Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Chăn nuôi gia cầm part 8 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.07 KB, 28 trang )


197
luỹ và sự phân chia năng lượng tích luỹ đó trong protein và mỡ
(MacLeod, 1990). Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng 85%
năng lượng tích trong mỡ và 15% năng lượng dự trữ trong protein.
Khi mức năng lượng ăn vào thấp, một lượng mỡ cơ thể được huy
động trong khi protein được tích luỹ. Hệ số dự trữ năng lượng trong
protein và trong mỡ ước tính tương đương 0,66 và 0,86 (Boekholt và
CTV, 1994).
Sự thay đổi về việc tích luỹ năng lượng và việc sinh nhiệt của
cơ thể cho thấy rằng khi năng lượng trong khẩu phần bị thiếu, sự có
mặt của vi sinh vật đường tiêu hoá rất có lợi cho cơ thể do làm giảm
hao tổn năng lượng, ngược lại khi năng lượng khẩu phần được cung
cấp đầy đủ, hiệu quả sử dụng năng lượng giảm xuống do sự có mặt
của các vi sinh vật này. Vì vậy, có thể kết luận rằng chính vi sinh vật
đường tiêu hoá làm thay đổi quá trình trao đổi năng lượng và giảm
hiệu quả sử dụng năng lượng của gia cầm (Muramatsu và CTV,
1994).

* Nhu cầu năng lượng cho sản xuất trứng
Theo Singh (1988), nhu cầu năng lượng để sản xuất 1 quả trứng gà
Leghorn là 86 Kcal ME. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CTV (1994),
nhu cầu năng lượng để sản xuất 1 quả trứng là:
ME
sxt
=
(P x 1,6)
0,8

Trong đó: P - Khối lượng của trứng (gam); 1,6 - Giá trị năng lượng
của 1 gam trứng;


0,8 - Hiệu quả sử dụng năng lượng cho sản xuất trứng

6.4.1.3.3. Nhu cầu năng lượng tổng thể
* Nhu cầu năng lượng cho gà tăng trưởng
Theo Wu và Han (1982), nhu cầu năng lượng của gà thịt là:

198
(0-4 tuần tuổi) ME = 128,5 BW
0,75
+ 2,5 (W)
(5-10 tuần tuổi) ME = 128,5 BW
0,75
+ 3,8 (W)
Trong đó: BW là khối lượng cơ thể (kg); (W) là tăng trọng (gam).
Theo Larbier và Leelercq (1993), nhu cầu năng lượng trao đổi
cho gà broiler có thể tính theo công thức:
ME (Kcal/ngày) = 100 W
0,75
+ 14,4 (Pr) + 11,0 (Lip)
Trong đó:W là khối lượng cơ thể (kg)
(Pr) là số protein tăng (g/ngày); (Lip) là số mỡ tăng (g.ngày)
Theo Hoàng Văn Tiến (1995), nhu cầu năng lượng gà thịt là:
ME = [105 + 4,6(25 - T)]Pm
0,75
+ 10,4L + 14,0Pr
Trong đó: ME là số Kcal ME cần thiết/con/ngày
Pm là Khối lượng trung bình (kg)
L là lượng mỡ tích luỹ (g/ngày)
Pr là lượng protein tích luỹ (g/ngày)
T là nhiệt độ, nếu dưới 25oC

Trong trường hợp nhiệt độ cao hơn 25oC thì kết quả này sẽ
thay đổi ở độ mọc lông và lượng mỡ tích luỹ dưới da.

* Nhu cầu năng lượng cho gà đẻ trứng
Theo Nguyễn Mạnh Hùng (1994), nhu cầu năng lượng cho gà
có thể tính theo công thức: ME = 5 P + P(170 - 2,2T) + 2LE
Trong đó: ME là số Kcal ME/con/ngày; T là nhiệt độ môi trường (oC);P
là khối lượng gà (kg);
P là tăng trọng bình quân (g/ngày); L là tỷ lệ đẻ (%); E là khối lượng
trứng sản xuất ra (g).
Ví dụ, gà mái nặng 1,59 kg, tăng trọng hàng ngày 3 g, tỷ lệ đẻ 80%,
khối lượng trứng 62 g, nhiệt độ môi trường 26,7 oC, thì nhu cầu
năng lượng sẽ là:
ME = (5 x 3) + 1,59[170 - (2,2 x 26,7)] + (62 x 0,8 x 2) = 292
Kcal ME/con/ngày.


199
Theo Hoàng Văn Tiến (1995), có thể tính nhu cầu năng lượng
cho gà như sau:
Gà Leghorn: ME = (170 - 2,2T)Pm + 5(P) + 2E
Gà Rhode Island: ME = (140 - 2T)Pm + 5(P) + 2E
Trong đó: ME là số Kcal ME/con/ngày
T là nhiệt độ môi trường (oC)
Pm là khối lượng gà (kg)
(P) là tăng trọng bình quân (g/ngày)
E là khối lượng trứng sản xuất ra (g/ngày)
Công thức trên không tính đến sự khác nhau giữa các cá thể
về mức độ mọc lông và các hoạt động cơ bắp khi nuôi trong lồng
hay trên nền.


6.4.2. Protein và nhu cầu protein của gà
6.4.2.1. Đặc tính chung và vai trò sinh học của protein đối với cơ thể
gia súc
Protein là thành phần cấu trúc quan trọng nhất của cơ thể gia
súc, gia cầm. Protein có những đặc tính mà các chất hữu cơ khác
không có được. Những đặc tính này bảo đảm chức năng của protein
như chất biểu hiện của sự sống. Khác với lipit và gluxit, trong cấu
trúc của protein bao giờ cũng chứa nitơ (16%). Một số protein còn
chứa lượng nhỏ lưu huỳnh (S), đôi khi có chứa phốt pho (P) và một
số các nguyên tố vi lượng khác như sắt (Fe), kẽm (Zn), đồng (Cu),
mangan (Mn),
Trong cơ thể động vật nói chung và cơ thể gia cầm nói riêng,
protein không thể tổng hợp từ lipit hay gluxit mà phải lấy protein từ
thức ăn đưa vào hàng ngày với số lượng đẩy đủ và theo một tỷ lệ
thích hợp theo nhu cầu của cơ thể (McDonald, 1988; Singh, 1988;
Vũ Duy Giảng và CTV, 1995).
Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành
phần chính của xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do

200
protein được sử dụng cho duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó
được thường xuyên đưa vào cơ thể. Nếu lượng protein ăn vào thấp
hơn nhu cầu thì độ sinh trưởng và điều kiện sống của các mô bào sẽ
bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết trong
cơ thể.

6.4.2.2. Nhu cầu về protein và axit amin của gà thịt
6.4.2.2.1. Nhu cầu về protein của gà thịt
Nhu cầu protein cho gà thịt bao gốm nhu cầu cho duy trì, cho tăng

trưởng và cho tổng hợp lông. Theo Singh (1988), nhu cầu protein
tổng thể cho gà thịt là:
Pr(g) =
0,0016 x KLCT(g) + (0,18 x TT(g) )+ (0,07 x KLCT x 0,82)
0,64

Trong đó: Pr(g) - Nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày);
KLCT - Khối lượng cơ thể (g);
TT - Tăng trọng (g/ngày);
0,0016 - Nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 gam KLCT;
0,18 - Tỷ lệ protein trong thịt là 18%;
0,07 - Tỷ lệ lông gà so với KLCT là 7%;
0,82 - Tỷ lệ protein trong lông là 82%;
0,64 - Hiệu quả sử dụng protein của gà thịt.

Trong giai đoạn sinh trưởng, tỷ lệ protein và axit amin trong
khẩu phần của gà thịt cần được tăng lên. Nếu protein khẩu phần
giảm thì sức sinh trưởng và tích luỹ nitơ của gia cầm sẽ bị giảm mặc
dù hiệu quả sử dụng thức ăn có thể tăng (Shafey và McDonald,
1991). Do gà rất nhạy cảm với mức protein khẩu phần nên trong thời
kỳ sinh trưởng gà có thể ăn vào lượng protein tương ứng với nhu cầu
của chúng khi nuôi các khẩu phần tự chọn. (Shariatmadri và Forbes,
1993).


201
6.4.2.2.2. Nhu cầu về axit amin của gà thịt
Khả năng sinh trưởng của gia cầm liên quan mật thiết với
hàm lượng các axit amin không thay thế trong khẩu phần. Nếu các
axit amin không thay thế trong khẩu phần thấp, gà sẽ giảm tốc độ

sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn.Với các khẩu phần cùng
lượng axit amin không thay thế, gà sẽ có cùng lượng axit amin ăn
vào mà không phải là cùng lượng năng lượng (Skinner và CTV,
1991). Khi gà được nuôi dưỡng cùng mức axit amin không thay thế
nhưng khác nhau về axit amin thay thế và năng lượng thì gà sẽ tiêu
tốn lượng thức ăn như nhau và tích luỹ lượng protein như nhau
(Summers và CTV, 1992). Như vậy, gà có thể ăn lượng thức ăn để
thoả mãn nhu cầu axit amin không thay thế mà không phải là nhu
cầu năng lượng (Parr và Summers, 1991).
Ví dụ, tăng lysine trong khẩu phần đã làm tăng đáng kể cả
khối lượng cơ thể và hệ số chuyển đổi thức ăn (Surisdiarto và
Farrell, 1991). Nhu cầu lysine tiêu hoá được xác định là không quá
1.01% đỗi với khẩu phần cho mức tăng trọng cao nhất và không quá
1.21% đối với khẩu phần cho hiệu quả chuyển đổi thức ăn tốt nhất
(Han và Baker, 1991). Ở một báo cáo sau đó, Han và Baker (1994)
đã khẳng định rằng nhu cầu lysine tiêu hoá cho sức tăng trọng tối đa
là 0.85% đối với gà trống và 0.78% đối với gà mái. Nhu cầu lysine
cho sự hiệu quả chuyển đổi thức ăn tốt nhất có cao hơn: 0.89% đối
với con trống và 0.85% đối với con mái.
Nhu cầu tổng số axit amin chứa lưu huỳnh tăng lên cùng với
tăng mức protein trong khẩu phần (Huyghebaert và CTV, 1994).
Chất lượng của thịt được cải thiện đáng kể khi tăng protein và các
axit amin chứa lưu huỳnh (Pack và Schutte, 1995; Schutte và Pack,
1995). Tuy nhiên, lượng axit amin chứa lưu huỳnh quá cao có thể
ảnh hưởng đến sự trao đổi chất hữu cơ của xương bởi vì các axit
amin chứa lưu huỳnh có thể đóng vai trò là nguyên nhân gây bệnh
mềm xương (Frankel, 1995). Nhu cầu tổng số axit amin chứa lưu

202
huỳnh từ 0.79 đến 0.86% đối với khẩu phần gà thịt và nhu cầu này

không bị ảnh hưởng bởi mức protein của khẩu phần (Kassim và
Suwanpradit, 1996).
Do nhu cầu tuyệt đối về axit amin rất biến động, phụ thuộc
vào các yếu tố giống, tính biệt, môi trường, quản lý, nuôi dưỡng, v.v.
nên xác định nhu cầu các axit amin trong khẩu phần của gà thịt dựa
vào tỷ lệ tương đối của các axit amin so với lysine, vì lysine thường
là axit amin giới hạn thứ nhất trong khẩu phần thức ăn của gà.

Cùng với các axit amin không thay thế, gia cầm cũng có nhu
cầu nitơ phi protein để tổng hợp các axit amin thay thế được. Do sự
sinh trưởng của gà đạt mức cao nhất ở những khẩu phần có tỷ lệ
protein thô cao, nên có thể cho rằng đó chỉ là nhu cầu về protein thô
thực chất. Thay vào đó, do hầu hết các khẩu phần đều chứa một
lượng nhất định các axit amin tổng hợp được nên gà thịt có thể có
nhu cầu các axit amin trong mạch peptid mà các axit amin tự do
không thể đảm bảo được (Surisdiarto and Farrell, 1991).

Bảng 6.1: Nhu cầu axit amin không thay thế cho gà thịt
(Larbier và Leelercq, 1992)
Axit amin
Duy trì
(mg/kgP/ngày)
Tăng trƣởng
(g/100g TT)
Lyzin
82
1,49
Methionin
36
0,70

Cystin
24
0,46
Isolơxin
58
0,27
Tryptophan
10
0,27
Threonin
86
0,75




203
Nhu cầu các axit amin không thay thế so với lysine (NRC, 1994)

Axit
amin
Lysine
Arginiê
Threoniee
Valine
Methionine
Cystine
%
100
110

74
82
38
43

6.4.2.3. Nhu cầu về protein và axit amin của gà mái đẻ
6.4.2.3.1. Nhu cầu protein của gà mái đẻ
* Nhu cầu protein cho duy trì
Protein rất cần thiết cho sự sống. Trao đổi protein xảy ra ngay
cả khi cơ thể động vật không nhận được protein từ thức ăn. Nhu cầu
protein cho duy trì sự sống được xác định từ giá trị trao đổi chất của
cơ thể và mối tương quan chặt chẽ với nhu cầu năng lượng cho quá
trình trao đổi cơ bản. Trung bình 1Kcal năng lượng trao đổi cơ bản
tạo ra được 2 mg N nội sinh trong nước tiểu (Bùi Đức Lũng, 1995).
Lượng N trong nước tiểu có liên quan chặt chẽ với khối lượng
cơ thể và nhu cầu protein cho duy trì. Theo Scott (Trích từ Bùi Thị
Oanh, 1996), cách tính protein cho duy trì như sau:
N nước tiểu (mg) = 201 x W
0,75
; Trong đó W là khối lượng cơ
thể (kg).
Lượng N thải qua phân bằng 50% lượng N thải theo nước tiểu
nên tổng lượng N thải ra khỏi cơ thể là 201 + 100 = 301 (mg).
Lượng protein cho duy trì (Prm) sẽ được tính theo công thức:
Pr
m
=
301 x W
0,75
1000 x 0,55

x 6,25

Ví dụ, một con gà mái có khối lượng 1,8 kg thì lượng protein cần
thiết cho duy trì là:

Pr
m
=
301 x 1,8
0,75
1000 x 0,55
x 6,25 = 5,3 g/ngày

204
Theo Oluyemi (1979), nhu cầu protein cho duy trì được tính
theo công thức:
Pr
m
=
0,0016 x W (g)

0,55
Trong đó: Prm là protein cho duy trì (gam); W là khối lượng
cơ thể
0,0016 là nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 g W
0,55 là hiệu quả sử dụng protein thức ăn
Như vậy, một gà mái năng 1,8 kg thì lượng protein cần cho
duy trì là:

Pr

m
=
0,0016 x 18000

0,55
= 5,2 g/ngày

* Nhu cầu protein cho tăng trưởng
Sự phát triển của gà gắn liền với sự tích luỹ protein trong cơ
thể chúng. Sự tích luỹ xảy ra nhanh ở gia cầm non, sau đó giảm dần
theo lứa tuổi. Theo Bùi Đức Lũng (1995), nhu cầu protein cho tăng
trưởng của gà có thể tính theo công thức:

Prtt =
Wc - Wo
0,64
x 0,18

Trong đó: Prtt là nhu cầu protein cho tăng trưởng (gam)
Wo là khối lượng cơ thể lúc ban đầu
Wc là khối lượng cơ thể lúc kết thúc
0,18 là hàm lượng protein trong thịt
0,64 là hệ số sử dụng protein
* Nhu cầu protein cho sản xuất trứng
Bằng kết quả nghiên cứu, Ivy và Gleaves (1976) cho rằng nhu
cầu protein cho sản xuất trứng là 8,9 g/mái/ngày nếu gà đẻ 10% và
7,1 g/mái/ngày nếu gà đẻ 80%.

205
Protein chiếm 12% thành phần của trứng và hiệu quả sử dụng

protein cho tổng hợp trứng là 55%, gọi Wt là khối lượng trứng thì
nhu cầu protein để sản xuất một quả trứng (Prsx) là:

Prsx =
0,12 x Wt
0,55

Ví dụ, một quả trứng năng 56g
thì lượng protein cần thiết để
sản xuất quả trứng đó là:Prsx =

0,12 x 56
0,55

= 12,2 gam

Như vậy, nếu một con gà nặng 2,2 kg đẻ 45g trứng/ngày, tăng trọng
5 g/ngày thì tổng nhu cầu protein/con/ngày là:

Nhu cầu Pr =
0,0016 x 2200
+
0,18 x 5
+
0,12 x 45
= 17 g
0,55
0,64
0,55


Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CTV (1994), có thể tính nhu
cầu protein hàng ngày cho gà mái đẻ trong các giai đoạn khác nhau
(bảng 6.2).

Bảng 6.2: Nhu cầu protein hàng ngày của gà mái Leghorn trong
3 giai đoạn đẻ

Nhu cầu protein để
Lƣợng protein
Giai
đoạn I
(g/ngày)
Giai
đoạn II
(g/ngày)
Giai
đoạn III
(g/ngày)
Đẻ 1 quả trứng
5,6
6,0
5,3**
Protein duy trì/ngày
3,0
3,0
3,0
Protein sinh trưởng/ngày
1,2
0
0

Protein phát triển lông/ngày
0,4
0,1
0,1
Tổng số
10,2
9,1
8,4

206
Hiệu suất sử dụng protein (%)
56,6
56,8
56,0
Nhu cầu protein hàng ngày (g)
18,0
16,0
15,0**
** Nhu cầu protein cho tỷ lệ đẻ trứng 85%
6.4.2.3.2. Nhu cầu về axit amin của gà mái đẻ
Axit amin là một trong những chất dinh dưỡng có tầm quan
trọng trong quá trình tăng trưởng, tạo sản phẩm trứng và nâng cao
hiệu quả sử dụng thức ăn. Xác định đúng nhu cầu axit amin cho từng
đối tượng gia cầm sẽ mang lại hiệu quả kinh tế trong nuôi dưỡng.
Bảng 6. 3: Nhu cầu axit amin không thay thế cho gà đẻ
(Larbier và Leelercq, 1992)
Axit amin

Duy trì
(mg/kgP/ngày)

SX trứng
(mg/1g trứng)
Lyzin
73
10,00
Methionin
31
4,77
Cystin
55
8,48
Isolơxin
67
7,97
Tryptophan
11
2.62
Threonin
32
6,9

Theo Thomas và Zuckerman (1986), nhu cầu lysine và
methionine cho gà mái đẻ được xác định bằng công thức:
Lysine (mg/mái/ngày) = 0,04P + 8(p) + 12,6E
Methionine (mg/mái/ngày) = 0,037P + 4,5(p) + 5,39E
Trong đó: P - Khối lượng cơ thể (g);
(p) - Tăng trọng bình quân (g/ngày);
E - Sản lượng trứng bình quân (g/ngày)

6.4.3. Nhu cầu các vitamin

Các vitamin rất cần thiết cho sức khoẻ, duy trì, sinh trưởng và
sinh sản của gia cầm và các loài động vật khác. Một số vitamin có
liên quan trực tiếp với sức khoẻ và bảo vệ tổ chức, nhiều vitamin

207
khác lại rất cần thiết cho trao đổi chất. Các vitamin luôn có mặt
trong các mô bào của cây trồng và vật nuôi và thông thường nhu cầu
rất nhỏ để bổ sung vào trong khẩu phần. Tuy nhiên, nhu cầu về một
loại vitamin nào đó phụ thuộc vào điều kiện môi trường, loại thức ăn
và giai đoạn sinh trưởng hay sản xuất của gia cầm. Loại trừ vitamin
tan trong dầu mỡ (A, D, K, E), các vitamin dự trữ trong cơ thể rất ít,
đặc biệt vitamin nhóm B và vitamin C, cho nên cần phải cung cấp
đầy đủ vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày nhằm thoả mãn nhu
cầu của gia cầm (Nowland, 1978).
Các vitamin hoà tan trong mỡ được dự trữ một lượng thích
hợp trong cơ thể và không bị bài tiết ra ngoài theo nước tiểu. Vì vậy
khi nào lượng vitamin đưa vào thiếu thì cơ thể có thể sử dụng nguồn
dự trữ.
Tuy nhiên, khi lượng vitamin đưa vào cơ thể nhiều, các
vitamin hoà tan trong mỡ có thể tích luỹ đạt đến mức tối đa. Các
vitamin hoà tan trong nước trong khẩu phần thực tế thường không đủ
cho nhu cầu của gia cầm nên cần được bổ sung thêm. Nếu không bổ
sung vitamin trong thời gian ngắn cũng có thể ảnh hưởng đến ssức
sống của gà thịt (Glavits và CTV, 1994). Gia cầm ăn khẩu phần thiếu
các vitamin, chỉ bổ sung vi khoáng có triệu chứng gầy yếu, giảm độ
nhạy cảm. Stress nhiệt và thiếu vitamin trong khẩu phần ảnh hưởng
xấu đến sức sống và tính miễn dịch của gà thịt (Deyhim và ctv,
1994).
Bảng 6.4: Nhu cầu vitamin tính cho 1 kg thức ăn hỗn hợp của
gia cầm (NRC, 1994)

Vitamin
ĐVT
Gà con
Gà sinh
trưởng
Gà đẻ
thương
phẩm
Gà đẻ
giống
Vitamin A
IU
11000
6600
8800
11000
Vitamin D3
IU
2200
2200
2200
2200
Vitamin E
IU
11
8,8
-
16,5

208

Vitamin K
mg
2,2
2,2
2,2
2,2
Vitamin B1
mg
2,2
2,2
2,2
2,2
Vitamin B2
mg
4,4
4,4
4,4
5,5
Axit
pantotenic
mg
14,3
13,2
5,5
16,5
Axit
nicotinic
mg
33
33

26,4
33
Piridoxin
mg
4,4
3,3
3,3
4,4
Biotin B8
mg
0,132
0,11
0,11
0,176
Axit folic
B9
mg
0,132
0,396
0,396
0,88
Cholin
mg
1320
990
1100
1100
Vitamin
B12
mg

0,0099
0,0055
0,0022
0,011
Axit
linoleic
%
1,2
0,8
1,4
1,4

6.4.2.4. Nhu cầu khoáng
Khoáng rất cần thiết đối với gia cầm và tuỳ theo nhu cầu đối
với cơ thể mà khoáng được chia làm hai loại là các nguyên tố đa
lượng và các nguyên tố vi lượng. Gia cầm cần khoáng cho các hoạt
động sống vì vậy thiếu khoáng thì gia cầm giảm sinh trưởng, và
trong trường hợp thiếu nghiêm trọng gia cầm sẽ giảm sức khoẻ và
sức kháng bệnh (Nowland, 1978). Khẩu phần thiếu các nguyên tố đa
lượng hoặc vi lượng đều làm giảm khả năng tăng trọng, lượng thức
ăn ăn vào và hệ số chuyển đổi thức ăn của gia cầm. Chúng đồng thời
làm giảm lượng canxi xương, khoáng tổng số của xương nhưng làm
tăng lượng phốt pho xương (Southern và CTV, 1994).
Việc thiếu canxi và phốt pho sẽ được khắc phục nếu bổ sung
một lượng thức ăn bột thịt và xương vào khẩu phần. Tuy nhiên, mức
canxi trong khẩu phần cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng và hiệu

209
quả sử dụng thức ăn (Shafey and McDonald, 1991) và mức phốt pho
trong khẩu phần cao sẽ làm tăng hiện tượng yếu xương (Nelson và

CTV, 1990). Ảnh hưởng của natri đến sự sinh trưởng của gia cầm
cúng đã được nghiên cứu, nhiều báo cáo cho rằng sự sinh trưởng của
gia cầm bị giảm đáng kể khi khẩu phần nuôi thiếu natri.

Bảng 6. 5: Nhu cầu chất khoáng tính trong 1 kg thức ăn hỗn hợp
của gia cầm
(NRC, 1984)
Loại
gia
cầm
Ca
(%)
P
(%)
NaCl
(%)
Fe
(mg)
Cu
(mg)
I
2

(mg)
Mg
(mg)
Mn
(mg)
Se
(mg)

Zn
(mg)

con 0 -
8 tuần
0,9
0,7
0,4
80
4
0,35
600
55
0,1
40

sinh
trưởng
0,6
0,4
0,4
40
3
0,35
400
25
0,1
35
Gà đẻ
thương

phẩm
3,25
0,5
0,4
50
3
0,30
500
25
0,1
50
Gà đẻ
trứng
2,75
0,5
0,4
80
4
0,30
500
33
0,1
65

6.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu dinh dƣỡng của gia
cầm
6.5.1. Ảnh hưởng của di truyền
Khối lượng cơ thể, tốc độ sinh trưởng và năng suất sản phẩm
của gia súc và gia cầm rất khác nhau do khả năng tiêu hoá, hấp thu
cũng như quá trình trao đổi chất của chúng khác nhau (N.R.C, 1984;

Moral và Bilgilki, 1990; Han và Baker, 1993). Tuỳ theo hướng sản

210
xuất mà nhu cầu về các chất dinh dưỡng cho duy trì, sinh trưởng và
sản xuất khác nhau. Vì dụ, nhu cầu năng lượng cho duy trì của gà
leghorn thấp hơn 36% so với gà Broiler khi chúng ở cùng độ tuổi và
giới tính (Reid và Maiorino, 1980). Giống gà nhẹ cân tiêu thụ ít thức
ăn và ít năng lượng hơn so với giống gà nặng cân. Gà có tốc độ tăng
trọng cao tiêu thụ nhiều thức ăn hơn so với gà có tốc độ tăng trọng
vừa. Tuy nhiên tăng trọng càng nhanh thì hiệu quả sử dụng thức ăn
càng tốt bởi vì phần thức ăn dành cho tăng trọng nhiều hơn.
Các giống gà khác nhau có phản ứng khác nhau với mức
protein và axit amin trong khẩu phần. Gà nặng cân yêu cầu về số
lượng axit amin nhiều hơn so với gà nhẹ cân. Nếu tính theo tỷ lệ %
trong khẩu phần thì không có sự sai khác nhau nhiều, bù vào đó gà
nặng cân ăn lượng thức ăn nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu về số
lượng (Baker, 1993).
Hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể với lượng thức ăn
tiêu thụ tương đối cao (r = 0,5) và hệ số tương quan giữa khả năng
tăng trọng với lượng thức ăn ăn vào rất cao (r = 0,9). Còn hệ số
tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hoá thức ăn lại có giá trị âm
(r = -0,2 đến -0,8) (Chambers và CTV, 1984 - dẫn theo Trần Long,
1994).
Như vậy, gà có khối lượng cơ thể càng lớn, mức tiêu thụ thức
ăn càng nhiều; gà có tốc độ tăng trọng càng cao, đòi hỏi lượng thức
ăn ăn vào càng lớn; đồng thời gà càng lớn chỉ số tiêu tốn thức ăn
càng cao.

6.5.2. Ảnh hưởng của tính biệt
Quá trình trao đổi chất của gà trống và gà mái khác nhau. Con

trống luôn có hệ số trao đổi chất cao hơn con mái (Singh, 1988). Hệ
số tích luỹ năng lượng so với mức ăn vào của gà Plymouth Rock lúc
1 ngày tuổi của con trống là 46,71% còn của mái là 40,60%. Chỉ số

211
này của gà Broiler Hybrid Hà lan tương ứng là 41,11% và 37,20%
(Cheshmedzhiev, 1984).
Kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước cho biết, khối
lượng cơ thể của gà trống cao hơn gà mái 15 - 20% (Bùi Đức Lũng,
1991). Gà trống và mái có qui luật sinh trưởng khác nhau rõ rệt khi
cùng nuôi khẩu phần có mức protein 24% và mức năng lượng 3100
Kcal/kg thức ăn (Lê Hồng Mận và CTV, 1993). Khả năng tăng trọng
của các dòng gà V1, V3 và V5 giống Hybro HV85 của con trống cao
hơn con mái (Trần Long, 1994).
Các hoạt động sinh lý như hô hấp, tuần hoàn, thần kinh của
gà trống và mái khác nhau, vì vậy chúng có nhu cầu khác nhau về
mức năng lượng và protein trong khẩu phần.
Theo Summer và Leeson (1984), mức năng lượng trong khẩu
phần ảnh hưởng rất lớn đến tăng trọng của gà mái, trong khi đó ít
ảnh hưởng đến tăng trọng của gà trống. Gà trống giai đoạn 5-8 tuần
tuổi sử dụng năng lượng trong khẩu phần hiệu quả hơn so với gà mái
(Singh, 1988).
Nhu cầu mức protein trong khẩu phần của gà mái luôn thấp
hơn so với gà trống khi khẩu phần đó có cùng mức năng lượng. Hàm
lượng protein trong khẩu phần nuôi gà trống phải trên 20% khi năng
lượng trao đổi là 3220 Kcal/kg, trong khi đó mức protein để nuôi gà
mái chỉ cần 16% (Bùi Đức Lũng, 1991).
Khi tăng đồng thời mức protein và năng lượng trong khẩu
phần, phản ứng của gà trống và gà mái có khác nhau. gà trống có
phản ứng mạnh khi thay đổi khẩu phần về protein tăng từ 22% lên

24% đồng thời với mức năng lượng tăng từ 2445 Kcal lên 3325
Kcal/kg, trong khi đó gà mái không có phản ứng rõ rệt. Gà mái bị
hạn chế phát triển ở khẩu phần có mức protein cao, năng lượng thấp
(Beremski, 1978 - dẫn theo Bùi Đức Lũng, 1991).

212
Kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Mận, Bùi Đức Lũng và CTV
(1993) khẳng định rằng nhu cầu protein cho gà Broiler giai đoạn 0-4
tuần tuổi của con trống là 24%, của con mái là 22%.

6.5.3. Ảnh hưởng của lứa tuổi
Nhu cầu các chất dinh dưỡng trong thức ăn của gà thịt trong
quá trình phát triển có khác nhau. Nhu cầu năng lượng ngày càng
tăng trong khi nhu cầu các chất dinh dưỡng khác thì giảm dần theo
lứa tuổi. Vì có sự thay đổi về cấu trúc của cơ thể, gà càng lớn nhu
cầu năng lượng cho tăng trọng càng cao, trong khi đó nhu cầu
protein cho tăng trọng càng giảm.
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng, trong tiêu chuẩn hoặc khẩu
phần ăn khuyến cáo cho gà broiler, mức năng lượng trong khẩu phần
đều tăng dần theo lứa tuổi. Mức năng lượng (Kcal ME/kg) cho giai
đoạn đầu (0-3 tuần tuổi) và giai đoạn sau (4-6 tuần tuổi) của gà thịt
tương ứng là 3050 và 3150 - hãng Arbor Acress Mỹ; 3000-3100 -
Liên Hiệp các xí nghiệp gia cầm Việt Nam; 3100-3200 - Hãng Ross
Breeder (Bùi Đức Lũng, 1995).
Gà càng lớn tuổi, khả năng tích luỹ năng lượng so với mức
thức ăn ăn vào của gà càng giảm dần. Kết quả nghiên cứu trên gà
Plymouth Rock trắng cho thấy, hệ số tích luỹ năng lượng so với
lượng thức ăn ăn vào ở giai đoạn đầu của gà trống là 46,71% và của
gà mái là 40,64%; trong khi đó chỉ số này ở giai đoạn cuối (lúc 56
ngày tuổi) giảm xuống tương ứng còn 29,43% và 27,93%

(Cheshmedzhiev, 1984).
Tỷ lệ protein trong thịt gà và tuổi có mối tương quan tuyến
tính âm (Baker, 1993). Như vậy, khác với năng lượng gà càng lớn
nhu cầu về tỷ lệ protein trong khẩu phần càng giảm.




213
6.5.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi
Gia cầm là động vật đẳng nhiệt, thân nhiệt luôn ổn định mặc
dù nhiệt độ môi trường có thể thay đổi lên xuống. Thân nhiệt bình
quân của gà trưởng thành dao động 41,2 - 42,2
o
C, cao hơn so với
thân nhiệt của loài động vật có vú (36 - 39
o
C). Gà con mới nở có
thân nhiệt thấp hơn 2-3
o
C và đạt được thân nhiệt của gà trưởng thành
sau 6 ngày tuổi do tích luỹ lớp mỡ dưới da và phát triển bộ lông bao
phủ có tác dụng cách nhiệt. Sự ổn định thân nhiệt của cơ thể gà được
điều khiển bởi trung tâm điều hoà thân nhiệt nằm ở vùng dưới đồi
(hypothalamus) bằng hai quá trình sinh nhiệt và toả nhiệt (Lê Văn
Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992).
Khi nhiệt độ môi trường tăng, nhu cầu năng lượng cho duy trì
của gia cầm giảm. Mối liên quan đó được biểu thị theo phương trình:
MEm = 170 - (2,2 x T
o

C)
Trong đó: MEm: Nhu cầu năng lượng (Kcal/kg thể
trọng/ngày)
T
o
C: Nhiệt độ môi trường.

Khoảng nhiệt độ tối thích đối với gà trưởng thành là 18-26
o
C,
gọi là vùng nhiệt độ trung bình. Khi nhiệt độ môi trường cao hoặc
thấp hơn khoảng nhiệt độ trên đều gây bất lợi cho cơ thể và có thể
gây cho quá trình điều hoà thân nhiệt khó khăn. Khi nhiệt độ chuồng
nuôi dưới vùng trung bình, gia cầm phải ăn nhiều thức ăn để sinh
nhiệt, gây lãng phí thức ăn. Khi nhiệt độ cao hơn vùng trung bình thì
gà phải chịu hiện tượng stress nhiệt. Gà chịu lạnh tốt hơn chịu nóng,
chính vì thế gà thường bị chết nóng nhiều hơn bị chết lạnh.
Khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng lên 26,6
o
C, thân nhiệt của gà
tăng 0,1-0,4
o
C. Vì vậy, nhiệt độ của dòng máu chảy đến não bộ tăng
lên, làm rối loạn các hoạt động sống của gà. Vì gà không có tuyến
mồ hôi nên cách toả nhiệt hiệu quả nhất là qua đường hô hấp, thở
bằng miệng. Trong điệu kiện bình thường, nhịp thở của gà là 20

214
lần/phút. Khi bị tác động của stress nhiệt độ, nhịp thở của gà lên tới
140-200 lần/phút và sự bốc hơi nước cũng tăng từ 5g lên 30g/giờ

(Oluyemi, 1979). Khi thở gà thải ra lượng khí CO
2
nên làm giảm
lượng CO
2
trong máu và gây ra hiện tượng kiềm hoá máu. Những
biến đổi đó làm thay đổi nồng độ các chất điện phân, độ pH và áp
suất thẩm thấu của máu (Leeson, 1986; Dale và Fuller, 1980; Robert
và Blaxter, 1994). Trong điều kiện như vậy gà không thể thực hiện
được các chức năng của cơ thể một cách bình thường. Gà giảm tính
thèm ăn, uống nước nhiều, khả năng chuyển hoá thức ăn kém, hiệu
quả sử dụng thức ăn thấp.
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của stress nhiệt độ là làm giảm
khả năng tiếp nhận thức ăn và dẫn đến giảm sức tăng trọng của gà
thịt (Hurwitz, 1980; Dale và Fuller, 1980). Nếu nhiệt độ chuồng
nuôi trong khoảng 21-30
o
C, cứ tăng 1
o
C thì lượng ăn vào của gà
giảm 1,5%, tương tự nhiệt độ chuồng nuôi trong khoảng 32-38
o
C, cứ
tăng 1
o
C thì lượng thức ăn giảm 4,6%. Trong giai đoạn 3-8 tuần tuổi,
mức tiêu thụ thức ăn và tăng trọng của gà thịt giảm 0,12% cho mỗi
1
o
C tăng ngoài khoảng 21

o
C (Han và Baker, 1993).
Mức tiêu thụ nước ở thời tiết nóng cũng tăng lên đáng kể.
Nếu gà 2 tuần tuổi tiêu thụ 0,045 lít/ngày ở nhiệt độ 21
o
C thì chỉ số
này tăng lên 0,064; 0,083 và 0,098 lít/ngày ở nhiệt độ tương ứng
27,32 và 38
o
C. Gà giai đoạn 7 tuần tuổi tiêu thụ 0,212 lít/ngày ở
nhiệt độ 21
o
C thì lượng nước tiêu thụ tăng lên 0,295; 0,382 và 0,466
lít/ngày ở nhiệt độ tương ứng 27, 32 và 38
o
C (Robert và Blaxter,
1994).
Gà tăng mức tiêu thụ nước ở nhiệt độ cao để bù đắp cho sự
mất nước trong quá trình bốc hơi và làm giảm nhiệt độ cơ thể bằng
cách thở và thải phân. Chình vì nước uống vào đi nhanh qua đường
tiêu hoá nên kéo theo cả lượng thức ăn chưa được tiêu hoá và hấp
thu hết. Quá trình đó đã gây nên sự thay đổi về cấu trúc tế bào của

215
bộ máy tiêu hoá, làm thay đổi cả về sức chứa lẫn khả năng tiêu hoá
các chất dinh dưỡng.
Robert và Blaxter (1994) cho biết tỷ lệ tiêu hoá các axit amin
giảm khi nhiệt độ chuồng nuôi tăng. Tỷ lệ tiêu hoá của lysine ở 21
o
C

là 83% thì ở 31
o
C là 80%; tỷ lệ tiêu hoá của methionine ở 21
o
C là
92%, giảm xuống ở 31
o
C là 87%; tương tự đối với isoleucine là 87
và 80%. Ở nhiệt độ cao, mức độ giảm tỷ lệ tiêu hoá axit amin của gà
mái cao hơn so với gà trống.
điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ tương đối có ảnh hưởng lớn
đến năng suất và hiệu quả sử dụng thức ăn. Ẩm độ tương đối trong
khoảng 48-90% không ảnh hưởng đến năng suất và khả năng chuyển
hoá thức ăn của gà nếu nhiệt độ chuồng nuôi là 21
o
C. Ngược lại, nếu
nhiệt độ chuồng nuôi là 29
o
C thì khi tăng độ ẩm từ 30% lên 70% đã
ảnh hưởng xấu đến mức độ tăng trọng của gà thịt và năng suất trứng
của gà đẻ.

6.5.5. Ảnh hưởng của chất lượng thức ăn và sự cân bằng các chất
dinh dưỡng
Chất lượng của thức ăn và sự có mặt của các chất dinh dưỡng
trong khẩu phần ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu dinh dưỡng của gà.
Chất lượng của protein rất khác nhau từ các nguồn protein khác
nhau. Protein từ nguồn động vật có tỷ lệ tiêu hoá và hấp thu tốt hơn
so với nguồn protein từ thực vật. Trong các loại thức ăn thực vật,
protein từ hạt nhiều dầu tốt hơn protein từ hạt ngũ cốc (Singh, 1988).

Quá trình xử lý nhiệt có ảnh hưởng đến chất lượng protein. Hạt đậu
tương đã xử lý nhiệt, chất ức chế tripsin bị phá vỡ nên tỷ lệ tiêu hoá
protein tốt hơn so với hạt đậu tương chưa xử lý. Tuy nhiên, nếu nhiệt
độ xử lý quá cao, ngoài việc mất mát các chất dinh dưỡng còn ảnh
hưởng xấu đến khả năng hấp thu axit amin, đặc biệt là lysine.
Hiệu suất chuyển hoá mỡ động vật và dầu thực vật sang dạng
năng lượng cao hơn cacbonhydrat và protein. Chính vì vậy, khi phối

216
hợp khẩu phần, một lượng mỡ được bổ sung vào như một nguồn
năng lượng để giảm sự toả nhiệt của cơ thể gia cầm ở điều kiện thời
tiết nóng và cân đối nhu cầu protein để không lãng phí trong quá
trình sử dụng các nguồn thức ăn.
Cơ thể sống là một khối toàn vẹn, thống nhất vì vậy các quá
trình xảy ra trong cơ thể được thực hiện trong mối tương tác chặt
chẽ. Các chất dinh dưỡng cần được đưa vào cơ thể với số lượng nhất
định và theo một tỷ lệ hài hoà để đảm bảo sự hoạt động bình thường
và nhịp nhàng của các cơ quan chức năng. Trong tất cả các chất dinh
dưỡng, gia cầm luôn cố gắng tiếp nhận thức ăn trước tiên là để đáp
ứng nhu cầu năng lượng. Năng lượng trong khẩu phần càng tăng,
mức thu nhận thức ăn của gà càng giảm và ngược lại nhưng tổng
năng lượng ăn vào gần như không đổi (Singh, 1988).
Tuy nhiên, gà không điều chỉnh chính xác số Kcal năng lượng
ăn vào với khẩu phần có mức năng lượng khác nhau. Khi nuôi khẩu
phần có mức năng lượng cao, gà sẽ tiếp nhận một lượng năng lượng
cao hơn và khi đó tỷ lệ mỡ trong thịt xẻ, tỷ lệ mỡ bụng cao hơn so
với gà ăn khẩu phần năng lượng thấp (Rece và Deaton, 1984;
Holsheimer, 1993). Gà ăn khẩu phần có mức năng lượng cao, chi phí
thức ăn sẽ giảm. Theo hãng Arbor Acress (Mỹ), cứ tăng 55 Kcal/kg
TĂ sẽ giảm chi phí thức ăn xuống 0,04 đơn vị. Ví dụ, gà thịt nuôi

khẩu phần 3080 Kcal/kg TĂ thì chi phí thức ăn là 2,04 kg TĂ/kg
tăng trọng, chỉ số này giảm xuống còn 2,0 khi gà được nuôi khẩu
phần có mức năng lượng 3135 Kcal.kg TĂ. Tuy nhiên, mỗi yếu tố
năng lượng không thể mang lại hiệu quả sử dụng tốt thức ăn cũng
như tốc độ tăng trọng của gà. Protein, axit amin cũng như một số
chất dinh dưỡng khác cần phải được cân đối một cách hợp lý so với
năng lượng. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gia cầm tăng lên, nhu cầu
về protein và các axit amin tăng lên khi mức năng lượng trong khẩu
phần tăng (Grigoriev, 1981).

217
Khi protein trong khẩu phần được cung cấp đầy đủ và các axit
amin đạt mức cân bằng chính xác thì tốc độ sinh trưởng và hiệu quả
sử dụng thức ăn đạt mức cực đại. Khi khẩu phần bị thiếu một lượng
nhỏ axit amin thì con vật có xu hướng ăn nhiều hơn để thoả mãn nhu
cầu. Trong trường hợp này, tốc độ sinh trưởng có thể đạt tối đa, song
hiệu quả sử dụng thức ăn lại giảm (Almquist, 1952).
Cân bằng các chất dinh dưỡng, đáp ứng đúng nhu cầu của gia
cầm là biện pháp tốt nhất để tăng năng suất sản phẩm và tăng hiệu
quả sử dụng thức ăn tốt nhất. Trước hết là khẩu phần đó có hàm
lượng và tỷ lệ thích hợp giữa năng lượng và protein. Tuỳ theo giai
đoạn phát triển của gia cầm mà khẩu phần thức ăn cần có hệ số năng
lượng (Kcal)/%protein thô (hệ số C/P) khác nhau.
Hệ số C/P trong khẩu phần gia cầm ở giai đoạn còn non là
một chủ đề được nhiều người quan tâm trong dinh dưỡng gia cầm
qua nhiều năm. So sánh khẩu phần chứa 20% protein thô với khẩu
phần chứa 28% protein thô với cùng mức năng lượng, Leong và
CTV (1955) khẳng định rằng, sự thay đổi này đã làm giảm mức năng
lượng xấp xỉ 11,5%. Hiệu quả chuyển đổi thức ăn của những gà ăn
khẩu phần có mức protein cao tốt hơn so với gà ăn khẩu phần có

mức protein thấp. Tuy nhiên, khả năng tăng trọng sẽ ở mức bình
thường nếu như mức năng lượng đồng thời giảm xuống (Hill và
Dansky, 1950).
Donaldson và CTV (1955, 1956) cho rằng khi mức năng
lượng của khẩu phần tăng lên thì tỷ lệ protein cũng tăng lên nhằm
tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng trọng tối ưu của gà. Hiệu quả
kinh tế nhất của khẩu phần nuôi gà giai đoạn đầu tối thiểu 1%
protein thô cho 92.4 Kcal ME/ kg thức ăn (Ewing, 1963). Nếu mức
protein giảm xuống, hiệu quả sử dụng thức ăn giảm và kéo theo kết
quả lông bị xơ (Combs, 1962).
Pesti (1987) ghi nhận rằng trong số những gà thịt nuôi dưỡng
các khẩu phần có hệ số C/P xấp xỉ nhau (147.4 Kcal ME/1% protein

218
thô trên một kg thức ăn), những gà nào được nuôi khẩu phần có năng
lượng và protein đều cao thì có sức sinh trưởng và chuyển hoá thức
ăn tốt nhất. Sự sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn của gà tăng lên khi hệ
số năng lượng/protein giảm từ 106 xuống 71 Kcal/1% protein thô.
Tuy nhiên, cả sự sinh trưởng và tiêu tốn thức ăn giảm khi tỷ số trên
giảm xuống từ 53 đến 43 Kcal/1% protein (Rosebrough và CTV,
1992).
Hệ số năng lượng / protein tăng lên theo tuổi của gà vì gà
càng lớn nhu cầu năng lượng càng cao và nhu cầu protein thấp. Vấn
đề quan trọng là ở chỗ hoặc là năng lượng trao đổi hay protein thô
trong khẩu phần được cố định, sau đó một trong hai yếu tố đó được
điều chỉnh để chỉ số năng lượng / protein vẫn giữ nguyên (Donamy
and Gippert, 1990; Ajang và CTV, 1993).
Ở giai đoạn kết thúc, lượng protein tiêu thụ tăng lên đáng kể
theo tuổi nhưng lượng protein tiêu tốn cho 1 kg khối lượng cơ thể
thực tế giảm xuống. Tỷ lệ năng lượng/protein tính trên 1 kg thức ăn

của gà ở giai đoạn vỗ béo là 105.6 - 110 Kcal/1% CP, và tỷ lệ C/P là
121 có thể chấp thuận (Combs, 1962). Hệ số C/P có thể giữ ở mức
175 trong khẩu phần chứa 18% protein thô và cân bằng các axit
amin (Uzu, 1982).
Tăng mức protein trong khẩu phần làm giảm đáng kể lượng
mỡ tích ở bụng (Cabel và ctv, 1988). Khối lượng mỡ càng giảm khi
năng lượng ăn vào giảm. Nuôi hạn chế năng lượng không ảnh hưởng
đến tỷ lệ thịt móc hàm nhưng có tác dụng đáng kể giảm lượng thức
ăn so với nhu cầu (Arafa và ctv, 1983).

Qua những phân tích trên đây về nhu cầu dinh dưỡng và các
yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm, chúng ta có
thể thấy các chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong chăn
nuôi gia súc. Tuỳ theo hướng sản xuất, giai đoạn phát triển của cơ

219
thể và giống mà nhu cầu về năng lượng, protein và axit amin ,
vitamin và khoáng khác nhau giữa các cá thể.
Rất nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng, đặc biệt là năng
lượng, protein và axit amin của gia cầm ở các hướng sản xuất khác
nhau. Nhu cầu dinh dưỡng của gia cầm chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố như di truyền, tính biệt, môi trường, chất lượng của thức ăn và
sự cân đối của các thành phần dinh dưỡng ở trong đó.
Các công trình nghiên cứu về dinh dưỡng gia cầm ở Vệt Nam
những năm gần đây (thống kê chưa đầy đủ, trong bảng 6.6) có thể
tìm thấy trong các tạp chí chuyên ngành: Nông nghiệp và phát triển
nông thôn của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tạp chí Chăn
nuôi của Hội chăn nuôi Việt Nam, Website http//ww.vcn.vn/khoahoc
của Viện chăn nuôi quốc gia, Website http// hed.edu.vn của Vụ đại
học và sau đại học, Bộ giáo dục và đào tạo…


Bảng 6.6: Thống kê một số công trình nghiên cứu về dinh dƣỡng
trong chăn nuôi gà ở Việt Nam
Công trình nghiên cứu
Tác giả, năm công bố
Xác định mức protein thích hợp cho
gà nuôi thịt 1-8 tuần tuổi
Nguyễn Nghi và cộng sự,
1988
Hiệu quả sử dụng L-lysinevà D.L-
methyonine cho gà broiler, gà đẻ
Nguyễn Kim Anh, Bùi Đức
Lũng…, 1996
Xác định mức protein, tỷ lệ lysine,
methionine + cystine thích hợp cho
gà broiler
Bùi Thị Oanh, Ninh Thị Len,
Hoàng Hương Giang…,1997
Xác định mức protein và năng
lượng thích hợp cho gà trống ISA
nuôi thịt 1-8 tuần tuổi
Bùi Đức Lũng và cộng sự,
1999
Nghiên cứu sử dụng thức ăn không
có protein động vật trong chăn nuôi

Nguyễn Khánh Quắc, Trần
Thanh Vân, 2000

220

Xác định mức protein và năng
lượng thích hợp cho gà broiler
ROSS 208, ROSS 208V35 và HV35
Trần Công Xuân, Phùng Đức
Tiến…, 1999
Thay thế bột cá bằng bột đậu nành
cho gà thịt Hubbard
Lã Văn Kính, 1999
Nhu cầu protein, năng lượng, axit
amin cho gà broiler ISA
Bùi Đức Lũng và cộng sự,
2001
Thay thế hoàn toàn thức ăn đạm
động vật bằng đạm từ đậu đỗ cho gà
thịt giống Kabir
Trần Tố, 2001
Hàm lượng năng lượng, axit amin
thích hợp cho gà Tam Hoàng và
Kabir thịt
Trần Quốc Việt và cộng sự,
2001
Nghiên cứu sản xuất thức ăn cho gà
Kabir thương phẩm
Hồ Lam Sơn, Trịnh Xuân
Cư…, 2001
Xác định tỷ lệ protein thích hợp
trong khẩu phần cho gà Kabir,
F1(Mía x Kabir), F1 (Ri x Kabir)
nuôi ở miền trung
Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức

Hưng, 2001
Xác định mức năng lượng thích hợp
trong khẩu phần cho gà Kabir,
F1(Mía x Kabir), F1 (Ri x Kabir)
nuôi ở miền trung
Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức
Hưng, 2001
Nghiên cứu mức năng lượng và tỷ
lệ lysine/năng lượng cho gà broiler
Trịnh Xuân Cư, Hồ Lam Sơn,
2002
Ảnh hưởng của tỷ lệ protein và mức
năng lượng đến sinh trưởng của gà
Kabir và gà Lương Phượng
Trần Sáng Tạo, Nguyễn Đức
Hưng, 2003
Nghiên cứu sử dụng đậu đỗ miền
núi phía Bắc làm thức ăn cho gà
broiler giống Kabir
Trần Tố, 2003

221
Nhu cầu dinh dưỡng và tiêu chuẩn ăn cho từng đối tượng gia
cầm nuôi, theo độ tuổi và theo sức sản xuất được trình bày trong
chương 7, đồng thời với kỹ thuật nuôi dưỡng các đối tượng gia cầm
này.

NỘI DUNG ÔN TẬP, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
1. Nguồn thức ăn chính sử dụng trong chăn nuôi gia cầm.
2. Nhu cầu năng lượng, protêin, khoáng, vitamin cho các đối

tượng gia cầm nuôi, phương pháp xác định.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu các chất dinh dưỡng ở
gia cầm.




















×