Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Báo cáo thực tập tại UBND quận 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.31 KB, 48 trang )

Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
PHẦN MỘT : KHÁI QUÁT
TỔNG QUAN VỀ QUẬN 12
1. Lịch sử hình thành :
Quận 12 được thành lập từ ngày 01/4/1997 theo Nghị định 03/NĐ-CP,
ngày 6/01/1997 của Chính phủ trên cơ sở :
Toàn bộ diện tích các xã Thạnh Lộc, An Phú Đông, Tân Thới Hiệp, Đông
Hưng Thuận, Tân Thới Nhất và một phần xã Tân Chánh Hiệp; một phần xã Trung
Mỹ Tây thuộc Huyện Hóc Môn trước đây.
Tổng diện tích đất tự nhiên 5.274,89ha, dân số hiện nay 390.493 người
(tính đến 4/2009).
Quận 12 được chia thành 11 phường: An Phú Đông, Đông Hưng Thuận,
Tân Hưng Thuận, Tân Thới Nhất, Tân Chánh Hiệp, Thạnh Lộc, Thạnh Xuân, Tân
Thới Hiệp, Hiệp Thành, Thới An và Trung Mỹ Tây. Bao gồm 50 khu phố, 832 tổ
dân phố.
Quận 12 nằm phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí địa lý như sau:
-Phía Bắc giáp huyện Hóc Môn;
-Phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức;
-Phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh;
-Phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm.
Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống đường bộ
với quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ vành đai ngoài (nay là quốc lộ
1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá dày, Quận 12 có
cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quận 12 còn có sông Sài
Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai,
nơi đây sẽ có đường sắt chạy qua.
Vị trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí
các khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh
quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện
đại hóa.
2. Quá trình 10 năm phát triển :


2.1. Những kết quả :
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 3 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
 Qua 10 năm, kinh tế của quận đã có bước phát triển mạnh mẽ, đời sống
kinh tế của người được phát triển một cách rõ nét. Tốc độ phát triển bình quân
qua 10 năm ngành CN/TTCN là 19,68%; ngành TM-DV là 19,59%. Tốc độ phát
triển các ngành được đảm bảo năm sau luôn cao hơn năm trước.
 Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của quận từ cơ cấu kinh tế “Công
nghiệp/Tiểu thủ công nghiệp-Thương mại-Dịch vụ-Nông nghiệp” sang cơ cấu
“Dịch vụ-Công nghiệp/tiểu thủ công nghiệp-Nông nghiệp” là bước đi đúng hướng
góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế của quận sau 10 năm, nhiều nhà đầu
tư chọn quận 12 là địa điểm đầu tư, kinh doanh:
- Năm 1997 ngành TM-DV chỉ có 458 đơn vị DN và cá thể với vốn đăng ký
khoảng 27 tỷ đồng; Cuối năm 2006 số lượng cơ sở đã tăng lên 868 DN và cá thể
tăng 90% (gấp 1,9 lần), tổng vốn đăng ký là 578 tỷ đồng tăng 2.041% (gấp 21,41
lần) so năm 1997;
- Ngành CN/TTCN có 69 đơn vị DN và cá thể với tổng vốn đăng ký 15,37 tỷ
đồng đến năm 2006 có 590 đơn vị DN và cá thể tăng 755% (gấp 8,55 lần), tổng
vốn đăng ký là 299,699 tỷ đồng tăng 1.850% (gấp 19,5 lần) so năm 1997.
 Công tác xã hội hóa giao thông được thực hiện có hiệu quả. Người dân tích
cực tham gia hiến đất làm đường góp phần đẩy mạnh việc nhựa hóa các tuyến
đường trên địa bàn quận. Qua 10 năm, có thể nhận thấy sự thay đổi một cách rõ nét về
cơ sở hạ tầng trên địa bàn quận, đến nay các tuyến đường giao thông trên địa bàn
quận đã được nhựa hóa 61,57km (trong đó 44.115 km là các tuyến đường do
thành phố quản lý và 17,455 là các tuyến đường do quận quản lý) góp phần phát
triển kinh tế xã hội của quận; còn 64,546 km đường cấp phối sỏi đỏ, và 7,688 km
đường đá đang tiếp tục được đẩy mạnh đầu tư xây dựng. Trong 10 năm, tổng vốn
đầu tư cho xây dựng cơ bản là 794,739 tỷ đồng.
 Công tác quản lý đô thị ngày càng được chấn chỉnh. Vai trò quản lý Nhà
Nước trong lĩnh vực quản lý đô thị được nâng cao. Qua 10 năm, bộ mặt đô thị của

quận dần được hình thành. Quy họach chi tiết tỷ lệ 1/2000 được duyệt khoảng
95% tổng diện tích đất tự nhiên trên địa bàn quận, 5% diện tích còn lại theo Bản
đồ quy hoạch chung của quận thuộc đất công viên cây xanh, nhìn chung Quy
họach chi tiết tỷ lệ 1/2000 quận 12 là đã phủ kín.
• Công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực tài nguyên và môi trường
ngày càng được củng cố và hoàn thiện. Công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ và
QSHNƠ cho dân ngày càng nhiều và tốt hơn, tạo điều kiện cho người dân thực
hiện các quyền hợp pháp của mình và chấp hành tốt pháp luật. Công tác lập quy
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 4 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
hoạch - kế hoạch sử dụng đất được thực hiện tốt hơn và tạo điều kiện thuận lợi
cho các nhà đầu tư yên tâm đầu tư góp phần thúc đẩy sự phát triển của quận.
Công tác quản lý môi trường ngày càng được củng cố góp phần giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư.
• Bên cạnh đó, Quận luôn quan tâm, quyết liệt kịp thời chỉ đạo trong
công tác quản lý trật tự đô thị về xây dựng. Công tác trật tự xây dựng được chấn
chỉnh và từng bước ổn định. Công tác tuyên truyền về các quy định pháp luật,
chính sách nhà đất được đẩy mạnh đến sâu rộng trong nhân dân, công khai quy
hoạch, đồng thời UBND quận rất quan tâm cải cách các thủ tục hành chính trong
lĩnh vực cấp phép xây dựng cho nhân dân, thủ tục đơn giản, rút ngắn thời gian
giải quyết hồ sơ... đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành các quy
định pháp luật về xây dựng trong nhân dân
• Những năm gần đây, trên địa bàn quận triển khai thực hiện nhiều
các dự án xây dựng nên công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đã được quận
quan tâm đẩy mạnh. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư
từng bước đi vào nề nếp. Cơ bản đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người
dân. Đến nay đã hoàn tất cơ bản 29 dự án, trong đó đã di dời, giải tỏa khoảng
3759 hộ dân, trong đó có 3116 hộ giải tỏa 01 phần và đất nông nghiệp, khoảng
643 hộ dân giải tỏa trắng; đang triển khai 38 dự án, trong đó có 26 dự án thực
hiện theo Nđ số 22/1998/NĐ-CP của Chính phủ, và 12 dự án được thực hiện theo

Nđ số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ đang trong giai đoạn chuẩn bị thực hiện.
• Công tác tái định cư được đẩy mạnh theo chỉ thị 32/2006/CT-UB
của UBND Tp, đến nay quận 12 đã bố trí tái định cư cho 485 hộ; trong đó 464 hộ
được bố trí bằng 472 nền đất; 20 hộ được bố trí 20 căn hộ chung cư.
 Lĩnh vực giáo dục, đào tạo , dạy nghề, y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,
xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm có nhiều nỗ lực góp phần chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần trong nhân dân, việc xã hội hoá được quan tâm đẩy mạnh.
• Qua 10 năm xây dựng và phát triển ngành học phổ thông đã đạt những
thành quả đáng kể, tỷ lệ học sinh lên lớp thẳng, học sinh tốt nghiệp luôn ổn định ở
mức bình quân chung toàn thành phố, công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi có
những bước tiến về lượng và chất, xem đây là thước đo chất lượng dạy học của
các trường so với mặt bằng chung của thành phố. Quận 12 đã hoàn thành tiêu
chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở trước thời gian 01 năm, được thành phố
công nhận hoàn thành công tác phổ cập giáo dục bậc trung học trên địa bàn quận
năm 2005 tại Quyết định số 2785/QĐ-UBND ngày 19/6/2006.
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 5 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
• Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm, có nhiều tiến bộ.
Trung tâm y tế quận được xây dựng khang trang và đưa vào họat động, hệ thống
trạm y tế phường dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và đội ngũ y bác sĩ
nhưng vẫn đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được giao.Hòan thành tốt việc tiêm
chủng mở rộng trên địa bàn quận.
• Họat động văn hóa thông tin, thể dục thể thao có nhiều khởi sắc.Công tác
tuyên truyền cổ động luôn được quan tâm. Kết quả đạt được trong công tác tuyên
truyền, cổ động đã góp phần định hướng nhận thức tư tưởng chính trị cho các
tầng lớp quần chúng nhân dân để thực hiện các chủ trương của Đảng và pháp luật
của Nhà nước góp phần nâng cao ý thức người dân chấp hành pháp luật, từng
bước đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
• Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã đi vào từng
đối tượng, từng lĩnh vực, từng địa bàn dân cư được các cơ quan, đơn vị, các tầng

lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.
• Công tác đền ơn đáp nghĩa được Đảng, Chính quyền và nhân dân quận 12
đặc biệt quan tâm, vận động các mạnh thường quân bảo trợ nuôi dưỡng các bà Mẹ
Việt Nam Anh hùng hàng tháng, xây dựng và sửa chữa nhà tình nghĩa, thực hiện
tốt các chế độ BHYT, chế độ an dưỡng, trợ cấp thăm viếng khi ốm đau, ma chay.
Tìm kiếm và quy tập 135 liệt sĩ về Nghĩa trang thành phố, xây dựng 141 căn nhà
tình nghĩa nâng tổng số nhà tình nghĩa lên 458 căn, sửa chữa chống dột 251 căn
nhà tình nghĩa.
• Thực hiện tốt công tác bảo trợ xã hội các đối tượng người già neo đơn,
người bệnh tâm thần, người khuyết tật, trẻ em không nơi nương tựa, nạn nhân bị
ảnh hưởng chất độc màu da cam… thể hiện tốt truyền thống tương thân tương trợ,
lá lành đùm lá rách với nhiều họat động phong phú, thiết thực như xây dựng 573
căn nhà tình thương, tôn hóa 565 căn nhà mái lá cho dân nghèo; Vận động các
mạnh thường quân đóng góp tiền và hiện vật chăm lo cho hộ nghèo như nguyên
vật liệu chống dột, chống ngập cho 439 căn nhà, 05 căn nhà mơ ước, tặng 6.865
phần quà trong dịp lễ, tết trị giá trên 10 tỉ đồng…
• Công tác XĐGN được các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm, xác định là
nhiệm vụ rất quan trọng được đưa vào Nghị quyết đại hội Đảng bộ quận từng
nhiệm kỳ và triển khai thực hiện qua 10 năm. Đến cuối năm 2006 có 1.215
hộ/1.222 hộ (tỷ lệ 99,43%) vượt chuẩn 4 triệu/người/năm và có 715 hộ (tỷ lệ
1,43%) vượt chuẩn 6 triệu/người/năm tự nguyện ra khỏi chương trình XĐGN, số
hộ nghèo còn lại chuyển sang năm 2007 là 1.096 hộ, tỷ lệ 2,07%; hộ có thu nhập
dưới 4 triệu/người/năm không có khả năng vượt chuẩn là 7 hộ, chiếm tỷ lệ 0,01%.
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 6 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
Tổng nguồn vốn đang sử dụng là 6.045.986.000đ, trợ giúp cho 1.262 hộ vay, bình
quân vay 4,8 triệu đồng/hộ, đáp ứng được 100% theo nhu cầu cần vốn của hộ
nghèo.Đặc biệt, quận đã xác định công trình đưa hơn 400 hộ ra khỏi diện nghèo là
một trong những công trình chào mừng 10 năm thành lập quận, điều đó cho thấy
quyết tâm của quận trong công tác XĐGN, nâng cao mức sống cho dân.

 Công tác điều hành cuả Thường trực UBND quận chuyển biến mạnh mẽ,
quan tâm chọn mũi đột phá và có chương trình công tác từng lĩnh vực đem lại diện
mạo mới cho UBND quận, bộ máy phòng ban được chấn chỉnh nề nếp, tạo nên sự
chuyển biến trong hoạt động cuả bộ máy.
 Công tác cải cách hành chính được quan tâm tập trung thực hiện, bước đầu
đã đạt được những kết quả khả quan, quy trình thủ tục hành chính được rà soát
điều chỉnh, chỉ số hài lòng của người dân được tăng lên.
2.2. Những khó khăn còn tồn tại :
 Trong phát triển kinh tế, tuy TM-DV có tăng lên nhưng các lọai hình dịch
vụ chủ yếu là các dịch vụ phục vụ đời sống sinh họat hàng ngày, các khu TM-DV
đã có quy hoạch nhưng chưa hình thành, các dịch vụ cao cấp như tài chính tín
dụng, chăm sóc sức khỏe, giải trí… chưa được đầu tư. Sản xuất CN/TTCN còn
mang tính nhỏ lẻ, tự phát không tập trung mà phân bố xen cài trong khu dân cư
chỉ có một số DN lớn là có đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại còn lại
đa số công nghệ sản xuất, trình độ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thị
trường.
 Lĩnh vực xây dựng cơ bản tuy có nhiều cố gắng nhưng vẫn còn chậm so
với yêu cầu. Quá trình thực hiện một số dự án phải điều chỉnh nhiều lần do công
tác khảo sát của tư vấn không tốt, không tính đến các yếu tố về điện, hướng kết
nối thoát nước khu vực.Công tác khảo sát địa chất cũng bất cập, các tuyến đường
quá hạn sử dụng phải chịu mật độ lưu thông lớn nên làm cho công trình xuống
cấp nhanh. Một số dự án có những phát sinh ngoài dự toán thiết kế dẫn đến chậm
quyết toán …Việc thực hiện các dự án còn chưa có sự phối hợp thống nhất,
xuyên suốt giữa các phòng ban, ngành, đoàn thể quận và UBND các phường từ
giai đoạn chuẩn bị đầu tư, công bố chủ trương thực hiện dự án đến giai đoạn giải
tỏa mặt bằng, xác định đơn giá bồi thường và giá bố trí tái định cư.
 Công tác điều chỉnh quy họach xây dựng đô thị và lập quy hoạch - kế
hoạch sử dụng đất thực hiện chậm so với yêu cầu phát triển của xã hội. Công tác
môi trường chưa theo kịp tốc độ đô thị hóa dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường
và khiếu nại về môi trường. Một số trường hợp phân lô hộ lẻ không đảm bảo quy

GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 7 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
trình, thủ tục để lại hậu quả trong việc chỉnh trang đô thị, điều kiện cơ sở hạ tầng
chấp vá, không bảo đảm các quyền lợi cần giải quyết như: hợp thức hoá nhà ở đất
ở, hộ khẩu.
 Công tác quy hoạch chi tiết còn nhiều bất cập như quy hoạch cây xanh
không có nhà đầu tư, không có thời gian thực hiện cụ thể gây lãng phí lớn, thiệt
hại lợi ích cho người dân do không chuyển mục đích được, việc đền bù thiệt hại
nếu Nhà nước thu hồi đất cũng thấp hơn khu dân cư. Công tác giải quyết khiếu
nại về quy hoạch gần đây tăng lên.
 Với tốc độ đô thị hoá quá nhanh, có nhiều dự án nâng cấp mở rộng các
tuyến đường, xây dựng công trình, dự án liên quan đến đền bù giải tỏa tái định cư,
tình trạng dân nhập cư các tỉnh đến ngày càng đông, nhu cầu mua đất, nhà chưa
đủ điều kiện lập thủ tục theo qui định... nên tình trạng vi phạm xây dựng nhà ở
không phép, sai phép vẫn còn xảy ra và diễn biến phức tạp, tình trạng mua bán lấn
chiếm lòng lề đường và các chợ tự phát làm mất trật tự an toàn giao thông. Việc
kiểm tra xử lý vi phạm còn gặp khó khăn do lực lượng còn thiếu và yếu, ý thức
chấp hành pháp luật của một bộ phân người dân còn thấp. Hiện nay tình trạng vi
phạm xây dựng tuy có giảm nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp, do nhiều nguyên
nhân như: Một số hộ dân bị giải tỏa nay xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà không
xin phép, một số hộ có đất nông nghiệp xây dựng nhà ở cho con cháu ra riêng...;
một số khác do nhân dân các tỉnh nhập cư có nhu cầu bức xúc về nhà ở dẫn đến
tình trạng nhận chuyển nhượng đất và xây dựng không phép...Việc xử lý vi phạm
có trường hợp còn gặp khó khăn vướng mắc do các văn bản qui phạm pháp luật
chưa qui định cụ thể, quy trình xử lý không phù hợp, còn bất cập so với thực tế
(UBND quận đã đề nghị Sở xây dựng hướng dẫn việc xử lý vi phạm còn vướng
mắc trong qui trình xử lý).
 Công tác bồi thường thiệt hại, giải phóng mặt bằng hiện nay còn chậm,
chưa đáp ứng kịp thời tiến độ các dự án trọng điểm cũng như nhu cầu phát triển
kinh tế-xã hội trên địa bàn quận.

 Nếp sống văn minh đô thị của một bộ phận dân cư còn thấp nên vệ sinh
môi trường không đảm bảo, việc chiếm dụng lòng lề đường để mua bán chưa giải
quyết được ở một số phường.
 Trên địa bàn vẫn còn tiềm ẩn nhiều phức tạp như khiếu kiện, đình lãn công
trong công nhân. Tình hình phạm pháp hình sự nhìn chung được kéo giảm, tuy
nhiên trong từng giai đoạn nhất định vẫn tăng, các lọai án nghiêm trọng vẫn còn
xảy ra. Công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy, mại dâm tuy quyết
liệt thực hiện nhưng tệ nạn xã hội vẫn còn lén lút hoạt động.
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 8 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
 Trong xây dựng chính quyền: Tính chủ động trong công việc của các
ngành, các phòng ban, đơn vị chưa cao, việc phối hợp còn hạn chế dẫn đến hiệu
quả công việc chưa cao.
Thủ tục hành chính vẫn còn chưa hoàn thiện, thiếu sự liên thông của một số
phòng ban nên chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người dân, vì vậy người dân
vẫn còn phàn nàn về thủ tục, thái độ của cán bộ, công chức.
2.3. Phương hướng phát triển đến 2012 của Quận 12:
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng bộ nhiệm kỳ III của Đảng bộ quận, Nghị
quyết của Đảng bộ cấp trên; Từ nay đến năm 2012 là giai đoạn tăng tốc của quận
để xây dựng quận 12 trở thành một quận đô thị thật sự, rút ngắn khoảng cách với
các quận nội thành. Để đạt được mục tiêu đó, một số giải pháp trọng tâm cần thực
hiện trong thời gian tới như sau:
 Tập trung khai thác tiềm năng, thế mạnh và tạo mọi điều kiện để phát triển
kinh tế: Phát triển nhanh hệ thống chợ, các trung tâm TM-DV, siêu thị. Đa dạng
hóa các lọai hình dịch vụ cao cấp.
 Thực hiện tốt công tác quản lý đô thị, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hòan
chỉnh, đảm bảo công tác quy họach, chỉnh trang đô thị. Đảm bảo nhựa hóa trên
90% tuyến đường giao thông trên địa bàn quận.
 Nâng cao tòan diện chất lượng hệ thống giáo dục, đẩy mạnh công tác xã hội
hóa giáo dục.

 Tập trung chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, thực hiện hiệu quả
chương trình xóa đói giảm nghèo, quyết tâm xóa hộ nghèo.
 Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu 3 giảm, làm trong sạch
địa bàn, đấu tranh có hiệu quả các tệ nạn xã hội, các loại tội phạm.
 Tạo chuyển biến một cách mạnh mẽ nhận thức của người dân về xây dựng
nếp sống văn minh đô thị.
 Tiếp tục giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tòan xã hội.
 Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhằm tạo sự hài lòng cho người dân
khi giao dịch với cơ quan công quyền.
 Kiện toàn bộ máy hành chính, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình
độ, năng lực và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của xã hội.
3. Sơ nét về Phòng Nội vụ :
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 9 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
Theo quyết định số 03/QĐ-UBND ngày 11/3/2009 của UBND quận 12 về
việc ban hành Quy chế tổ chức và họat động của Phòng Nội vụ như sau :
3.1. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn :
3.1.1. Vị trí :
Phòng Nội vụ quận là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận.
Phòng Nội vụ quận có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng; chịu
sự lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác
của UBND quận; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên
môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.
3.1.2. Chức năng :
Phòng Nội vụ quận có chức năng tham mưu, giúp UBND quận thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế các cơ quan hành
chính, sự nghiệp Nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa
giới hành chính; CBCC, viên chức Nhà nước; CBCC phường; hội, tổ chức phi
chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua khen thưởng.
Trong phạm vi của đề tài chỉ nghiên cứu chức năng quản lý CBCC cấp

phường, cụ thể là công tác nâng cao năng lực cho đội ngũ CBCC cấp phường trên
địa bàn Quận 12 của Phòng Nội vụ.
3.1.3. Nhiệm vụ và quyền hạn:
Trong đó có điều 8, điểm b quy định nhiệm vụ của phòng Nội vụ quản lý
CBCC cấp phường như sau: “Thực hiện việc tuyển dụng, quản lý công chức
phường và thực hiện chính sách đối với CB, CC và CB không chuyên trách
phường theo phân cấp”.
3.2. Cơ cấu tổ chức Phòng:
Phòng Nội vụ có 11 thành viên: 01 Trưởng phòng, 02 Phó trưởng phòng,
08 chuyên viên. Nguyên tắc hoạt động tập trung dân chủ, các thành viên thực hiện
công việc được phân công theo chuyên môn.
4. Sơ nét về 11 phường quận 12:
4.1. Đặc điểm tự nhiên và số lượng CBCC:
STT Tên phường
Dân số Diện tích
Số lượng CBCC
CB CC CBKCT
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 10 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
1 Tân Thới Nhất 41.341 378,25 11 13 21
2 Đông Hưng Thuận 34.297 255,2 11 13 21
3 Trung Mỹ Tây 27.098 270,61 10 13 18
4 Tân Thới Hiệp 31.093 261,98 9 11 19
5 Tân Hưng Thuận 26.792 181,08 10 11 20
6 Hiệp Thành 46.340 542,04 10 13 17
7 Tân Chánh Hiệp 26.597 421,46 11 12 16
8 Thới An 23.897 518,02 9 10 20
9 Thạnh Xuân 21.403 968,59 10 11 18
10 Thạnh Lộc 23.516 583,29 11 11 17
11 An Phú Đông 20.498 881,03 11 10 18

4.2. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế xã hội ở các phường:
4.2.1. Thuận lợi:
Trong 11 phường của quận 12, mỗi phường đều có những mặt thuận lợi và
khó khăn riêng để phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần cho người dân địa phương.
 Khu vực phía Đông có các phường: Thạnh Xuân, Thạnh Lộc, An
Phú Đông có diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu, phát triển mạnh các ngành
nông nghiệp trồng cây kiểng: hoa lan, hoa mai, hoa lài, vườn tạp…; chăn nuôi,
đặc biệt là nuôi cá sấu là thế mạnh của vùng. Đây là một điều kiện thuận lợi để
phát triển kinh tế đặc trưng của quận 12 so với các quận huyện khác. Nếu Quận có
kế hoạch đầu tư, kêu gọi đầu tư vào lĩnh này thì đây sẽ là vùng có tiềm năng lớn
về ngành trồng cây kiểng và chăn nuôi cá sấu nói riêng, cũng như tạo nên một đặc
trưng về sản xuất nông nghiệp của quận 12, thành phố Hồ Chí Minh.
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 11 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
Trong định hướng phát triển những năm tới, do vị trí địa lý co những mặt
thuận lợi, các phường này tập trung đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển các
ngành theo cơ cấu: “thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp”, thu
hẹp dần diện tích đất nông nghiệp.
 Các phường Hiệp Thành, Thới An, Tân Thới Hiệp nằm ở vị trí trung
tâm của quận 12 có cơ cấu kinh tế chủ yếu là thương mại, dịch vụ, một số ít trồng
trọt, chăn nuôi
 Khu vực phía tây gồm các phường Tân Thới Nhất, Trung Mỹ
Tây, Đông Hưng Thuận, Tân Hưng Thuận, Tân Chánh Hiệp phát triển các ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ; nông nghiệp giảm mạnh
do tốc độ đô thị hoá nhanh. Lực lượng lao động dồi dào có khả năng cung cấp lao
động tại chỗ cho các công ty xí nghiệp đóng trên địa bàn.
Phường Tân Hưng Thuận được tách ra từ phường Đông Hưng Thuận theo
Nghị định số 143/2006/NĐ-CP ngày 23/11/2006 của Chính phủ. Vị trí phường
nằm trên cửa ngõ đi vào Tp. Hồ Chí Minh với các tuyến đường trọng điểm:

Trường Chinh, Quốc lộ 1A, Nguyễn Văn Quá. Là phường có nhiều công ty,
doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể, đồng thời lại là một phường mới, vì
vậy công tác quản lý Nhà nước khá khó khăn, phức tạp.
4.2.2. Khó khăn:
Khó khăn lớn nhất trong quản lý Nhà nước tại các phường như đã trình bày
ở trên là:
+ Số lượng dân nhập cư do di dân tự do chiếm tỷ lệ khá cao
+ Thiếu một lượng khá đông cán bộ chuyên trách, công chức, cán bộ không
chuyên trách. Đây là một khó khăn rất lớn cho việc quảm lý Nhà nước cũng như
phát triển kinh tế xã hội tại các phường
 Quận 12 đang trong quá trình phát triển, với tốc độ đô thị hoá rất
nhanh, đất nông nghiệp bị thu hẹp, các ngành thương mại dịch vụ phát triển,
nhiều công ty, doanh nghiệp đóng tại địa bàn. Bên cạnh đó, là một quận mới tách
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 12 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
từ huyện Hóc Môn (năm 1997), sự khó khăn về cán bộ, công chức như: thiếu
CBCC chuyên môn, hay một số không đủ năng lực…Công tác quản lý Nhà nước
trên địa bàn quận 12 lại càng khó khăn hơn. Vì vậy, vấn đề nâng cao năng lực đối
với đội ngũ CBCC nói chung và CBCC cấp phường nói riêng cần được chú trọng
trong giai đoạn này nhằm phát triển quận 12 theo kịp các quận khác của Thành
phố Hồ Chí Minh. CBCC cấp phường quận 12 cũng có một vai trò quan trọng
trong công tác quản lý hành chính Nhà nước tại địa phương, trong đó năng lực
CBCC cấp phường quyết định hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền cấp
phường.
Vì vậy trong phạm vi báo cáo thực tập, em xin tìm hiểu và đưa ra một số ý
kiến đóng góp để ngày càng hoàn thiện hơn công tác quản lý, nâng cao năng lực
CBCC phường quận 12.
PHẦN HAI : BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
I. HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ, ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC
CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ:

1. Hệ thống chính quyền cơ sở:
1.1. Khái niệm:
Chính quyền cấp cơ sở là cấp cuối cùng trong hệ thống hành chính Nhà nước.
Theo quan niệm trên thì từ khi ra đời cho đến nay nước ta đã trải qua nhiều lần
thay đổi cách phân chia đơn vị hành chính -lãnh thổ nhưng cấp chính quyền nhỏ
nhất là cấp xã vẫn không thay đổi. Và chính quyền nhà nước cấp xã gọi là cấp
chính quyền cơ sở.
Theo Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi bổ sung 2001) thì chính quyền cơ sở (cấp xã)
ở Việt Nam gồm:
Xã (cho vùng nông thôn);
Phường (cho thành phố, thị xã);
Thị trấn (trung tâm huyện).
1.2. Đặc điểm của chính quyền cấp cơ sở:
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 13 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
Chính quyền địa phương cấp xã Việt Nam, xuất phát từ quá trình hình
thành và phát triển, xét ở góc độ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền mang một
số đặc trưng sau:
- Theo hệ thống thứ bậc thì chính quyền cấp xã gồm HDND và UBND, là cấp
cuối cùng, thấp nhất trong hệ thống chính quyền 4 cấp;
- Chính quyền cấp xã thực hiện chức năng QLNN, trực tiếp quản lý nhân dân địa
phương. Vì vậy, hoạt động công vụ chịu ảnh hưởng nhiều của phong tục tập quán,
lối sống riêng của mỗi địa phương lãnh thổ.
- Chính quyền cấp xã là cấp QLNN có đầu mối quản lý trực tiếp nhất, phức tạp
nhất; là cấp có mối quan hệ trực tiếp giữa nhà nước và nhân dân, đại diện bộ máu
chính quyền Nhà nước giải quyết các vấn đề liên quan đến đời sống thường nhật
của người dân
- Tuy nhiên hiện nay, Chính quyền cấp xã mặt bằng chung:
+ Quy mô CBCC QLHCNN nhỏ và lẻ, thiếu cán bộ, trình độ không đồng
đều và chưa đáp ứng yêu cầu QLHCNN ở địa phương.

+ Phương tiện trang bị quản lý thiếu, chỉ mang tính phổ thông
+ Kinh phí hoạt động thường eo hẹp và không chủ động
Chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp chăm lo, giải quyết quyền lợi của dân về
mặt dân trí, dân sinh, dân quyền, đồng thời trực tiếp giúp nhân dân địa phương
thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Vì vậy, chính quyền
cấp xã có vị trí rất quan trọng trong hệ thống HCNN, chính quyền cấp xã có vững
mạnh mới thể hiện được sự vững chắc của cả hệ thống bộ máy nhà nước. Xuất
phát từ đó, vấn đề quan tâm củng cố hệ thống chính quyền cấp xã nói chung, và
nâng cao năng lực đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng là nhiệm vụ quan trong của
toàn Đảng, toàn dân trong giai đoạn mới hiện nay.
2. Cán bộ công chức cấp chính quyền cơ sở:
2.1. Khái niệm:
CBCC thuộc chính quyền cấp cơ sở được quy định tại khoản 1 điều 1 của
Pháp lệnh CBCC được sửa đổi bổ sung năm 2003 và được thể chế hoá tại Nghị
định của Chính phủ số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 về CBCC xã, phường,
thị trấn như sau:
- Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ sau đây gọi
chung là CB chuyên trách cấp xã, gồm có các chức vụ sau:
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 14 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Thường trực Đảng uỷ (nơi không có Phó Bí thư
chuyên trách công tác Đảng), Bí thư, Phó Bí thư chi bộ (nơi chưa thành lập Đảng
uỷ cấp xã);
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND;
+ Chủ tịch UB MTTQ, Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản HCM, Chủ tịch Hội
Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội cựu chiến binh.
- Những người được tuyển dụng, giao giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ
thuộc UBND cấp xã gọi chung là công chức cấp xã, gồm các chức danh sau:
+ Trưởng Công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);

+ Chỉ huy trưởng quân sự;
+ Văn phòng-thống kê;
+ Địa chính-xây dựng;
+ Tài chính-kế toán;
+ Tư pháp-hộ tịch;
+ Văn hoá-xã hội.
- Ngoài hai nhóm cán bộ, công chức nói trên, ở cấp xã còn có một số lượng khá
lớn những người hoạt động không chuyên trách, không hưởng lương mà chỉ được
hưởng phụ cấp hoặc khoán phụ cấp có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Đội ngũ
này không phải là cán bộ, công chức. Tại khoản 3 điều 2 của Nghị định số
121/2003/NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ quy định về CB không chuyên
trách cấp xã như sau:
+ Trưởng Ban Tổ chức đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra đảng, Trưởng
Ban Tuyên giáo và 01 cán bộ Văn phòng Đảng ủy;
+ Phó Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy);
+ Phó Chỉ huy trưởng quân sự;
+ Cán bộ kế hoạch - giao thông - thủy lợi - nông, lâm, ngư, diêm nghiệp;
+ Cán bộ lao động - thương binh và xã hội;
+ Cán bộ dân số - gia đình và trẻ em;
+ Thủ quỹ - văn thư - lưu trữ;
+ Cán bộ phụ trách đài truyền thanh;
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 15 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
+ Cán bộ quản lý nhà văn hóa;
+ Phó Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc; Phó các đoàn thể cấp xã: Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội
Cựu chiến binh;
+ Chủ tịch Hội Người cao tuổi; Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
2.2. Đặc trưng CBCC cấp xã:
Đây cũng chính là sự khác nhau giữa cán bộ, công chức cấp xã so với cán

bộ, công chức nói chung :
- Đặc thù cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, (đặc biệt là xã) cho thấy hầu hết
đội ngũ này đều là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dòng
tộc và gắn bó với dân làng, địa phương.
- Chính quyền cấp cơ sở là cấp gần dân, sát dân nhất, vì vậy, hình ảnh người cán
bộ, công chức xã, phường sẽ gần như là hiện thân của người cán bộ công quyền
nói chung trong mắt người dân. Người dân tiếp xúc với chính quyền đầu tiên và
trực tiếp nhất là tiếp xúc với công chức xã, phường. Công việc của công chức xã,
phường rất phức tạp, phải trực tiếp nghe và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến
cuộc sống thường nhật của người dân thuộc các lĩnh vực khác nhau.
- Tính ổn định, liên tục công tác của CBCC cấp xã không giống như cán bộ, công
chức từ cấp huyện trở lên đến trung ương.
- Những công việc thuộc nội dung quản lý nhà nước của UBND cấp xã đòi hỏi
phải được thực hiện thường xuyên, chuyên nghiệp và do đó đội ngũ CBCC cấp xã
cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng.
Chính vì những đặc thù trên đây của CBCC cấp xã mà trong hệ thống bộ
máy chính quyền Nhà nước, cấp xã gần như bị tách ra thành một đối tượng riêng,
thiếu sự liên thông một mạch từ cán bộ cấp cơ sở lên cấp huyện, cấp tỉnh, cấp
trung ương trong nhận thức QLNN tồn tại từ trước đến nay. Tuy nhiên, vấn đề
này đang được bàn bạc và trong thời gian tới sẽ có các biện pháp xây dựng các
chính sách để tạo sự liên thông trong đội ngũ CBCC các cấp, nhằm nâng cao
hiệu lực QLNN một cách mạnh mẽ và thông suốt. (Một số văn bản đã đề cập đến
vấn đề này như Nghị quyết Trung ương 6 Khoá X và chương Cán bộ công chức
cấp xã của Luật CBCC vừa được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008).
- Một đặc trưng nữa là hiện nay, trình độ CBCC chính quyền cấp cơ sở
chưa đồng đều, mặt bằng chung còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu QLNN ở
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 16 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
cấp chính quyền cơ sở, khoảng 38% công chức hành chính xã chưa qua đào tạo
chuyên môn, điều đó cho thấy sự bất cập về năng lực của CC hành chính xã.

- Bên cạnh đó các điều kiện làm việc của chính quyền cấp xã còn hạn chế,
gây khó khăn rất lớn cho hoạt động quản lý ở cấp chính quyền cấp cơ sở, đồng
thời làm hạn chế việc thu hút nhân lực, nhân tài cho chính quyền cấp này.
Từ những đặc thù của cán bộ, công chức cấp xã như đã nêu đòi hỏi về mặt
đào tạo, định hướng tạo nguồn và chế độ, chính sách phải phù hợp nhằm tạo điều
kiện xây dựng cho được một đội ngũ cán bộ công chức chính quyền cơ sở có đủ
năng lực, phẩm chất và yên tâm đáp ứng yêu cầu công việc.
II. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NÂNG CAO NĂNG LỰC ĐỐI VỚI CBCC
CẤP XÃ:
1. Khái niệm năng lực CBCC:
Năng lực làm việc của một CBCC là phối hợp giữa các yếu tố như: kiến
thức, kỹ năng, thái độ của người CBCC để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Năng lực CBCC là nguồn lực chủ yếu của tổ chức để tổ chức đó có thể vận
hành và thực thi nhiệm vụ của mình.
Các yếu tố cấu thành năng lực CBCC bao gồm 3 yếu tố cơ bản:
- Kiến thức: Sự hiểu biết chuyên ngành về một lĩnh vực cụ thể
- Kỹ năng: là khả năng, sự thành thạo trong áp dụng các kỹ thuật, phương
pháp và công cụ để giải quyết công việc. Một năng lực có thể bao gồm nhiều kỹ
năng.
- Thái độ hành vi: là khả năng làm chủ thái độ, hành vi, trạng thái tinh thần
của bản thân trong giải quyết công việc nhằm đạt mục tiêu đặt ra.
Như đã trình bày ở trên, chính quyền cấp cơ sở và đội ngũ CBCC cấp xã
đóng một vai trò nhất định trong hệ thống tổ chức HCNN. Đội ngũ CBCC cấp xã
là những người trực tiếp tổ chức thực thi văn bản chỉ đạo của cấp trên, quản lý
mọi vấn đề phát sinh hàng ngày ở địa bàn trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã
hội. Tính chất công việc cấp xã mang tính phức tạp và gắn liền với cuộc sống hàng
ngày của người dân, vì vậy người CBCC cấp xã đòi hỏi phải có một năng lực nhất
định để có thể linh hoạt giải quyết các vấn đề thực tế ở địa phương theo đúng tinh
thần chỉ đạo của cấp trên đồng thời thoả mãn quyền và lợi ích chính đáng của
người dân địa phương.

GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 17 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
2. Tiêu chuẩn đối với CBCC cấp xã:
Tiêu chuẩn chung đối với CBCC cấp xã là phải có tinh thần yêu nước, kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động
nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
nhà nước ở địa phương. Phải cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, công tâm,
thạo việc, tận tụy với dân; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng; có ý thức kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật
thiết với dân, được nhân dân tín nhiệm.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng, đội ngũ CBCC cấp xã còn phải có
trình độ về lý luận chính trị, hiều rõ quan điểm đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, có trình độ học vấn chuyên môn, đủ năng lực và sức
khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, chức trách được giao.
Quyết định 04/2004/QĐ-BNV quy định về tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC
cấp xã như sau:
2.1. Đối với cán bộ chuyên trách
a. Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chi ủy,Thường trực đảng uỷ xã, phường, thị trấn:
Là cán bộ chuyên trách công tác Đảng ở Đảng bộ, chi bộ (nơi chưa thành lập
Đảng bộ) xã, phường, thị trấn, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực
hiện chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ, cùng tập thể đảng uỷ, chi uỷ lãnh
đạo toàn diện đối với hệ thống chính trị ở cơ sở trong việc thực hiện đường lối,
chủ trương, CS, PL của Đảng và Nhà nước trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
+ Tuổi đời: Không quá 45 tuổi khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
+ Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp chính trị trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng và đô thị có trình độ trung
cấp chuyên môn trở lên. Đã qua bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng,
nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, nghiệp vụ quản lý kinh tế.
b. Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản

Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch
Hội Cựu chiến binh: Là cán bộ chuyên trách đứng đầu Uỷ ban MTTQ Việt Nam
và các đoàn thể chính trị-xã hội ở xã, phường, thị trấn; chịu trách nhiệm lãnh đạo,
chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của điều lệ của tổ
chức đoàn thể, đường lối, chính sách của Đảng và PL của Nhà nước.
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 18 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
+ Các tiêu chuẩn (do các đoàn thể chính trị - xã hội quy định) của cán bộ
chuyên trách thuộc Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị -
xã hội được giữ nguyên trong nhiệm kỳ hiện tại. Các tiêu chuẩn quy định này
được áp dụng kể từ đầu nhiệm kỳ tới của từng tổ chức đoàn thể.
+ Tuổi đời:
- Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Không quá 60 tuổi đối với nam,
không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
- Bí thư Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Không quá 30 tuổi khi tham gia
giữ chức vụ công tác.
- Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân: Không quá 55 tuổi đối
với nam, không quá 50 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu.
- Chủ tịch Hội Cựu chiến binh: Không quá 65 tuổi khi tham gia giữ chức vụ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng
bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi...
+ Lý luận chính trị: Có trình độ sơ cấp và tương đương trở lên.
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: Đã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ lĩnh vực công tác mà cán bộ đang đảm nhiệm tương đương trình độ sơ
cấp trở lên.
c. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân:
Căn cứ Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2008 của Quốc
hội khoá 12, và nghị quyết 724/2009/UBTVQH12 ngày 16 tháng 01 năm 2009 của
UBTVQH khoá 12 về danh sách các quận, phường của các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường,

trong đó có Tp. Hồ Chí Minh. Vì vậy, phạm vi của báo cáo tạm thời không nghiên
cứu về các chức danh HĐND các phường trên địa bàn quận 12.
d. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân:
Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo UBND cấp xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo,
chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND và hoạt động QLNN đối với các lĩnh
vực KTXH, ANQP đã được phân công trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
+Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch UBND và Phó chủ tịch UBND do Chủ
tịch UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương
nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất hai nhiệm kỳ.
+ Học vấn: Có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông.
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 19 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
+ Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu vực
đồng bằng
+ Chuyên môn, nghiệp vụ: ở khu vực đồng bằng, có trình độ trung cấp
chuyên môn trở lên. Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã
hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Đã được bồi dưỡng
nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh tế.
2.2. Đối với công chức:
a. Tiêu chuẩn chung:
+ Độ tuổi: Không quá 35 tuổi khi tuyển dụng lần đầu.
+ Học vấn: Tốt nghiệp THPT đối với khu vực đồng bằng và đô thị,
+ Lý luận chính trị: Sau khi được tuyển dụng phải được bồi dưỡng lý luận
chính trị với trình độ tương đương sơ cấp trở lên.
b. Tiêu chuẩn riêng về trình độ chuyên môn cho từng chức danh:
- Tiêu chuẩn của công chức Chỉ huy trưởng Quân sự
Trình độ tương đương trung cấp về quân sự của sĩ quan dự bị cấp phân đội
trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng QLNN về quốc phòng cấp
xã. Sử dụng thành thạo trang, thiết bị phục vụ công tác chuyên môn.
- Tiêu chuẩn của công chức Trưởng Công an xã.

Khu vực đồng bằng phải đạt trình độ tương đương trung cấp chuyên môn
ngành công an trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng QLHCNN.
Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn.
- Tiêu chuẩn của công chức Văn phòng - Thống kê.
Khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Văn thư, lưu trữ hoặc trung cấp
Hành chính, trung cấp Luật trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng
QLHCNN (nếu chưa qua trung cấp hành chính). Ở khu vực đồng bằng và đô thị
phải sử dụng được kỹ thuật tin học phục vụ công tác chuyên môn.
- Tiêu chuẩn của công chức Văn hoá - Xã hội
Khu vực đồng bằng phải đạt trung cấp về văn hoá nghệ thuật (chuyên
ngành) hoặc trung cấp quản lý Văn hoá - Thông tin hoặc trung cấp nghiệp vụ Lao
động - Thương binh và xã hội trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi
dưỡng QLHCNN và ngành chuyên môn còn thiếu liên quan tới nhiệm vụ được
giao. Sử dụng thành thạo các trang thiết bị phù hợp với ngành chuyên môn. ở khu
vực đồng bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác.
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 20 SVTH: Trần Thị Thuý Vân
Đề tài: Thực trạng, giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhà nước đối với CBCC cấp phường quận 12
- Tiêu chuẩn của công chức Tư pháp - Hộ tịch.
Khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Luật trở lên và phải qua lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ tư pháp cấp xã sau khi được tuyển dụng. Phải qua bồi dưỡng
quản lý hành chính Nhà nước sau khi được tuyển dụng. Ở khu vực đồng bằng và
đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
- Tiêu chuẩn của công chức Địa chính - Xây dựng
Khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Địa chính hoặc trung cấp Xây
dựng trở lên. Sau khi được tuyển dụng phải qua bồi dưỡng về quản lý đất đai, đo
đạc bản đồ, quản lý hành chính Nhà nước. Ở khu vực đồng bằng và đô thị phải sử
dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
- Tiêu chuẩn của công chức Tài chính Kế toán:
Khu vực đồng bằng có trình độ trung cấp Tài chính - Kế toán trở lên. Phải
qua bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước sau khi tuyển dụng. Ở khu vực đồng

bằng và đô thị phải sử dụng được kỹ thuật tin học trong công tác chuyên môn.
2.3. Đối với CB không chuyên trách:
Hiện nay, UBND TP chưa quy định tiêu chuẩn trình độ đối với CB không
chuyên trách. Việc quy định tiêu chuẩn CB không chuyên trách được các quận,
huyện quy định cụ thể cho mỗi địa phương trên cơ sở Nghị quyết của HĐND
quận huyện đó về chuẩn hoá CBCC cấp xã.
Tại Công văn số 1272/SNV-XDCQ ngày 31/10/2006 của Sở Nội vụ TP. Hồ
Chí Minh về việc hướng dẫn UBND quận huyện quản lý CBCC xã, phường, thị
trấn, Sở Nội vụ hướng dẫn như sau: “Ưu tiên tuyển chọn những người trẻ tuổi, có
trình độ đại học”.
3. Vấn đề nâng cao năng lực đối với CBCC cấp xã:
3.1. Tính cần thiết nâng cao năng lực CBCC cấp xã:
- Đội ngũ CBCC cấp xã là bộ phận nòng cốt của hệ thống chính trị ở cơ sở, trực
tiếp giải quyết công việc cụ thể của người dân, gắn bó với đời sống nhân dân.
Năng lực, hiệu quả công tác của CBCC cấp xã tác động trực tiếp đến sự phát triển
KT, VH, XH, ANQP của địa phương nói riêng, của đất nước nói chung.
- Trước yêu cầu phát triển ngày càng cao của công tác tổ chức bộ máy và phương
thức hoạt động của chính quyền cơ sở, đội ngũ CBCC cấp xã đang bộc lộ những
hạn chế, yếu kém về năng lực, hiệu quả QLHCNN ở cơ sở.
GVHD: Ths Mai Nguyên Thanh 21 SVTH: Trần Thị Thuý Vân

×