Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (439.25 KB, 29 trang )


ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH

Hệ thần kinh có chức năng điều khiển tất cả mọi hoạt động của cơ thể bằng
cách thống nhất các hoạt động của các bộ máy trong cơ thể với nhau và thống nhất
các hoạt động đó với ngoại cảnh.
I. PHÔI THAI HỌC HỆ THẦN KINH
1. Hệ thần kinh phát nguyên từ lá thai ngoài:
Từ rất sớm khi bào thai được 20 ngày, trên đường dọc giữa phía lưng của bào
thai có một dải tế bào dày lên gọi là tấm tủy, tấm tủy lõm xuống thành rãnh tuỷ, rồi
hai mép của rãnh tuỷ khép kín lại thành ống tuỷ, ống tuỷ tách khỏi lá thai ngoài,
chui sâu vào giữa các cung đốt sống, khi các cung đốt sống khép kín lại thì ống tuỷ
nằm trong ống sống .


H.1: Các giai đoạn của phôi thai hệ thần kinh
a. Tấm thần kinh
b,c. Rãnh thần kinh
d. Thần kinh máng
e. Ống thần kinh
1. Thượng bì
2. Mào thần kinh
Ống tuỷ hình trụ, hơi dẹt theo chiều ngang, trên thiết đồ ngang ống tủy hình bầu
dục gồm có:
- Tấm lưng và tấm bụng đều mỏng.
- Hai thành bên dày, mỗi thành gồm hai phần: Phần bụng và phần lưng.
- Giữa tuỷ sống rỗng gọi là ống tâm tuỷ, sau này sẽ có những chỗ phình ra
thành các buồng não thông với nhau.
2. Sự phát triển của ống tuỷ:
Phần đầu của ống tuỷ phình ra thành 3 bọng não trước, bọng não giữa và bọng
não sau, chúng sẽ phát triển thành những phần của não bộ sau này. Còn phần dưới


sẽ phát triển thành tuỷ sống .
Chung quanh não bộ và tuỷ sống có màng não tuỷ và nước não tuỷ bao bọc
che chở.

Sự phát triển của 3 bọng não liên quan với sự xuất hiện của 3 cơ quan cảm thụ
nhất định:
- Bọng não sau phát triển do ảnh hưởng của các cơ quan về nghe và thăng
bằng, sẽ thành hành não, cầu não và tiểu não.
- Bọng não giữa phát triển do ảnh hưởng của các cơ quan thị giác, sẽ thành
trung não.
Hành não, cầu não và trung não gọi chung là thân não; có những liên quan mật
thiết với nhau về phương diện cấu tạo, cũng như về chức năng sinh lý và cả bệnh lý.
- Bọng não trước phát triển do ảnh hưởng của các cơ quan khứu giác sẽ thành
gian não và đoạn não ( bán cầu đại não). ở loài người, não trước đặc biệt phát
triển rất mạnh, vỏ đại não là sản phẩm mới nhất của quá trình phát triển não
bộ của động vật có vú, là phần cao cấp nhất của hệ thần kinh bao gồm rất
nhiều trung khu cảm thụ và vận động quan trọng, là thành phẩm của quá
trình lao động của loài người .
Do đó đại não còn gọi là tân não để so sánh với cựu não chỉ gồm thân não.
Thân não là một bộ phận tiếp tục trực tiếp của tuỷ sống và phát ra 12 đôi dây thần
kinh sọ não.
Tóm tắt sự phát triển của các bọng não

GĐ: 3 bọng não GĐ: 5 bọng não Kết thúc (H.3)
Bọng não trước Đoạn não
Não trung gian
Bán cầu đại não
Gian não
Bọng não giữa Não giữa Trung não
Bọng não sau Não dưới

Não cuối
Cầu não và Tiểu não
Hành não
Những đường cong của não bộ:
Các bọng não phát triển không đều và dài ra nhanh hơn nền hộp sọ, ngay trong
một bọng não tấm lưng phát triển mạnh hơn tấm bụng, do đó các bọng não phải
cong gập lên nhau tạo thành 3 đường cong:
- Đường cong gáy hay nếp gáy xuất hiện đầu tiên, do não cuối (Hành não)
gấp lên tuỷ sống tạo thành một góc tù mở về phía bụng.
- Đường cong đầu do bọng não trước phát triển mạnh hơn, gấp lên tấm bụng
của bọng não sau thành một góc mở về phía bụng: đỉnh của đường cong là
bọng não giữa.

- Đường cong cầu xuất hiện cuối cùng, giữa não cuối (Hành não) và não giữa
(Cầu não) họp thành một góc về phía lưng, làm cho ống tuỷ ở chỗ này phình
rộng thành buồng não 4, chỗ rộng nhất của buồng não 4 là đỉnh của đường
cong cầu.
II. TẾ BÀO THẦN KINH HAY NEURONE
Hệ thần kinh có 2 loại tế bào:
1. Các tế bào thần kinh đệm (Neuroglia): Bao gồm các tế bào không tham gia
các hoạt động chức năng của hệ thần kinh. Chúng có nhiệm vụ tham gia các quá
trình bảo vệ, dinh dưỡng, hỗ trợ các hoạt động chức năng của các tế bào thần
kinh chính thức.
2. Các tế bào thần kinh chính thức (Neurone): Gồm tất cả các tế bào tham gia,
thực hiện các hoạt động chức năng của hệ thần kinh.
Hệ thần kinh có khoảng 14- 15 tỷ Neurone(N). Số lượng này trong quá trình
hoạt động chỉ có thể chết dần đi, chứ không thể được sinh thêm (theo quan điểm cổ
điển - nhưng hiện nay người ta cho rằng trong những điều kiện nhất định các tế bào
này có thể sinh thêm).
Neuron là đơn vị giải phẫu cơ sở của hệ thần kinh. Về hình thể rất đa dạng. Tuy

nhiên về cơ bản mỗi Neurone gồm một tế bào và các đuôi tách từ nguyên sinh chất
ra.

- Đuôi trục dài,(sợi trục) dẫn truyền các luồng thần kinh từ thân tế bào đến
các Neuron khác.Mỗi tế bào chỉ có một đuôi trục dẫn xung động từ thân tế
bào đi.
- Đuôi gai ngắn, tiếp nhận các kích thích dẫn truyền từ đuôi trục của Neuron
khác đến . Mỗi N có thể có rất nhiều đuôi gai dẫn xung động về thân Neuron.
Các Neurone tiếp xúc với nhau qua các khớp thần kinh (Synapse). Hoạt động
chức năng của hệ thần kinh gồm 3 nhóm: cảm thụ, liên hợp và hiệu ứng, nên
toàn bộ hệ thần kinh gồm 3 loại Neurone.

1-Neurone cảm thụ:
Cảm giác và hướng tâm, tiếp thu các kích thích và dẫn truyền các xung động
từ nội hoặc ngoại môi vào hệ thần kinh trung ương ở đó bắt đầu sự phân tích. Thân
tế bào của các neurone cảm thụ thường nằm ở các hạch ở ngoài hệ thần kinh trung -
ương, các đuôi gai bắt nguồn từ các cơ quan cảm thụ như da, ngũ quan (ngoại cảm
thụ), từ niêm mạc, thành các nội tạng (nội cảm thụ), từ trong xương, gân, cơ, khớp
(cảm thụ bản thể).
2-Neurone liên hợp:
Nằm trong hệ thần kinh trung ương, tổng hợp các xung động cảm thụ từ ngoại
vi đưa vào và các biến đổi các xung động đó thành các phản ứng thích ứng, tức là
khép kín các vòng cung phản xạ.
3-Neurone hiệu ứng:
Vận động và ly tâm, làm nhiệm vụ hiệu ứng tức là thực hiện các phản ứng
(vận động các cơ hay làm tiết dịch các tuyến) để đáp ứng lại các kích thích cảm thụ.
Thân tế bào của các Nuerone này nằm trong hệ thần kinh trung ương hay ở các hạch
giao cảm, còn đuôi trục chạy ra ngoài đến các cơ quan hoạt động hay các tuyến.
Ngoài ba loại tế bào trên hệ thần kinh còn có:
4-Các tế bào chế tiết thần kinh (neurosecretare)


Có nhiệm vụ chế tiết các chất nội tiết vào máu, gọi là các chất tiết thần kinh (như
các tế bào ở một số nhân vùng duới thị (Hypothalamus): nhân trên thị-
(n.supraopticus), cạnh não thất - (n.paraventriculus).
III. CÁC PHẦN CỦA HỆ THẦN KINH:
Có nhiều cách phân chia khác nhau:
1-Thần kinh động vật và Thần kinh thực vật: Về mặt chức năng sinh lý, hệ thần
kinh duy nhất của người có thể chia làm 2 phần: thần kinh động vật và thần kinh
thực vật.
a-Thần kinh động vật: Điều khiển sự hoạt động của các cơ vân, một số tạng (lưỡi,
hầu) theo ý muốn, làm nhiệm vụ đối ngoại.
b-Thần kinh thực vật: Dinh dưỡng và điều hoà sự hoạt động của các cơ quan nội
tạng, các tuyến và các cơ trơn. Thần kinh thực vật hoạt động ngoài ý muốn và lại
chia làm 2 hệ: Hệ giao cảm và hệ phó giao cảm.
Thực ra cả hai phần thần kinh động vật và thực vật đều không thể tách rời
nhau về phương diện hình thể, cấu tạo cũng như về chức phận sinh lý và cùng chịu
sự chỉ huy thống nhất của vỏ đại não, có liên quan mật thiết, có tác dụng qua lại lẫn
nhau.
2. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.

Về mặt hình thể, cấu tạo và định khu, hệ thần kinh của người có thể chia làm 2
phần: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
a. Thần kinh trung ương: gồm não bộ và tuỷ sống, chiếm một khối lượng lớn nhất
của hệ thần kinh, được bảo vệ chắc chắn trong hộp sọ và ống sống, cấu tạo gồm
chất xám và chất trắng.
* Chất xám (Substantia grisca): là nơi tập trung các thân neurone; các đuôi gai và
phần các đuôi trục gần thân neurone nhất, do không có vỏ myelin bọc nên có màu
xám. Trong chất xám có những nhân và những trung khu quan trọng của hệ thần
kinh động vật và thực vật, thực hiện nhiệm vụ phân tích tổng hợp phức tạp nhất của
hệ thần kinh, để điều khiển tất cả các hoạt động của đời sống. Chất xám cấu tạo nên

vỏ đại não giữ vai trò thống nhất điều khiển toàn bộ mọi quá trình hoạt động của cơ
thể con người.
Vậy về mặt cấu tạo giải phẫu cũng như về mặt chức năng sinh lý, có một sự
thống nhất trong toàn bộ hệ thần kinh của người.
*Chất trắng (Substantia alba): Là nơi tập hợp các đuôi gai, sợi trục của các neurone
do có vỏ myelin bao bọc nên có màu trắng. Các sợi này họp thành những bó làm
nhiệm vụ dẫn truyền các xung động thần kinh (vận động, cảm giác, và thực vật).
*Chất lưới (Formatio reticularis): Là chất cấu tạo hình lưới gồm các tế bào biệt hoá,
xen kẽ, rải rác trong chất xám và chất trắng, kéo dài từ phần trên tuỷ sống tới gian
não, có nhiều ở vùng thân não.

Hệ thống lưới có nhiều liên hệ đến các trung khu thần kinh khác, có chức năng
hoạt hoá hoặc ức chế các trung khu đó, có nhiệm vụ phụ trợ vỏ não ở một mức độ
nhất định và chịu sự điều khiển của vỏ não.
Về cấu trúc tổ chức lưới có nhiều nhóm:
- Nhân cạnh giữa (Nucleus paramedianus) quanh cống sylvius nhận các sợi
cảm giác sọ, cho các sợi đi tới tiểu não, có tác dụng tăng lực các phản xạ với
tiểu não và vỏ đại não.
- Nhân lưng (Nucleus dorsalis) ở sàn buồng não IV, có tác dụng trong cử động
hô hấp, nuốt, điều tiết nước bọt và huyết áp.
- Nhân lưới trung ương (chất lưới trắng ở hành não, nhân trung ương của
chỏm), có tác dụng điều hoà cử động dưới vỏ. Các sợi đi trước sừng tuỷ
sống.
- Nhân bên ngoài (N.lateralis): Nhân lưới xám ở hành não, sau trám hành, do
tiểu não điều chỉnh, kiểm tra nhân đỏ, liềm đen, có hoạt động gắn liền với
các nhân lưới.
b. Thần kinh ngoại biên: Gồm tất cả phần thần kinh còn lại ở ngoài não bộ và tuỷ
sống, nghĩa là gồm các rễ, các hạch, các dây, các đám rối và các đầu tận của các dây
thần kinh ở ngoại biên. Thần kinh ngoại biên gồm có:
- 12 đôi dây thần kinh sọ não: Phát sinh từ não chui qua các lỗ của nền sọ ra

ngoài chi phối vận động, cảm giác vùng đầu, mặt, một phần của cổ, các giác

quan (tai, mũi, mắt, lưỡi) và xuống đến tận các phủ tạng trong ổ bụng và
chậu hông bé (dây X).
- 31 đôi dây thần kinh tuỷ: Phát ra từ tuỷ sống, chui qua các lỗ ghép giữa các
đốt sống ra ngoài chi phối vận động và cảm giác cho cổ, thân và tứ chi.
- Các hạch và các đám rối thần kinh thực vật: Các sợi thần kinh thực vật phát
ra từ các trung khu thực vật nằm trong một số đoạn của não tuỷ, mượn đường
các dây thần kinh não tuỷ đi ra ngoài đến các hạch, rồi từ các hạch đi đến các
đám rối, cuối cùng từ đám rối đi đến các cơ quan chi phối (các tuyến, nội
tạng, thành mạch máu ).


TUỶ SỐNG
MEDULLA SPINALIS

I. ĐẠI CƯƠNG:
Tuỷ sống là phần TKTƯ nằm trong ống sống, là trung khu của các phản xạ tự
động vô điều kiện và là đường dẫn truyền cảm giác, vận động, liên hợp.
1. Kích thước, vị trí:
a- Tuỷ sống hình trụ dẹt, dài khoảng 45 cm ở nam, 42 cm ở nữ, bề ngang rộng
hơn, khoảng 1cm.
b- Tuỷ sống nằm trong ống sống, nhưng chỉ chiếm 3/5 đường kính của ống sống
và uốn cong theo cột sống. Nhờ có những dây chằng răng cưa ở hai bên,
những dây chằng ở mặt trước và mặt sau dính từ tuỷ sống đến màng tuỷ
cứng, nên tuỷ sống bao giờ cũng nằm chính giữa ống sống, dù ống sống có bị
thay đổi nhiều tư thế khác nhau .
2. Giới hạn:
a- Trên: Liên tiếp với hành não ở dưới chỗ bắt chéo của bó tháp, hình thể ngoài
khó phân biệt, nên lấy mốc là mức tương ứng với một bình diện ngang qua

khớp chẩm đội (hoặc cung đốt đội).

b- Dưới: Tuỷ sống thu nhỏ lại hình nón (nón cùng) tận hết, đỉnh nón ở ngang
mức đốt thắt lưng 2 hoặc 3. Chọc hút dịch não tuỷ thường tiến hành giữa đốt
thắt lưng 4 và 5 sẽ không chạm tới tuỷ sống.
Ở trẻ sơ sinh: Tuỷ sống xuống tới đốt thắt lưng 3, ở bào thai 3 tháng tuỷ sống
xuống tới hết ống sống cùng, ở bào thai 5 tháng tuỷ sống xuống tới nền xương cùng.
Đó là do ống sống phát triển dài nhanh ra hơn tuỷ sống. Như vậy các đốt tuỷ ở cao
hơn các đốt sống tương ứng của nó.
- Các đốt tuỷ cổ 5-7 ở cao hơn đốt sống cổ tương ứng 1 đốt.
- 6 đốt tuỷ lưng trên cao hơn đốt sống lưng tương ứng 2 đốt.
- 6 đốt tuỷ lưng dưới ở cao hơn đốt sống lưng tương ứng 3 đốt.
Tiếp theo nón cùng là dây cùng, là di tích của tuỷ sống bị teo cằn, dây cùng
chạy xuống bám vào mặt trước xương cụt.
II. HÌNH THỂ NGOÀI:
Tuỷ sống hình trụ hơi dẹt trước sau, có hai chỗ phình do sự phát triển và hoạt
động của tứ chi.
- Phình cổ: Là nơi phát ra đám rối cánh tay.
- Phình thắt lưng: Là nơi phát ra đám rối thắt lưng.
- Tuỷ sống có 4 mặt:

1. Mặt trước có:
- Rãnh giữa trước sâu và rộng, có màng nuôi lách vào.
- Rãnh bên trước, 2 bên rãnh giữa trước, là rãnh giữa mặt trước và bên, có rễ
trước của dây thần kinh tuỷ sống thoát ra. Các sợi rễ này bắt nguồn từ các
nhân của sừng trước,có chức năng vận động.
2. Mặt sau có:
- Rãnh giữa sau: nông và hẹp
- 2 bên rãnh giữa sau có hai rãnh bên sau, có rễ sau của dây thần kinh tuỷ đi
vào các nhân sừng sau, ở rễ sau có hạch gai, hạch cảm giác.

3. Mặt bên:
Nằm giữa rãnh bên trước và rãnh bên sau.
III. DÂY THẦN KINH TUỶ:
1. Cấu tạo:
Mỗi dây thần kinh tuỷ (thần kinh sống) do 2 rễ hợp thành:
- Rễ trước (vận động): Neurone của các sợi thần kinh hợp thành rễ này nằm
trong nhân xám của sừng trước.
- Rễ sau (cảm giác): Neurone của các sợi thần kinh hợp thành, rễ này nằm
trong hạch gai, các sợi này đi tới các nhân xám của sừng sau.

- Vậy dây thần kinh tuỷ là các dây thần kinh hỗn hợp.
2. Phân nhánh:
Dây thần kinh tuỷ chui qua các lỗ ghép (gian đốt) giữa các đốt sống ra ngoài
chia 2 nhánh tận:
- Nhánh sau: Nhỏ, chi phối da và cơ vùng phía sau cột sống.
- Nhánh trước: to hơn, quan trọng hơn, chi phối phần thân thể phía trước bên
cột sống, tứ chi.Từ ngành trước tách ra một nhánh nối với hạch giao cảm
cạnh cột sống.
Mỗi đoạn tuỷ sống tương ứng với một đôi dây thần kinh, chi phối khoanh cơ
thể, đó là tính chất phân đoạn của tuỷ sống (ở mặt ngoài của tuỷ sống ta không nhận
thấy rõ các đoạn tuỷ) nhờ đó có thể nghiên cứu các tổn thương về mặt vận động và
cảm giác ở từng vùng cơ thể bệnh nhân mà chẩn đoán được vị trí đoạn tuỷ bị tổn th-
ương.
3. Sự phân bố:



A: 1.Các thần kinh cổ
2. Các thần kinh ngực
3. thần kinh thắt lưng

B: C1.Cổ
T. ngực
L. Thắt lưng
Co. Cụt
C: 1. Cổ.
2. Thắt lưng
4. Dây cùng
5 Ngực


H.2: Sơ đồ tuỷ sống
Có 31-32 đôi dây thần kinh tuỷ, gồm 8 đôi cổ, 12 đôi liên sườn, 5 đôi thắt lư-
ng, 5 đôi cùng và 1hoặc 2 đôi cụt. Phân bố như sau:

- Nhánh trước của các đôi dây thần kinh sống cổ 1, 2, 3, 4 họp thành đám rối
cổ chi phối vùng cổ trước bên và cho ra một nhánh tận là thần kinh hoành
đi qua trung thất trước xuống vận động cơ hoành (đôi dây thần kinh sống
cổ I chui ra giữa xương chẩm và đốt đội).
- Nhánh trước của các dây thần kinh cổ 5, 6, 7, 8 và ngực 1 họp thành đám
rối cánh tay chi phối chi trên (đôi dây thần kinh cổ 8 chui ra giữa đốt sống
cổ 7 và đốt sống ngực 1).
- 12 đôi dây thần kinh liên sườn - không hợp thành đám rối - chi phối cho
các cơ liên sườn và các cơ thành bụng trước bên.
- Nhánh trước của các đôi dây thần kinh thắt lưng 1, 2, 3, 4 họp thành đám
rối thắt lưng chi phối vận động và cảm giác phần dưới thành bụng trước
bên, khu đùi trước và khu đùi trong.
- Nhánh trước của các dây thần kinh cùng 1, 2, 3 họp thành với nhánh trước
của dây thắt lưng 5 thành đám rối cùng chi phối vùng mông, khu đùi sau,
toàn bộ cẳng chân và bàn chân.
- Nhánh trước cùng 4 và nhánh bên của dây cùng 2, 3 họp thành đám rối

thẹn trong chi phối vùng đáy chậu.
- Nhánh trước của dây cùng 5 họp với nhánh của dây cùng 4 và dây cụt
thành đám rối cùng- cụt chi phối vùng quanh hậu môn.
4. Liên quan giữa các đoạn (đốt) tuỷ, các dây thần kinh tuỷ với các đốt sống:

Do ống sống phát triển, dài ra nhanh hơn tuỷ sống nên ở tuổi trưởng thành các
đốt tuỷ,các dây TK tuỷ phát ra từ các đoạn tuỷ ở cao hơn so với lỗ ghép tương ứng
mà nó chui ra. Ví dụ:
- Dây ngực 1 thoát ra ở ngang mức đốt sống cổ 7.
- Dây thắt lưng 1 thoát ra ở ngang mức đốt sống ngực 10.
- Dây cùng 1 phát ra ở ngang đốt ngực 12.
Vậy ở càng thấp, các dây thần kinh tủy càng chạy chếch xuống dưới nhiều hơn
để tới các lỗ ghép. Từ đốt thắt lưng 2 trở xuống, các dây thần kinh thắt lưng 3 và 5
và các dây thần kinh cùng, cụt chạy thẳng đứng xuống dưới, tụm lại thành một
chùm quanh dây cùng (từ đỉnh nón cùng của tủy sống) gọi là đuôi ngựa.
Mỗi đốt tủy lại chi phối cảm giác một vùng(khoanh) xác định của cơ thể .
IV.HÌNH THỂ TRONG, CẤU TẠO:
Tương ứng với hai chức phận , trên thiết đồ ngang ta thấy tủy sống gồm: chất
xám ở giữa và chất trắng ở chung quanh .
Rãnh giữa trước phân cách với chất xám bởi một mép chất trắng, rãnh giữa
sau liên tiếp với một vách giữa đi tới tận chất xám.


H.3: Sơ đồ cắt ngang tuỷ sống


A: Các bó
1. Bó thon(Goll)
2. Bó
chêm(Burdach)

3. Rễ sau
4. Bó tháp bên

10. Trám gai
11. Lưới gai
12. Bó tháp trước (thẳng)
13. Bó tiểu não trước
(Gowers)
B: Các nhân chất xám tuỷ
1. Chất keo
2. Nhân riêng sừng sau
3. Nhân ngực
4. Nhân giữa

5. Bó hồng gai
6. Bó mái gai
7. Bó gai thị bên
8. Bó tuỷ sống mái
9.Bó tiền đình gai
14. Bó Tiểu não sau
15. Bó căn bản
16. Bó gai thị trước
17. Bó đồi thị sau
5. Nhân giữa bên
6,7,8,9,10. Nhân vận động sừng
trước
I,II,III. Cột chất trắng trước, bên,
sau

1. Chất xám:

Cấu tạo bởi những thân neurone và các sợi thần kinh không có vỏ myelin. Các
thân neurone tập trung thành những cột dày đặc hơn dọc theo suốt chiều dài của tủy
sống và có thể đứt đoạn từng quãng, gọi là các nhân xám.

Chất xám hình ch
ữ H, gồm 2 khối
bên n
ối nhau bởi 1 mép xám, gồm các
sừng trước và sau.
a. Sừng trước: to và ng
ắn, chức năng vận
động, từ đó phát ra r
ễ vận động của dây
thần kinh tuỷ. Ở phình cổ và phình th
ắt
lưng, sừng trước to ra nhiều hơn
ở các
đoạn tủy khác.
- Có hai nhân v
ận động : Nhân
trước ngoài và nhân trước trong.
 Nhân trước ngoài: V
ận động
các cơ vân cổ, ngực, bụng v
à
tứ chi.
 Nhân trước tr
ong: Các cơ vân
ở lưng, bao quanh c
ột sống,

chủ yếu là cơ ở rãnh cột sống.

 Nhân bên: Có hai nhân

ngoài đáy sừng trư
ớc, sừng
bên, là nhân th
ực vật. Sừng
bên chỉ rõ ở tủy sống cổ, v
à


lưng.

H.4: Cấu trúc chất xám, trắng ở từng đoạn tuỷ.
- Ở phía ngoài sừng bên, chất xám tách ra những sợi nối nhau chằng chịt, lẫn
lộn với chất trắng tạo thành tổ chức lưới.
b-Sừng sau: Nhỏ và dài hơn, là sừng cảm giác có rễ cảm giác của thần kinh tủy đi
vào. Sừng sau có hai nhân cảm giác :
- Nhân sau ngoài (n. keo Rolando) cảm giác da và lông .
- Nhân sau trong, cảm giác bản thể thân (bọng Clarke) và ở chi (cột
Bechterew). Nhân sau trong thấy rõ nhất ở tủy lưng.
c. Mép xám (chất xám): Là trung khu thực vật ở một số đoạn tuỷ (C.8-TL 3).
- Giữa có ống tâm tuỷ rộng 2/10 mm, trên thông với buồng não 4, ở dưới
phình ra thành hình thoi, rộng nhất ở nón cùng, ống tâm tuỷ chứa nước não
tủy, có những đoạn tắc lại.
- Ống tâm tủy chia mép xám làm hai khu: Khu trước là khu vận động nội
tạng, khu sau là khu cảm giác nội tạng.
2. Chất trắng:


Gồm những bó sợi thần kinh có vỏ myêlin, nằm sát nhau, mỗi bó có chức phận
dẫn truyền riêng: vận động, cảm giác và liên hợp. Nhìn chung, các bó vận động thu
hẹp dần từ trên xuống dưới vì tách dần các sợi vận động vào các sừng trước của các
tầng tủy. Trái lại, các bó cảm giác đi lên ngày càng to ra vì nhận thêm những sợi đi
từ các sừng sau của các tầng tủy đến.
Các rãnh giữa trước, giữa sau, bên trước và bên sau chia chất trắng làm 3 cột:
Cột trước, cột sau và cột bên.
a. Các bó dẫn truyền vận động:
Thân neurone vận động có đuôi trục họp thành các bó nằm trong vỏ đại não
(hồi trán lên) hay trong các nhân xám dưới vỏ não (nhân đỏ, nhân tiền đình ) Các
bó này đi xuống tủy để tiếp xúc với các Neurone trong các nhân của sừng trước các
tầng tủy sống.
Các bó dẫn truyền gồm hai loại:
- Hệ tháp: Dẫn truyền vận động có ý thức, có hai bó:
 Bó tháp thẳng (tháp trước) : nhỏ hơn nằm ở cột trước, hai bên rãnh giữa
trước.
 Bó tháp chéo (tháp bên), lớn hơn rất nhiều, nằm ở cột bên, phía ngoài
sừng sau.
- Hệ ngoài tháp: Gồm hai bó dẫn truyền vận động (không có ý thức):

 Bó tiền đình-tuỷ (t.vestibulospinalis) nằm ở rìa cột trước đi từ nhân tiền
đình ở cầu não xuống đến tủy thắt lưng, dẫn truyền vận động tự động và
phản xạ thăng bằng.
 Bó nhân đỏ-tủy (t.rubospinalis) nằm trước bó tháp chéo, đi từ nhân đỏ ở
trung não xuống đến hết tủy cổ, dẫn truyền vận động tự động và các
xung động của trương lực cơ.
Ngoài ra còn có các bó: mái gai (t.tectospinalis) ở cột trước, bắt đầu từ nhân
mái tiểu não thuộc phản xạ nghe nhìn, trám gai (t.oligospinalis)
3. Các bó dẫn truyền cảm giác:
Thân các neurone có đuôi trục họp thành các bó này nằm trong các nhân cảm

giác của sừng sau chất xám tủy sống hay trong các hạch gai. Những bó này đi lên
thân não và đại não.
Các bó dẫn truyền cảm giác gồm 3 loại:
a. Bó thon và chêm (Goll và Burdach): ở cột sau, bó Goll nằm trong, bó Burdach
nằm ngoài (ở tủy cổ có rãnh cận bên sau phân cách hai bó này) dẫn truyền cảm giác
sâu có ý thức của gân, cơ, xương, khớp, tức là cảm giác đau ở trong xương khớp.
b. Bó cung Dejerine (gai đồi thị - t.spinothalamus): Nằm bên trong hai bó tiểu não,
giữa hai bó tháp thẳng và tháp chéo, dẫn truyền cảm giác nông có ý thức, gồm hai
bó:

- Bó cung trước (gai đồi trước- t. spinothalamus anterior) nằm trong cột
trước, dẫn truyền xúc giác thô sơ.
- Bó cung sau (gai đồi sau- t. spinothalamus posterior) nằm trong cột bên,
dẫn truyền cảm giác đau, nóng, lạnh.
c. Bó tiểu não (gai tiểu não -t.spinocerebellaris posterior,anterior): Nằm ở rìa cột
bên, dẫn truyền cảm giác sâu không ý thức lên tiểu não, gồm hai bó:
- Bó tiểu não thẳng (bó Flechsig-tiểu não sau) ở sau.
- Bó tiểu não chéo (bó Gowers-tiểu não trước) ở trước.
4. Các bó liên hợp và phản xạ:
Ngoài các bó lớn dẫn truyền cảm giác và vận động kể trên, phần chất trắng
còn lại của tủy sống là chất căn bản được cấu tạo bởi các bó liên hợp - liên hệ giữa
chất xám của các tầng tủy sống với nhau. Thân neurone có đuôi trục hợp thành các
bó này nằm trong chất xám của các tầng tủy sống. Có 3 bó:
- Bó căn bản trước nằm trong cột trước, phía ngoài bó tháp thẳng và sau bó
tiền đình tủy.
- Bó căn bản giữa nằm trong cột bên, giữa chất xám và các bó tháp bên, bó
cung .
- Bó căn bản sau: nằm trong cột sau, sát sừng sau, càng xuống dưới càng
tiến gần vách giữa.

×