Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

GIÁO TRÌNH BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y (PHẦN ĐẠI CƯƠNG) part 5 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.23 KB, 22 trang )


86


còn yếu kém và quan niệm về bệnh dịch còn lệch lạc thì chừng đó dịch
bệnh của gia súc cũng nhƣ của ngƣời vẫn còn tồn tại.
VIII. Hình thức và biến động của phát sinh và lưu hành dịch
1. Hình thức phát sinh dịch
Các yếu tố thiên nhiên và xã hội kết hợp với đặc tính của mầm
bệnh chi phối quá trình phát sinh dịch, làm dịch có thể biểu hiện dƣới
những hình thức khác nhau, nhƣ sau:
1.1. Dịch tán phát (dịch lẻ tẻ)
Số con phát bệnh lẻ tẻ trong một thời gian dài, một vài con mắc
bệnh ở chuồng này rồi lan sang một vài con ở chuồng khác, ví dụ bệnh tụ
huyết trùng, uốn ván,
1.2. Dịch địa phƣơng
Dịch địa phƣơng phát ra giới hạn trong một địa phƣơng, một vùng,
không lan rộng, ví dụ bệnh nhiệt thán.
1.3. Dịch lƣu hành và dịch đại lƣu hành
Trong dịch lƣu hành bệnh phát ra và lan rộng ở một số nơi trong
một thời gian ngắn. Phạm vi dịch có thể là một huyện, có khi là một tỉnh
(ví dụ, bệnh dịch tả lợn).
Trong dịch lớn (đại dịch hay dịch đại lƣu hành) bệnh phát ra ồ ạt,
lan tràn rất nhanh, rất rộng, trong thời gian ngắn lan hàng mấy tỉnh, có khi
cả nƣớc hoặc nhiều nƣớc (cúm, dịch tả trâu bò, lở mồm long móng, ).
Cách phân ra các loại dịch trên chỉ là tƣơng đối nhƣng có ý nghĩa
nhất định đối với việc chẩn đoán bệnh và phòng chống dịch bệnh cảm
nhiễm.
2. Sự biến động tần suất phát sinh dịch
2.1. Tính chất mùa
Mùa trong năm với những đặc điểm riêng về cƣờng độ bức xạ,


nhiệt độ, thời gian chiếu sáng trong ngày, lƣợng mƣa, ảnh hƣởng tới sự
phát triển của cây cỏ, ảnh hƣởng đến số lƣợng và chất lƣợng thức ăn gia
súc. Cũng nhƣ vậy, các yếu tố trung gian truyền bệnh là sinh vật tùy theo
mùa mà thay đổi về loài, về số lƣợng và cƣờng độ hoạt động. Mùa ảnh
hƣởng đến cơ năng sinh lý và sức đề kháng của cơ thể gia súc, ảnh hƣởng

87


đến sự tồn tại của mầm bệnh trong cơ thể gia súc và ngoại cảnh. Hoạt động
xã hội, lễ tết có tính chất mùa kết hợp với các yếu tố thiên nhiên cũng làm
cho dịch có tính chất mùa.
Ở phía bắc nƣớc ta, ngƣời ta cũng nhận thấy một số đặc điểm phát
sinh theo mùa. Do chế độ gió mùa, phía bắc nƣớc ta có hai mùa rõ rệt. Ở
miền Nam, vùng châu thổ sông Cửu Long chịu ảnh hƣởng của mùa nƣớc
lũ, dịch bệnh ở gia súc cũng thể hiện tính chất mùa rõ rệt.
Mùa mƣa ở Nam Bộ và Bắc Bộ trùng mùa hè trong lịch năm, có
thời tiết ấm áp, mƣa nhiều, rất thuận lợi cho cây trồng và các loại rau cỏ
phát triển, do đó gia súc đƣợc ăn no đủ. Nhƣng mùa mƣa cũng là mùa
thuận lợi cho một số mầm bệnh phát triển (vi khuẩn tụ huyết trùng phát
triển mạnh trong điều kiện ẩm ƣớt, nha bào nhiệt thán do mƣa và nƣớc
ngập đƣa từ lòng đất lên mặt đất), các loại côn trùng và ve bét sinh sản
nhanh và phát dục ngắn ngày (ruồi chỉ sinh nở vào mùa hè có độ nhiệt
thích hợp với chúng), do đó vào mùa này thƣờng gặp các bệnh tụ huyết
trùng trâu bò, bệnh nhiệt thán (vùng đồng bằng), bệnh tiên mao trùng và
nhiều bệnh không truyền nhiễm khác nhƣ bệnh lợn con tiêu chảy cứt trắng,
bệnh chƣớng hơi dạ cỏ, nghẽn lá sách, say nắng, cảm nóng,
Mùa hanh khô ở Bắc Bộ và Nam Bộ trùng mùa đông trong lịch
năm, cây cỏ cằn cỗi, gia súc thiếu thức ăn, mầm bệnh giữ đƣợc độc lực
ngoài thiên nhiên, lại là mùa gia súc cày kéo phải làm việc nhiều trong

điều kiện mƣa phùn gió bấc (ở miền Bắc), nên đó là mùa có nhiều bệnh do
virut phát triển nhƣ bệnh dịch tả trâu bò, bệnh dịch tả lợn, bệnh Newcastle
(Niucatxơn),
Mùa hanh khô cũng là mùa của các bệnh giun sán, bệnh lê dạng
trùng, cũng là mùa của những bệnh do dinh dƣỡng kém (bệnh cầu trùng
gà, ) dễ phát sinh khi cơ thể thiếu vitamin. Vào mùa này do gia súc nhai
lại thiếu cỏ nên phải gặm cỏ khô cứng sát đất nên dễ nhiễm nha bào nhiệt
thán (ở miền núi) và do có những tháng mùa mƣa phùn ẩm ƣớt, độ ẩm
không khí cao trong khi nhiệt độ hạ thấp (ở miền Bắc) làm giảm sức đề
kháng của cơ thể và làm vi khuẩn tăng độc lực và sinh sản, dẫn đến bệnh
đóng dấu lợn.
2.2. Tính chất chu kỳ
Bệnh dịch động vật xuất hiện về cơ bản theo chu kỳ nhất định khi
con ngƣời chƣa tác động đến. Theo tài liệu nƣớc ngoài, bệnh dịch tả trâu

88


bò có chu kỳ 3 - 5 năm (Ấn Độ), bệnh lở mồm long móng có chu kỳ 5 năm
(Đức). Ở nƣớc ta, tính chất chu kỳ của bệnh chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều.
Cho đến nay, việc giải thích tính chất chu kỳ của dịch vẫn chƣa
đƣợc đầy đủ. Ngƣời ta cho rằng, sở dĩ dịch có tính chất chu kỳ là do sự
biến đổi tính cảm thụ bệnh của động vật có tính chất chu kỳ. Sau một trận
dịch, số động vật còn lại đƣợc miễn dịch, tính cảm thụ của cả đàn đối với
bệnh giảm đến mức thấp nhất. Sau đó một thời gian, đàn động vật có mật
độ cao dần do sinh đẻ thêm, nhập thêm động vật chƣa đƣợc miễn dịch, do
động vật lành bệnh trƣớc kia đã hết miễn dịch, và khi mật độ của đàn tăng
đến mức cao nhất và gặp các điều kiện bên ngoài bất lợi đối với sức đề
kháng thì dịch lại tái phát ra. Tính chất chu kỳ cũng biểu hiện rõ rệt đối với
dịch của dã thú. Tính chất chu kỳ có lẽ trùng hợp với những biến đổi có

tính chất chu kỳ trong vũ trụ.
Những hiểu biết về tính quy luật ở trên giúp chúng ta các biện pháp
vệ sinh phòng bệnh mùa hè, mùa đông, đề ra lịch tiêm phòng hàng năm
trƣớc khi phát bệnh. Bằng sự hoạt động chủ động và tích cực của mình,
con ngƣời có thể xóa bỏ tính quy luật của dịch bệnh. Ví dụ, ở nƣớc ta cho
đến khoảng năm 1987 đã xóa bỏ tính chất vùng và tính chất chu kỳ của
bệnh dịch tả trâu bò.
2.3. Tính chất vùng
Nhiều bệnh dịch động vật thƣờng xảy ra ở những vùng nhất định,
rồi sau đó mới lây lan sang những vùng khác. Thời tiết đất đai, cây cỏ ở
một vùng đều ảnh hƣởng đến sự phát triển và sức đề kháng của một loại
động vật, ảnh hƣởng đến sự phát triển của một loại nhân tố trung gian
truyền bệnh, đến sự tồn tại của một loại mầm bệnh, do đó mà một số bệnh
có thể phát sinh ở một vùng nhất định. Tuy chƣa nghiên cứu kỹ ảnh hƣởng
của từng vùng đến sự phát sinh các loại bệnh tật, nhƣng ngƣời ta đã thấy
đƣợc một số bệnh truyền nhiễm chính xảy ra có tính chất vùng.
Phía Bắc nƣớc ta, về địa hình, hình thành ba vùng rõ rệt. Vùng núi
có khí hậu tốt, nhiều cỏ rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi gia súc
nhai lại lớn nhƣng cũng là vùng thuận lợi cho các loại động vật chân đốt
phát triển (ruồi trâu, ruồi vàng, bọ chét, ) nhiều bệnh ký sinh trùng đƣờng
máu thƣờng xảy ở vùng núi nhƣ bệnh tiên mao trùng, lê dạng trùng. Vùng
núi còn có nhiều dã thú nên là ổ chứa tích trữ nhiều loại mầm bệnh nhƣ
dịch tả lợn,

89


Vùng trung du là vùng thƣờng xảy ra một bệnh ký sinh trùng
đƣờng máu nhƣ lê dạng trùng, huyết bào tử trùng. Vùng đồng bằng có
nhiều điều kiện phát triển chăn nuôi tiểu động vật, nhƣng thƣờng xảy ra

các bệnh Newcastle (có khắp nơi), bệnh nhiệt thán, tụ huyết trùng (ở
những nơi ẩm thấp, lầy lội), bệnh lợn đóng dấu (ở những vùng đất phù sa
ven sông).
2.4. Tính chất xu thế của dịch và tiến hóa của bệnh truyền nhiễm
Bệnh truyền nhiễm của động vật cũng nhƣ của ngƣời đều có một
quá trình tiến hóa. Quá trình đó hiện nay vẫn đang diễn ra và thể hiện ngày
càng rõ rệt qua tác động của con người.
Nếu quan sát trong thời gian kéo dài chúng ta sẽ thấy tần suất xuất
hiện bệnh nào đó thay đổi. Kết quả của việc tiêm vacxin phòng bệnh ngày
càng phổ cập (do vacxin ngày càng rẻ hơn, tổ chức công tác tiêm phòng
càng tốt hơn, ) và ngày càng hiệu quả dẫn đến sự thay đổi loại hình dịch,
nhiều dịch lƣu hành trƣớc đây (nhƣ dịch tả lợn, dịch tả trâu bò, ) đã chỉ
phát thành dịch tán phát (lẻ tẻ).
Tìm hiểu lịch sử tiến hóa của bệnh ngƣời ta thấy có bệnh từ thuở
ngƣời còn là vƣợn vẫn còn tồn tại cho đến nay (bệnh sốt rét), có bệnh đã
mất đi, có bệnh mới đã xuất hiện. Những bệnh đang tồn tại cũng đã có ít
hoặc nhiều thay đổi về tính chất dịch, có khi thay đổi cả về sự biểu hiện.
Bệnh truyền nhiễm có tiến hóa vì đó là kết quả tất yếu của sự đấu tranh
giữa cơ thể sinh vật và mầm bệnh trong những điều kiện luôn thay đổi của
ngoại cảnh.
Từ thời đại nguyên thủy đến nay, ngoại cảnh tự nhiên đã có nhiều
biến đổi. Ngoại cảnh do con ngƣời tạo ra cho gia súc cũng thay đổi rất
nhiều, do đó cơ thể động vật và mầm bệnh thích nghi đƣợc để tồn tại cũng
phải có những thay đổi so với tổ tiên.
Về phía mầm bệnh, sự phát triển của thế giới hữu cơ đã kèm theo
sự hình thành và phát triển của nhiều sinh vật ký sinh, những sinh vật ký
sinh đó lại chịu ảnh hƣởng của cơ thể ký chủ đấu tranh chống lại chúng,
dẫn đến việc chọn lọc những cá thể hoặc loài có những biến đổi để thích
nghi với cơ thể động vật và duy trì khả năng gây bệnh. Về phía cơ thể
động vật, nói chung đã có nhiều biến đổi qua lịch sử tiến hóa lâu dài, đặc

biệt là những biến đổi mạnh do chọn lọc nhân tạo từ khi động vật đƣợc
thuần hóa đến nay.

90


Tất cả những biến đổi đó của điều kiện thiên nhiên, xã hội, của các
yếu tố sinh vật, đã làm cho bệnh truyền nhiễm có quá trình tiến hóa của nó.
Loại bệnh, sự biểu hiện của bệnh, tính chất dịch có những biến đổi nhất
định, cũng có khả năng có những bệnh mới vẫn đang tiếp tục hình thành và
dần dần xuất hiện.
Để chẩn đoán bệnh và đề ra các biện pháp phòng chống dịch có
hiệu quả, cần phải đứng trên quan điểm tiến hóa bệnh truyền nhiễm.
IX. Ổ dịch và ổ dịch thiên nhiên
Ổ dịch là nơi cƣ trú của một hoặc những nguồn bệnh cảm nhiễm
trong những giới hạn lãnh thổ mà ở đó trong những hoàn cảnh nhất định
tồn tại nguy cơ truyền lây cho động vật khỏe thụ cảm. Ổ dịch có thể là một
trại chăn nuôi, một khu chuồng hoặc toàn bộ lãnh thổ của trại, một khu
chăn thả, mà ở đó có động vật nguồn bệnh của bệnh truyền nhiễm. Áp
dụng đối với động vật hoang dã, ổ dịch có thể là một khu rừng, những bãi
hoang, là nơi cƣ trú của các động vật bài xuất và làm lây truyền mầm bệnh.
Ổ dịch là mầm mống nguyên phát của một quá trình dịch, tạo nên mối
nguy cơ tiềm tàng cho sự lan truyền tiếp theo của bệnh, là nơi tƣơng tác
của ba khâu của chuỗi dịch. Nói cách khác, ổ dịch là nơi xuất hiện và duy
trì "mồi lửa" của bệnh truyền nhiễm làm bùng phát "đám cháy" ở những
nơi khác. Cùng với ổ dịch nguyên phát thƣờng xuất hiện ổ dịch thứ phát, là
yếu tố bảo đảm tính liên tục của quá trình dịch.
Cần phân biệt ổ dịch (là nơi có quá trình dịch) với khái niệm ổ
bệnh (hay bệnh sào, là nơi biến đổi bệnh lý trong cá thể động vật bệnh).
Khái niệm ổ dịch áp dụng đối với mọi bệnh cảm nhiễm, nhƣng mỗi một ổ

dịch có những đặc trƣng dịch học riêng tƣơng ứng với bệnh đó. Chẳng hạn,
đặc điểm bệnh và những điều kiện cụ thể trong đó bệnh xuất hiện là những
yếu tố cần tính đến khi xác định ranh giới của ổ dịch. Toàn bộ lãnh thổ mà
trong giới hạn đó có sự tác động của cơ chế truyền mầm bệnh từ nguồn
bệnh đều nằm trong ổ dịch. Ổ dịch của các bệnh có cơ chế lây truyền qua
không khí có thể chỉ là khu chuồng trại trong đó động vật sống, nhƣng với
bệnh lây truyền nhờ động vật chân đốt môi giới thì giới hạn ổ dịch là cả
vùng lãnh thổ trong đó có động vật chân đốt hoạt động.
Ổ dịch có thể là đang hoạt động nếu duy trì nguy cơ lan truyền
bệnh. Điều kiện để thanh trừ một ổ dịch là loại bỏ hoặc vô trùng các nguồn
mầm bệnh cảm nhiễm và vô trùng các vật ngoại giới. Tuy nhiên, trong
nhiều trƣờng hợp mầm bệnh vẫn tiếp tục tồn tại ở môi trƣờng ngoài (vi

91


khuẩn nhiệt thán trong đất) hoặc trong động vật chân đốt là nguy cơ của sự
xuất hiện lại ổ dịch. Ổ dịch còn có thể là mới hoặc đang tắt, hoặc ổ dịch cố
định và ổ dịch thiên nhiên.
Ổ dịch mới là nơi mới xuất hiện dịch động vật do mang mầm bệnh
mới từ ngoài vào, khi đó số lƣợng trƣờng hợp bệnh mới tăng dần. Ổ dịch
đang tắt đặc trƣng bởi sự giảm dần hoặc giảm nhanh đột ngột số trƣờng
hợp bệnh mới do thực hiện các biện pháp chống dịch hoặc do quá trình tự
nhiên cảm nhiễm hết đại bộ phận đàn. Giảm số lƣợng nguồn bệnh hoạt
động làm giảm nguy cơ lan truyền bệnh. Ổ dịch cố định là nơi phát bệnh
và có thể phát bệnh lặp lại sau một khoảng thời gian nào đó vì bảo tồn
đƣợc các điều kiện tự nhiên ổn định bảo đảm khả năng tiềm tàng xuất hiện
bệnh. Nguyên nhân của sự ổn định của ổ dịch có thể là sự tồn tại các động
vật nhỏ mang trùng trong đàn động vật hoặc sự mang trùng ở gậm nhấm
sống gần ngƣời, hoặc sự tồn tại lâu dài của mầm bệnh ở trong đất (trƣờng

hợp cuối đúng ra chỉ là lãnh thổ ô nhiễm chứ không phải ổ dịch).
Ổ dịch thiên nhiên là lãnh thổ mà mầm bệnh này hay bệnh khác
luân chuyển giữa các động vật hoang dã sống thƣờng xuyên ở đó. Khả
năng của một bệnh truyền nhiễm hình thành những ổ dịch thiên nhiên
trong những địa hình xác định gọi là tính sinh ổ dịch thiên nhiên của bệnh
truyền nhiễm đó. Công lao phát hiện tính sinh ổ dịch thiên nhiên của nhiều
bệnh truyền nhiễm lan truyền nhờ vector và bệnh ký sinh trùng thuộc về
Paplôpxki (Pavlovsky, 1884 - 1965). Năm 1938, từ những khảo sát thực
tiễn về những bệnh xuất hiện ở ngƣời và gia súc tại những vùng đất mới
khai thác trên lãnh thổ Liên bang Xô viết (cũ), ông đã đề xuất học thuyết
về ổ dịch và ổ dịch thiên nhiên của một số bệnh truyền nhiễm nhƣ viêm
não của ngƣời, tula, dịch hạch,
Mầm bệnh của các bệnh sinh ổ dịch thiên nhiên có vector lan
truyền tồn tại trong những vùng dịch chủ yếu ở thú rừng, nhất là loại gậm
nhấm. Bệnh thƣờng xuyên lƣu hành (dịch) trong những con vật này, lan từ
con bệnh sang con khỏe chủ yếu nhờ những sinh vật hút máu. Bệnh đƣợc
truyền theo dây chuyền thú rừng - động vật chân đốt môi giới (vector
truyền lây) - thú rừng. Các thú rừng trên có thể phát bệnh và chết, nhất là
khi bị đói ăn, sức đề kháng giảm sút do thời tiết không thích hợp, nhƣng
chúng thƣờng mắc bệnh ở thể bệnh mang trùng hoặc thể khỏe mang trùng,
còn động vật chân đốt thì không phát bệnh, chúng đóng vai trò nhân tố
trung gian truyền bệnh hoặc nguồn bệnh. Trong các bệnh có ổ dịch thiên
nhiên nhóm này, bao giờ cũng tìm thấy động vật chân đốt môi giới có chứa

92


mầm bệnh, có loại mầm bệnh tồn tại hàng chục năm trong cơ thể chúng.
Mầm bệnh, thú rừng và động vật chân đốt trung gian đều thuộc vào một
sinh cảnh nhất định. Mối quan hệ tác động giữa ba yếu tố trên trong quá

trình tiến hóa khăng khít, không phụ thuộc vào con ngƣời, nhƣng phụ
thuộc vào những điều kiện thiên nhiên (khí hậu, địa lý, cây cỏ, ) của sinh
cảnh đó. Sinh cảnh đó chính là ổ dịch thiên nhiên.
Trong một số bệnh, mầm bệnh do dã thú bài xuất ra ngoại cảnh, có
thể tồn tại ở đất, nƣớc, cây cỏ một thời gian để lại xâm nhập vào cơ thể súc
vật khỏe. Đó là những bệnh sinh ổ dịch thiên nhiên không có vector lan
truyền, nhƣ bệnh dại, bệnh leptô, bệnh tula, Các bệnh này đƣợc truyền
theo dây chuyền (vòng cảm nhiễm) thú rừng - thú rừng hoặc thú rừng -
ngoại cảnh - thú rừng. Khi ngƣời hoặc gia súc đi vào những vùng đó, mầm
bệnh sẽ từ thú rừng, động vật chân đốt (mang mầm bệnh một cách cơ giới)
hoặc từ ngoại cảnh xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh. Bệnh phát ra ở
ngƣời và gia súc thƣờng nặng.
Những bệnh có ổ dịch thiên nhiên có những đặc điểm dịch học sau
đây:
- Bệnh thƣờng xuất hiện theo những mùa nhất định, có sinh cảnh
nhất định ở những nơi có súc vật, nguồn bệnh và động vật chân đốt.
- Khi bệnh xảy ra ở thú rừng thì nó không phụ thuộc vào xã hội,
nhƣng khi phát ra dịch ở gia súc hay ở ngƣời thì lại phụ thuộc vào yếu tố
xã hội, mặc dù là ổ dịch thiên nhiên.
Để bệnh có thể xảy ra ở ngƣời và gia súc phải có nhiều sinh vật
môi giới chứa mầm bệnh đủ gây ra bệnh và chúng đang đói, ngƣời và gia
súc tiếp xúc với các sinh vật đó phải không có miễn dịch đối với bệnh đó.
Hiện nay, rất nhiều bệnh truyền nhiễm của gia súc đã đƣợc xác
nhận là có tính sinh ổ dịch thiên nhiên nhƣ dịch tả trâu bò (đã không thấy
xuất hiện ở nƣớc ta), dịch tả lợn, lở mồm long móng, dại, nhiệt thán, xoắn
khuẩn (leptô), sẩy thai truyền nhiễm, lao, tụ huyết trùng, phó thƣơng hàn,
bệnh tula, là các bệnh truyền nhiễm của ngƣời và gia súc. Đặc điểm
chung của những bệnh này là có những ổ dịch trong thiên nhiên, ở những
vùng nhất định, thƣờng là nơi vùng núi hoang vu chƣa hề có dấu chân
ngƣời và gia súc, nhƣng cũng có thể là đồng bằng. Ở Việt Nam ta đã bắt

đầu chú ý đến một số bệnh có ổ dịch thiên nhiên gây cho ngƣời và gia súc
khi những hoạt động kinh tế nhƣ khai khẩn đất đai, phát triển vùng đất
mới, mở rộng chăn nuôi, Để chủ động tránh bệnh truyền nhiễm mới, cần

93


phải tiến hành điều tra các ổ dịch thiên nhiên, và có kế hoạch biện pháp
ngăn chặn thú rừng và tiêu diệt động vật chân đốt trung gian, cách ly
chúng khỏi đàn gia súc. Chừng nào còn có sự đe dọa của ổ dịch thiên nhiên
thì dịch bệnh vẫn xảy ra, con ngƣời khó có thể thanh toán đƣợc bệnh cảm
nhiễm.
Bệnh lây chung người và động vật là những bệnh quan trọng,
thƣờng có tên là zoonosis, và thƣờng có tính sinh ổ dịch thiên nhiên.
Những bệnh này là những bệnh có thể lây từ súc vật sang ngƣời hoặc
ngƣợc lại. Ngƣời, khi đã mắc bệnh từ súc vật truyền sang thì cũng có thể
truyền giữa ngƣời với nhau.
Ngƣời mắc bệnh chủ yếu là do tiếp xúc với động vật bệnh và các
sản phẩm của động vật (sữa, thịt, nhau thai, lông, da, ) hoặc ăn uống các
sản phẩm động vật. Các bệnh đó nếu mắc nhẹ thì ảnh hƣởng đến sức khỏe
và sức sản xuất, nặng thì có thể nguy hiểm đến tính mạng con ngƣời. Có
rất nhiều bệnh lây chung ngƣời và động vật, nhƣ bệnh dại, đóng dấu lợn,
nhiệt thán, tỵ thƣ, lao, Muốn phòng chống các bệnh trên cần đặc biệt chú
ý phòng chống bệnh cho gia súc, gia cầm. Ngƣợc lại ngƣời chăn nuôi cũng
phải là ngƣời không mang trùng và thải trùng tạo nguy cơ phát bệnh cho
động vật nuôi. Điều này rất có ý nghĩa trong công tác phòng chống dịch.
Khác với các bệnh lây chung ngƣời và động vật cũng nhƣ bệnh của
nhiều loài vật, bệnh đặc hữu của loài động vật là những bệnh không xuất
hiện ở loài động vật không phải ký chủ tự nhiên của nó mặc dù động vật
này có thể cảm nhiễm (thƣờng là cảm nhiễm thui). Khi chống một bệnh chỉ

có một loài gia súc mắc thì cần phải tập trung mọi biện pháp vào loài gia
súc đó. Điều đó làm giảm nhẹ tốn kém khi thực hiện các biện pháp phòng
chống dịch, cho phép sử dụng chuồng trại, thức ăn, đối với những loài
không cảm nhiễm. Tuy vậy, một số bệnh đặc hữu loài cũng có tính sinh ổ
dịch thiên nhiên (nhƣ bệnh dịch tả lợn trong tập đoàn lợn rừng, ) và cần
phải lƣu ý điều này trong công cuộc phòng chống bệnh dịch.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƢƠNG 2
1. Khái niệm dịch tễ học?
2. Các nguyên nhân bệnh truyền nhiễm?
3. Nguồn bệnh là gì?
4. Các con đƣờng bài xuất mầm bệnh?
5. Các loại vật mang trùng?
6. Vai trò của thổ nhƣỡng đối với bệnh truyền nhiễm?

94


7. Khái niệm ổ bệnh (ổ cảm nhiễm), phân biệt với ổ dịch?
8. Ảnh hƣởng của ngoại cảnh đến sự lan truyền vi sinh vật ngoài cơ thể
9. Đƣờng truyền lây và hình thức truyền lây?
10. Đƣờng truyền lây và hình thức truyền lây?
11. Quan niệm và ví dụ về truyền lây dọc và truyền lây ngang?
12. Ảnh hƣởng của cơ cấu tuổi của tập đoàn động vật đến cảm nhiễm?
13. Miễn dịch tập đoàn?
14. Vòng cảm nhiễm?
15. Cơ chế và phƣơng thức truyền mầm bệnh?
16. Các giai đoạn của quá trình dịch bệnh cảm nhiễm?
17. Các nhân tố thiên nhiên ảnh hƣởng đến các quá tgrình phát sinh dịch?
18. Các hình thức phát sinh dịch?

19. Các tính chất của biến động tần suất phát sinh dịch?
20. Khái niệm ổ dịch và ổ dịch thiên nhiên?

95


CHƢƠNG 3
CHẨN ĐOÁN BỆNH TRUYỀN NHIỄM
I. Khái quát về chẩn đoán bệnh truyền nhiễm
Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm là việc xác định nguyên nhân (và tên
gọi) của hiện tƣợng bệnh lý đang có thông qua các thủ tục mô tả những
hiện tƣợng bệnh lý đang gặp ở cá thể (bệnh) và ở quần thể (dịch) hoặc/và
mô tả mầm bệnh đã đƣợc phân lập để so sánh những thuộc tính thu đƣợc
đó với những thuộc tính của các bệnh/dịch hoặc mầm bệnh đã đƣợc mô tả,
phân loại và định danh (đặt tên) và quy thuộc hiện tƣợng bệnh lý đang có
vào một nhóm hiện tƣợng bệnh lý đã đƣợc phân loại và đặt tên. Mô tả có
thể dựa vào triệu chứng lâm sàng (chẩn đoán lâm sàng), bệnh tích (chẩn
đoán giải phẫu bệnh lý), đặc điểm dịch học (chẩn đoán dịch tễ học) và các
đặc điểm vi sinh vật học, huyết học, huyết thanh học, sinh học phân tử
(chẩn đoán xét nghiệm). Nhƣ vậy, ta gọi đƣợc tên bệnh đang có là nhờ vào
việc xác định tính tƣơng đồng của các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh với
các biểu hiện bệnh và/hoặc căn bệnh của những bệnh đã đặt tên từ trƣớc.
Thủ tục chẩn đoán (giống nhƣ thủ tục nhận dạng) vì vậy đƣợc gọi là thủ
tục đồng định (identification). Trên thực tế, quá trình quy thuộc đƣợc thực
hiện qua hàng loạt bƣớc loại suy, ví dụ "vi khuẩn phân lập đƣợc nhuộm
màu Gram âm vậy không thể là Bacillus hay một vi khuẩn Gram dƣơng
nào khác". Do đó, chẩn đoán còn là quá trình giám biệt (differentiation),
còn các tính trạng quan trọng giúp chẩn đoán đƣợc gọi là những đặc điểm
giám biệt. Tuy nhiên, nhiều khi thủ tục chẩn đoán chỉ là việc xác nhận sự
hiện diện của một mầm bệnh (chẩn đoán bệnh nguyên học xác nhận kết

quả chẩn đoán khác).
Đồng định, nhƣ vậy, không chỉ là "xác định", mà là xác định có
định hướng trên cơ sở những kiến thức đã biết trước của nhà chuyên môn
về các loại bệnh và/hoặc mầm bệnh. Hơn nữa đồng định có thể thất bại.
Sau mọi nỗ lực đồng định, nếu đồng định vẫn thất bại, nhà chuyên môn có
thể đƣa ra giả thuyết về loại bệnh mới, chƣa đƣợc biết.
Trong điều tra dịch tễ học ngƣời ta nghiên cứu tốc độ truyền lây, tỷ
lệ mắc bệnh mới, tỷ lệ lƣu hành bệnh, tỷ lệ tử vong, tuổi và giống phát
bệnh chủ yếu, vùng phát sinh, yếu tố thời tiết, sinh sản dị thƣờng hoặc đẻ
trứng dị thƣờng, giảm sản lƣợng sữa hoặc tỷ lệ đẻ trứng, thay đổi thức ăn,
nhập động vật mới, sự truyền lây bệnh sang loại động vật khác, lịch sử
tiêm phòng vacxin, Đặc biệt, điều tra dịch học là hết sức quan trọng

96


trong quá trình nhận biết bệnh truyền nhiễm phát sinh ở động vật đƣợc
chăn nuôi tập trung dƣới cùng điều kiện môi trƣờng.
Tuy ở nhiều bệnh cảm nhiễm những đặc điểm dịch học, biểu hiện
bệnh lý và triệu chứng lâm sàng có thể đặc trƣng, và điều này giúp ích cho
việc suy định mầm bệnh liên quan nhƣng cần chú ý rằng cũng có thể chúng
tạo định kiến ở ngƣời xét nghiệm và làm lệch lạc kết quả do lựa chọn sai
phƣơng pháp xét nghiệm, ví dụ, dùng phƣơng pháp vi khuẩn học để xét
nghiệm động vật bệnh do ngộ độc hóa chất (nông dƣợc, ).
Chẩn đoán bệnh nguyên học là những thủ tục vi sinh vật học, huyết
thanh học và sinh học phân tử, nhằm xác định sự hiện diện của một loại
mầm bệnh nào đó trong cơ thể bị bệnh. Đƣơng nhiên, quy thuộc yếu tố
mầm bệnh nghi ngờ (với nhóm mầm bệnh đã biết) ở cấp độ càng chi tiết
càng tốt: loài gì, nhóm huyết thanh học nào, nhóm di truyền học phân tử
nào, là những câu hỏi thƣờng đặt ra và tìm cách trả lời.

Để thực hiện nhanh chóng và chính xác các xét nghiệm chẩn đoán
bệnh nguyên học cần khảo cứu triệu chứng lâm sàng, bệnh tích mổ khám
và đặc điểm dịch tễ để suy định những bệnh nguyên liên quan có thể gây
nên bệnh dịch. Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích, vị trí bệnh biến
chủ yếu, mà các bệnh truyền nhiễm động vật chia thành bệnh cơ quan hô
hấp, bệnh hệ thần kinh trung ƣơng, bệnh cơ quan tiêu hóa, bệnh sinh khối
u (ung thƣ), bệnh da, bệnh cơ quan sinh dục tiết niệu và các chứng bệnh
trở ngại sinh sản (vô sinh, đẻ non, ). Chủng loại các mầm bệnh cũng có
thể là vi khuẩn, virut, nấm, nguyên trùng hoặc ký sinh trùng khác. Hơn nữa
các loại mầm bệnh không chỉ gây bệnh đơn thuần mà còn có thể bệnh hỗn
hợp hoặc kế phát làm bệnh chứng lâm sàng càng thêm phức tạp. Do đó,
việc chọn lấy loại bệnh phẩm thích hợp với loại bệnh tật này hay khác và
việc thu mẫu ảnh hƣởng lớn đến kết quả chẩn đoán. Trong trƣờng hợp nghi
ngờ bệnh do cảm nhiễm vi khuẩn, chẳng hạn, cần chú ý mở rộng giả thuyết
về loại mầm bệnh mà lấy mẫu thích hợp để chẩn đoán cả bệnh cảm nhiễm
virut và nấm,
II. Chẩn đoán bệnh nguyên học
1. Lấy mẫu và bảo quản mẫu bệnh phẩm
Kết quả phân lập bệnh nguyên phụ thuộc việc lấy bệnh phẩm vào
thời điểm thích hợp và từ vị trí thích hợp cũng nhƣ những xử lý thích hợp
cho đến khi xét nghiệm. Cách lấy mẫu khác nhau phụ thuộc loại bệnh, mẫu
bệnh phẩm, nhƣng về nguyên tắc thì lấy sớm khi mới phát hiện bệnh

97


trạng lâm sàng, hoặc nếu vật bệnh chết thì ngay sau khi chết là tốt. Tuy
nhiên, trong những bệnh cảm nhiễm mãn tính bệnh nguyên vẫn còn có thể
phân lập đƣợc ngay cả khi bệnh đã qua. Vị trí lấy bệnh phẩm thích hợp
trong đa số trƣờng hợp là tổ chức có biến đổi bệnh lý (ổ bệnh) hoặc vị trí

liên quan. Ví dụ, trong bệnh cơ quan hô hấp lấy dịch xoang mũi và khí
quản, trong bệnh thần kinh lấy máu hoặc tủy sống, trong bệnh đƣờng tiêu
hóa lấy phân hoặc dịch từ hầu họng, trong bệnh ở da thì lấy nội dịch bọc
nƣớc và bọc mủ, trong bệnh đƣờng sinh dục tiết niệu thì lấy nƣớc tiểu hoặc
dịch thẩm xuất tử cung, Hơn nữa, trong trƣờng hợp phân lập mầm bệnh
từ mẫu bệnh phẩm mổ khám bệnh tích thì cần lấy một cách vô trùng tránh
vi khuẩn đƣờng ruột ô nhiễm các loại bệnh phẩm (não, gan, lách, hạch
lympho, ), thời điểm lấy các mẫu sau chết càng sớm càng tốt vì sau khi
súc vật chết vài giờ các nội quan và máu đã bị tạp khuẩn xâm nhập và phát
triển. Hơn nữa, đối với các bệnh cảm nhiễm virut có chứng nhiễm virut
huyết nặng nhƣ bệnh sốt lƣu hành bò thì cần lấy máu vào thời điểm sốt.
Sau phát bệnh hai tuần trở đi là thời kỳ lấy máu thu huyết thanh kỳ hồi
phục. Trong thời kỳ này hiệu giá kháng thể tăng so với thời kỳ sốt cấp tính
chứng tỏ mầm bệnh chứa kháng nguyên thuộc loại dùng để phát hiện
kháng thể. Ví dụ, nếu một bệnh xuất hiện trong quần thể thì ở các cá thể bị
bệnh cấp tính triệu chứng bệnh kéo dài khoảng 1 tuần, khi đó khả năng
phát hiện đƣợc mầm bệnh nhờ lấy mẫu để phân lập trong khoảng 1 tuần đó
cho đến vài ngày sau đó. Trong kỳ cấp tính này kháng thể đặc hiệu chƣa
đƣợc hình thành. Tuy nhiên, sau thời điểm này kháng thể đặc hiệu bắt đầu
tăng dần. Nếu lấy mẫu huyết thanh kỳ hồi phục (từ 10 ngày cho đến 1
tháng sau khi xuất hiện triệu chứng thì hàm lƣợng (hiệu giá) kháng thể cao
hơn nhiều so với lần lấy máu kỳ cấp tính. Trong kỳ hồi phục này, ngƣợc lại
khó có thể phân lập đƣợc mầm bệnh.
Trong kiểm tra bệnh nguyên, sau khi lấy mẫu nên xét nghiệm mẫu
càng sớm càng tốt. Trong trƣờng hợp không thể thực hiện xét nghiệm ngay
đƣợc, nếu để phân lập vi khuẩn thì bảo quản bệnh phẩm ở 4 °C hoặc đôi
khi đông lạnh. Nhƣng với bệnh phẩm để kiểm tra virut thì cần bảo quản ở
−70 °C hoặc bảo quản trong dung dịch PBS (dung dịch sinh lý đệm
phosphat) pha 50% glycerin.
2. Kiểm nghiệm thể bệnh nguyên

Kiểm nghiệm thể bệnh nguyên bao gồm một số phƣơng pháp bên
cạnh việc chẩn đoán lâm sàng: kiểm tra trực tiếp, nuôi cấy phân lập và
đồng định mầm bệnh qua các xét nghiệm, phản ứng dị ứng và các phản

98


ứng huyết thanh học xác định sự tăng hàm lƣợng kháng thể đặc hiệu trong
huyết thanh. Hai sơ đồ dƣới đây thƣờng đƣợc áp dụng cho việc chẩn đoán
bệnh do vi khuẩn và virut gây ra ở động vật.
Kiểm tra trực tiếp bệnh phẩm đƣợc thực hiện trong trƣờng hợp phải
vận dụng đối sách cấp bách đối với bệnh cảm nhiễm và nhiều khi đồng
thời với xác định mầm bệnh qua phân lập.

Trong trƣờng hợp bệnh cảm nhiễm vi khuẩn ngƣời ta có thể suy
định chủng loại mầm bệnh trên cơ sở các đặc điểm hình thái, bắt màu của
vi khuẩn có trong bệnh phẩm. Khi xác nhận đƣợc mầm bệnh trong các tiêu
bản chế tác từ ổ bệnh ở các cơ quan tổ chức vốn không có vi sinh vật, hoặc
là khi thấy các vi khuẩn nghi gây bệnh một cách áp đảo ở các tổ chức
thƣờng có các vi khuẩn "bình thƣờng" thì phƣơng pháp kiểm tra trực tiếp

99


là rất hữu ích. Hơn nữa, kết quả này còn có tác dụng tham khảo đối với
việc tuyển chọn những khuẩn lạc đặc hiệu phát triển trên môi trƣờng phân
lập vi khuẩn. Trong trƣờng hợp bệnh cảm nhiễm nguyên trùng hoặc
Leptospira và Spirochaeta ngƣời ta còn có thể sử dụng những tiêu bản tƣơi
mới không nhuộm.
Ngoài ra, có thể sử dụng các phƣơng pháp miễn dịch huỳnh quang

và phản ứng ngƣng kết để kiểm tra kháng nguyên đặc hiệu, hoặc phƣơng
pháp PCR để kiểm xuất ADN đặc hiệu của mầm bệnh nhƣ những phƣơng
pháp kiểm tra trực tiếp.
Trong trƣờng hợp bệnh cảm nhiễm virut các phƣơng pháp trực tiếp
kiểm tra thể bệnh nguyên có thể là phƣơng pháp hiển vi điện tử để phát
hiện các virion virut, phƣơng pháp phát hiện thể vùi (thể ấn nhập) trong
tiêu bản tổ chức nhuộm, phƣơng pháp kháng thể huỳnh quang phát hiện
kháng nguyên đặc hiệu, phƣơng pháp PCR để phát hiện ADN đặc hiệu của
mầm bệnh.

100


Phƣơng pháp hiển vi điện tử áp dụng để kiểm tra trực tiếp hoặc
kiểm tra sau khi làm sạch và tăng nồng độ các bệnh phẩm (dịch ổ viêm,
niêm dịch mũi, phân, ) hoặc các tiêu bản lá siêu mỏng làm từ tổ chức
bệnh biến đã nhuộm âm bản. Các phƣơng pháp kháng thể huỳnh quang và
nhuộm tổ chức sử dụng các tiêu bản làn mỏng tế bào tách biệt hoặc từ lát
cắt tổ chức.
Các phƣơng pháp kiểm tra trực tiếp rất hữu ích trong các trƣờng
hợp phải chẩn đoán nhanh một cách chính xác để có đối sách dự phòng
sớm đối với các virut khó hoặc không thể nuôi cấy.
2.1. Phƣơng pháp kiểm tra phát hiện kiểu hình
Các phƣơng pháp kiểm tra phát hiện kiểu hình bao gồm hiển vi trực
tiếp tiêu bản nhuộm (nhuộm Gram, Giemsa, ) hoặc tiêu bản tƣơi, hoặc sau
khi nuôi cấy khởi đầu phân lập vi sinh vật gây bệnh thì nghiên cứu các đặc
điểm sinh lý (khả năng phát triển trong các môi trƣờng và đặc điểm lứa


101



cấy, ), đặc điểm sinh hóa (phân giải hay tổng hợp các chất, sản phẩm
trung gian của quá trình chuyển hóa, ), khả năng đề kháng (hay mẫn cảm)
với các thuốc kháng sinh, Trên cơ sở mô tả các tính trạng của vi sinh vật
có thể so sánh với những mô tả trƣớc đó để có thể quy thuộc vi sinh vật ta
đang có vào một nhóm vi sinh vật nhất định.
2.2. Phƣơng pháp phát hiện axit nucleic đặc hiệu
Trình tự nucleotid của ADN nhiễm sắc thể các sinh vật, của axit
nucleic trong nucleocapsid của virut cũng nhƣ của ty thể sinh vật nhân
thực có tính bảo toàn cao, bảo đảm tính cá thể của chúng trong quá trình
phát triển. Trình tự này có thể khác nhau ở các cá thể khác nhau nhƣng ở
những miền nhất định trong trình tự axit nucleic này là ổn định ở các cá thể
cùng loài, ở miền khác lại giống nhau ở những cá thể trong cùng nhóm
phân loại lớn hơn. Nhìn chung những miền axit nucleic genom có tính bảo
toàn cao là những gen có tính chức năng cao. Các phƣơng pháp phát hiện
gen đặc hiệu hoặc ADN và ARN đặc hiệu đƣợc áp dụng khá rộng rãi trong
phân loại và đồng định vi sinh vật thời gian gần đây nhờ những thành tựu
to lớn trong nghiên cứu sinh học phân tử. Các phƣơng pháp phát hiện gen
đặc hiệu thƣờng đƣợc sử dụng là PCR (polymerase chain reaction - phản
ứng chuỗi enzym trùng hợp) với những biến thể của nó (RAPD, ), hoặc
RT-PCR với ARN virut hoặc sinh vật khác, các phƣơng pháp lai phân tử
(hybridization, gồm nhiều biến thể khác nhau nhƣ Southern hybridization,
Northern hybridization, Western hybridization), tính đa dạng ngẫu nhiên,
giải đọc và so sánh trình tự nucleotid, Mục đích của các phƣơng pháp
này là so sánh phân loại vi sinh vật trên cơ sở tính đồng dạng và dị biệt
(tính đồng - dị) của các gen có chức năng cao nào đó, trên cơ sở đó có thể
đồng định các vi sinh vật bệnh nguyên mới phát hiện đƣợc với các mầm
bệnh đã đƣợc mô tả và phân loại trƣớc đó, tức xác nhận rằng ở trong bệnh
phẩm có vi sinh vật thuộc loại mầm bệnh trong số các mầm bệnh đã biết

hay không thông qua xác nhận sự hiện diện của gen đặc hiệu loại mầm
bệnh này mầm bệnh khác đã đƣợc biết đó.
2.3. Phƣơng pháp huyết thanh học
Các phƣơng pháp huyết thanh học dùng để phân biệt các sinh vật
hoặc đồng định chúng thông qua việc đánh giá tính dị biệt hoặc tính đồng
dạng của các phân tử tham gia phản ứng với các kháng huyết thanh hay
kháng thể. Bản chất của phƣơng pháp này là lợi dụng tính đặc hiệu của
phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể: "kháng nguyên nào thì kết hợp
với kháng thể nấy". Trong thực tế các phản ứng huyết thanh học có thể

102


giúp phát hiện kháng nguyên (nếu có sẵn kháng thể đặc hiệu) hoặc phát
hiện kháng thể (nếu có sẵn kháng nguyên).
Việc phát hiện kháng nguyên trong bệnh phẩm thƣờng có thể
khẳng định sự hiện diện của mầm bệnh. Tuy nhiên, phản ứng này thƣờng
khó khăn hơn so với các phản ứng phát hiện kháng thể. Phát hiện ra kháng
thể cho phép kết luận rằng trong quá khứ động vật đã bị kháng nguyên
xâm nhập (có thể là bị cảm nhiễm hoặc đã đƣợc tiêm vacxin). Nhƣ vậy,
phát hiện kháng thể trong máu động vật có thể không có ý nghĩa chẩn
đoán. Tuy vậy, nếu thực hiện hai lần xét nghiệm kháng thể (cách nhau một
số ngày) trong quá trình bệnh lâm sàng mà thấy có sự tăng cao hàm lƣợng
(hiệu giá) kháng thể chứng tỏ bệnh do mầm bệnh (mang kháng nguyên)
tƣơng ứng gây ra.
3. Phân lập và đồng định bệnh nguyên
Đồng định mầm bệnh nhằm trả lời câu hỏi có phải bệnh (với những
triệu chứng lâm sàng và đặc điểm bệnh tích đã mô tả) gây ra bởi vi sinh vật
nào đó (thuộc loại đã đƣợc biết là gây bệnh) hay không. Hay nói cách
khác, đồng định mầm bệnh là xác định mầm bệnh nghi ngờ có mặt trong

bệnh phẩm có thực sự có mặt trong đó hay không. Việc nghiên cứu là khá
đơn giản nếu chỉ có một tác nhân gây bệnh nghi ngờ. Khi đó chỉ cần trả lời
kết quả dƣơng tính hay âm tính. Tuy nhiên, nhiều khi số chủng loại mầm
bệnh thuộc đối tƣợng nghi ngờ không ít. Khi đó, rất có thể phải áp dụng
đồng thời nhiều hƣớng nghiên cứu phân lập và các kỹ thuật kiểm định
khác nhau (vi sinh vật học, huyết thanh học, phân tích phát hiện gen đặc
hiệu mầm bệnh, ).
3.1. Vi khuẩn
Phân lập và đồng định vi khuẩn mầm bệnh phải dựa trên những
hiểu biết trƣớc về đặc tính của loại mầm bệnh đó bởi vì chỉ có nhƣ vậy mới
có thể nuôi cấy khởi đầu thành công cũng nhƣ phân lập đƣợc vi khuẩn
mầm bệnh dƣới dạng lứa cấy thuần khiết để có nguyên liệu cho các xét
nghiệm sau đó. Nhiều vi khuẩn phát triển mạnh, có thể hình thành khuẩn
lạc (từ một tế bào ban đầu) sau một ngày đêm (ví dụ, E. coli) nhƣng nhiều
vi khuẩn khác lại cần nuôi cấy trong thời gian kéo dài (2 tuần đến 2 tháng
đối với trực khuẩn lao, ) và cũng có vi khuẩn không nuôi cấy đƣợc trên
môi trƣờng dinh dƣỡng nhân tạo (vi khuẩn bệnh Tyzzer, bệnh phong).
Những vi khuẩn hiếu khí và yếm khí tùy tiện là khá thuận lợi cho việc nuôi
cấy phân lập nhƣng các vi khuẩn yếm khí thƣờng đòi hỏi những điều kiện

103


không tiếp xúc với khí quyển (Bacteroides, Fusobacterium, Veillonella)
hoặc điều kiện yếm khí của môi trƣờng dinh dƣỡng (Clostridium). Cũng có
những vi khuẩn mầm bệnh thƣờng cần phải bồi dƣỡng tăng sinh trƣớc khi
nuôi cấy phân lập do mật độ của chúng trong bệnh phẩm thƣờng không cao
(Salmonella). Trong nhiều trƣờng hợp khả năng phân lập trực tiếp mầm
bệnh thƣờng thấp do vi sinh vật tạp nhiễm, khi đó cần sử dụng cơ thể động
vật thí nghiệm mẫn cảm làm môi trƣờng tuyển lựa đối với mầm bệnh. Biện

pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm này đòi hỏi phải nắm đƣợc tính gây
bệnh của các loại mầm bệnh trong điều kiện thí nghiệm.
Để nuôi cấy khởi đầu thƣờng sử dụng các môi trƣờng đặc thích
hợp. Các môi trƣờng thạch thƣờng, thạch máu thƣờng đƣợc sử dụng cho
nhiều loại vi khuẩn. Tuy vậy, đối với nhiều vi khuẩn mầm bệnh có thể sử
dụng trực tiếp môi trƣờng phân biệt (nhƣ các môi trƣờng Endo, Istrati,
EMB, cho một số trực khuẩn đƣờng ruột, môi trƣờng muối - kiềm cho
các Vibrio, môi trƣờng Lowenstein với trực khuẩn lao, ). Với vi khuẩn
hiếu khí, bằng que cấy vô trùng lấy một lƣợng nhỏ bệnh phẩm phết lên một
vị trí trên bề mặt môi trƣờng nuôi cấy khởi đầu rồi cũng bằng que cấy đó,
hoặc một que cấy vô trùng khác, từ vị trí vết bôi vạch lên bề mặt môi
trƣờng đó đƣờng gấp khúc không chồng lên nhau và càng dài càng tốt. Sau
khi ủ ở điều kiện thích hợp từ môi trƣờng đó, đặc biệt ở những vùng cuối
cùng của đƣờng vạch có mật độ vi khuẩn thấp, ta có thể thu đƣợc những
khuẩn lạc riêng rẽ có những dấu hiệu đặc trưng đối với vi khuẩn mầm
bệnh cần đồng định. Chọn một số khuẩn lạc đại diện để nuôi cấy tiếp trên
môi trƣờng đặc mới để có lứa cấy thuần khiết dƣới dạng những khuẩn lạc
riêng rẽ hoặc canh khuẩn lỏng. Chú ý rằng trên môi trƣờng tuyển lựa có
thể có những tế bào vi khuẩn khác loại không thể hình thành khuẩn lạc
nhƣng vẫn sống và có thể phát triển trên môi trƣờng khác và, vì vậy, cần
tránh để que cấy chạm vào bề mặt môi trƣờng một cách không cần thiết.
Để đồng định cần vận dụng các thử nghiệm thích hợp nhƣ nghiên
cứu hình thái, tính chất bắt màu Gram, các tính trạng sinh lý (phát triển
trên môi trƣờng nghèo hoặc có chứa một số chất nhất định ở một nồng độ
nhất định nhƣ muối mật, mật, NaCl, KCN, ), các tính trạng sinh hóa
(chuyển hóa các chất nhƣ lên men đƣờng có sinh hơi hoặc không sinh hơi,
hình thành axit hữu cơ, acetoin, sản sinh ureaza, sinh indol, ), tính gây
bệnh đối với động vật, với phôi gà và lứa cấy tế bào (vero, ), thành phần
protein tế bào, cấu trúc kháng nguyên,


104


3.2. Virut
Việc nuôi cấy phân lập virut đòi hỏi phải có môi trƣờng tế bào sống
nhƣ động vật thí nghiệm, lứa cấy tế bào tổ chức, trứng gà đang phát dục
(phôi gà) với một số xử lý đối với bệnh phẩm. Bệnh phẩm đƣợc nghiền
nhỏ, pha với nƣớc sinh lý cho có đủ độ loãng nhất định, thêm chất kháng
sinh (thƣờng là penicillin và streptomycin) để diệt vi khuẩn. Để loại bỏ vi
khuẩn, có thể lọc bệnh phẩm đã nghiền (thƣờng với cát vô trùng để tăng
khả năng giải phóng virion) qua lọc vi khuẩn (đƣờng kính lỗ khổng <0,22
μm) rồi cấy vào môi trƣờng lứa cấy tế bào một lớp, phôi gà hoặc động vật
thí nghiệm. Với động vật thí nghiệm cần theo dõi thƣờng xuyên các triệu
chứng lâm sàng, sau đó mổ kiểm tra bệnh tích, dựa trên các triệu chứng và
bệnh tích điển hình mà khẳng định sự phát triển của virut. Nếu không có
biểu hiện lâm sàng và bệnh tích, cần thực hiện phản ứng huyết thanh học
để phát hiện và trắc định kháng thể, so sánh hai kết quả hàm lƣợng (hiệu
giá) kháng thể trƣớc và sau quá trình theo dõi vật sau tiêm truyền có thể
khẳng định về sự phát triển của virut trong cơ thể động vật.
Ở lứa cấy tế bào, nhiều loại virut gây hiệu quả bệnh lý tế bào (CPE)
hay bệnh tích tế bào. Dựa vào CPE đặc trƣng ta có thể xác nhận đƣợc sự
phát triển của virut phát triển trong lứa cấy tế bào tổ chức. Nếu không biểu
hiện CPE có thể kiểm tra sự hiện diện của kháng nguyên bằng phản ứng
huyết thanh học.
III. Chẩn đoán huyết thanh - miễn dịch học
1. Phương pháp huyết thanh học
Phƣơng pháp huyết thanh học giúp ta phát hiện kháng nguyên hoặc
kháng thể trên cơ sở phát hiện sự hình thành tổ hợp kháng nguyên - kháng
thể khi trộn một thành phần đã biết (kháng nguyên hoặc kháng thể) với
một dịch nghi có chứa yếu tố kia (kháng thể hoặc kháng nguyên). Phát

hiện kháng nguyên trong bệnh phẩm chứng tỏ con vật bị cảm nhiễm mầm
bệnh có kháng nguyên tƣơng ứng. Tuy nhiên, phản ứng phát hiện kháng
nguyên thƣờng có độ nhạy thấp và khó có đƣợc bệnh phẩm thích hợp đặc
biệt khi động vật còn sống. Vì vậy, ngƣời ta thƣờng vận dụng phản ứng
phát hiện kháng thể. Phản ứng này có nhƣợc điểm là khó giải thích kết quả
phản ứng. Kết quả dƣơng tính thƣờng nói rằng trong quá khứ cơ thể động
vật đã tiếp xúc với kháng nguyên tƣơng ứng vừa có thể do cảm nhiễm tự
nhiên, vừa có thể do đã đƣợc tiêm phòng. Bên cạnh đó, cảm nhiễm tự
nhiên cũng có thể là thui, mầm bệnh chỉ kích thích miễn dịch nhƣng sau đó
không tồn tại trong cơ thể. Nhƣ vậy, ngay cả khi đã loại trừ trƣờng hợp đáp

105


ứng miễn dịch do vacxin thì nếu giết hủy loại thải những con vật kháng thể
dƣơng tính thì vẫn có thể là lạm sát. Tuy nhiên, trong trƣờng hợp bệnh tiến
triển nếu lấy máu kiểm tra kháng thể hai lần mà thấy có sự gia tăng lƣợng
kháng thể chứng tỏ bệnh do mầm bệnh tƣơng ứng đang tiến triển.
Về mặt kỹ thuật mặc dù nguyên tắc của phản ứng kháng nguyên -
kháng thể là đơn giản, nhƣng tổ hợp kháng nguyên - kháng thể đƣợc hình
thành thƣờng khó phát hiện nếu không có những thủ thuật thích hợp.
Chính vì vậy, xuất hiện những phƣơng pháp phân tích khác nhau. Có thể
nói, mỗi phƣơng pháp là một thủ thuật phát hiện tổ hợp kháng nguyên -
kháng thể. Ngoài ra, các phản ứng định lƣợng (thƣờng bán định lƣợng)
nhƣ xác định hiệu giá kháng thể có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá đáp
ứng miễn dịch tập đoàn.
1.1. Phản ứng kết tủa
Phản ứng kết tủa là phản ứng huyết thanh học để phát hiện kháng
nguyên khi có kháng thể biết trƣớc và để phát hiện kháng thể khi có kháng
nguyên biết trƣớc thông qua việc phát hiện sự kết hợp kháng nguyên với

kháng thể đặc hiệu, trong đó kháng nguyên là chất tan.
Do kháng nguyên là chất tan nên phản ứng dù xảy ra cũng có thể
không đƣợc nhận biết bởi vì tổ hợp kháng nguyên kháng thể sau khi hình
thành có thể hòa lẫn (xáo trộn) cùng với dung dịch do tác động của dòng
đối lƣu. Để khắc phục, phản ứng này đƣợc thực hiện trong điều kiện giảm
thiểu dòng đối lƣu của dung dịch. Có thể thực hiện phản ứng kết tủa trong
ống nghiệm nhỏ và trong keo (gel) agar (hoặc agarose).
Với ống nghiệm nhỏ ngƣời ta cho kháng nguyên (dịch chiết từ
bệnh phẩm, phải trong suốt) vào ống sau đó bằng ống hút (pipet) có đầu
nhỏ lấy một lƣợng tƣơng đƣơng kháng huyết thanh (kháng thể), đƣa đầu
ống pipet vào sâu tận đáy ống nghiệm rồi nhả từ từ cho kháng huyết thanh
đội dần lớp kháng nguyên lên. Kết quả ta có hai lớp dịch trong ống. Để yên
ở nhiệt độ phòng, sau một thời gian (vài chục phút) nếu có phản ứng xảy ra
ta sẽ thấy một vòng kết tủa màu trắng gần giữa hai lớp dịch (thƣờng thấp
hơn ranh giới giữa hai lớp dịch một chút). Kỹ thuật này thƣờng dùng phát
hiện kháng nguyên giáp mô vi khuẩn nhiệt thán (phản ứng Ascoli).
Phản ứng kết tủa khuyếch tán trong thạch có một số biến thể:
khuyếch tán một chiều, khuyếch tán hai chiều. Kỹ thuật khuyếch tán một
chiều ít đƣợc sử dụng do phải tiêu tốn lƣợng lớn yếu tố phản ứng (kháng
huyết thanh hoặc kháng nguyên). Ngƣời ta pha thạch (agar hoặc agarose)

106


vào dung dịch sinh lý NaCl 0,8 - 0,85% (pH 7,2) ở nồng độ thạch khoảng
1% (0,8 - 2,0% agar, phụ thuộc vào chất lƣợng thạch, có thể kiểm tra bằng
thực nghiệm), đun tan chảy đều rồi ủ duy trì ở 50 °C. Ở nhiệt độ này thạch
ở trạng thái lỏng, có thể cho vào đó một lƣợng kháng nguyên (hoặc kháng
thể), trộn đều rồi đổ thành bản thạch trên phiến kính (hoặc trong đĩa Petri),
đục lỗ, mỗi lỗ cho một loại mẫu cần xét nghiệm. Nhỏ vào đó một lƣợng

kháng thể (hoặc kháng nguyên). Ủ vào buồng ẩm ở nhiệt độ phòng hoặc 4
°C. Sau một thời gian nếu có phản ứng xảy ra ta sẽ thấy vòng kết tủa trắng
xuất hiện quanh lỗ tƣơng ứng.
Phản ứng kết tủa khuyếch tán hai chiều đƣợc thực hiện một cách
đơn giản nhất với hai lỗ nhỏ đƣợc đục trong khối thạch agarose, một lỗ
chứa kháng nguyên còn lỗ kia chứa kháng thể. Ủ trong buồng giữ ẩm một
số ngày và theo dõi hàng ngày, nếu phản ứng xảy ra ta sẽ thấy đƣờng kết
tủa trắng xuất hiện giữa hai lỗ (ở vùng có tỷ lệ hóa trị kháng thể và hóa trị
kháng nguyên xấp xỉ 1). Tuy nhiên, phản ứng này thƣờng có độ nhạy rất
thấp do đó cần vận dụng phƣơng pháp cải tiến nhƣ dƣới đây.
Trên một phiến thạch cần đục 7 lỗ (đƣờng kính khoảng 3 mm, một
lỗ ở tâm và sáu lỗ ở xung quanh (biên), đều cách lỗ tâm và cách nhau
khoảng 3 - 3,5 mm. Nhƣ vậy ba lỗ liền kề nhau luôn tạo một tam giác đều.
Nếu để phát hiện kháng nguyên thì nhỏ vào lỗ tâm một lƣợng kháng huyết
thanh chuẩn (kháng thể) rồi nhỏ vào hai lỗ biên đối diện nhau một lƣợng
kháng nguyên chuẩn. Còn bốn lỗ biên còn lại dùng để chứa các mẫu kháng
nguyên cần kiểm. Ủ vào buồng ẩm, kiểm tra kết quả hàng ngày. Nếu các lỗ
kiểm đều không chứa kháng nguyên tƣơng ứng thì giữa kháng nguyên
chuẩn và kháng thể chuẩn phải xuất hiện đƣờng tủa chuẩn thẳng kéo dài từ
phía một lỗ cần kiểm sang phía một lỗ cần kiểm đối diện. Nếu có kháng
nguyên ở lỗ cần kiểm nào đó thì đƣờng kết tủa chuẩn sẽ uốn cong trƣớc lỗ
đó và hƣớng về phía lỗ tâm. Trong trƣờng hợp kháng nguyên ở lỗ cần
kiểm có nồng độ cao, đƣờng kết tủa trắng sẽ xuất hiện giữa lỗ đó với lỗ
tâm và cùng với đƣờng kết tủa chuẩn tạo thành một đƣờng cong liên tục.
Sự giao cắt của hai đƣờng tủa (chuẩn và kiểm) chứng tỏ thành phần kháng
thể trong kháng huyết thanh chuẩn là đa giá còn kháng nguyên kiểm, ít
nhất là, có thành phần không cùng nhóm với kháng nguyên chuẩn.
Để phát hiện kháng thể thì cho kháng nguyên chuẩn vào lỗ tâm,
một cặp lỗ đối diện chứa kháng huyết thanh chuẩn, bốn lỗ còn lại chứa
huyết thanh cần kiểm. Kết quả biểu hiện dƣới dạng các đƣờng kết tủa

tƣơng tự trƣờng hợp trên.

107


1.2. Phản ứng ngƣng kết
Phản ứng ngƣng kết là phản ứng huyết thanh học để phát hiện
kháng nguyên khi có kháng thể biết trƣớc và để phát hiện kháng thể khi có
kháng nguyên biết trƣớc thông qua việc phát hiện sự kết hợp kháng nguyên
với kháng thể đặc hiệu, trong đó kháng nguyên là hữu hình (tế bào vi
khuẩn, hạt nhỏ, tế bào hồng cầu, ).
Nếu để phát hiện kháng thể, kháng nguyên là tế bào vi khuẩn có thể
đƣợc nhuộm màu (bằng crystal violet, rose bengal), khi đó có thể thực hiện
phản ứng ngƣng kết nhanh với huyết thanh, với máu nguyên hoặc với sữa
nguyên.
Phản ứng ngưng kết nhanh với máu nguyên đƣợc thực hiện bằng
cách trộn một giọt máu nguyên vừa lấy từ động vật bằng một vòng
(khuyên cấy vi khuẩn) trộn với một giọt nhỏ dịch kháng nguyên đã đƣợc
nhuộm màu đặt sẵn trên một phiến kính. Kết quả dƣơng tính biểu hiện
dƣới dạng các hạt trong giọt co cụm lại làm cho dịch còn lại trở nên trong.
Nếu không phản ứng (âm tính) các tế bào vi khuẩn nhuộm màu vẫn phân
bố đều trong giọt làm dịch tiếp tục đục đều. Phản ứng này dùng để phát
hiện nhanh tình hình nhiễm Salmonella gallinarum-pullorum (hay
Salmonella Gallinarum-Pullorum gây bệnh bạch lị gà con và thƣơng hàn
gà trƣởng thành) trong đàn gia cầm và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.
Phản ứng ngưng kết nhanh với sữa nguyên đƣợc thực hiện để phát
hiện bò cái, cừu cái mang mầm bệnh sẩy thai truyền nhiễm và một số bệnh
nhiễm khuẩn khác. Cho một ít sữa tƣơi mới vào ống nghiệm rồi cho kháng
nguyên vi khuẩn đã nhuộm vào lắc trộn đều. Nếu phản ứng dƣơng tính, các
tế bào vi khuẩn sẽ co cụm lại với nhau và bám vào lớp kem nổi lên bề mặt

sữa với màu thuốc nhuộm vi khuẩn kháng nguyên. Ngƣợc lại các tế bào vi
khuẩn có màu phân bố đều trong sữa khi phản ứng âm tính.
Phản ứng ngƣng kết nhanh cho kết quả nhanh nhƣng độ nhạy thấp
và không thể định lƣợng để so sánh hàm lƣợng kháng thể nhƣ phản ứng
chậm trong ống nghiệm. Cho vào mỗi ống của một dãy ống nghiệm 1 phần
(hoặc 4 phần, hoặc 9 phần) nƣớc sinh lý rồi cho vào ống nghiệm thứ nhất
(đầu dãy) 1 phần huyết thanh, trộn rồi chuyển sang ống nghiệm tiếp theo
bằng lƣợng huyết thanh đã đƣa vào (1 phần) và cứ tiếp tục trộn và chuyển
nhƣ vậy cho đến hết dãy thì vứt bỏ bằng lƣợng đó. Ta có dãy huyết thanh
pha loãng 2 lần (hoặc 5 lần, hoặc 10 lần). Cho vào tất cả các ống nghiệm
một lƣợng ổn định kháng nguyên (vi khuẩn đã biết), trộn đều rồi để yên ở
nhiệt độ phòng, kiểm tra phản ứng sau khoảng 10 - 30 phút. Phản ứng

×