồng cũng như các loài thực vật khác đã được
gán cho khả năng phi thường mà chúng hoàn toàn không có.
Điện thoại di động khi hoạt động gây bức xạ rất mạnh, kể cả
ở chế độ chờ. Những thí nghiệm trên động vật cho thấy hệ miễn dòch
bò giảm khi có bức xạ trường điện từ của điện thoại di động. Vì vậy,
tốt nhất nên để điện thoại ở túi xách chứ không đeo ngang thắt lưng,
để trong túi quần hoặc đeo trước ngực.


838
19.6.5. Khăn lạnh
Khăn lạnh được dùng trong các bữa ăn ngoài các quán ăn là
một loại tiện nghi rất tốt nhờ sự thơm tho, trắng tinh, mát lạnh;
người ta lau tay, cổ, phủ lên đầu để giải nhiệt và tận dụng hết mọi
khả năng của nó. Không chỉ thế, khăn ăn còn được dùng để lau giày
sau một ngày gió bụi ngoài đường hay một số vò sau chầu nhậu quá
đà dùng khăn ăn để chứa những thứ vừa nạp vào. Nhân viên trong
quán dùng khăn của người vừa ăn xong để lau bàn cho khách hàng
vừa bước vào, nhà bếp thì dùng để lau chén đũa, ly tách.
Không như nhiều thực khách nghó đơn giản rằng khăn ăn chỉ
được dùng một lần, sau đó bỏ đi. Ngược lại, một chiếc khăn bao giờ
cũng được quay vòng, dùng đi dùng lại cho đến khi không thể ráng
thêm được nữa. Thông thường, sau một, hai ngày, các cơ sở làm khăn
sẽ cho người đi thu gom tất cả khăn đã dùng về, rồi tái sản xuất để
tái sử dụng lại. Vì vậy ở nhiều hàng quán, nhân viên thường không
cho khách mang khăn đã sử dụng về, mặc dù họ đã phải trả tiền cho

nó. Sau khi gom về, khăn bẩn được đổ đống vào một thau lớn, người
giặt đứng vào đấy, dùng chân ra sức đạp cho đến khi nước trong thau
chuyển sang màu nhờ nhờ đen. Xem như đã giặt sạch, đống khăn này
được xả lại qua hai lượt nước. Sau đó thì phơi khô, làm ẩm, tẩm
hương thơm, đóng gói, ướp lạnh và đến tay thượng đế. Với những
khăn quá bẩn sẽ được ngâm thuốc tẩy cho đến khi trắng tinh trở lại.
Phần lớn các cơ sở đều tái sản xuất khăn theo cách này, chỉ một số
rất ít có trang bò máy giặt, máy sấy đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh.
Theo bác sỹ Hải Hà chuyên ngành da liễu thì trên những chiếc
khăn lạnh trắng tinh ấy là hàng loạt các loại vi khuẩn gây bệnh cho
da và đặc biệt nguy hại với người có làn da nhạy cảm. Vì qua tay rất
nhiều người, lại được giặt không sạch và luôn luôn trong tình trạng
ẩm ướt, khăn lạnh là môi trường nuôi vi khuẩn rất tốt.
Thường thì các hàng quán gom khăn ăn bẩn lại rồi để đấy, vài
ngày sau mới có người đến thu về. Không được giặt ngay, các loại
thức ăn, men bia rượu trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi.
Các loại bột giặt rẻ tiền mà những cơ sở nhỏ thường dùng chỉ diệt
được một số ít vi khuẩn thông thường, còn những loại nấm như hắc
lào, tổ đỉa, eczema, lang ben hay các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp
thì phải có hóa chất riêng mới tiêu diệt được. Tuy nhiên hiện nay, chỉ

839
một vài cơ sở lớn mới đầu tư hệ thống tẩy trùng, hấp sấy, hóa chất
diệt khuẩn đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh để làm sạch khăn lạnh đã
qua sử dụng.
Theo bác sỹ Hà thì phần lớn mọi người không nhận biết được
mức độ nguy hiểm khi sử dụng khăn ăn. Mọi người vô tư dùng nó, tận
hưởng sự sảng khoái mà nó mang lại trong mùa hè nóng bức, thậm
chí nhiều người còn mua về ướp sẵn trong tủ lạnh để khi về đến nhà
thì có sẵn một chiếc khăn thơm mát để dùng, hay bỏ trong cặp cho

con trẻ dùng thay khăn mùi soa khi đi học. Trắng tinh, tươi mát,
khăn lạnh vô tình trở thành một mối nguy hiểm cho sức khỏe các
thượng đế. Càng nguy hại hơn khi việc dùng khăn lạnh đã trở thành
thói quen dễ chòu của hầu hết mọi người.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá tiêu chuẩn an toàn vệ sinh
trong lónh vực này hiện đang bò các cơ quan chức năng bỏ ngỏ. Những
đợt kiểm tra của các cơ quan chức năng thường tập trung vào những
cơ sở sản xuất thực phẩm, giết mổ gia súc mà quên mất thò trường
khăn ăn. Điều này đã góp phần để nhiều cơ sở không tuân thủ các
quy đònh an toàn vệ sinh trong quá trình sản xuất khăn lạnh. Khăn
giấy, dù không mát mẻ, thơm tho nhưng xem ra vẫn an toàn hơn so
với những chiếc khăn lạnh được tái sản xuất quá sơ sài, cẩu thả.
19.6.6. Khẩu trang
Từ khi xuất hiện bệnh viêm phổi cấp (SARS) người ta đổ xô
nhau đi mua khẩu trang về và mang nó suốt ngày với hy vọng là sẽ
ngăn cản được con vi rút quái ác chưa có thuốc trò. Việc mang khẩu
trang cho người bệnh là hoàn toàn hợp lý vì ít ra cũng giảm được
lượng vi trùng gây bệnh vào môi trường xung quanh, ngoài các biện
pháp quản lý bệnh nhiễm trùng. Những người tiếp xúc gần bệnh
nhân như nhân viên y tế, người nhà đến thăm, là những đối tượng có
nguy cơ phơi nhiễm lớn tiếp xúc cao, cũng nên đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, chúng ta không nắm hết được các nguyên tắc sử
dụng khẩu trang và mặt nạ, thì lợi bất cập hại, có khi chúng ta bò
nhiễm bệnh vì chính cái khẩu trang của chúng ta. Khẩu trang phải
được giặt hàng ngày, nếu không hàm lượng vi khuẩn tích tụ và sinh
sản ngày càng tăng sẽ gây tác động ngược cho con người.

840
19.7. Ô NHIỄM DO TIẾNG ỒN TRONG NHÀ
Tiếng ồn là những âm thanh không mong muốn. Người ta

thường xếp tiếng ồn vào ô nhiễm không khí vì không khí là môi
trường dễ lan truyền tiếng ồn đến tai con người và nếu vượt quá
ngưỡng xác đònh sẽ gây hại đến sức khoẻ.
Những âm thanh phát ra từ tủ lạnh, quạt, máy điều hòa, lò
sưởi không vô hại như người ta tưởng. Việc phải nghe thường xuyên
những âm thanh này có thể làm giảm khả năng nghe của trẻ em,
khiến trẻ có nguy cơ chậm biết nói. Đó là kết quả một nghiên cứu
mới của Đại học California (Mỹ). Các nhà khoa học giải thích, những
tiếng ồn trên sẽ át đi giọng nói của người lớn, vốn là yếu tố rất quan
trọng trong việc giúp trẻ nhanh biết nói; bởi khả năng nhận biết
ngôn ngữ của trẻ chủ yếu dựa trên việc "nghe lỏm" những gì người
lớn nói với nhau. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng khuyến cáo cha mẹ
nên chú ý đến những tiếng ồn nhất thời như tiếng nhạc lớn, tiếng còi
xe. Những âm thanh này khiến cho tế bào thần kinh thính giác của
trẻ bò kích thích quá mức, dẫn đến tình trạng giảm khả năng nghe.
Cục Lao động Mỹ đã đưa ra các tiêu chuẩn cho phép về tiếng
ồn, thể hiện sự liên quan giữa thời gian tiếp xúc với tiếng ồn và nguy
cơ bò suy giảm thính lực như sau:
Bảng 19.6. Tiêu chuẩn về tiếng ồn của Mỹ tại các khoảng thời gian
tiếp xúc
Thời gian tiếp xúc
(giờ/ngày)
Cường độ tiếng ồn cho phép (dBA)
8 90
6 92
4 95
3 97
2 100
1,5 102
1 105

0,5 110
<0,25 115
Ô nhiễm âm thanh trong nhà cũng đáng kể. Trước hết, ở các
Thành phố nhà gần đường có lưu lượng xe cộ quá đông, lại không có

841
phương tiện cách âm, nên những âm thanh ngoài phố xâm nhập vào
trong nhà ở mức độ cao. Một trong những sở thích của thanh niên
hiện nay là nghe nhạc ở cường độ âm thanh rất cao mà những người
trong nhà phải chòu đựng. Âm thanh ở những làng nghề, đặc biệt là
nghề cơ khí với máy đột dập bố trí ngay trong nhà, có những thời
gian không kể giờ giấc gây hậu quả xấu đến sức khoẻ.
Tiếng ồn có thể có hại đến thính lực ở ba dạng: chuyển ngưỡng
(nghe) tạm thời, chuyển ngưỡng lâu dài và chấn thương thính giác.
Chuyển ngưỡng tạm thời là giảm thính lực trong một thời gian ngắn
và có thể hồi phục sau vài phút, vài giờ, đặc biệät có trường hợp đến
hai tuần. Chuyển ngưỡng lâu dài là không có khả năng phục hồi được
nữa. Chấn thương thính giác thường là thủng màng nhó và gãy xương
tai giữa. Các tác hại đến thính giác thường liên quan đến các yếu tố
như áp suất âm, thời gian tác dụng của âm, những đặc trưng tần số
âm, khả năng cảm nhận của từng người, khả năng chòu đựng các tần
số đặc biệt… Như vậy theo lý thuyết, người ta có thể chòu đựng được
sự tiếp xúc trung bình với tiếng ồn 90dB, 8 giờ/ngày, 5 ngày/tuần mà
không bò giảm thính lực một cách đáng kể. Tăng cường độ âm, thời
gian tiếp xúc để không bò giảm thính lực. Cứ tăng 5dB thì thời gian
tiếp xúc lại giảm đi một nửa. Thường ngày trong nhà, các tiếng ồn ít
tác động đến sức khoẻ, song nó cũng có thể làm người ta khó ngủ
hoặc ảnh hưởng tới sự thư giãn, nghỉ ngơi. Tiếng ồn trong nhà
thường chỉ là đài phát thanh, ti vi, tiếng chó sủa, tiếng trẻ em đùa
giỡn, la hét hoặc tiếng xe cộ từ ngoài đường, trừ trường hợp nhà ở

gần khu công nghiệp, đường tàu, sân bay, đường cao tốc …
19.8. ĐỘC CHẤT TỪ CÁC THỰC PHẨM NHIỄM ĐỘC TRONG BẾP
(Xem thêm chương 13)
Thực phẩm là một thứ không thể thiếu đối với con người trong
mỗi nhà. Nhưng qua con đường thực phẩm các chất độc xâm nhập vào
cơ thể và gây cho con người nhiều loại bệnh tật khác nhau, có thể
ngộ độc ngay và cũng có thể tích lũy dần gây nên các chứng bệnh
khác nhau và gây ung thư.


842
19.8.1. Ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn có trong nhà
Staphylococcus aureus: Vi khuẩn này nhiễm vào thực phẩm sẽ
tạo ra chất độc. Chất độc thấm vào thực phẩm và có khả năng chòu
được độ nóng rất cao. Thực phẩm được nấu sôi trong thời gian ngắn
không đủ để phá hủy chất độc. Khi ăn nhầm một ít chất độc này,
màng ruột có thể bò sưng lên lập tức và hậu quả là ói mửa, tiêu chảy.
Clostridium perfringens: Ăn nhầm lương thực bò nhiễm khuẩn,
vi khuẩn sẽ tạo ra chất độc trong đường ruột. Sau khoảng 8 đến 20
tiếng đồng hồ người bò ngộ độc sẽ ói mửa, đau bụng quặn, tiêu chảy.
Sau một ngày thì triệu chứng sẽ giảm đi.
Bacillus cereus: Triệu chứng trúng độc của loại vi khuẩn này
cũng tương tự như của loại Clostridium perfringens
Clostridium botulinum: Loại vi khuẩn này sản xuất chất độc
trong lương thực. Sau khi ăn nhầm lương thực có chất độc, chất độc
sẽ đi thẳng vào máu và phá hoại hệ thống thần kinh. Người bò trúng
độc bò hoa mắt, khó nuốt, khó thở. Chất độc loại A của vi khuẩn này
là một trong những chất độc mạnh nhất trong thiên nhiên ! Chỉ cần
một lượng khoảng 0,00000001 g thôi là có thể gây chết người !
Vi khuẩn và các loại thực phẩm:

 Salmonella – cẩn thận đối với các loại thức ăn có chứa
trứng. Khoảng ¾ các vụ ngộ độc bởi salmonella là từ các thực phẩm
có chứa trứng sống, phần lớn từ các bữa ăn của các nhà bếp lớn (nhà
thầu cơm). Salmonella cũng thường tìm thấy trong thòt bằm, gà vòt và
cá. Salmonella có thể gây cho người bò ngộ độc tình trạng sốt, thổ, tả
từ hai đến tám ngày liên tiếp. Trong trường hợp nặng có thể chết
người (Thời gian phát bònh 1– 2 ngày)
 Clostridium – Botulism – cẩn thận với những đồ hộp méo
mó, phình lên. Ít xảy ra, thế nhưng có thể dẫn đến chết người. Loại
vi khuẩn này thường hay có trong các đồ hộp không được khử trùng
đúng nhiệt độ và thời gian, trong thòt khói, cá khói. (Thời gian phát
bệnh từ hai tiếng đến sáu ngày).

843
 Histamine – Cẩn thận đối với cá ươn. Histamin là chất
thải của vi sinh vật, thường có trong các loại cá ươn. Ngộ độc sẽ dẫn
đến tình trạng ói mửa, tim bò nhồi.
 Toxoplasmosis – Tuyệt đối không nên ăn thòt sống, thòt
tái (phở bò tái !!) trong thời kỳ thai nghén. Bệnh này được
truyền bởi một loại ký sinh trùng trong các loại thòt sống và thòt
chưa chín kỹ (tái). Bệnh này rất nguy hiểm trong thời kỳ thai nghén:
hậu quả là có thể sinh sớm, dò thai. Người lớn thường không bò
nhiễm bònh.
19.8.2. Ngộ độc thức ăn do khuẩn Salmonella
Loại vi khuẩn này sống trong phủ tạng của gia cầm, gia súc và
tràn vào thòt khi những con vật này bò mổ. Chúng cũng có mặt ở
phân và dễ dàng "đột nhập" vào trứng gia cầm qua những lỗ nhỏ li ti
ở vỏ. Salmonella là một trong những thủ phạm chính gây ngộ độc
thực phẩm vào mùa hè.
Những thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thòt, cá, trứng, sữa, sò,

hến rất dễ bò nhiễm salmonella trong quá trình chế biến, bảo quản,
vận chuyển nếu không bảo đảm vệ sinh. Các thống kê dòch tễ học cho
thấy, các ca ngộ độc do thức ăn nhiễm khuẩn salmonella xảy ra lẻ tẻ
quanh năm và tăng mạnh từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm. Đây là
lúc tiết trời nóng bức, vi khuẩn sinh sôi nảy nở rất nhanh, ruồi
nhặng, gián cũng hoạt động mạnh; sức đề kháng của cơ thể lại giảm
sút, rất dễ nhiễm bệnh.
Thông thường, 12–24 giờ sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm
khuẩn (có khi nhanh hoặc chậm hơn), bệnh nhân thấy đau bụng,
buồn nôn, rồi nôn mửa, đi ngoài phân lỏng, nhức đầu, nôn nao, khó
chòu, ra mồ hôi, mặt tái nhợt, sốt 38–40 độ C trong 2–4 ngày (có
trường hợp sốt lâu hơn). Những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi sau
khi nôn hết thức ăn hoặc sau vài ba lần tiêu chảy, chỉ cần bù nước và
chất điện giải. Đối với những trường hợp nặng (nhất là với các em
nhỏ, các cụ già), cần dùng thêm kháng sinh theo chỉ dẫn của thầy
thuốc. Do nôn nhiều, tiêu chảy nhiều, bệnh nhân bò mất nước, mất
muối nghiêm trọng nên có thể thấy mệt lử, mắt trũng, chân tay lạnh,

844
vật vã, li bì, mê sảng Khi đó, cần nhanh chóng chuyển đến bệnh
viện để điều trò. Để phòng nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn salmonella,
khi giết mổ súc vật, tuyệt đối không để phân, lông dây vào thòt và
các phủ tạng khác. Lòng phải làm kỹ, rửa sạch, không để lẫn với
thòt, phải luộc kỹ và ăn ngay, không nên để dành. Không ăn tiết
canh, thòt tái Thức ăn dự trữ hoặc còn thừa phải được nấu lại trước
khi ăn. Cần cảnh giác với những món nguội như thòt đông, pa tê, giò,
chả vì chúng rất dễ bò nhiễm khuẩn. Nếu có điều kiện, nên cất giữ
thực phẩm trong tủ lạnh. Với thức ăn để dành, sau khi nấu chín, để
nguội, nhớ cho vào tủ lạnh ngay, chậm nhất là 4 giờ sau khi nấu
xong. Thức ăn chín đã lấy ra khỏi tủ lạnh thì phải ăn ngay, không để

quá 4 giờ. Người đang bò một bệnh nhiễm khuẩn không nên tiếp xúc
trực tiếp với thực phẩm (chuẩn bò, chế biến, nấu nướng).
19.8.3. Ngộ độc thực phẩm bởi nấm mốc, vi nấm
Điều tra của Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM trên 40 mẫu
hạt có dầu và các sản phẩm có liên quan như lạc, vừng, cà phê hạt,
đậu phộng da cá, hạt điều rang, dầu ăn, bột dinh dưỡng cho thấy
hàm lượng Aflatoxin (một chất có khả năng gây ung thư) trong lạc
loại 2 cao hơn tiêu chuẩn 263 lần, còn trong kẹo lạc thì vượt tiêu
chuẩn 138 lần. Các loại bột dinh dưỡng cũng có nhiễm Aflatoxin.
Các loại đậu như đậu phộng hoặc sản phẩm từ bột ngũ cốc
(bánh mỳ) nếu bò mốc nên vứt bỏ. Chất độc của mốc có thể phá hoại
gan, thận, tim, thần kinh, tế bào da , có khả năng dẫn đến ung thư
(gan, thận). Trong trường hợp thai nghén có thể dẫn đến dò thai
Vào năm 1711, lần đầu tiên người ta ghi nhận bệnh do ăn phải
nấm mốc Claviceps purpurae với các triệu chứng co giật ảo giác, hoại
thư cuối chi Gần 300 năm trôi qua, độc tố vi nấm vẫn không ngừng
gây ra những tổn thất về tính mạng cho sức khỏe con người.
Aflatoxin có thể gây chết người. Nhiều nấm mốc sinh độc tố khác
cũng gây hại cho sức khỏe của người hay con vật ăn phải chúng. Các
độc tố thường gặp trong thực phẩm là Aflatoxin và Fumonisin. Đây là
những độc tố cực kỳ nguy hiểm bởi chỉ với một liều lượng nhỏ 0,35–
0,5 mg/kg cũng có thể gây chết người. Khi vào cơ thể, độc tố này còn

845
tạo thêm 7 loại độc tố khác nhau nữa và có thể gây tử vong ngay nếu
cả 7 loại này cùng phát huy tác dụng. Triệu chứng ngộ độc chung cho
các loại độc tố vi nấm là:
a. Cấp tính
– Nhiễm độc thần kinh: co giật, liệt, rối loạn vận động.
– Tổn thương ở thận.

– Xuất huyết hoại tử và thoái hóa mỡ ở gan.
b. Mãn tính: xơ gan và ung thư gan.
Aflatoxin thường có trong loại thực phẩm nào? Aflatoxin thường
hiện diện trong các loại hạt có dầu như lạc, đậu nành, hạt điều, hạt
hướng dương, vừng, kẹo lạc, kẹo hạt, điều, lạc muối, lạc rang hay
trên các loại hạt ngũ cốc, bột dinh dưỡng, thức ăn gia súc có nguồn
gốc từ hạt ngũ cốc Aflatoxin rất khó bò phân hủy bởi nhiệt độ cao
hay hóa chất; không những thế nó còn có thể tích lũy trong cơ thể
người và động vật. Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do ăn phải độc
tố của vi nấm, cần áp dụng các biện pháp đề phòng sau đây:
– Không mua và ăn các loại hạt đã bò mốc như: lạc, đậu nành,
gạo, ngô
– Không được đãi, rửa các hạt mốc để sử dụng trở lại vì độc tố
vẫn còn lại bên trong các hạt.
Ngoài ra còn có nấm Aspergillus flavus: Loại nấm mốc này sản
xuất chất độc aflatoxin và chất độc lan truyền ra chung quanh. Khi
nấm mốc mọc trên lương thực, chất độc sẽ thấm vào lương thực.
Lượng chất độc vào khoảng 10 mg sẽ làm cho gan ngừng hoạt động
và dẫn đến chết người!
19.8.4. Độc chất trong thực phẩm do hóa chất
Có một thời, cuộc khủng hoảng foocmon trong bánh phở đã làm
cho giới ghiền món ẩm thực này lo lắng và mất hứng thú khi thưởng
thức. Vậy foocmon là gì? Hàn the là gì? Tác hại của chúng trên cơ thể
người ra sao?


846
19.8.4.1. Độc chất foocmon trong thực phẩm
Đây là một chất hữu cơ rất độc, được sản xuất rộng rãi trong
công nghiệp tên khoa học là formaldehit. Vì có tính sát trùng cao nên

foocmon được sử dụng để diệt khuẩn, đồng thời làm dung môi bảo vệ
các tổ chức, các cơ quan nội tạng cơ thể, nên trong y học người ta
thường dùng để ướp xác. Foocmon dễ dàng kết hợp với các protein (là
thành phần chủ yếu trong thực phẩm) tạo thành những hợp chất bền,
lâu bò phân hủy. Người ta lợi dụng tính chất này để bảo quản các loại
thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên cơ thể người nếu tiếp xúc với
foocmon dù nhiều hay ít trong một thời gian dài đều bò ảnh hưởng
nghiêm trọng: nhẹ thì gây kích thích niêm mạc mắt, rối loạn tiêu
hóa, chậm tiêu, gây loét dạ dày, viêm đại tràng, còn nặng thì gây
kích thích đường hô hấp trên, có thể bò ngạt thở nếu hít phải ở nồng
độ 1/20,000 trong không khí, nếu tiếp xúc lâu dài hay với hàm lượng
cao sẽ dẫn đến tử vong hay làm gia tăng tỷ lệ ung thư vòm hầu và
ảnh hưởng đến thai nhi (đối với người đang có thai).
19.8.4.2. Độc chất Hàn the trong thực phẩm
Cùng với foocmon, hàn the cũng là một chất hóa học có tên
triborat natri, không màu, dễ tan trong nước, có tính sát khuẩn
nhưng rất độc. Khi vào cơ thể hàn the chỉ bò đào thải khoảng chừng
80%, còn lại sẽ tích tụ trong người vónh viễn, vì vậy nếu sử dụng hàn
the ít trong một thời gian dài cũng nguy hiểm như dùng nhiều hàn
the trong một lần. Triệu chứng dễ nhận biết là: rối loạn tiêu hóa,
chán ăn, mệt mỏi khó chòu. Với trẻ em hàn the gây suy dinh dưỡng,
chậm phát triển trí não. Ngoài ra hàn the còn làm tổn thương các tế
bào gan, teo tinh hoàn và là một trong những tác nhân gây ung thư.
Mặc dù độc hại nhưng một số người do vô ý, thiếu hiểu biết hay
cố tình vì lợi nhuận vẫn cho thêm hai hóa chất này (foomon và hàn
the) vào các loại thực phẩm cần có độ giòn, độ dai, khó bảo quản như:
bánh phở, hủ tiếu, nem, chả, dưa chua. Để ngăn ngừa việc sử dụng
ngày càng nhiều các độc chất trong thực phẩm hàng ngày, đòi hỏi
phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất, các cơ quan chức
năng với truyền thông đại chúng, bằng cách: giáo dục, nâng cao trình


847
độ hiểu biết trong dân nhằm bỏ thói quen dùng hóa chất trong thực
phẩm hàng ngày; tăng cường kiểm tra các cơ sở sản xuất và có biện
pháp mạnh đối với những trường hợp vi phạm.
19.9. ĐỘC HẠI CỦA MỘT SỐ CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
DÙNG TRONG CÁC SẢN PHẨM TẨY RỬA GIA ĐÌNH
19.9.1 Giới thiệu
Trong hầu hết các gia đình, công sở đều dùng xà bông, bột giặt,
các chất tẩy rửa nói chung. Chúng là một số chất sau:
Ankylbenzen sulfonat (ABS): ABS nhánh; ABS thẳng
Parafin sulfonat (SAS: secondary alkyl sunfonat): Hiện nay,
các sản phẩm này chưa được sử dụng trong các thành phần bột giặt vì
giá bán tương đối cao. Vì chúng có khả năng phân giải sinh học cao.
Alkyl ete sunfat (LES). Loại chất này thường được sử dụng
trong các công thức lỏng (nước rửa chén, dầu gội đầu…). Công thức
hóa học của chúng như sau:
R—O—( CH
2
—CH
2
—O)
n
—SO
3


Các sulfosuccinat: Đó là các bán este của axit succinic có hai
nhóm carboxilic và sulfonic. Các sulfosuccinat rất nhẹ đối với da.
Chúng được sử dụng để sản xuất những chất tẩy rửa lỏng. Do có

mang một nhóm este, chúng rất nhạy cảm với sự thủy phân, yêu cầu
phải có pH = 6÷8
Các ankyl iseathionat: Các dẫn xuất được bán dưới nhãn hiệu
HeO S3390–2 hoặc GAF. Chúng có những đặc tính giống như các
sulfasuccinat về tác động nhẹ lên da và sự ổn đònh (sự thủy phân).
Tuy nhiên, vì sự hòa tan kém trong nước lạnh nên chúng được ứng
dụng chủ yếu trong các kem hoặc sản phẩm lỏng sệt và xà bông tắm.
Metyl este sulfonate (MES): Chất hoạt động bề mặt này đã
được nghiên cứu trong những năm 60, nhưng với giá thành cao vì
dùng mỡ bò làm nguyên liệu. Hiện nay, với dầu cọ, giá cả trở nên
cạnh tranh hơn.

848
Các xà bông: Ở Châu Âu, xà bông chỉ được dùng như tác nhân
chống bọt. Chúng được sử dụng vào các sản phẩm tẩy rửa dạng lỏng
hoặc gel tắm có gốc xà bông. Tại các nước đang phát triển, chúng
thường được sử dụng trong mọi việc.
Các sulfat diglycolamit: Những thuận lợi của sản phẩm là
khả năng tạo bọt và đặc tính phân tán xà bông canxi. Chúng cũng
cho những cảm giác trên da như những công thức có gốc xà bông. Các
sulfat diglycolamit ổn đònh trong dung dòch nước và có thể được dùng
trong các dầu gội đầu
N–axyl aminoaxit: Các muối N–axyl aminoaxit có khả năng
tạo bọt tốt và có tính tẩy rửa. Chúng tan trong nước cứng dễ dàng
hơn xà bông và không làm tấy da.
Các polyoxyetylen carboxylat: Các dẫn xuất ấy có những đặc
tính tẩy rửa nhẹ và khả năng phân tán xà bông khi ở số lượng cao.
Chúng rất dễ xả và tan ở pH thấp.
19.9.2. Độc tính của những chất tẩy rửa dùng trong nhà
a. Độc do hoạt hóa các chất có trong mỹ phẩm, xà bông bột giặt

Những độc tính của hóa chất mỹ phẩm liên quan đến:
 Những tác dụng tại chỗ: kích thích da, phản ứng dò ứng, đi
vào dưới da
 Những tác dụng có hệ thống: cấp tính và mãn tính
 Những rủi ro tiềm tàng như: đột biến gen, độc bào thai, gây
ung thư
 Các nguy cơ này liên quan đến cả công nhân phơi nhiễm với
nguyên liệu tại nơi chế biến, và những người tiêu dùng sử dụng sản
phẩm. Ba loại phơi nhiễm là:
 Tiếp xúc với da hay mặt (phơi nhiễm tại xưởng chế tạo hoặc
tiếp xúc với dung dòch giặt giũ đối với bà nội trợ hoặc với những chất
còn tồn lưu trên quần áo)
 Nuốt (thường là tai nạn, thường là đối với trẻ em)
 Hít phải (ở xưởng sản xuất hoặc là khi sử dụng)

849
b. Các chất hoạt động bề mặt
Có thể có những tác động qua lại giữa những phân tử hoạt động
bề mặt và những cấu trúc sinh học như protein, enzym, màng tế bào.
Protein tạo thành những phức hợp hấp thu với những cationic cũng
như với những anionic. Những phức hợp này gây ra sự thoái hóa
protein. Trong những trường hợp này các enzym có sự giảm hoặc mất
hoạt động, do đó có sự biến đổi về biến thể cơ bản. Việc nuốt phải
những chất hoạt động bề mặt tương đối không nặng vì chúng biến
thể rất nhanh: các anionic và chất không ion (NI) biến thể rất nhanh
còn các anionic thì chậm hơn. Không có sự lắng đọng dồn lại trong cơ
thể. Những tác hại do chất hoạt động bề mặt gây ra:
 Tác động trên mắt: mắt nhạy cảm hơn da, nhưng thông
thường một vấn đề quan trọng chỉ có thể xảy ra ở mắt khi mắt bò
phơi nhiễm lâu với một nồng độ cao chất hoạt động bề mặt không

được theo dõi, và cần phải rửa ngay mắt bằng nhiều nước lạnh.
 Nhiễm độc cấp đường miệng bởi những chất hoạt động bề
mặt là rất yếu.
 Không một tác động gây ung thư nào được làm sáng tỏ, kể cả
nhiễm độc đường uống trong thời gian dài và phơi nhiễm da lâu dài.
Muốn giảm tác động âm tính của các anionic trên da như làm
khô, kích thích da, người ta có thể thêm những chất hoạt động bề
mặt lưỡng tính và những Zwitterionic trong thuốc giặt dạng lỏng. Các
hợp chất này mang điện tích dương phối hợp dễ dàng với những
anionic và như vậy ngăn cản sự hấp thu các chất này ở trên da.
c. Chất độc phát sinh từ vật liệu xây dựng
Những chất xây dựng quan trọng nhất được sử dụng là các
phosphat, zeolit và NTA. Các chất này không độc, nhưng nuốt nhiều
có thể gây ra những vấn đề do pH quá cao trong dung dòch đậm đặc.
Những nghiên cứu độc tính rất nghiêm chỉnh đã được thực hiện trên
zeolic. Việc nuốt vào không gây vấn đề độc tính cấp. Nó cũng không
gây ung thư. Việc tiếp xúc vào mắt cũng không thấy nguy cơ gì so với
vật lạ vào mắt như bụi. NTA có một tác dụng nhỏ trên da khi thường

850
tiếp xúc với sản phẩm, nhưng người ta có thể nói rằng nó không
nhạy cảm. Hít và nuốt phải nó gây ra nhiễm độc nhẹ.
d. Enzym
Các enzym sử dụng trong bột giặt không gây ra những vấn đề
về mặt độc tính, nhưng giống như tất cả những protein khác, phản
ứng dò ứng có thể có đối với một số người. Các phản ứng này có thể
có hoặc do tiếp xúc trực tiếp, hoặc hít phải enzym.
+ Đối với người tiêu dùng: Mọi nguy cơ hít bụi có thể bò loại
trừ vì các hạt được đưa vào bột giặt dưới dạng các hạt bền. Khả năng
duy nhất của dò ứng là do tiếp xúc kéo dài của da đối với dung dòch

giặt chứa nhiều enzym.
+ Đối với công nhân: Công nhân làm việc thủ công hằng ngày
tại nhà máy sản xuất thì vấn đề phản ứng kích thích và dò ứng do
tiếp xúc kéo dài hoặc hít nhiều bụi enzym vẫn có thể xảy ra.
f. Perborat
Perborat có thể gây kích thích da nếu tiếp xúc kéo dài với một
dung dòch đậm đặc không do sản phẩm mà do pH cao. Bằng cách
thủy phân hay thủy phân bằng oxy già, perborat sẽ sản sinh ra borat
hay axit boric. Chúng chỉ được hấp thu vào cơ thể nếu có thể xuyên
qua niêm mạc, màng hoặc da đã bò trầy xước. Perborat gây đặc tính
cấp rất nhẹ vì liều lượng gây chết đối với người lớn là 18–20g. Tổ
chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo nồng độ bore trong nước không
được vượt quá 0,3g/l. Và con người có thể chấp nhận một nồng độ
1mg/l trong nước uống mà không có nguy cơ nào đối với sức khoẻ.
g. Dầu thơm
Dầu thơm là hỗn hợp của rất nhiều hợp chất tạo thành. Mặc dù
được sử dụng với một lượng rất nhỏ trong những sản phẩm bột giặt,
nhưng những chất phụ gia này gây kích thích dò ứng da.
h. Những chất có tiềm năng độc
1,4 dioxane có công thức hóa học:

×