Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Công nghệ chăn nuôi : Kỹ thuật chăn nuôi lợn part 8 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.95 KB, 5 trang )

Mục đích của phương thức nuôi dưỡng này cho sản phẩm nhiều nạc. Tỷ lệ nạc đạt
50 - 60%. Với phương thức nuôi này yêu cầu phải chọn những giống lợn hướng nạc: ví
dụ: Landrace, Duroc,Edel (DE), Pietrain
Chế độ nuôi dưỡng tốt: hàm lượng protein thô trong khẩu phần cao (17 - 18 % ở
giai đoạn nhỏ, 14 - 16% ở giai đoạn lớn). Thời gian nuôi ngắn (4 - 5 tháng), khối lượng
xuất chuồng nhỏ 90 - 95kg.
- Phương thức nuôi lấy thịt
Mục đích của phương thức nuôi dưỡng này cho sản phẩm mỡ-nạc hoặc nạc- mỡ.
Với phương thức nuôi này yêu cầu phải chọn những giống lợn kiêm dụng
Ví dụ: lợn lai F1 giữa lợn ngoại x nội. Chế độ nuôi dưỡng khá, mức protein thô
trong khẩu phần 12 - 14%. Thời gian nuôi dài hơn phương thức nuôi lấy nạc khoảng 6 - 8
tháng, khối lượng xuất chuồng 100 kg/con.
- Phương thức nuôi lấy mỡ (tận dụng)
Mục đích của phương thức nuôi dưỡng này cho sản phẩm nhiều mỡ. Tỷ lệ mỡ đạt
40 - 45%. Với phương thức nuôi này yêu cầu phải chọn những giống lợn hướng mỡ, chưa
cải tiến. Ví dụ: lợn nội, Berkshire, ngoài ra thường áp dụng cho lợn nái sinh sản lọai thải.
Nuôi ở mức protein thấp trong khẩu phần (12 - 10%). Giai đoạn cuối sử dụng một tỷ lệ
tinh bột cao. Thời gian nuôi kéo dài 9 - 12 tháng.
e) Nuôi dưỡng lợn thịt
- Nhu cầu năng lượng:
Nhu cầu năng lượng cho lợn thịt bao gồm nhu cầu năng lượng cho sự duy trì cơ thể,
nhu cầu năng lượng cho sự tăng trọng hàng ngày (tăng trọng nạc và mỡ) và nhu cầu năng
lượng chống rét (duy trì thân nhiệt trong môi trường lạnh).
+ Nhu cầu năng lượng duy trì = 0,5 MJDE x W
0,75
+ Nhu cầu năng lượng tăng
trọng nạc = Tăng trọng nạc (kg/ngày đêm) x 15 MJDE
+ Nhu cầu năng lượng tăng trọng mỡ = Tăng trọng mô mỡ (kg/ngày đêm) x 50
MJDE
+ Nhu cầu năng lượng chống rét: Khi gia súc ở dưới nhiệt độ thấp tới hạn (Lower
Critical Temperature - LCT), thì cơ thể gia súc sẽ cần thêm năng lượng để chống rét.


Năng lượng chống rét được tính: 0.017 MJDE/ 1 kg W
0,75
/ 1
0
C lạnh dưới LCT
Nhiệt độ thấp tới hạn của lợn có khối lượng khác nhau:
Lợn có khối lượng (kg) LCT (
0
C )
20 - 39 20
40 - 69 18
70 - 89 12
- Nhu cầu protein, khoáng và vitamin (phương pháp tính toán tương tự như đối với
lợn hậu bị); Bảng 4.14; 4.15; 4.16.
Protein duy trì = hệ số duy trì x khối lượng sống của lợn
Protein sản xuất = tăng trọng thịt nạc (kg/ngày đêm) x 22%


Bảng 4.14. Nhu cầu các acid amin (trên cơ sở nhu cầu tổng số, g/ngày) trong khẩu
phần ăn hàng ngày của lợn thịt (NRC - 1998)











Khối lượng cơ thể (kg) 10 - 20 20 - 50 50 - 80 80 - 120
Khối lượng trung bình (kg) 15 35 65 100
Arginine 4.6 6.8 7.1 5.7
Histidine 3.7 5.6 6.3 5.9
Isoleusine 6.3 9.5 10.7 10.1
Leusine 11.2 16.8 18.4 16.6
Lysine 11.5 17.5 10.7 8.5
Methionine 3.0 4.6 5.1 4.8
Methionine + Cysteine 6.5 9.9 11.3 10.8
Phenylanine 6.8 10.2 11.3 10.4
Phenylanine + Tyrosine 10.6 16.1 18.0 16.8
Threonine 7.4 11.3 18.0 12.6
Bảng 4.15. Nhu cầu các chất khoáng theo khối lượng lợn
Nhu cầu vitamin:
Khối lượng trung bình
4 7.5 15 35 65 100
của lợn (kg)
Canxi g 2.25 4.00 7.00 11.13 12.88 13.84
Photpho tổng số g 1.75 3.25 6.00 9.28 11.59 12.30
Photpho dễ hấp phụ g 1.38 2.00 3.20 4.27 4.89 4.61
Natri g 0.63 1.00 1.50 1.86 2.58 3.08
Clo g 0.63 1.00 1.50 1.48 2.06 2.46
Magie mg 0.14 0.20 0.40 0.74 1.03 1.23
Kali %g 0.75 1.40 2.60 4.27 4.89 5.23
Ðồng mg 1.50 3.00 5.00 7.42 9.01 9.23
Iot mg 0.04 0.07 0.14 0.26 0.36 0.43
Sắt mg 25.00 50.00 80.00 111.30 129.75 123.0
Mangan mg 1.00 2.00 3.00 3.71 5.15 6.15
Selen mg 0.08 1.15 0.25 0.28 0.39 0.46
Kẽm mg 25.00 50.00 80.00 111.30 129.75 153.75


Bảng 4.16. Nhu cầu vitamin hàng ngày của lợn thịt (NRC-1998)
Khối lượng cơ thể lợn (kg)
Vitamin
Ðơn
vị
3 - 5 5 - 10 10 - 20 20 - 50 50 - 80 80 - 120
Vitamin A IU 550 1100 1750 2412 3348 3998
Vitamin D3 IU 55 110 200 278 386 461
Vitamin E IU 4 8 11 20 28 34
Vitamin K mg 0.13 0.25 0.50 0.93 1.29 1.54
Biotin mg 0.02 0.03 0.05 0.09 0.13 0.15
Cholin g 0.15 0.25 0.40 0.56 0.77 0.92
Folactin mg 0.08 0.15 0.30 0.56 0.77 0.92
Niacin dễ hấp thụ mg 5.00 7.50 12.50 18.55 18.03 21.53
Acid phantothenic mg 3.00 5.00 9.00 14.84 18.03 21.53
Riboflavin mg 1.00 1.75 3.00 4.64 5.15 6.15
Thiamin mg 0.38 0.05 1.00 1.86 2.58 3.08
Vitamin B6 mg 0.50 0.75 1.50 1.86 2.58 3.08
Vitamin B12 µg 5.00 8.75 15.00 15.55 12.88 15.38
Acid Linoleic g 0.25 0.50 1.00 1.86 2.58 3.08

g) Công thức nuôi lợn thịt cao - thấp - cao ở nước ta
Dựa vào đặc điểm sinh lý, qui luật sinh trưởng của lợn thịt mà chia quá trình nuôi
lợn thịt làm 3 giai đoạn.
- Giai đoạn sau cai sữa: (3 - 4 tháng tuổi) thời gian nuôi 2 tháng
Ðặc điểm: giai đoạn này lợn mới chuyển từ dinh dưỡng bằng sữa mẹ đến sống độc
lập, chức năng của các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện, khả năng thích ứng kém. Mặt
khác trong cơ thể lợn giai đoạn này đang ưu tiên hình thành nạc. Vì thế phải tập trung
nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, cho ăn nhiều bữa /ngày, khẩu phần phải được chế biến tốt,

sử dụng tỷ lệ thức ăn tinh cao khoảng 75 - 80% giá trị năng lượng. Tỷ lệ protein cao 90 -
100g protein tiêu hóa/đơn vị thức ăn. Như vậy cao ở giai đoạn này là cao về thức ăn giàu
protein
- Giai đoạn lợn choai: (5 - 7 tháng tuổi) thời gian nuôi 3 tháng
Lợn có đặc điểm: các cơ quan phát triển hoàn thiện, khả năng thích ứng cao. Vì vậy
giai đoạn này có thể sử dụng nhiều thức ăn thô xanh, hạ thấp tỷ lệ thức ăn tinh chỉ còn 50
- 60%, protein: 70 - 80g protein tiêu hóa/đơn vị thức ăn.
- Giai đoạn vỗ béo: (8-9 tháng tuổi) thời gian nuôi 2 tháng
Giai đoạn này trong cơ thể có sự ưu tiên cho tích lũy mỡ. Do vậy phải tăng
cường thức ăn tinh, nhưng tăng chủ yếu là glucid, tỷ lệ thức ăn tinh 85 - 90% giá trị
dinh dưỡng khẩu phần. Protein: 60 - 70 g protein tiêu hóa/đơn vị thức ăn. Giai đoạn
này nên cho ăn nhiều bữa, che tối chuồng nuôi và phải đảm bảo yên tĩnh. Nuôi lợn
thịt theo công thức trên gọi là nuôi: cao - thấp - cao.
Ưu điểm của nuôi lợn thịt theo công thức cao - thấp - cao
+ Phù hợp với điều kiện cuả đất nước ta con giống hướng mỡ, thức ăn nghèo
protein, thiếu thức ăn tinh, nhiều thức ăn thô xanh.
+ Phù hợp với đặc điểm sinh lý phát triển theo giai đoạn của lợn thịt
+ Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế
+ Nâng cao tầm vóc của lợn thịt, và phần nào cải biến được phẩm chất thịt cụ thể
sản phẩm có tỷ lệ nạc tương đối cao.
Nhược điểm của nuôi lợn thịt theo công thức cao - thấp - cao:
+ Thời gian nuôi dài, tiêu tốn nhiều thức ăn/1 kg tăng trọng
+ Chi phí công chăm sóc, chuồng trại, vốn đầu tư cao
+ Sản phẩm vẫn còn nhiều mỡ
h) Kỹ thuật chăm sóc, quản lý lợn thịt
- Chuồng trại: thường dùng chuồng 2 dãy. Yêu cầu về diện tích phụ thuộc
vào giai đoạn sinh trưởng và loại lợn (bảng 4.15).
- Phân lô phân đàn: để dễ nuôi dưỡng chăm sóc và quản lý thường phân ra các đàn.
lợn thịt nhỏ 10 - 25 con/ô, lợn thịt lớn 6 - 12 con/ô. Khi phân đàn cần phải chú ý đảm bảo
đồng đều về tuổi và trọng lượng.

- Hoạn: lợn nái nội để nuôi thịt thường hoạn vào lúc 3 - 4 tháng tuổi. Lợn nái
ngoại thường không hoạn vì thành thục về tính muộn.

Bảng 4.17. Diện tích chuồng nuôi cho các loại lợn nuôi thịt

Lợn nội Lợn ngoại
Giai đoạn
Chuồng
(m
2
)
Sân
(m
2
)
Chuồng
(m
2
)
Sân
(m
2
)
Lợn thịt nhỏ 3-6 tháng tuổi 0.4 0.4 0.5 0.5
Lợn thịt lớn 7-10 tháng tuổi 0.7 0.7 0.8 0.8
- Kỹ thuật cho ăn, uống: thức ăn tốt, chất lượng cao, cho ăn đúng tiêu chuẩn và
đúng khẩu phần, đúng giờ qui định để tăng cường tiêu hóa. Cho ăn tinh trước thô sau,
không cho ăn quá loãng (thường tỷ lệ 1:1). Tránh thay đổi thức ăn đột ngột. Lợn ở giai
đoạn sau cai sữa cho ăn 4 - 5 bữa, lợn nhỡ cho ăn 2 - 3, lợn vỗ béo cho ăn 3 - 4 bữa/ngày.
Nếu có điều kiện tốt nhất là cho ăn tự do các hỗn hợp thức ăn phù hợp với các giai đoạn

sinh trưởng. Cho uống nước sạch tự do qua các núm uống tự động.
- Vận động, tắm chải: vận động tự do, tắm lúc nắng nóng, ngày 2 lần khi trời nắng
nóng và trước khi cho ăn, khi vỗ béo hạn chế vận động.
- Phòng trừ dịch bệnh: tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm.Vệ sinh phòng
dịch đầy đủ.
Ngày nay, ở nước ta đã có nhiều hộ gia đình, nhiều trang trại chăn nuôi lợn thịt theo
hướng thâm canh, sản xuất thịt lợn mang tính hàng hoá cao (tăng trọng nhanh, tỷ lệ nạc
cao, thời gian nuôi ngắn, 3 - 4 tháng nuôi đã xuất chuồng với khối lượng 85 - 100 kg/con,
hiệu quả cao). Để có kết quả đó, người ta đã đầu tư vào các hướng sau:
- Lựa chọn con giống có hướng lớn nhanh, tỷ lệ nạc cao;
- Sử dụng thức ăn sản xuất công nghiệp;
- Đảm bảo các tiêu chuẩn tiểu khí hậu chuồng nuôi (có chống nóng, chống
lạnh…);
- Coi trọng công tác thú y (phòng và trị bệnh kịp thời, vệ sinh môi
trường;
- Bám sát yêu cầu của thị trường để điều chỉnh quy mô chăn nuôi, cân đối
“đầu vào”, “đầu ra” cho chăn nuôi…

×