Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận trong "Romeo và Juliet" của Shakespeare ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.54 KB, 4 trang )

Mối quan hệ giữa tình yêu và
thù hận trong "Romeo và Juliet"
của Shakespeare






Đến hồi IV: “tạm thời hoà hoãn, xung đột chùng”
(10)
. Trong vở Romeo và Juliet,
mặc dù ở hồi III, Capulet phu nhân đã khẳng định: “Chúng ta sẽ báo được thù”
(11)
,
nhưng có lẽ bà nói vậy chỉ để an ủi Juliet hay do quá bận rộn với việc thu xếp cho đám
cưới của Juliet nên kế hoạch của bà không thấy được nhắc tới ở hồi IV. Cũng chính vì
thế mà cho đến hồi IV, mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận không thể phát triển thành
xung đột giữa cha mẹ và con cái hay chuyển hoá thành xung đột giữa tình yêu và trách
nhiệm của đôi tình nhân.
Cuối cùng là hồi thứ năm: “xung đột giải toả, hành động đổ nhanh về chỗ kết thúc
của nó”
(12)
. Như chúng ta đã thấy, trong suốt bốn hồi đầu xung đột giữa tình yêu và thù
hận không được hình thành cho nên đến hồi V “hành động” vẫn “đổnhanh về chỗ kết
thúc của nó” nhưng xung đột được giải toả không phải là xung đột giữa tình yêu và thù
hận mà là xung đột giữa hai dòng họ. Trước cái chết của đôi uyên ương, vương chủ cho
rằng thù hận chính là nguyên nhân của kết cục bi thảm kia. Đó là sự trừng phạt của Chúa
đối với hai người cha luôn thù hằn hiềm khích nhau. Giải thích như vậy không phải
không có lí, đặc biệt đối với mối thù lâu đời khó hoà giải của hai dòng họ Montague và
Capulet. Tuy nhiên theo chúng tôi, cái chết của đôi trai gái không phải do oán thù của


hai gia đình trực tiếp gây nên. Trước khi chết, cả Romeo và Juliet đều không có một lời
nào buộc tội oán thù dồn ép họ vào đường cùng không lối thoát. Lí do khiến họ lựa chọn
cái chết thật giống nhau. Họ khẳng định họ chết vì tình yêu, chết cho tình yêu.
Cũng chính vì thế mà chúng tôi không đồng tình với quan điểm của Đặng Thế
Bính khi ông cho rằng: “Nhưng Romeo và Juliet có cúi đầu khuất phục trước những
trở ngại không? Không, họ luôn luôn tranh đấu để bảo vệ tình yêu của họ. Mối thù
hằn lâu đời giữa hai nhà đã không ngăn được họ yêu nhau”
(13)
. Nói cách khác ông
muốn gián tiếp khẳng định Romeo, Juliet đã phải đấu tranh với mối thù hằn lâu đời
giữa hai nhà. Nhưng trên thực tế trong toàn bộ năm hồi của vở kịch thì thù hận giữa
hai dòng họ chưa khi nào trực tiếp xuất hiện với tư cách là một lực lượng đối địch
mâu thuẫn gay gắt với tình yêu nhằm cản trở tình yêu. Những thế lực có thể đại diện
cho thù hận cất lên tiếng nói phản đối tình yêu đều không hay biết gì về mối tình bí
mật của hai người trong suốt bốn hồi đầu của vở kịch. Như vậy tình yêu của Romeo,
Juliet có cần phải đấu tranh với thù hận để tồn tại không?
Cũng từ việc khảo sát mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận được thể hiện trong
năm hồi của vở kịch, chúng tôi nhận thấy mối quan hệ này không được thiết lập ngay từ
hồi đầu của vở kịch, cũng không được phát triển lên bởi những tính cách bi kịch. Sự kết
nối năm hồi của vở kịch được tạo ra không phải từ sự gia tăng dần tính chất căng thẳng
gay gắt của mâu thuẫn giữa tình yêu và thù hận trong thế tương phản đối nghịch. Có
nhiều chi tiết ngẫu nhiên xuất hiện chen ngang làm thay đổi hoàn toàn số phận của nhân
vật chính là một trong những nguyên nhân tạo nên kịch tính.
Còn thù hận không thật sự xuất hiện như một lực lượng độc lập công khai đối
địch với tình yêu. Nó chỉ ngẫu nhiên tồn tại bên cạnh tình yêu và va chạm với tình yêu
một cách vô thức. Tính chất nửa vời đó làm cho mối quan hệ giữa tình yêu và thù hận
không thể chuyển hoá thành xung đột với những tác động qua lại lôgic biện chứng trong
một cuộc đấu tranh mà cả hai bên đều cố gắng để giành phần thắng bằng mọi cách.
Romeo, Juliet không phải sử dụng đến mọi phương tiện từ mềm mỏng đến cương quyết
để đấu tranh bảo vệ tình yêu của mình. Cha mẹ Romeo, Juliet cũng không cần phải dùng

mọi âm mưu hay thủ đoạn tàn bạo để chia rẽ đôi tình nhân. Mọi việc diễn ra như cái gì
phải đến sẽ đến.
Như vậy sẽ là cực đoan nếu cho rằng tình yêu của Romeo, Juliet bất chấp sự tồn
tại của mối thù giữa hai dòng họ. Dù có xa cách về thời gian đối với mối thù xưa, dù
không trực tiếp đưa ra những dự kiến về sự phản ứng của cha mẹ hai bên và không
chuẩn bị đối phó với những tình huống xấu có thể xảy ra, bóng dáng của thù hận vẫn
thoáng qua trong tiềm thức họ, chi phối hành động của họ. Cũng chính vì thế mà đám
cưới được tiến hành một cách bí mật. Nếu hoàn toàn bất chấp thù hận, bất chấp mọi
phản ứng của gia đình, chắc chắn hai người đã công khai ngày lễ của tình yêu và công
khai chống lại tất cả những thế lực cản trở tình yêu của họ.
Chỉ có điều, theo chúng tôi không phải ngẫu nhiên mà Shakespeare lại để chi tiết
Tybalt hằn học gây gổ chen ngang vào giữa những lời yêu đương đắm say của Romeo.
Nhưng Tybalt lại không có cơ hội ngăn cản tiếng nói tha thiết của một trái tim đang ắp
đầy niềm vui, niềm đam mê cuồng nhiệt. Sự hằn học bị lọt thỏm giữa bầu không khí vui
vẻ hoà bình và thân thiện, rồi nhanh chóng lịm tắt bởi nơi đó không có chỗ dành cho nó.
Đồng thời nó cho thấy sự khuất phục vô điều kiện của thù hận hẹp hòi trước sự thăng
hoa của tình yêu chân chính.
Nếu chúng ta cố tình coi thù hận là một lực lượng đối địch thì xét tương quan giữa
hai lực lượng: tình yêu và thù hận, tình yêu luôn giành thế chủ động, thế áp đảo hoàn
toàn. Ban đầu nó bất chấp sự tồn tại của thù hận, khi bị thù hận vô tình ngăn trở, nó sẵn
sàng đạp lên thù hận để vượt lên với tất cả sức sống kì diệu của nó. Đúng như Lương
Duy Trung từng nhận xét: “Bảntình ca say đắm, dũng cảm và bất khuất dám đạp lên hận
thù và lễ giáo phong kiến để giành lấy quyền tự do yêu đương”
(14)
. Hai động
từ đạp và giành được sử dụng nhằm chứng tỏ sự vượt trội hoàn toàn của tình yêu đối với
hận thù và lễ giáo phong kiến. Được khao khát tự do căng đầy chắp cánh, nó vượt lên
mọi vật cản thật dễ dàng để sống thành thực với những gì mình mong muốn. Tình yêu
bất tử ấy thể hiện sức sống mạnh mẽ đáng kiêu hãnh của con người thời đại Phục hưng.
Đặt trong bối cảnh của thời đại Phục hưng, thời đại của những tư tưởng nhân văn

chủ nghĩa, chúng tôi nhận thấy sự hợp lí trong nhận định của John Peck và Martin
Coyle: “Như trong Romeo và Juliet, ông (Shakespeare) cho thấy bản năng tự nhiên của
con người, nó thách thức hoặc phản ứng chống lại những sức ép và sự mong đợi của xã
hội mà họ đang sống” (“As in Romeo and Juliet he can precent natural instincts in
people that challenge or react against the presuces and expectation of the society in
which they live”)
(15)
. Chúng tôi cho rằng những tư tưởng về một tình yêu tự do
trongRomeo và Juliet đã gặp phải một sức ép từ phía “xã hội mà họ đang sống”. Thù
hận chỉ thể hiện được phần nào sức ép vô hình nhưng mạnh mẽ đó. Nó không trực tiếp
xuất hiện nhưng lại tồn tại ở mọi nơi mọi lúc, thậm chí có khi thoáng qua trong suy nghĩ
của đôi tình nhân, như bầu không khí đe doạ bao bọc quanh tình yêu. Và tình yêu đã bất
chấp tất cả để “thách thức hoặc phản ứng chống lại”. Chính vì thế dù vượt qua khỏi sự
kiềm toả của sức ép, tình yêu tự do không tránh khỏi mất mát đau đớn. Đó là sự hi sinh
cần thiết cho tình yêu thăng hoa

×