Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Độc học môi trường part 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (924.66 KB, 110 trang )


499
• Ở Hoa Kỳ, giới hạn tối đa cho phép cho mọi loại bụi amiăng
trong 8 giờ lấy mẫu là 5 sợi/ml, loại sợi dài trên 5 micromet và kể từ
tháng 6–1976, số sợi rút xuống là 2 sợi/ml (Utidjian, 1973).
• Ở Việt Nam, giới hạn tối đa cho phép đối với amiăng và hỗn
hợp trên 10% amiăng là 2 mg/m
3
.
10.5.4. Giải pháp thay thế cho amiăng
10.5.4.1. Gốm tổ ong cách điện và chòu nhiệt
Sau nhiều năm thử nghiệm, Gideon Grader và cộng sự thuộc
Viện Công nghệ Israel đã đưa ra sáng kiến sản xuất loại gốm tổ ong
làm chất cách điện, thay cho amiăng, chất cách điện được coi là
nguyên nhân gây ra bệnh phổi, suy tim và ung thư hiện nay. Gốm tổ
ong có thành phần gồm 4–5% oxit nhôm, 94–95% không khí. Nhờ cấu
trúc nhiều lỗ, gốm xốp nhẹ, rẻ tiền, an toàn hơn amiăng và các vật
liệu hiện đang sử dụng. Ngoài khả năng cách điện, cách âm, gốm tổ
ong còn chòu được nhiệt độ 1.700 độ C và hấp thụ các chất ô nhiễm
môi trường như bụi, khói xe… Tháng 6 năm nay, gốm tổ ong sẽ được
sản xuất hàng loạt để làm mẫu và thử nghiệm tại nhiều nơi ở
Australia và châu Âu.
Hơn 3.000 sản phẩm cách nhiệt, cách âm mà chúng ta sử dụng
hiện nay đều có chứa amiăng. Theo các nhà khoa học, chất này rất
nguy hại cho sức khoẻ con người. Các kỹ sư đã thử dùng sợi gốm
Cellaris thay thế cho amiăng, tuy nhiên bụi gốm cũng độc hại không
kém.
10.5.4.2. Tấm lợp thực vật
Sợi khoáng Wollastonite và vật liệu bổ sung là sợi đay, sợi tre,
bột giấy đã được nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm thành công ở
Việt Nam. Chúng có khả năng thay thế amiăng, loại vật liệu mà Tổ


chức Y tế thế giới khẳng đònh là một trong những tác nhân gây bệnh
ung thư phổi và trung biểu mô.
Các loại sợi thực vật được nghiên cứu và ứng dụng trong dự án
“Nghiên cứu hiện trạng sử dụng amiăng và thử nghiệm vật liệu thay
thế tại Việt Nam” rất sẵn có tại Việt Nam như bột giấy, bột tre, sợi
đay. Về mặt công nghệ, đây là thử nghiệm đầu tiên đối với việc ứng

500
dụng sợi thực vật trong sản xuất vật liệu xây dựng bằng công nghệ
xeo cán. Do khối lượng riêng của sợi thực vật khá thấp nên tấm lợp
sản xuất ra nhẹ (1,35 m
2
nặng khoảng 11,5–12,5 kg). Các tấm lợp có
bề mặt nhẵn, hơi bóng, màu ghi nhạt và dễ dàng sơn phủ màu để
trang trí theo sở thích người sử dụng. Theo đánh giá của các chuyên
gia, chất lượng sản phẩm sợi thực vật bước đầu đã đáp ứng được đa
số tiêu chuẩn Việt Nam. Nhưng điều quan trọng hơn cả là vẫn tận
dụng được dây chuyền sản xuất tấm amiăng – ximăng sẵn có mà
không cần thay đổi nhiều công nghệ cũ. Bên cạnh đó, nguồn nguyên
liệu sợi thực vật ở Việt Nam khá phong phú, gồm các sợi xơ gỗ sinh
ra từ quá trình chế biến gỗ, các phụ phẩm nông nghiệp như sợi cây
ngô, rơm rạ
10.5.4.3. Sử dụng sợi PVA
Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng đã phối hợp với
công ty Nam Việt (Thủ Đức – TP HCM), sản xuất thử nghiệm 1.500
tấm lợp và 500 tấm phẳng sử dụng sợi PVA. Ông Trần Quốc Tế, tác
giả của loại vật liệu mới này, cho biết, PVA là vật liệu dẻo có độ bền
cao, bám dính tốt với ximăng và có khả năng chòu đựng điều kiện khí
hậu khắc nghiệt của nước ta. Đối với ngành tấm lợp Việt Nam, sản
xuất fibro ximăng hay tấm lợp PVA đều phải nhập khẩu sợi nguyên

liệu, ông Tế cho rằng nên nhập PVA là thứ không gây tranh cãi thì
hơn. Những tấm lợp sản xuất thử tại Công ty Nam Việt đã được kiểm
nghiệm theo TCVN 4434/2000 cho tấm lợp fibro ximăng. Vì sợi PVA
có nhược điểm là khả năng giữ hạt ximăng kém nhiều lần so với sợi
amiăng nên nhóm nghiên cứu đã bổ sung phụ gia dàn sợi (bột giấy)
và phụ gia trợ lọc TT–01. Trên cơ sở quy trình sản xuất fibro ximăng
hiện nay, chỉ cần đầu tư thêm hai cụm thiết bò đánh nhuyễn bột giấy
và pha chế phụ gia trợ lọc. Tuy nhiên giá thành cho sản xuất tấm lợp
là khá cao, chênh lệch chi phí nhập khẩu vật liệu PVA là 45.000
đồng/kg; trong khi fibro ximăng chỉ có 5.000 đồng/kg.
Như vậy, ba yếu tố cần hội đủ để một vật liệu mới có thể thay
thế fibro ximăng trên thò trường là giá chấp nhận được, độ bền bằng
hoặc hơn tấm lợp này và không độc hại. Nhưng hiện nay chưa có sản
phẩm nào có đủ cả ba yếu tố đó. Vì thế, nếu cấm sản xuất fibro

501
ximăng vào năm 2004 mà chưa có vật liệu thay thế hữu hiệu, thò
trường tấm lợp sẽ có những biến động lớn.
10.5.4.4. Sử dụng sợi thủy tinh kiềm
Sau khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết đònh 115, một số nhà
khoa học – đi tiên phong là thạc só Trần Ngọc Mỹ – đã nghiên cứu
thử nghiệm và sản xuất sợi thuỷ tinh kiềm chất lượng cao thay thế
sợi amiăng. Kết quả đề tài này được Viện Vật liệu (Bộ Xây dựng) cấp
giấy chứng nhận số 195 VLXD/P14 và đã có nhận xét: “Đây là loại
thuỷ tinh kiềm chất lượng cao có thể sử dụng các loại vật liệu có tính
kết dính là ximăng, các loại keo hữu cơ và sử dụng trực tiếp làm vật
liệu cách âm, cách ẩm, cách nhiệt. Trong quá trình chuyển đổi công
nghệ có thể giữ nguyên dây chuyền thiết bò cũ, chỉ cần bổ sung thiết
bò ở công đoạn phối trộn phụ gia với nguyên liệu chính. Qua thử
nghiệm, các nhà khoa học tính toán khi chuyển đổi công nghệ thì chỉ

cần đầu tư thêm 420 triệu đồng cho dây chuyền công suất 1 – 1,5
triệu m
2
/năm và thời gian ổn đònh công nghệ này trong vòng ba
tháng. Như vậy chi phí giá thành dùng tấm lợp thủy tinh sẽ rẻ hơn
tấm lợp Proximăng cốt sợi amiăng từ 6.300 đồng/tấm xuống 4.800
đồng/tấm. Nguồn nguyên liệu sản xuất được tận dụng thủy tinh phế
liệu từ kính vỡ, chai lọ và các phụ gia hóa chất có trong thò trường
nước ta.” Kết quả nghiên cứu thành công cho thấy chúng ta hoàn toàn
có thể khẳng đònh rằng năm 2004 vật liệu amiăng sẽ được thay thế
như tinh thần Quyết đònh 115 của Chính phủ.
10.5.4.5. Dùng đinh hương để trung hòa amiăng
Trước đây, amiăng (một loại chất sợi độc hại có thể gây ung thư
phổi) thường được dùng làm vật liệu chống cháy trong các tòa nhà.
Thông thường khi dỡ bỏ các tòa nhà, người ta phải phong tỏa chúng
và ngăn không cho các sợi amiăng độc hại lọt ra ngoài. Giờ đây, các
nhà khoa học Italy đã tìm được cách trung hòa chúng bằng cách sử
dụng một chất chiết xuất từ cây đinh hương. Khi chất lỏng này chạm
vào bề mặt amiăng, ngay lập tức nó sẽ làm amiăng rắn lại thành một
loại polymer, không thể lơ lửng ra ngoài không khí.

502
10.5.5. Xử lý chất thải từ các nhà máy sản xuất tấm lợp
fibro–ximăng
Trong quá trình sản xuất, các nhà máy đã thải ra gần 10 ngàn
tấn chất thải rắn dưới dạng cục và mảnh vỡ. Đây là một hỗn hợp
gồm 10% sợi amiăng trắng và 90% ximăng Pooclăng gây ảnh hưởng
xấu đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Để xử lý chất thải này,
một số ít nhà máy đã chở chất thải đi nơi khác để chôn lấp như chôn
lấp rác thải; một số khác thì tận dụng lại một phần để làm tấm lợp,

còn hầu hết thì dồn thành đống, lưu trữ và chưa có hướng giải quyết
cơ bản. Ngay cả việc chôn lấp cũng không thể duy trì mãi được, cũng
như việc chôn lấp rác thải vậy. Nội dung, ý tưởng này là có thể tận
thu để xử lý lượng chất thải này để tái chế clinke và phân bón cho
cây trồng. Ý tưởng này có thể áp dụng để xử lý chất thải tại các nhà
máy sản xuất vật liệu cách điện, bảo ôn và sản xuất má phanh ôtô.
Quá trình xử lý như sau:
Xử lý sợi amiăng trắng: Amiăng độc là do cấu trúc dạng sợi,
nếu phá vỡ cấu trúc đó thì sẽ phá vỡ được khả năng gây nguy hiểm
của nó. Như ta đã biết, amiăng trắng có công thức là
3MgO.2SiO
2
.2H
2
O, trong đó cấu trúc (H
2
O)

chiếm 13%. Nếu nung
amiăng trắng đến nhiệt độ trên 750
0
C thì lượng trên sẽ mất hoàn
toàn. Nếu soi qua kính hiển vi điện tử thì thấy amiăng trắng có dạng
“dã sợi” (giống như trên tàn hương, tàn thuốc lá) không còn tích chất
sợi nữa. Kết quả phân tích Rơngen cho thấy trong hỗn hợp chỉ còn có
khoáng MgO, SiO
2
chiếm khoảng 90%.
Tận thu mua chất thải để tái chế clinke: như trên đã trình
bày, trong chất thải rắn này có 90% là các thành phần ximăng

pooclăng, vì vậy nếu tiếp túc nung (trong lò tunel) đến nhiệt độ trên
100
0
C và duy trì trong 1 giờ thì các oxit chủ yếu sẽ kết hợp với nhau
tạo thành các khoáng vật Silicate–Canxi, Aluminat canxi ở dạng cấu
trúc tinh thể hoặc vô đònh hình. Đây là nguyên liệu cho clinke
ximăng poóclăng.
Tận thu phế thải làm phân bón: Nếu trong phế thải thành
phần cặn có chứa nhiều MgO hơn (trên 10%) thì khi nung sẽ tạo ra

503
olivin và SiO
2
, có thể bổ sung một ít khoáng vật khác để làm phân
bón cho lúa hay cải tạo đất, chống sâu bệnh.
10.6. MỘT SỐ ĐIỀU LUẬT CẤM SỬ DỤNG AMIĂNG Ở NƯỚC TA
Với những hiểu biết về tác hại của amiăng đến đời sống và sức
khoẻ con người, hiện nay, Chính phủ đã ban hành những điều luật
nghiêm ngặt trong việc cấm sử dụng sản phẩm vật liệu có chứa
amiăng. Sản phẩm vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm Amphiboles
cũng nằm trong danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu, cấm xuất
khẩu khi người Việt Nam và người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh
Việt Nam.
Dưới đây là đoạn trích: “Thông tư liên tòch số 1529/1998/TTLT/
BKHCNMT–BXD ngày 17–10–1998 về việc hướng dẫn đảm bảo môi
trường trong sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu và
xây dựng”
10.6.1 Sử dụng amiăng vào sản xuất các sản phẩm, vật liệu
xây dựng
1. Cấm sản xuất dưới bất kỳ hình thức, quy mô khối lượng nào

các sản phẩm có chứa amiăng, nguyên liệu amiăng thuộc nhóm
khoáng vật Amphibole bao gồm: Actinolite, Crocidolite, Amosite,
Anthophylite và Tremolite.
2. Các cơ sở sử dụng amiăng và sản xuất các sản phẩm, vật liệu
có chứa amiăng phải tuân thủ các quy đònh sau:
a) Chỉ sử dụng amiăng Chrysotile làm nguyên liệu cung cấp cho
sản xuất các sản phẩm và vật liệu có chứa amiăng.
b) Bảo đảm nồng độ sợi amiăng Chrysotile trong khu vực sản
xuất không vượt quá 1 sợi/ml không khí (trung bình 8 giờ) và 2 sợi/ml
không khí (trung bình 1 giờ).
c) Không để rách vỡ bao, rơi vãi khi vận chuyển nguyên liệu
amiăng Chrysotile.
d) Tổ chức theo dõi khám sức khỏe, chụp X–quang đònh kỳ theo
quy đònh hiện hành của Bộ Y tế cho toàn bộ cán bộ, công nhân và lưu
giữ kết quả tại cơ sở.

504
e) Lập và trình nộp Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho
cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường để thẩm đònh theo
luật đònh trước ngày 31 tháng 3 năm 1999.
10.6.2. Sử dụng amiăng Chrysotile và các sản phẩm, vật
liệu chứa amiăng Chrysotile trong xây dựng
1. Không sử dụng amiăng Chrysotile làm vật liệu nhồi, chèn,
cách nhiệt trong công trình xây dựng. Cần sử dụng các chất kết dính
nhằm đảm bảo sợi amiăng Chrysotile không khuếch tán vào không
khí đối với những công trình, thiết bò công nghiệp có yêu cầu cách
nhiệt và chòu lửa bằng amiăng Chrysotile.
2. Phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khống chế việc phát
sinh bụi amiăng Chrysotile khi thực hiện các công việc như cưa, mài,
đục, cắt các sản phẩm có chứa amiăng Chrysotile.

3. Phải lập phương án bảo vệ môi trường trước khi tiến hành
việc phá vỡ, sửa chữa, cải tạo các công trình, thiết bò công nghiệp có
chứa amiăng Chrysotile.
4. Phải thu gom và chuyển vào nơi quy đònh các phế thải có
chứa amiăng Chrysotile, các phế thải loại này không được dùng làm
nguyên liệu rải đường.
Câu hỏi:

1. Những bộ phận thiết bò nào trong ôtô đã phát thải amiăng xuống biển
và phát thải loại amiăng nào? Mức độ phát thải là bao nhiêu? Chúng gây ảnh
hưởng gì cho sinh vật sống ở khu vực này? Quá trình phát thải amiăng từ các
thiết bò ôtô?
2. Tồn tại những sinh vật nào trong khu vực nhiễm amiăng? Với mức độ ô
nhiễm bao nhiêu thì các sinh vật này có thể tồn tại được?
3. Công thức chung của nhóm Amphibole: XY
2
Z
5
(Si, Al, Ti)
8
O
22
(OH, F)
2

và công thức chung của nhóm Serpentine là (Mg, Fe)
3
Si
2
O

5
(OH)
4
. Thành
phần nào gây độc, gây bệnh cho sinh vật?
4. EPA đã có qui đònh về amiăng trong nước uống, nồng độ tối đa là 7.10
6

sợi amiăng có kích thước dài hơn 10 miromet. Vậy khi nước uống có nồng độ
amiăng nhỏ hơn 7.10
6
và những sợi amiăng ngắn hơn có gây ảnh hưởng gì
không?

505
5. Khi nước có những biểu hiện nào, đặc tính gì thì có thể nghi ngờ nước
nhiễm amiăng?
6. Cơ chế gây bệnh của amiăng và cơ chế làm sạch đất nhiễm amiăng
trong đất từ nấm và vi sinh vật?
7. Hiện trang sử dụng những thiết bò chứa amiăng ở nước ta hiện nay? Và
đã có những vật liệu nào thay thế cho những thiết bò đó chưa?
8. Tại sao những sợi amiăng dài hơn 10 miromet mới gây hại, những sợi
ngắn hơn có gây hại không?
9. Hiện nay vẫn còn sử dụng ống ximăng thoát nước thải? Nước thải có
chứa amiăng có gây ảnh hưởng gì đến môi trường đất không?
10. Làm thế nào để xác đònh vật chất đó có chứa amiăng?

506
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá (2002), Độc học môi trường, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh.
2. Nguyễn Đức Khiển (2002), Môi trường và sức khỏe, Nhà xuất bản
Lao động – Xã hội, Hà Nội.
3. Trònh Thò Thanh (2000), Độc học, môi trường và sức khoẻ con
người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
4.
5.
6. />id=XH
7. />–4.html
8.
9.
10.
11.
12. othelioma–attorney.com/ma_asbestos.cfm
13. />s_updated.htm
14.
15. estos–institute.ca/main.html
16.
17.
18.
19.
20. lly–water.com

507
21.
22.
23.
24.
25.
26.

27. www.osha–slc.gov/SLTC/asbestos/standards.html
28.
29.
Ghi nhận: Có sự cộng tác của Phạm Việt Anh

507
CHƯƠNG 11


ĐỘC HỌC MÔI TRƯỜNG VỀ BỤI
(Ecotoxicology of Dust)
11.1. GIỚI THIỆU
Bụi được coi là vật liệu quý báu trong hoạt động của con người
qua nhiều thời đại, mang nhiều ý nghóa khác nhau. Nếu không có bụi
thì sẽ không có hạt nhân ngưng kết đồng nghóa với không có mây,
mưa trên trái đất. Khoa học – kỹ thuật phát triển, sản xuất công
nghiệp phát triển mạnh mẽ, giao thông đô thò và nông thôn rầm rộ
ngày đêm trên khắp mọi nẻo đường, con người tăng cường khai thác
tài nguyên đã thải vào môi trường vô số bụi, gây ô nhiễm và độc hại.
Bụi gây ra nhiều bệnh nghề nghiệp, bệnh đường phố, bệnh phổi
nghiêm trọng cũng như tác động lên môi trường sinh thái.
Nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đang thực hiện công
nghiệp hóa, đô thò hóa. Dân số đô thò Việt Nam năm 1990 là khoảng
13 triệu người (chiếm tỉ lệ 20%), năm 1995 tỉ lệ dân số đô thò chiếm
20,75%, năm 2000 chiếm 25% và dự báo đến năm 2010 tăng lên 33%,
năm 2020 chiếm 45%. Sự phát triển đô thò kéo theo sự phát triển của
ngành xây dựng và đương nhiên cả bụi xây dựng. Nghóa là đủ các loại
bụi độc hại đua nhau tăng trưởng. Khẩu trang bòt mặt, chống bụi có
ích gì nữa không !? Dưới góc độ Độc học môi trường, chương này sẽ
đề cập đến ô nhiễm bụi và ảnh hưởng của nó đến sức khỏe con người

và môi trường sinh thái.

508
11.2. TÍNH CHẤT LÝ HĨA CỦA BỤI TRONG KHƠNG KHÍ
11.2.1. Kích thước hạt
Được xác đònh theo đường kính hạt. Người ta quy ước đường
kính của hạt bụi là đường kính của hạt hình cầu có tỷ trọng đơn vò là
1g/cm
3
và được gọi là đường kính khí động tương đương. Các hạt bụi
có kích thước rất khác nhau, từ 1 đến 200 micromet (μm). Những hạt
bụi có kích thước trên 1 μm có thể nhìn thấy được bằng mắt thường,
nếu nhỏ hơn nữa thì khó nhìn thấy. Dưới đây là kích thước của một
số loại bụi:
Sương mù : 0,01 – >1.0 μm
Khói thuốc lá : 0,01 – 1.0 μm
Chất màu của sơn : 0,1 – 10 μm
Bụi xi măng : > 0,1 – 100 μm
Bụi than : 1.0 – 100 μm
Thuốc trừ sâu : 1.0 – 10 μm
Phấn hoa : 10 – 100 μm

Hình 11.1: Kích thước một số loại hạt bụi trong không khí
(Ngu

n: “Ngu

n g

c và


nh h
ưở
ng các h

t trong khơng khí c

a P.F.
Fenncly “American Scientist” N
o
1–2/1976)

509
11.2.2. Hình dáng hạt
Về mặt sinh học, ngoài kích thước hạt, hình dạng, độ xốp và độ
gồ ghề, nhọn sắc của hạt cũng ảnh hưởng đến cơ thể.
Hình dạng hạt do bản chất vật liệu và cách hình thành tạo nên, ví
dụ:
- Hạt hình cầu: tro bay, phấn hoa, bồ hóng, oxit sắt…
- Hạt khối lăng trụ: sắt, thạch anh…
- Hạt hình sợi: amian, bông, len, thủy tinh…
- Phiến mỏng: chè, thuốc lá, mica…
Sợi được đònh nghóa là các hạt có tỷ số chiều dài trên chiều
rộng ít nhất bằng 3.

Hình 11.2: Hình dạng bụi trong không khí
11.2.3. Diện tích bề mặt và thể tích hạt bụi
Các hạt không giống hình cầu mà thường có diện tích bề mặt
lớn hơn hạt hình cầu. Diện tích bề mặt bao gồm toàn bộ bề mặt của
hạt, kể cả các kẽ hở hoặc lỗ bên trong hạt. Một hạt lớn bò vỡ nhỏ ra

thì tổng diện tích bề mặt của các hạt nhỏ lớn hơn nhiều so với diện
tích bề mặt của hạt lớn. Hoạt tính của hạt tăng lên khi kích thước
của hạt càng nhỏ. Hạt có thể hấp phụ hơi, khí, tích điện và gây nổ.
11.2.4. Tính hòa tan
Khi tiếp xúc với cơ thể thì bụi càng dễ hòa tan càng nguy hiểm
vì chúng có thể gây nhiễm độc hoặc gây kích ứng, tùy theo loại bụi.

510
11.2.5. Thành phần cấu tạo
Thành phần của bụi có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người
tiếp xúc. Tùy loại bụi, nó có thể chứa thành phần rất khác nhau. Các
yếu tố trong không khí (như độ ẩm) có ảnh hưởng đến thành phần bụi.
11.2.6. Tính phóng xạ
Một số ngành sản xuất có thể tạo ra bụi có tính phóng xạ như khai
thác quặng có tạp chất phóng xạ, trong công nghiệp năng lượng nguyên
tử, trong các phòng thí nghiệm phóng xạ. Trong dòch tễ học môi trường
người ta còn lưu ý đến tính phóng xạ của các vật liệu xây dựng.
11.2.7. Tính dẫn điện của bụi
Bụi có thể tích điện. Dưới tác dụng của điện trường, bụi sẽ bò
phân ly, bò hút về các cực khác dấu và tính chất đó được ứng dụng để
khử, lọc bụi trong công nghiệp.
Ba#ng 11.1. Tốc độ bụi dưới điện trường 3000 Volt
Đường kính (μm) Tốc độ (cm/s)
100
10
1
0,1
885
88,5
8,85

0,88
(Nguoàn: McHill, 1998)
11.2.8. Tính cháy nổ của bụi
Khi nồng độ bụi trong không khí đạt tới một mức độ nào đó mà
gặp tia lửa chúng có thể cháy nổ, đặc biệt là các bụi hữu cơ (than,
đay, sợi bông, bột ngũ cốc ). Bụi càng nhỏ, diện tích tiếp xúc tổng
cộng với oxi càng lớn thì càng dễ bốc cháy, dễ gây nổ.
11.3. PHÂN LOẠI BỤI
Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu khác nhau, người ta có
những chỉ tiêu phân loại khác nhau, do đó, cũng có những bảng phân
loại khác nhau.

511
11.3.1. Phân loại dựa vào kích thước
• Bụi: những hạt có kích thướt từ 1 đến 200 micromet được tạo
thành do sự phân rã tự nhiên của đất và đá hoặc từ các quy trình cơ
học như nghiền và phun, có tốc độ lắng lớn và có thể được tách ra khỏi
khí quyển nhờ trọng lực và các lực quán tính. Bụi mòn đóng vai trò
trung tâm xúc tác cho các phản ứng hóa học xảy ra trong khí quyển.
• Khói: gồm các hạt có kích thước từ 0,01 đến 1 micromet, có
thể ở dạng rắn hay lỏng, được tạo ra từ quá trình đốt hay các quá
trình hóa học khác.
• Khói muội: các hạt rắn có kích thước từ 0,1 đến 1 micromet,
được thải ra từ các quá trình hóa học hay luyện kim.
• Sương: tạo thành từ các giọt chất lỏng có kích thước nhỏ hơn
10 micromet, do sự ngưng tụ trong khí quyển hay từ các hoạt động
công nghiệp.
• Mù: là các hạt sương có khả năng tạo thành nước với độ đậm
đặc có thể cản trở tầm nhìn.
• Sol khí: loại này bao gồm tất cả các chất rắn hay lỏng lơ lửng

trong không khí; chúng có kích thước nhỏ hơn 1 micromet.
11.3.2. Phân loại dựa vào nguồn gốc
Bụi hữu cơ: bụi thực vật, động vật; bụi vô cơ: khoáng chất thạch
anh, bụi kim loại, bụi tổng hợp: Có thể chia thành hai loại là bụi tự
nhiên và bụi nhân tạo.
11.3.3. Phân loại dựa vào tác hại
Căn cứ vào tác hại bụi được chia thành năm loại:
• Bụi gây nhiễm độc chung: chì, thủy ngân, benzen.
• Bụi gây dò ứng như viêm mũi, hen, suyễn, nổi ban: bụi bông
gai, phấn hoa.
• Bụi gây ung thư: bụi quặng, bụi phóng xạ, hợp chất crom.
• Bụi gây nhiễm trùng: lông, tóc.

512
• Bụi gây xơ phổi: bụi amiăng, bụi thạch anh.
11.3.4. Phân loại dựa vào thành phần hóa học
Có những loại sau:
• Bụi florua: Bụi Florua được phát sinh giống như khí florua.
• Bụi chì: Việc phát minh ra động cơ đốt trong và sự phát triển
mạnh mẽ của nó từ những thập niên đầu của thế kỉ hai mươi tới nay
đã đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ xăng dầu. Sự nổ sớm trong silinder đã
được giải quyết từ khi tìm ra alkyl chì (tetrametyl và tetraetyl chì)
vào đầu những năm 1920 và đến năm 1923 thì xăng pha chì đã trở
thành phổ biến trong công nghệ xe máy. Tuy nhiên việc sử dụng
xăng pha chì làm nảy sinh vấn đề lớn về môi trường. Đó là khói bụi
thải ra từ xe cộ sử dụng xăng pha chì gây ô nhiễm chì trong môi
trường.
Khí bụi thải của các loại ôtô là nguồn gây bụi chì chính trong
không khí. Hơi chì và bụi chì chủ yếu là do giao thông dùng xăng dầu
pha chì gây ra. Ở Mỹ, từ năm 1984 người ta đã quy đònh giảm hàm

lượng chì trong xăng từ 1,1 xuống 0,1 g/gal và do đó lượng thải bụi
hơi chì ở Thành phố năm 1996 đã giảm đi 95% so với năm 1970, Cây
cối hai bên đường, chuột đồng cũng như gia súc ăn cây cỏ sống ở cạnh
các đường giao thông lớn đều có chứa nồng độ chì đáng kể trong các
mô và tế bào trong cơ thể chúng, và sức khỏe của chúng bò ảnh
hưởng. Những người thường xuyên tiếp xúc với giao thông như lái xe,
công an giao thông, bán xăng dầu, v.v thường có hàm lượng chì
trong người cao hơn người khác. Người ta nghiên cứu thấy rằng 30 –
50% hơi chì được hô hấp vào cơ thể sẽ hấp thụ trong người, trong
máu tuần hoàn, do đó thở hít không khí có bụi chì sẽ bò ngộ độc chì.
Mức chì vào khoảng 0,2 – 0,4 ppm thì chưa gây tác hại gì đáng kể,
nhưng nếu hàm lượng đó lên đến 0,8 ppm thì sẽ phát sinh bệnh thiếu
máu, hồng cầu giảm rõ rệt và gây rối loạn đối với thận. Trẻ em và
phụ nữ hấp thụ chì rất mạnh. Đối với trẻ em, nồng độ chì 0,6 ppm
trong máu có thể gây ra ngộ độc.

513
Theo đánh giá thì lượng bụi chì ở nước ta chưa đến mức ô nhiễm
nhưng ở các nút giao thông chính thì nồng độ chì vượt quá TCCP. Ở
Ngã Tư Vọng (Hà Nội ) mức độ bụi chì vượt TCCP 1,6 lần, ở ngã tư
Điện Biên Phủ (TP Hồ Chí Minh) thì xấp xỉ TCCP.
• Bụi xi măng: Bụi của lò xi măng và máy nghiền clinke
ximăng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của con người, cũng như
ảnh hưởng xấu đối với động vật và thực vật. Đối với thực vật nó
làm rụng lá nhanh, cây chóng già, hình thành các khí khổng trong
quả, giảm trọng lượng quả và hạt, và nói chung làm cho thực vật bò
cằn cỗi. Bụi các đá từ các máy nghiền nguyên liệu làm xi măng thì
không nguy hiểm lắm.
• Bụi natri clorua: Bụi natri clorua (NaCl ) thường được kết hợp
với hơi nước và được cuốn theo gió. Loại bụi muối này cũng gây tác

hại đối với thực vật như làm rụng lá, triệt hoa quả và giết chết mầm
non.
• Bụi than, bụi amiăng và bụi bào mòn lốp và đường ôtô: Ôtô
chạy trên đường, đặc biệt là khi phanh ôtô, các bánh xe sẽ ma sát
mạnh với mặt đường làm mòn đường và bánh xe, gây ra bụi đá và bụi
cao su, bụi sợi amiăng. Các loại bụi này cùng với bụi than, bụi đá, bụi
amiăng khác đều ảnh hưởng xấu tới con người, động vật và thực vật.
Đối với thực vật nó cũng gây ra bệnh chết hoại, làm rụng lá, làm
giảm hoa quả và năng suất cây trồng.
• Bụi vi sinh vật: Khí hậu nước ta nóng ẩm; đất thường ẩm
thấp; Thành phố thoát nước kém; mặt đường, vỉa hè nhiều rác bẩn,
rải rác khắp Thành phố đều có các chợ bán rau xanh và thực phẩm
tươi sống, đó là các điều kiện thuận lợi để vi sinh vật phát triển. Các
hạt bụi hay các sol khí và lỏng có mang theo vi sinh vật, vi trùng, vi
khuẩn được gọi là bụi vi sinh vật. Bụi vi sinh vật có ảnh hưởng trực
tiếp đến sức khỏe của con người, nhiều khi nó là nguyên nhân của các
dòch bệnh về đường hô hấp, bệnh đau mắt và bệnh đường tiêu hóa.
Các nước khác không phải quan tâm đến các vấn đề này, vì thông
thường môi trường không khí của họ không bò ô nhiễm bụi vi sinh

514
vật. Ngược lại, nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm nên cần quan tâm
đến vấn đề này. Vi sinh vật bám vào bụi không khí thường có ba loại:
• Vi khuẩn như là phế cầu, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, trực
khuẩn hạch, …
• Siêu vi khuẩn như là vi khuẩn cúm, bệnh sởi, đậu mùa, quai
bò,…
• Nấm mốc, v.v…
Ở những chỗ thông thoáng có ánh sáng mặt trời, các vi sinh vật
sẽ bò tiêu diệt, ngược lại ở các ngõ phố chật hẹp ẩm thấp, u ám như

các ngõ phố ở khu phố cổ thì lượng vi sinh vật độc hại trong không
khí càng nhiều, càng mất vệ sinh. Đo lường thực tế các năm 1987 –
1988 ở một số đường phố phía nam thủ đô Hà Nội cho thấy trong 10
lít không khí chứa 282 – 386 con vi khuẩn, trong khi đó ở Thành phố
Berlin, trong thời kỳ ngay sau đại chiến thế giới lần thứ hai, Thành
phố chưa phục hồi mà chỉ có 1 con vi khuẩn trong 10 lít không khí.
11.3.5. Phân loại theo nguồn phát sinh
11.3.5.1. Bụi trong nhà
Có thể bao gồm các chất sau đây:
• Các chất vô cơ: từ đất, cát và bụi trong không khí (bụi lơ lửng)
• Các chất hữu cơ:
o Nguồn gốc động vật: lông, tóc, gàu, lông vũ, cặn bã, chất
thải
o Nguồn gốc thực vật: phấn hoa (kích thước nhỏ nhất là
10μm), các mảnh cây cỏ đặc biệt như bông, đay, gai, gỗ, cỏ,
lúa….
o Nguồn gốc sinh vật khác: bào tử (10–35μm), vi khuẩn (0,3–
35 μm), sợi nấm…
11.3.5.2. Bụi đường phố ở đô thò
Trong môi trường đòa phương hoặc cộng đồng ở các đô thò, bụi
trong không khí có thể do đất, cát trên đường phố, đặc biệt trong quá

515
trình xây dựng đô thò. Bụi do xe cộ đi lại ngoài việc làm tung bụi đất
cát còn tạo ra bụi nhựa đường có thành phần là hidrocacbon đa vòng
phân tử lượng cao có thể gây ung thư. Thắng xe cũng có thể tạo ra
bụi amiăng. Khói do động cơ các loại xe thải ra có khi là cặn thải
dưới dạng hạt bụi, đặc biệt là chì.
11.3.5.3. Bụi công nghiệp
Bụi trong môi trường sản xuất công nghiệp rất quan trọng và

rất phức tạp. Có thể phân loại theo các cách sau:
 Theo cách phát sinh:
o Bụi phát sinh từ sự chia nhỏ các vật liệu rắn do tác dụng cơ
học hoặc có sẵn trong tự nhiên (xay, nghiền, đập, vận chuyển…)
o Khói nặng: là khí dung ngưng tụ phát sinh từ các vật thể rắn
bò làm nóng đến bốc hơi rồi ngưng tụ lại, thường gặp trong các cơ sở
đúc kim loại, luyện kim, hàn điện, cắt kim loại bằng mỏ hàn…
o Khói nhẹ là do sự đốt cháy các vật liệu có cacbon, các chất
hữu cơ nói chung, thường gặp nhiều trong không khí đô thò.
 Theo nguồn gốc:
o Bụi hữu cơ: là các bụi hóa chất, chất tổng hợp, các loại bụi
thực vật (bụi bông, bụi đay, bụi gai…), động vật, các loại nấm mốc,… có
ở trong các nhà máy hóa chất, hóa mỹ phẩm (dầu gội đầu, bột giặt,
kem đánh răng…), các nhà máy chế biến thủy sản –nông sản – thực
phẩm (cafe, sữa, bột ngọt) và trong nhà máy dệt, may, da giày hoặc
sản xuất các mặt hàng tiêu dùng khác. Đặc điển chung của bụi hữu cơ
phát sinh trong các nhà máy này là có thành phần phức tạp. Tỷ lệ
kích thước bụi dưới 10μm vào khoảng 40–85% lượng bụi có kích thước
nhỏ hơn 10μm không nhiều.
o Bụi vô cơ: là các loại bụi khoáng chất như cát, đá, than và
các bụi kim loại như sắt, nhôm, chì có trong các nhà máy cơ khí
luyện kim, các nhà máy vật liệu gốm sứ và vật liệu xây dựng
o Bụi động vật
o Bụi nhân tạo

516
o Bụi hỗn hợp: bụi mài
 Theo kích thước: Dựa vào kích thước hình học người ta phân
chia thành các loại bụi như sau:
o Bụi nặng (còn gọi là bụi lắng đọng) là loại bụi có đường kính

d > 100μm. Dưới tác dụng của lực trọng trường, loại bụi này thường có vận
tốc rơi lớn hơn không. Các loại bụi nặng là bụi đất, đá, bụi kim loại.
o Bụi lơ lửng là loại bụi có đường kính d ≤ 100μm. Loại bụi
này chòu ảnh hưởng không đáng kể của lực trọng trường vì vậy chúng
thường bay lơ lửng trong không gian trong một thời gian khá lâu,
tương tự như các phân tử khí khác.

 Theo mức độ xâm nhập đường hô hấp
o Bụi hô hấp: thường không trông thấy
Bụi dưới 0,1μm: không ở lại trong phế nang
Bụi từ 0,1–5μm: ở lại phổi từ 80–90%
o Bụi không hô hấp:
Từ 5–10μm: bò ngăn cản ở đường hô hấp trên
Trên 10μm: thường đọng lại ở mũi, họng
 Theo tác hại sức khỏe
o Bụi gây nhiễm độc: chì, Hg, Mg…
o Bụi gây dò ứng, viêm mũi, nổi ban: bụi bông, gai, bụi hóa học,
bụi gỗ….
o Bụi gây ung thư: quặng phóng xạ hoặc bụi chứa chất phóng
xạ, bụi crôm (VI), As
o Bụi gây xơ hóa phổi: bụi silic, amiăng
 Dựa vào hình dáng: có hai loại
• Bụi hạt là loại bụi có tỷ lệ chiều rộng hạt bụi trên chiều dài
hạt bụi ≤ 3

517
• Bụi sợi là loại bụi có tỷ lệ chiều rộng hạt bụi trên chiều dài
hạt bụi > 3
• Bụi do phun xuất núi lửa
Trên mức độ toàn cầu, hàng năm hàng chục núi lửa đã phun lên

bầu trời hàng trăm triệu tấn bụi, đặc biệt là bụi lưu huỳnh. Chúng
dần dần rơi xuống mặt đất gây ô nhiễm khí quyển nặng nề, kéo dài ở
những vùng xung quanh gần núi lửa. Chẳng hạn, trận phun xuất núi
lửa Krakatoa ở Indonexia năm 1883 đã phun lên khí quyển 120 tấn
hạt bụi rất nhỏ.
Bất kì nơi nào trên thế giới có hoạt động núi lửa thì các vùng
xung quanh đó đều bò ô nhiễm bụi. Cách đây chừng 5 năm, núi lửa
Pinatupo ở Philippin, sau 635 năm ngủ yên, đã thức dậy và phun
ròng rã mấy tháng trời vào khí quyển hàng chục ngàn tấn bụi xám,
chứa 20 triệu tấn khí SO
2
, tạo thành một lớp mây khổng lồ làm bầu
trời một vùng tối đen đầy bụi trong nhiều tháng. Sau đó, mỗi lần gặp
mưa bụi lại tạo ra lũ bùn rất kinh khủng. Tai họa này có lẽ đến năm
2010 mới khắc phục hết! Hiện nay núi lửa Pinatupo vẫn rình rập chờ
phun lửa. Bụi núi lửa chứa zeolit gây ra các bệnh ung thư trung biểu
mô như amiăng. Khoảng 20 triệu tấn dioxyt lưu huỳnh phun vào khí
quyển ở độ cao 40 km do núi lửa Pinatupo hoạt động lại ngày
14/7/1991, đã rơi về trái đất. Màn bụi ấy chứa axit sunfuric, trước hết
hình thành một dải hẹp trên xích đạo. Tiếp đó, đám mây này phải
mất 2 tháng để rải ra và đi lên phía Nam Hoa Kỳ và trung tâm Châu
Âu. Trường Đại Học Geneve ghi được độ giảm của tia mặt trời chiếu
trực tiếp vào năm 1991 là 21%, năm 1992 là 17%. Năm 1994, đội vật
lý ứng dụng về năng lượng của Trường Đại học Geneve dự đoán rằng,
độ giảm ấy chỉ còn 7 hay 9 %. Nhưng theo Pierre Ineichen cũng ở
trong đội ấy thì “khó mà đo được trò giá này, vì nó cùng bậc với
những thay đổi hàng năm ở trên vó độ của chúng ta“. Đáùm mây
Pinatupo đã gây thiệt hại cho Hoa Kỳ hàng triệu đô la. Tại sa mạc
Mosave, ở California, hai trung tâm đồ sộ về năng lượng mặt trời mới
được mở rộng đã bò thiệt hại mất 30% hiệu suất (280 MW) do bụi núi


518
lửa Pinatupo che mất ánh sáng mặt trời trên vùng trời của trung tâm
năng lượng California.
11.3.5.4. Ô nhiễm bụi thiên thạch
Bụi thiên thạch hay còn gọi là bụi vũ trụ thường gây ô nhiễm
cho không khí ở tầng cao và vai trò của nó cũng nhỏ hơn. Theo ước
tính của các nhà khoa học Nga A. Ivanov và K. Florenxki, hàng năm
trái đất nhận được một khối lượng bụi thiên thạch lên tới khoảng 2–
5 triệu tấn, so với khối lượng bụi gây ô nhiễm không khí thường
xuyên là 9–10 triệu tấn. Bụi vũ trụ có thể rơi dần xuống mặt đất và
điều cần lưu ý là chúng có thể có phóng xạ, góp phần gây ô nhiễm
khí quyển.
11.4. CÁC LOẠI BỤI GÂY Ô NHIỄM VÀ GÂY ĐỘC ĐIỂN HÌNH
11.4.1. Bụi đường phố
Trong môi trường đòa phương hoặc cộng đồng ở các đô thò, bụi
trong không khí có thể do đất, cát trên đường phố, đặc biệt quá trình
xây dựng đô thò. Bụi do xe cộ đi lại, ngoài việc làm tung bụi đất cát
còn tạo ra bụi nhựa đường có thành phần là hidrocacbon đa vòng
phân tử lượng cao, có thể gây ung thư. Thắng xe có thể tạo ra bụi
amiăng, bụi lưu huỳnh, cao su nguy hiểm cho sức khỏe. Khói do động
cơ các loại xe thải ra có khi là cặn thải dưới dạng hạt bụi, đặc biệt là
chì. Đáng lưu ý nhất là nồng độ chì do giao thông cao hơn quy đònh
và trong bụi có các nguyên tố khác như: Zn, Cd, Sb, Hg, Cr, Ni, Se, C,
Si Các phương tiện giao thông vận tải trong đô thò, sử dụng năng
lượng hóa thạch là xăng dầu, đã thải vào không khí các khí thải như
khí CO
2
, các oxit cacbon … và một lượng bụi độc hại gồm có bụi chì và
bụi muội than.

Tác hại của bụi đường phố: gây bẩn nói chung, làm mất vệ sinh
và mỹ quan đối với nhà cửa, đồ đạc
Theo báo cáo mới đây của Sở Tài nguyên và môi trường TPHCM
(2004), số liệu quan trắc tại vòng xoay Hàng Xanh, vòng xoay Phú
Lâm, giao lộ Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ cho thấy nồng độ bụi


519
luôn vượt mức cho phép từ 1,2 – 2,5 lần tùy nơi, mặc dù so với những
năm trước nồng độ bụi trung bình tại các nút giao lộ này đều có giảm
một chút. Bên cạnh đó, những tuyến đường như đường Xuyên Á, Tân
Kì – Tân Q, quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu trở ra … cũng có hàm
lượng bụi vượt chuẩn cho phép nhiều lần.
Tại Hà Nội, vào giờ cao điểm (14 giờ), mỗi mét vuông không khí
ở xã ngoại thành Quảng An chứa 1.100,000 hạt bụi, 8.845 vi khuẩn,
trong khi con số này ở nội thành là 1.200,000 hạt bụi, 88.775 vi
trùng. Mức độ ô nhiễm này cao hơn rất nhiều so với Tây Âu (một mét
vuông không khí ở nông thôn có 8.000 hạt bụi, còn ở Thành phố là
200,000 hạt bụi). Ngoài ra, còn rất nhiều khu vực trong Thành phố bò
ô nhiễm bụi nặng nhưng chưa thể nào đánh giá hết vì số trạm quan
trắc có hạn.
Ba#ng 11.2: Thành phần các chất độc thải ra khi sử dụng nhiên liệu
ở các phương tiện giao thông
STT Chất thải (g/kg) Xăng Điêzen
1 CO 20,81 1,146
2 CO
2
172,83 175,64
3 C
m

H
n
29,1 5,74
4 SO
x
2,325 3,8
5 NO
x
19,7875 24,581
6 R – COOH 1,432 1,327
7 R – CHO 1,125 0,944
8 Muội (C) 1,25 6,250
9 Chì (Pb) 0,625 0,00
10 Bụi 3,902 117,06
11.4.2. Bụi silic
11.4.2.1. Bụi chứa silic dioxyt
Bụi này xuất phát từ các nguyên liệu chứa cát, thạch anh, vật
liệu xây dựng của các xí nghiệp khai thác than đá, sản xuất sành sứ,

520
gạch ngói, xi măng, mài đá, các công ty đào đường hầm, các cơ sở
chạm khắc đồ đá…
Phú Sơn bò ô nhiễm bụi đá nặng do các đơn vò khai thác đá
thuộc công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ Bình Đònh, công ty
TNHH 28/7 Bình Đònh và Công ty Quản lý giao thông thủy bộ Bình
Đònh gây ra. Nạn ô nhiễm môi trường nơi đây, không phải là mới xảy
ra mà đã có từ nhiều năm trước đây…, làm không khí ngột ngạt,
những vườn cây ăn quả bò lớp bụi đá phủ trắng xóa không thể phát
triển, nhiều ngôi nhà vừa được xây dựng xong đã có dấu hiệu xuống
cấp.

Silic dioxyt dễ gây ra các bệnh bụi phổi silic (silicosis) do nó
liên kết với các chất hữu cơ và chuyển thành các hợp chất hữu cơ
kích thích sự tạo mô liên kết trong phổi. Các vết chai sẹo xuất hiện
sau đó sẽ bít hẹp dần mạch máu, gây quá tải cho tim, cuối cùng có
thể dẫn đến tử vong. Bụi silicat (đất đá, nguyên liệu xi măng) cũng
gây tác hại tương tự nhưng yếu hơn. Bụi thủy tinh có hàm lượng silic
cao, đồng thời hạt bụi có cấu trúc sắc nhọn, dễ gây thương tổn cơ học
cho hệ hô hấp.
11.4.2.2. Bụi sợi thủy tinh
Rất nguy hiểm vì chúng có thể đi qua da vào hệ thống tuần hoàn
và các cơ.
11.4.2.3 . Bụi amiăng
(Xem thêm Chương 10, Độc học Amiăng)
Có một loại vật liệu xây dựng mà cho mãi đến nay người ta mới
phát hiện hết tác hại của nó, đó là amiăng. Người ta ví amiăng
(thạch miên) là quả bom nổ chậm. Xưa kia amiăng được xem là một
vật liệu thần kì được sử dụng rộng rãi vì nó không cháy, có khả năng
chống nóng, nhẹ Thạch miên được dùng làm vật liệu cách nhiệt,
cách âm. Thạch miên và xi măng trộn lại làm tôn xi măng hay
fibroximăng. Amiăng cùng với thạch cao dùng để bao bọc các cốt sắt
trong các công trình xây dựng cao tầng, làm má phanh, làm bộ ly hợp
(embrayage) trong ô tô, làm lò nướng bánh, vỉ nướng thòt cá

521
Xuất phát từ các vật liệu chứa khoáng amiăng, đây là một
khoáng magie silicat có cấu trúc sợi. Khi chế biến và xử lý amiăng sẽ
xuất hiện bụi mòn, rất độc. Bụi amiăng có khả năng kích thích sự
sinh sản các tế bào mô liên kết trong họng và phổi, gây bệnh bụi
phổi (tương tự như trường hợp với silic dioxyt) và gây khó thở nặng.
Hiện nay bụi amiăng còn được xác đònh là một tác nhân gây ung thư.

Theo thông tư liên tòch của Bộ KHCN & MT và Bộ xây dựng ngày
17/10/1998, chỉ có amiăng trắng (thuộc nhóm khoáng secpentin) được
phép sử dụng còn amian nâu và xanh (thuộc nhóm khoáng
amphibolit) hoàn toàn bò cấm.
Hậu quả của việc tiếp xúc lâu ngày với amiăng sẽ sinh ra các bệnh:
- Ung thư màng phổi
- Bệnh bụi phổi (asbestose) gây xơ phổi.
- Ung thư phổi.
Những người nghiện thuốc lá thì nguy cơ dẫn đến các bệnh trên
sẽ xuất hiện sớm hơn.
11.4.3. Bụi kim loại
11.4.3.1. Bụi nhôm
Bột nhôm được dùng nhiều trong công nghệ sơn, chất dẻo, sản
xuất xúc tác và thuốc phòng dòch bệnh, thuốc diệt chuột Đây là loại
bột rất mòn (dạng nhũ) nên khả năng phát tán bụi rất lớn. Bụi nhôm
có thể gây ra bệnh phổi do nhôm (aluminosis) cũng nguy hiểm như
bệnh bụi phổi do silic.
11.4.3.2. Bụi chì
Trong không khí, khí bụi thải của các loại ô tô là nguồn gây ô
nhiễm bụi chì chính, chủ yếu do giao thông dùng xăng dầu pha chì
gây ra. Ở Mỹ, từ năm 1984 đã quy đònh giảm hàm lượng chì trong
xăng từ 1,1 xuống 0,1g/gal và do đó lượng thải bụi hơi chì ở Thành
phố năm 1986 đã giảm đi 95% so với năm 1970. Cây cối hai bên
đường, chuột đồng cũng như gia súc ăn cây cỏ sống ở cạnh các đường
giao thông lớn đều có chứa nồng độ chì đáng kể trong các mô và tế

522
bào trong cơ thể chúng, và sức khỏe của chúng bò ảnh hưởng. Những
người thường xuyên tiếp xúc với giao thông như lái xe, công an giao
thông, người bán xăng dầu, v.v thường có hàm lượng chì trong

người cao hơn người khác. Người ta nghiên cứu thấy rằng 30–50% hơi
chì được hô hấp vào cơ thể sẽ hấp thu trong người, trong máu tuần
hoàn. Do đó thở hít không khí có bụi chì lớn sẽ bò ngộ độc chì.
Chì xâm nhập vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa
và qua da khi tiếp xúc. Nếu 100 ml máu có chứa hơn 50 mg chì thì sẽ
bò đau đầu, ngất, ăn uống không ngon, trí nhớ suy giảm. Ngoài ra chì
còn gây tổn hại cho hệ thần kinh và tổ chức đại não, dần dần thay
thế canxi trong xương cốt, dẫn đến nhiều bệnh tật mãn tính. Phụ nữ
có thai nếu nhiễm độc chì còn có thể dẫn tới sẩy thai, thai chết lưu
Ngộ độc bụi chì cấp tính và mạn tính đều luôn gây ảnh hưởng xấu
đến chức năng của hệ tạo máu, hệ xương răng và hệ thần kinh. Mức
chì vào khoảng 20–40 μg/ 100g máu (0,2–0,4 ppm) thì chưa gây tác
hại gì đáng kể, nhưng nếu hàm lượng đó lên tới 0,8 ppm thì sẽ phát
sinh bệnh thiếu máu, hồng cầu giảm rõ rệt và gây rối loạn đối với
thận. Trẻ em và phụ nữ hấp thụ chì rất mạnh. Đối với trẻ em, nồng
độ chì 0,6 ppm trong máu đã có thể gây ngộ độc.
Ngoài ra, bụi chì còn thường xuất hiện ở các khu vực nghiền và
sử dụng bột chì, trong dây chuyền sản xuất sườn cực acquy chì (đây là
nguồn tiếp xúc gây nhiễm độc chì nhiều nhất Việt Nam), trong gia
công chì kim loại và hợp kim chì, đúc chữ và sắp in chữ chì, hàn ống
chì, chế tạo màn chắn bức xạ, sơn, luyện kim, sứ, thủy tinh (men chì),
cao su, chất dẻo Ở Đông Mai, mỗi ngày từ 25 lò tái chế chì nấu
được 10 tấn chì và cũng thải vào không khí hơn 500 kilôgam bụi chì,
gấp 4.600 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Người ta đã tính ra rằng
hàm lượng chì thải ra ở làng Đông Mai (không khí, ao hồ, nguồn nước
ngầm) là quá lớn, vượt trên giới hạn cho phép rất nhiều lần. Có thể
tính đến một vài chỉ số sau:
 Lượng chì thải vào nguồn nước là 0,77mg/l, vượt tiêu chuẩn
cho phép 15 lần.
 Lượng chì ở ao đãi chì và đổ xỉ có hàm lượng 3,278 mg/l, vượt

quá tiêu chuẩn cho phép 65 lần.

×