Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

bài kiểm tra hóa học kì 1 lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.06 KB, 71 trang )

Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY K11 – HK INăm học: 2010-1011
TUẦN TIẾT NỘI DUNG GIẢNG DẠY GHI CHÚ
I
(16.8-21-8)
1
2
Chương 1: Sự điện li
-Bài 1: Sự điện li (1 tiết) (-Luyện tập bài 1 (1 tiết))
- Bài 2: Axit – Bazơ – Muối (1tiết)
II
(23.8-28.8)
3
4
- Luyện tập bài 2 (1tiết)
- Bài 3: Sự điện li của nước, pH, Chất chỉ thị axit – bazơ (1 tiết)
(- Luyện tập bài 3 (1 tiết))
III
(30.8-05.9)
NGHỈ LỄ
IV
(06.9-11.9)
5
6
- Bài 4: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li(1 tiết)
(- Luyện tập bài 4 (1 tiết))
-Bài 5: Luyện tập axit – bazơ – muối. Phản ứng trao đổi ion trong dung
dịch các chất điện li (1 tiết)
KT15’
(lẦn1)
V


(13.9-18.9)
7
8
9
- Bài 6: Thực hành: Tính axit, bazơ. Phản ứng trao đổi ion trong dd các
chất điện li. (1 tiết)
Chương 2:Nitơ-Photpho
- Bài 7: Nitơ (1tiết)
-Luyện tập bài 7 (1 tiết)
VI
(20.9-25.9)
10,11
12
- Bài 8: Amoniac và muối amoni (2 tiết)
-Luyện tập bài 8 (1 tiết)
VII
(27.9-02.10)
13,14
15
- Bài 9: Axit nitric và muối nitrat (2 tiết)
-Luyện tập bài 9 (1 tiết)
KT 1T
VIII
(04.10-09.10)
16
17
18
- KT1T
- Bài 10: Photpho. (1 tiết)
-Luyện tập bài 10 (1 tiết)

IX
(11.10-16.10)
19
20
21
- Bài 11: Axit photphoric và muối photphat (1 tiết)
- Luyện tập bài 11 (1 tiết)
- Bài 12: Phân bón hóa học hóa học (1 tiết)
X
(18.10-23.10)
22
23
24
- Luyện tập bài 12 (1 tiết)
- Bài 13: Luyện tập tính chất của N, P và các hợp chất (1 tiết)
- Bài 14: Thực hành: Tính chất của hợp chất nitơ, photpho(1 tiết)
XI
(25.10-30.10)
25
26
27
Chương 3: Cacbon - Silic
- Bài 15: Cacbon (1 tiết)
-Luyện tập bài 15 (1 tiết)
- Bài 16: Hợp chất của Cacbon (1 tiết)
KTTT
XII
(01.11-06.11)
28
29

30
-Luyện tập bài 16 (1 tiết)
- Bài 17: Silic và hợp chất của Silic (1 tiết)
-Luyện tập bài 17 (1 tiết)
XIII
(08.11-13.11)
31
32
33
- Bài 18: Công nghiệp Silicat (1 tiết)
-Luyện tập bài 18 (1 tiết)
- Bài 19: Luyện tập tính chất của C, Si và các hợp chất (1 tiết)
KT 15’
(lần 2)
XIV
(15.11-20.11)
34
35
36
Chương 4: Đại cương về hóa học hữu cơ
- Bài 20: Mở đầu về hóa học hữu cơ (1 tiết)
-Luyện tập bài 20 (1 tiết)
- Bài 21: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ (1 tiết)
XV
(22.11-27.11)
37
38
39
- Luyện tập bài 21
- Bài 22: Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ (1 tiết)

- Luyện tập bài 22 (1tiết)
XVI
(29.11-4.12)
40
41
42
- Bài 23: Phản ứng hữu cơ (1tiết)
- Luyện tập bài 23 (1tiết)
- Bài 24: Luyện tập hợp chất hữu cơ, CTPT, CTCT (1 tiết)
XVII
(6.12-11.12)
43,44
45
Chương 5: Hidrocacbon no
- Bài 25: Ankan (2tiết)
- Luyện tập bài 25 (1tiết)
XVIII
(13.12-18.12)
46
47
48
- Bài 26: Xicloankan (1tiết)
- Luyện tập bài 26 (1 tiết)
- Ôn tập KT HKI – Thi HKI

1
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY K11 – HK II Năm học: 2010-1011
TUẦN TIẾT NỘI DUNG GIẢNG DẠY GHI CHÚ
I

(3.1-8.1)
1
2
3
-Bài 27: Luyện tập ankan và xicloankan (1 tiết)
-Bài 28: Thực hành phân tích định tính nguyên tố. Điều chế và tính
chất của metan (1 tiết)
Chương 5: Hidrocacbon no
-Bài 29: anken (1tiết)
II
(10.1-15.1)
4
5
6
-Bài 29: anken (1tiết) (tt)
-Luyện tập bài 29 (1 tiết)
- Bài 30: Ankađien (1 tiết)
III
(17.1-22.1)
7
8
9
-Luyện tập bài 30 (1 tiết)
- Bài 31: Luyện tập anken và ankađien (1 tiết)
- Bài 32: Ankin (1 tiết)
KT15’
(lẦn1)
IV
(7.2-12.2)
10

11
12
- Bài 32: Ankin (1 tiết) (tt)
- Luyện tập bài 32 (1 tiết)
- Bài 33: Luyện tập ankin (1tiết)
V
(14.2-19.2)
13
14,15
-Bài 34: Thực hành điều chế và tính chất của etilen, axetilen(1tiết)
Chương 7: Hidrocacbon thơm, nguồn hidrocacbon thiên nhiên, hệ
thống hóa về hidrocacbon
Bài 35: Benzen và đồng đẳng. Một số HC thơm khác (2 tiết)
VI
(21.2-26.2)
16
17
18
-Luyện tập bài 35 (1 tiết)
- Bài 36: Luyện tập hidrocacbon thơm(1 tiết)
- Bài 37: Nguồn hidrocacbon thiên nhiên (1 tiết)
VII
(28.2-5.3)
19
20
21
-Luyện tập bài 37 (1 tiết)
- Bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon (1 tiết)
-Luyện tập bài 38(1 tiết)
VIII

(7.3-12.3) 22
23
24
Chương 8: Dẫn xuất halogen, ancol, phenol
- Bài 39: Dẫn xuất halogen của hidrocacbon (1 tiết)
-Luyện tập bài 39(1 tiết)
- Bài 40: Ancol (1 tiết)
KTTT
IX
(14.3-19.3)
25
26
27
- Bài 40: Ancol (1 tiết) (tt)
-Luyện tập bài 40 (1 tiết)
- Bài 41: Phenol (1 tiết)
X
(21.3-26.3)
28
29
30
-Luyện tập bài 41 (1 tiết)
- Bài 42: Luyện tập dẫn xuất halogen, ancol, phenol (1 tiết)
- Bài 43: Thực hành bài 5: Tính chất của etanol, glixerol và phenol
KT 15’
(lần 2)
XI
(28.3-2.4)
31,32
33

- Bài 44: Anđehit - Xeton (2 tiết)
- Luyện tập bài 44(1 tiết)
XII
(4.4-9.4)
34, 35
36
- Bài 45: Axit cacboxylic (2 tiết)
-Luyện tập bài 45 (1 tiết)
KT1T
(lần 2)
XIII
(11.4-16.4)
37
38
39
- Bài 46: Luyện tập: Anđehit – Xeton – Axit cacboxylic (1tiết)
- Bài 47: BTH 6: Tính chất của anđehit và axit cacboxylic (1tiết)
- Ôn tập KT HKII
XIV
(18.4-23.4)
KT HKII

2
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
Tiết 1,2
ÔN TẬP ĐẦU NĂM
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
∗ Ôn tâp lai một số vấn đề, kiến thức về cân bằng phản ứng oxi hoá khử
∗ Phân nhóm chính nhóm halogen, ôxi lưu huỳnh, cấu hình electron.

2. Kỹ năng
∗ Vân dụng giải bài tâp : xác định % khối lượng, %V …
∗ Nhận biết, viết phương trình phản ứng.
II. PHƯƠNG PHÁP
∗ Đàm thoại gợi mở
∗ Bài tập hóa học
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra: Kết hợp trong quá tình ôn tập.
2. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 : Vào bài
Ôn lại một số kiến thức đã học ở lớp 10
Hoạt động 2 : ôn lại kiến thức về cấu tạo nguyên tử
- Thành phần cấu tạo nguyên tử :
- Số lớp, phân lớp ?
- Cách viết cấu hình :
- Từ cấu hình ⇒ vị trí và ngược lại ?
Vân dụng : Cho các nguyên tử sau :
Z= 7,11,15,35,18, 24
a. Viết cấu hình electron ?
b. Xác định tính chất :
c. Xác định vị trí trong BTH ?
⇒ Gv chỉnh lai kết quả cho đúng.
Hoạt động 3 : ôn lại kiến thức về cân bằng phản
ưng oxi hoá khử
- Nhắc lại các bước cân bằng phản ưng oxi
hoá khử bằng phương pháp thăng bằng
electron ?
- Thế nào là chất khử, chất oxi hoá ? quá
trình khử, quá trình oxi hoá ?

Vận dụng :Cân bằng các phản ứng sau bằng
phương pháp thăng bằng electron
a. S + HNO
3
→ H
2
SO
4
+ NO
b. KClO
3
→ KCl + KClO
4
c. Mg + HNO
3
→ Mg(NO
3
)
2
+ NO + H
2
O
d. Al + H
2
SO
4
→ Al
2
(SO
4

)
3
+ SO
2
+ H
2
O
e. Zn + HNO
3
→ Zn(NO
3
)
2
+ NH
4
NO
3
+ H
2
O
Hoạt động 4 : Ôn lại các kiến thức về phân nhóm
chính nhóm VI, VII.
Bài 1 : Cho 12g hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng
với dd HCl 0,5M thu được 2,24l khí ( đkc)
- Hs dựa vào các kiến thức đã học trả lời :
- Gồm 2 phần : vỏ và hạt nhân
*Vỏ : cấu tạo gồm những electron mang điện
tích âm, (e)
* Hạt nhân cấu tao gồm những hạt proton và
nơtron

-Vỏ nguyên tử có 7 lớp electron. có 4 phân lớp
-Cách viết cấu hình dựa vào nguyên lí vững bền.
- Vân dụng : Hs lần lượt lên bảng làm các ví dụ
- Hs nhắc lại 4 bước cân bằng phản ứng oxi hoá
khử
* Loại đơn giản, loại có môi trờưng, loại có
nhiều nguên tố thay đổi số oxi hoá.
* Chất khử, chất oxi hoá …
- Vận dụng : Hs lên bảng cân bằng các phản ứng
mà Gv cho
Bài 1
a. Cu không tác dụng với HCl

3
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
a. Xác định % khối lượng mỗi kim loại trong
hỗn hợp ?
b. Tính thể tích HCl đã tham gia phản ứng ?
Bài 2 : Cho hỗn hợp gồm Mg và Al vào dd H
2
SO
4

thu được 2,24 lit khí ( đkc). Nếu hỗn hợp trên cho
vào H
2
SO
4
ở đk thường thì thu được 0,56 lit khí A
(đkc)

a. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn
hợp?
b. Dẫn khí A vào 28g dd NaOH 15%. Tính C
% các chất trong dd sau phản ứng ?
Fe + 2HCl → FeCl
2
+ H
2
0,1mol 0,1 mol
n
HCl
= 0,1 mol => n
Fe
= 0,1 mol => m
Fe
= 5,6 g
=> m
Cu
= 6,4g
Vậy %Cu = % Fe =
b. n
HCl
= 0,2 mol => V
HCl
= 0,2 / 0,5 = 0,4M
Bài 2
2Al + 3H
2
SO
4

→ Al
2
(SO
4
)
3
+ 3H
2
x 1,5x
Mg + H
2
SO
4
→ MgSO
4
+ H
2
y y
Al không tác dụng với H
2
SO
4
đặc ở nhiệt độ
thường.
Mg + 2H
2
SO
4
→ MgSO
4

+ SO
2
+ 2H
2
O
x x
Gọi x, y là số mol của Al và Mg.
Ta có hệ phương trình :
1,5x + y = 0,1
x = 0,025
⇒ y =
m
Al
= , m
Mg
=
 % khối lượng
c. tính n
NaOH
=
lập tỉ lệ n
NaOH
/ n
SO2
=
 muối tạo ra
3. Bài tập về nhà
Bài 1 : đun nóng hỗn hợp gồm 1,2g Mg và 2,4g S ( không có không khí ). Sản phẩm đem hoà tan vào
18,25g dd HCl 25%
a. Tính thể tích khí bay ra ở đkc ?

b. Dẫn khí trên vào 30g dd NaOH 20%. Tính C% có trong dd sau phản ứng ?
Bài 2 : hoà tan 11g hỗn hợp gồm NaBr và NaCl thành dd. Cho dd trên tác dụng vừa đủ với 127,5g dd
AgNO
3
20%.
a. Tính khối lượng kết tủa tạo thành ?
b. Tính C% các chất có trong dd thu được ?


4
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh

iChương 1: SỰ ĐIỆN LIi

Tiết 3
Bài 1: SỰ ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
o Học sinh có khái niệm về sự điện li, chất điện li.
o Hs có khái niệm về chất địên li mạnh và chất điện li yếu.
2. Kỹ năng
∗ Hs biết quan sát thí nghiệm do khả năng dẫn điện bằng dụng cụ đơn giản để xác định chất
điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
3. Trọng tâm
∗ Sự điện li, chất điện li là gì ?
∗ Biết thế nào là chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
II. PHƯƠNG PHÁP
∗ Trực quan sinh động, đàm thoại dẫn dắt.
III. CHUẨN BỊ
∗ Dụng cụ thí nghiệm hình 2.1

IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra: viết công thức phân tử các chất có tên sau:
Muối: natri cacbonat, kali sunfat, sắt (II) nitrat, magie clorua
Bazơ : canxi hidroxit, kali hidroxit
Axit: axit sunfuric, axit nitric, axit clohidric
2. Bài mới
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
Hoạt động 1:
∗ Tại sao có những dd dẫn điện
và có những dd không dẫn
điện ?
∗ Các axit, bazơ, muối hoà tan
trong nước xảy ra những hiện
tượng gì ?
Hoạt động 2
Hiện tượng điện li
∗ Gv lắp hệ thống thí nghiệm
như sgk
∗ Hướng dẫn hs làm thí
nghiệm để phát hiện một chất
có dẫn điện hay không.
Hoạt động 3
Nguyên nhân tính dẫn điện.
∗ Đặt vấn đề : tại sao các dd axit,
bazơ, muối dẫn điện được ?
∗ Vậy trong dd axit, bazơ, muối
có những hạt mang điện tích
nào ?
∗ Dựa vào sự hướng dẫn của
GV học sinh làm thí

nghiệm
∗ Nhận xét kết quả thí
nghiệm :
NaOH rắn, NaCl rắn, H
2
O
cất đèn không sáng.
Dd HCl, dd NaOH, dd
NaCl: đèn sáng.
∗ Hs nghiên cứu sgk để giải
quyết vấn đề mà giáo viên
đưa ra.
→ Hs rút ra kết luận về
nguyên nhân tính dẫn điện.
∗ Hs lên bảng viết phương
I. Hiện tượng điện li
1. Thí nghiệm
• Chất dẫn điện: các dung dịch
axit, bazơ, muối
• Chất không dẫn điện : H
2
O cất,
NaOH khan, NaCl khan, các
dd rượu etilic, đường, glyxerol.
2. Nguyên nhân tính dẫn điện
của các dd axit, bazơ và muối
trong nước :
• Tính dẫn điện của các dd axit,
bazơ, muối là do trong dd của
chúng có các tiểu phân mang

điện tích được gọi là các ion.
• Quá trình phân li các chất trong
nước ra ion gọi là sự điện li.
• Những chất tan trong nước
phân li ra ion gọi là chất điện li
• Sự điện li được biểu diễn bằng

5
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
∗ Gv bổ sung về chất điện li sư
điện li.
∗ Gv viết phương trình điện li
∗ Gv đưa ra một số ví dụ :
HNO
3
, Ba(OH)
2
, FeCl
2

Hoạt động 4
Chứng minh chất điện li mạnh
và chất điện li yếu.
∗ Gv hướng dẫn học sinh làm thí
nghiệm để phát hiện một dd
dẫn điện manh hay yếu.
∗ Thế nào là chất điện li mạnh ?
∗ Gv lấy 3 ví dụ: (axit, bazơ,
muối) : HNO
3

, NaOH, NaCl …
→ Nhận xét phương trình điện
li?
Yêu cầu học sinh tính nồng độ
của các ion trong dd Na
2
SO
4
0,1M.
∗ Thế nào là chất điện li yếu ?
∗ Cho một số ví dụ về chất điện
li yếu ?
∗ Viết phương trình điện li của
các chất đó ?
∗ Mũi tên ↔ cho biết đó là quá
trình thuận nghịch.
∗ Gv bổ sung : sự điện li của
chất điện li yếu cũng là một
quá trình thuận nghịch
trình điện li:
HNO
3
→ H
+
+ NO
3
-
Ba(OH)
2
→ Ba

2+
+ 2OH
-
FeCl
2
→ Fe
2+
+ 2Cl
Hs làm thí nghiệm rồi nhận
xét kết quả.
*Dd HCl 1M: đèn sáng rõ
*Dd CH
3
COOOH: đèn sáng
yếu hơn.
Hs lên bảng viết phương
trình điện li.
Hs nghiên cứu sgk và trả lời
⇒ Rút ra kết luận.
Hs tham khảo sgk để làm:
PT điện li:
Na
2
SO
4
→ 2Na
+
+
1 2 1
0,10M → 0,20M → 0,10M

Dựa vào sgk trả lời.
Ví dụ :
H
2
S, Mg(OH)
2
, CH
3
COOH
phương trình điện li
Ví dụ :
NaCl → Na
+
+ Cl
-
HCl → H
+
+ Cl
-
NaOH → Na
+
+ OH
-
II. Phân loại các chất điện li
1.Thí nghiệm (sgk)
2. Chất điện li mạnh và chất
điện li yếu
a. Chất điện li mạnh
• Là chất khi tan trong nước các
phân tử hoà tan đều phân li ra

ion.
• Gồm : axit manh, bazơ mạnh,
muối tan.
Ví dụ : HNO3, NaOH, NaCl

• Phương trình điện li được biểu
diễn bằng mũi tên →
Ví dụ :
HNO
3
→ H+ + NO
3
-
NaOH → Na+ + OH
-

NaCl → Na+ + Cl
-
b. Chất điện li yếu
• Là chất khi tan trong nước chỉ
có một phần số phân tử hoà tan
phân li thành ion, phần còn lại
vẫn tồn tại dưới dạng phân tử
trong dd.
• Gồm : các axit yếu, bazơ yếu,
muối ít tan …
• Trong phương trình điện li
dùng mũi tên Ý
Ví dụ
CH

3
COOH ↔ H
+
+ CH
3
COO
-
NH
4
OH ↔ NH
4
+
+ OH
-
3. Củng cố
 Tại sao dd NaCl, dd HCl, dd NaOH lại dẫn điện được ?
 Tại sao NaCl là chất điện li mạnh ? còn CH
3
COOH là chất điện li yếu ?
4. Bài tập về nhà
1. Làm hết Bài tập trong sgk.
2. Tính [K
+
], [SO
4
2-
] có trong dd K
2
SO
4

0,05M
Tính V HCl 0,5M có chứa n
H+
= số mol H
+
có trong 0,3 lit dd H
2
SO
4
0,2M.
3. Cần lấy bao nhiêu ml dd HCl 2M trộn với 180ml dd H
2
SO
4
3M để được dd có [H
+
] = 4,5 ?

6
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
Tiết 4
Bài 2 : AXIT – BAZƠ – MUỐI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
o Thế nào là axit, bazơ theo thuyết Arêniut
o Axit, bazơ nhiều nấc, hiđrôxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit.
2. Kỹ năng
o Vân dụng lý thuyết axit, bazơ của Arêniut và Bronsted để phân biệt được axit, bazơ, lưỡng
tính và trung tính.
o Biết viết phương trình điện li của các axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính và muối.

II. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu và giải quyết vấn đề, đàm thoại gợi mở.
III. CHUẨN BỊ
- Thí nghiệm chứng minh Zn(OH)
2
có tính lưỡng tính.
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra
Câu1: Trong số các chất sau : Na
2
CO
3
, Ba(OH)
2
, H
2
SO
4
, MgCl
2
, Al
2
(SO
4
)
3
, KCl, CH
3
COOH, SO
2

?
Chất nào là chất điện li ? viết phương trình điện li ?
Câu2: Thế nào là sự điện li ? chất điện li mạnh ? chất điện li yếu ? cho ví dụ ?
Nguyên nhân tính dẫn điện của dd NaOH, NaCl ?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
Hoạt động 1 : Vào bài
∗ Định nghĩa axit ? bazơ ? muối
là gì? cho ví dụ.
∗ Dựa vào thuyết điện li thì
axit, bazơ, muối là gì. Để biết
điều đó ta vào bài mới.
Hoạt động 2
∗ Axit có phải là chất điện li
không?
∗ Viết PT điện li của các axit
sau: HCl, HNO
3
,
CH
3
COOH .
∗ Tính chất chung của axit là do
ion nào quyết định ?

Từ phương trình điện li Gv
hướng dẫn Hs rút ra định nghĩa
mới về axit.
So sánh phương trình điện li
của HCl và H

2
CO
3
?
Thông báo : Các axit phân li lần
lượt theo từng nấc.
Hs nhắc lại các khái niệm
về axit, bazơ muối đã học ở
lớp 8,9.
Axit, bazơ là các chất điện
li.
Hs lên bảng viết phương
trình điện li của các axit đó.
HCl → H
+
+ Cl
-
CH
3
COOH Ý H
+
+
CH
3
COO
-
Rút ra nhận xét : các dd axit
đều có H
+


⇒ Các axit đều có một số
tính chất chung là do tính
chất của ion H
+
Hs lên bảng viết phương
trình điện li của các axit đó.
→ Rút ra nhận xét.
I. AXIT
1. Định nghĩa
 Theo Arêniut: axit là chất khi tan
trong nước phân li ra cation H
+
.
Ví dụ :
HCl → H
+
+ Cl
-
CH
3
COOH Ý H+ CH
3
COO
-
 Các axit trong nước có một số
tính chất chung đó là tính chất của
ion H
+
trong dd.
2. Axit nhiều nấc

 Các axit chỉ phân li ra một ion H
+
gọi là axit một nấc.
Ví dụ :HCl, HNO
3
, CH
3
COOH…
 Các axit mà một phân tử phân li
nhiều nấc ra ion H
+
gọi là axit
nhiều nấc.

7
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
Hoạt động 3
- Gv nêu vấn đề : Bazơ là gì
theo thuyết điện li ?
- Viết phương trình điện li của
NaOH, Ba(OH)
2
?
Hoạt động 4
Gv làm thí nghiệm :
* Nhỏ từ từ dd NaOH vào dd
ZnCl
2
đến khi kết tủa không
xuất hiện thêm nửa.

* Chia kết tủa làm 2 phần :
P1 : Cho thêm vài giọt axit
P2 : Cho thêm kiềm vào.
Kết luận : Zn(OH)
2
vừa tác
dụng được với axit, vừa tác
dụng được với bazơ → hiđrôxit
lưỡng tính.
Viết các hiđrôxit dưới dạng
công thức axit :
Zn(OH)
2
→ H
2
ZnO
2
Pb(OH)
2
→ H
2
PbO
2
Al(OH)
3
→ HAlO
2
.H
2
O

Hoạt động 5
Gv hướng dẫn học sinh viết
phương trình điện li của KCl,
Na
2
SO
4
.
Gv bổ xung thêm trường hợp
phức tạp :
(NH
4
)
2
SO
4
→ 2NH
4
+
+ SO
4
2-
NaHCO
3
→ Na
+
+ HCO
3
-
Muối là gì ? kể tên một số muối

thường gặp ?
Nêu tính chất của muối ?
Thế nào là muối axit ? muối
trung hoà ? cho ví dụ ?
GV yêu cầu HS viết PT điện li
của các muối khi tan trong
nước.
⇒ Hs kết luận về axit
nhiều nấc.

Hs viết phương trình điện li
và nhân xét.
NaOH → Na
+
+ OH
-
Ba(OH)
2
→ Ba
2+
+ 2OH
-
Hs quan sát hiện tượng và
giải thích.
Hiện tượng : kết tủa cả 2
ống đều tan ra.
Dựa vào sự hướng dẫn của
Gv viết phương trình phân li
của Zn(OH)
2

và Al(OH)
3
theo kiểu axit và bazơ.
→ Hs rút ra nhận xét về tính
chất của hiđrôxit lưỡng tính:
có tính axit yếu và bazơ
yếu.
KCl → K
+
+ Cl
-
Na
2
SO
4
→ 2Na
+
+ SO
4
2-
Hs nghiên cứu để trả lời.
Ví dụ : H
3
PO
4
, H
2
CO
3


H
2
CO
3
Ý H
+
+ HCO
3
-

HCO
3
-
Ý H
+

+
II. BAZƠ
1. Định nghĩa
 Theo Arêniut bazơ là chất khi
tan trong nước phân li ra ion OH
-
.
Ví dụ :
KOH → K
+

+ OH
-


Ba(OH)
2
→ Ba
2+
+ 2OH
-
 Các bazơ tan trong nước đều có
một số tính chất chung, đó là tính
chất của các ion OH
-
trong dung
dịch.
III. Hiđrôxit lưỡng tính
1. Định nghĩa
 Là chất khi tan trong nước vừa
có thể phân li như axit vừa có
thể phân li như bazơ.
Ví dụ :
Zn(OH)
2
Ý Zn
2+
+ 2OH
-
Zn(OH)
2
Ý ZnO
2
2-
+ 2H

+
 Một số hidroxit lưỡng tính
thường gặp: Zn(OH)
2
, Al(OH)
3
,

 Là những chất ít tan trong nước,
lực axit, lực bazơ yếu.
IV. MUỐI
1. Định nghĩa
Muối là hợp chất khi tan trong nước
phân li ra cation kim loại (hoặc
NH
4
+
) và anion gốc axit.
Ví dụ :
(NH
4
)
2
SO
4
→ 2NH
4
+
+ SO
4

2-
NaHCO
3
→ Na
+
+ HCO
3
-
Muối trung hoà : muối mà anion
gốc axit không còn hidro có khả
năng phân li ra H
+
.
Ví dụ : NaCl, Na
2
CO
3
, (NH
4
)
2
SO
4

Muối axit : muối mà anion gốc axit
vẫn còn hidro có khả năng phân li ra
H
+
Ví dụ: NaHCO
3

, NaH
2
PO
4
, NaHSO
4

2. Sự điện li của muối trong nước
K
2
SO
4
→ 2K
+
+ SO
4
2-

8
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
* Lưu ý : Một số muối được coi
là không tan thực tế vẫn tan với
một lượng nhỏ. Phần tan rất nhỏ
đó điện li.
Hs vận dụng những kiến
thức đã học để viết các PT
phản ứng.
NaHSO
3
→ Na

+
+ HSO
3
-
Gốc axit còn H
+
:
HSO
3
-
Ý H
+
+ SO
3
2-
3. Củng cố
- Axit, bazơ, muối ? cho ví dụ, viết phương trình điện li ?
- Muối ? có mấy loại ? cho ví dụ ?
4. Bài tập về nhà
Câu 1.Viết phương trình phản ứng chứng minh Zn(OH)
2
, Al(OH)
3
có tính lưỡng tính ?
Câu 2.Viết phương trình điện li của các chất sau : NH
4
OH, Fe
2
(SO
4

)
3
, NaHSO
4
, K
2
SO
3
, Ba(HCO
3
)
2
.
Câu 3: Tính nồng độ các ion có trong các dd sau :
a. Hoà tan 2,925g NaCl vào nước tạo thành 2lit dung dịch ?
b. Hoà tan 228g dung dịch Al
2
(SO
4
)
3
15% vào nước để tạo thành 4 lit dung dịch ?

9
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
Tiết 5
Bài 3: SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH
CHẤT CHỈ THỊ AXIT, BAZƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Cho học sinh biết

∗ Sự điện li của nước, nước là chất điện li rất yếu.
∗ Tích số ion của nước và ý nghĩa của đại lượng này.
∗ Khái niệm về pH.
∗ Biết đánh giá độ axit, và độ kiềm của các dung dịch bằng nồng độ H
+
và pH.
∗ Biết màu của vài chất chỉ thị thông dụng trong môi trường axit, bazơ
2. Kỹ năng
− Hs biết làm một số dạng toán đơn giản có liên quan tới H
+
, [OH
-
], pH và xác định môi trường
axit, kiềm hay trung tính.
II. PHƯƠNG PHÁP :
− Hoạt động theo nhóm, thuyết trình.
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG :
1. Kiểm tra
Câu1. Định nghĩa axit ? bazơ ? muối ? cho ví dụ và viết PT điên li của chúng.
Câu2. Viết phương trình điện li của các chất sau :
Al(OH)
3
, H
2
CO
3
, Ca(HCO
3
)
2

, NH
4
Cl, LiOH.
2. Bài mới

10
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh

11
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
Hoạt động 1 : Vào bài
pH là gì ? dựa vào đâu để tính
pH ? Ta nghiên cứu bài mới.
Hoạt động 2
Gv dùng phương pháp thuết
trình thông báo cho học sinh
về sự điện li của nước.
Hoạt động 3
Gv đặt câu hỏi: Dựa vào
phương trình điện li của nước
so sánh [H
+
] và [OH
-
]?
Gv thông báo : bằng thực
nghiệm người ta xác định ở
25°C [H
+
] = [OH

-
] = 10
-7
Đặt K
H2O
= [H
+
][OH
-
]=10
-14

Là tích số ion của nước.
Gv kết luận : Nước là môi
trường trung tính nên môi
trường trung tính có :
[H
+
] = [OH
-
] = 10
-7
Hoạt động 4
- Thông báo K
H2O
là hằng số
đối với tất cả dung môi và dd
các chất.
→ Vì vậy, nếu biết [H
+

] trong
dd sẽ biết được [OH
-
].
Câu hỏi :
* Nếu thêm axit vào dd, cân
bằng (1) chuyển dịch theo
hướng nào ?
* Để K
H2O
không đổi thì [OH
-
]
biến đổi như thế nào ?

Kết luận.
- Ví dụ :
Tính [H
+
] và [OH
-
] của :
*Dd HCl 0,01M
*Dd NaOH 0,01M
-So sánh [H
+
] và [OH
-
] tronh
các môi trường axit và bazơ ?


Gv tóm lại.
Hoạt động 5
Gv đặt vấn đề : pH là gì ? pH
dùng để biểu thị cái gì ? tại sao
cần dùng đến pH ?
Gv thông báo : do [H
+
] có mũ
âm, để thuận tiện người ta
Hs viết phương trình điện li
Hs viết biểu thức tính hằng số
cân bằng (1)
Hs đưa ra biểu thức tính :
[H
+
] = [ OH
-
] = 10
-7
mol/lit
Do [H
+
] tăng lên nên cân bằng
(1) chuyển dịch theo chiều
nghịch.
Vì K
H2O
không đổi nên [OH
-

]
phải giảm.
Hs thảo luận theo nhóm
* Viết phương trình điện li
HCl → H
+
+ Cl
-
0,01M 0,01M 0,01M
=> [H
+
] = 0,01M
[OH
-
]= 10
-12
M
* Viết phương trình điện li
NaOH → Na
+
+ OH
-
0,01M 0,01M 0,01M
=> [OH
-
] = 0,01M
Vậy [H
+
] = 10
-12

M
Hs nghiên cứu sgk và trả lời
I. Nước là chất điện li rất yếu
1. Sự điện li của nước
H
2
O Ý H
+
+ OH
-
(1)
2.Tích số ion của nước
Tích số K
H2O
= [H
+
][OH
-
] được gọi
là ích số ion của nước
Ở 25°C : K
H2O
= [H
+
][OH
-
] =
= 10
-7
x 10

-7
=10
-14

Môi trường trung tính là môi
trường trong đó:
[H
+
] = [OH
-
] = 10
-7
M
3. Ý nghĩa tích số ion của nước
a. Môi trườpng axit
Môi trường axit là môi trường
trong đó :
[H
+
] > [OH
-
] hay [H
+
] > 10
-7
M
Ví dụ : trong dd axit có [H
+
]=
0,001M=10

-3
M thì nồng độ của
OH
-
bằng:
[OH
-
]=10
-14
/10
-3
=10
-11
M
[H
+
]=10
-3
>[OH
-
]=10
-11

b. Môi trường kiềm
Là môi trường trong đó
[H
+
] < [OH
-
] hay [H

+
] < 10
-7
M
Ví dụ:
trong dd bazơ có [OH
-
]=10
-3
M thì
nồng độ của H
+
là:
[H
+
]=10
-14
/10
-3
=10
-11
M
⇒ [H
+
]=10
-11
>[OH
-
]=10
-3

Kết luận
Nếu biết [H
+
] trong dd sẽ biết được
[OH
-
] và ngược lại.
Độ axit và độ kiềm của dd có thể
đánh giá bằng [H
+
]:
* MT axit : [H
+
] >10
-7
M
* MT trung tính: [H
+
] =10
-7
M
* MT kiềm : [H
+
] <10
-7
M
II. Khái niệm về pH, chất chỉ thị
axit, bazơ
1. Khái niệm về pH
[H

+
] = 1,0.10
-pH
M.
Nếu [H
+
] = 1,0.10
-a
M thì pH = a
Ví dụ:
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
3 .Củng cố
• Nhắc lại những khái niệm: tích số ion của nước, pH.
• Bài 4 / 30 sgk
4. Bài tập về nhà
Bài 1 : Trộn 500 ml dd KOH 0,005M với 250 ml dd KOH 0,02M. Tính pH của dung dịch thu được ?
Bài 2 : Cho 50 ml dd naOH 0,52M với 50 ml dd HCl 0,5M. Xác định pH của dd thu được ?
Bài 3 : Cho 200 ml dd H
2
SO
4
0,5M tác dụng với 50 ml dd KOH 2M. Tính pH của dd thu được ?

12
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
Tiết 6
Bài 4: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION
TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức

• Bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion
• Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi trong dung dịch các chất điện li
2. Kỹ năng
• Học sinh vận dụng được các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện
li để làm đúng Bài tập lí thuyết và Bài tập thực nghiệm.
• Học sinh viết đúng phương trình ion đầy đủ, phương trình ion rút gọn của phản ứng.
II. PHƯƠNG PHÁP
• Trực quan, đàm thoại gợi mở.
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra:
1. Viết biểu thức tích số ion của nước. Cho biết thế nào là môi trường axit, trung tính, bazơ.
2. Tính nồng độ H
+
, OH
-
và pH của:
a. dung dịch HCl 0,1M.
b. dung dịch NaOH 0,01 M.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
Hoạt động 1 : Vào bài
Tại sao các phản ứng hoa học
xảy ra được ? Bản chất của các
phản ứng đó là gì ? Ta xét bài
mới.

Hoạt động 2
Điều kiện xảy ra phản ứng
Gv làm thí nghiệm :


Cho dd BaCl
2
+ Na
2
SO
4
Gv hướng dẫn HS viết phương
trình phản ứng dưới dạng ion và
ion rút gọn.
⇒ Nhận xét về bản chất của
phản ứng ?
* Lưu ý : Chất kết tủa, chất khí,
chất điện li yếu, H
2
O viết dưới
dạng phân tử.
Hoạt động 3
Yêu cầu Hs viết phương trình
phân tử và phương trình ion thu
gọn của phản ứng của NaOH và
HCl.
Hs quan sát hiện tượng, nhận
xét kết quả và viết phương trình
phản ứng:
BaCl
2
+ Na
2
SO
4


BaSO
4
+ 2NaCl
Phương trình ion rút gọn :
Ba
2
+ + SO
4
2-
→ BaSO
4
Bản chất của phản ứng là sự kết
hợp giữa các ion Ba
2+
và SO
4
2-

để tạo thành chất kết tủa.
I. Điều kiện xảy ra phản ứng
trao đổi trong dung dịch các
chất điện li
1. Phản ứng tạo thành chất kết
tủa
a. Thí nghiệm: (sgk)
b. Giải thích
Phương trình phân tử :
Na
2

SO
4
+ BaCl
2
→ BaSO
4
+
2NaCl
Na
2
SO
4
→ 2Na
+
+ SO
4
2-
BaCl
2
→ Ba
2+
+ 2Cl
-
Bản chất của phản ứng là :
Ba
2+
+ SO
4
2-
→ BaSO

4

Phương trình ion rút gọn cho biết
bản chất của phản ứng trong dung
dịch các chất điện li.
2. Phương trình tạo thành chất
điện li yếu
a. Phản ứng tạo thành nước
* Thí nghiệm 1
Sgk
* Giải thích :

13
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
Nêu bản chất của phản ứng ?
Tương tự cho học sinh viết
phưong trình phân tử và ion rút
gọn của phản ứng :
Mg(OH)
2

+ HCl.
Gv làm thí nghiệm :
CH
3
COONa + HCl →
Hoạt động 4
Gv làm thí nghiệm
HCl + Na
2

CO
3

Nêu bản chất của phản ứng ?
Gv gợi ý, hướng dẫn học sinh
rút ra kết luận chung.
Hoạt động 5
• Từ những ví dụ trên, gv
hướng dẫn học sinh rút ra kết
luận về bản chất và điều kiện
của các phản ứng xảy ra
trong dung dịch chất điên li
Viết phương trình phản ứng :
NaOH + HCl → NaCl + H
2
O
H
+
+ OH
-
→ H
2
O
Bản chất của phản ứng là tạo
thành chất điện li yếu là H
2
O
Học sinh lên bảng viết phương
trình phản ứng
Hs ngửi mùi của sản phẩm tạo

thành, giải thích
Viết phương trình phản ứng
dưới dạng phân tử và ion rút
gọn
Học sinh rút ra nhận xét.
Học sinh quan sát, giải thích và
viết phương trình phản ứng.
Bản chất của phản ứng là do sự
kết hợp giữa ion H
+
với CO
3
2-
Tạo thành chất khí.
• HS rút ra những nhận xét về
bản chất và điều kiện của các
phản ứng xảy ra trong dung
dịch chất điên li
Phương trình phân tử :
NaOH + HCl → NaCl + H
2
O
Phương rình ion :
Na
+
+ OH
-
+ H
+
+ Cl

-

Na
+
+ Cl
-
+ H
2
O
Phương trình ion rút gọn :
H
+
+ OH
-
→ H
2
O
Bản chất của phản ứng là sự kết
hợp giữa cation H
+
và anion OH
-
,
tạo nên chất điện li yếu là H
2
O.
Phản ứng trung hoà dễ xảy ra vì
tạo ra chất điện li yếu là H
2
O

Ví dụ :
Mg(OH)
2
+ 2H
+
→ Mg
2+
+ H
2
O
b. Phản ứng tạo thành axit yếu
* Thí nghiệm 2
CH
3
COONa + HCl →
NaCl + CH
3
COOH
Phương trình ion rút gọn :
CH
3
COO
-
+ H
+
→ CH
3
COOH
Nhận xét : bản chất của phản ứng
là do sư kết hợp giữa cation H

+

anion CH
3
COO
-
tạo thành axit yếu
CH
3
COOH.
3. Phản ứng tạo thành chất khí
* Thí nghiệm
Sgk
* Giải thích
2HCl + Na
2
CO
3

2NaCl + H
2
O + CO
2

2H
+
+ 2Cl
-
+ 2Na
+

+ CO
3
2-

2Na
+
+ 2Cl
-
+ H
2
O + CO
2

Phương trình ion rút gọn :
2H
+
+ CO
3
2-
→ H
2
O + CO
2

* Muối cacbonat phản ứng rất dễ
với dd axit:
CaCO
3 (r)
+ 2H
+


Ca
2+
+ CO
2
↑ + H
2
O
II. Kết luận
• Phản ứng xảy ra trong dung dịch
các chất điện li là phản ứng giữa
các ion.
• Phản ứng trao đổi trong dung
dịch chất điện li chỉ xảy ra khi có
các ion kết hợp với nhau tạo
thành ít nhất một trong các chất
sau :
* chất kết tủa.
* chất điện li yếu.
* chất khí.

14
Gv: Nguyễn Phạm Thùy Linh Giáo án Hóa học 11 Trường THPT Bình Chánh
3. Củng cố : Viết phương trình phân tử, phương trình ion và phương trình ion rút gọn :
FeCl
3
+ KOH, Fe(OH)
3
+ H
2

SO
4
, K
2
SO
3
+ HCl. Nêu bản chất của các phản ứng đó ?
4. Bài tập về nhà
Câu 1 : Trong 3 dung dịch có các ion sau : Ba
2+
, Mg
2+
, Na
+
, SO
4
2-
, CO
3
2-
, NO
3
-
, mỗi dung dịch chỉ
chứa 2 ion không trùng lặp, Xác định 3 dung dịch muối đó ?
Câu 2 : Trộn lẫn những dung dịch sau đậy, cho biết trường hợp nào xảy ra phản ứng ? viết phương trình
phân tử và ion rút gọn :
a. KCl + AgNO
3


b. Al
2
(SO
4
)
3
+ Ba(NO
3
)
2

c. Na
2
S + HCl
d. BaCl
2
+ KOH
e. FeSO
4
+ NaOH.

15
KIỂM TRA 15’
Đề kiểm tra 1
Câu 1 : Hoàn thành các phản ứng sau dưới dạng phân tử và ion rút gọn:
a. CaCl
2
+ K
2
CO

3

b. HCl + KNO
3

c. H
2
SO
4
+ Cu(OH)
2

d. FeCl
2
+ NaOH →
Câu 2 : Cho 150 ml dung dịch H
2
SO
4
0,5M tác dụng với 50ml dung dịch KOH 2M. Tính pH của
dung dịch thu được ?
Kiểm tra 15’
Đề kiểm tra 2
Câu 1 : Hoàn thành các phản ứng sau dưới dạng phân tử và ion rút gọn:
a. NaOH + CuSO
4

b. HNO
3
+ Ba(OH)

2

c. CaCO
3
+ H
2
SO
4

d. CuCl
2
+ Na
2
SO
4

Câu 2 : Cho 150 ml dung dịch HCl 0,25M tác dụng với 50ml dung dịch AgNO
3
1M.
a. Tính khối lượng kết tủa tạo thành.
b. Tính nồng độ các ion có trong dung dịch sau phản ứng.
16
Bài 5 : LUYỆN TẬP
Tiết 7
AXIT – BAZƠ - MUỐI.
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
• Củng cố hệ thống hoá các kiến thức axit, bazơ, hiđrôxit lưỡng tính, muối rtên cơ sở thuyết Arêniut
2. Kỹ năng

• Rèn luyện kỹ năng vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng giữa các chất điện li
• Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng phân tử và ion rút gọn.
• Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có liên quan đến đo pH và môi trường axit, bazơ, muối.
II. PHƯƠNG PHÁP
• Quy nạp, đàm thoại
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra
Kết hợp trong quá trình luyện tập.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 A. Những kiến thức cần nắm vững
Gv tổ chức cho học sinh trao đổi vấn
đề :
 Chất điện li
 Axit, bazơ, muối
 Tích số ion của nước
 pH.
→ Gv cho học sinh làm Bài tập 1
Bài tập 1. Trong số những chất sau, chất
nào là chất điện li, viết PT điện li của các
chất đó:
K
2
S, Na
2
HPO
4
, Pb(OH)
2
, C

6
H
12
O
6
,
HNO
3
, Ca(OH)
2
, CH
4
, NaHSO
3
, H
2
CO
3
.
Hs hệ thống hóa lại những kiến thức đã học về chất điện
li, axit, muối, bazơ , tích số ion của nước, pH.
Bài tập 1.
K
2
S → 2K
+
+ S
2-
Na
2

HPO
4
→ 2Na
+
+ HPO
4
2-
HPO
4
2-

Ý
H
+
+ PO
4
3-
Pb(OH)
2

Ý
Pb
2+
+ 2OH
-
H
2
PbO
2


Ý
2H
+
+ PbO
2
2-
HNO
3

Ý
H
+
+ NO
3
-
Ca(OH)
2

Ý
Ca
2+
+ 2OH
-
Na
2
CO
3
→ Na
+
+ HSO

3
-

HSO
3
-
Ý H
+
+
H
2
CO
3
Ý H
+
+ HCO
3
-
HCO
3
-
Ý H
+
+
Hoạt động 2 B. Bài tập
Bài tập 2.
a) Tính [OH
-
] và pH của các dung dịch A
có [H

+
] = 0,01M.
b) Tính [H
+
] và [OH
-
] của dung dịch B
có pH=9.
Nhận xét về môi trường của các dd và
màu của quì tím trong dung dịch.
a) [OH
-
] = 10
-12
M
[H
+
] = 10
-2
M ⇒ pH = 2
Dung dịch có MT axit.
Quì tím sẽ chuyển sang màu tím
b) pH = 9 ⇒ [H
+
] = 10
-9
M
[OH
-
] = 10

-5
M
17
Bài tập 3. Hòa tan 0,49 gam H
2
SO
4

nước thu được 100 ml dd A.
a) Tính [H
+
] , [OH
-
] và pH của dung dịch
trên
b) Trộn 100 ml dung dịch trên với 100
ml dung dịch HCl 0,01M thu được 200ml
dd B. Tính pH của dd B.
c) Tính thể tích NaOH 0,01M cần thiết
để trung hòa hết dung dịch A.
Bài tập 4: Viết Pt phân tử và ion rút gọn
của phản ứng xảy ra trong dung dịch các
chất sau:
a. Na
2
CO
3
và Ca(NO
3
)

2

b. FeSO
4
và NaOH
c. NaHCO
3
và HCl
d. NaHCO
3
và NaOH
e. K
2
CO
3
và NaCl
f. Pb(OH)
2
và HNO
3

g. Pb(OH)
2
và NaOH
h. CuSO
4
và Na
2
S
Dung dịch có MT kiềm

Quì tím sẽ chuyển sang màu xanh.
a) H
2
SO
4
→ 2H
+
+

5.10
-2
M 1,0.10
-1
M
n
H2SO4
= 0,49/98 = 5.10
-3
mol
⇒ C
M H2SO4
= 5.10
-3
/0,1 = 5.10
-2

M
Vậy [H
+
] = 1,0.10

-1
M ⇒ pH = 1
⇒ [OH
-
] = 10
-13
M
b) số mol của H
+
trong dd H
2
SO
4
là 0,01 mol
số mol của H
+
trong dd HCl là 0,001 mol
vậy tổng số mol H
+
trong dung dịch B là 0,011 mol
nồng độ H
+
là: 0,011/0,2=0,0055 M
pH = - lg[H
+
] = - lg 0,0055 = 2,26
c) H
2
SO
4

+ 2NaOH → Na
2
SO
4
+ 2H
2
O

5.10
-3
mol 0,01mol
Vậy thể tích NaOH 0,01M cần dùng là:
V
NaOH
= 0,01/0,01 = 1 lít.
Bài tập 4
a. Na
2
CO
3
+ Ca(NO
3
)
2
→ CaCO
3
+ NaNO
3

Ca

2+
+ CO
3
2-
→ CaCO
3

b. Fe
2+
+ 2OH
-
→ Fe(OH)
2
c. HCO
3
-
+ H
+
→ CO
2
+ H
2
O
d. HCO
3
-
+ OH
-
→ H
2

O + CO
3
2-
g. Pb(OH)
2
+ H
+
→ Pb
2+
+ 2H
2
O
h. H
2
PO
2
+ 2OH
-
→ PbO
2
2-
+ 2H
2
O
i. Cu
2+
+ S
2-
→ CuS
3. Củng cố :

Kết hợp củng cố trong quá trình luyện tập.
4. Bài tập về nhà :
Bài 1 : Trộn lẫn 100 ml H
2
SO
4
có PH = 3 với 400 ml dd naOH có PH = 10. Tính PH của dd sau phản ứng
Bài 2 :Cho các chất sau tác dụng với nhau từng đôi một, viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion
rút gọn : H
2
SO
4
, BaCl
2
, FeSO
4
, NaOH.

18
Tiết 8
Bài 5 : LUYỆN TẬP
AXIT – BAZƠ - MUỐI.
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI
I. MỤC TIÊU
(Như trên)
II. PHƯƠNG PHÁP
(Như trên)
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra
Kết hợp trong quá trình luyện tập.

2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bài 1.
Có bốn dd các chất sau:
H
2
SO
4
, HCl, NaOH, Ba(NO
3
)
2
.
Chỉ dùng thêm qùy tím, hãy nhận biết các chất
trên.
Bài 2
Trong ba dd có các loại ion sau: Ba
2+
, Mg
2+
,
Na
+
, SO
4
2-
, CO
3
2-
, NO

3
-
.
Mỗi dd chỉ chứa một loại cation và một loại
anion. Viết công thức hoá học và gọi tên các
muối đó.
Bài 3. Viết và cân bằng các phản ứng sau dưới
dạng ion thu gọn:
a. CaCO
3
+ …. → CaCl
2
+…. +….
b. … + Fe
2
(SO
4
)
3
→ … + K
2
SO
4
c. BaCO
3
+ …….→ BaCl
2
+ …. + …
d. CH
3

COONa +…… → … + NaCl
Bài 4. 100ml dd HCl 1M trung hòa vừa đủ với
40 ml dd NaOH aM. Tính a.
Bài 1
H
2
SO
4
HCl NaOH
đỏ đỏ xanh
BaSO
4

(trắng)

Bài 2.
3 dung dịch: Ba(NO
3
)
2
, Na
2
CO
3
, MgSO
4

Bài 3
a. CaCO
3

+ 2HCl → CaCl
2
+CO
2
+H
2
O
CaCO
3
+ 2H
+
→ Ca
2+
+ CO
2
+ H
2
O
b. 6KOH + Fe
2
(SO
4
)
3
→ 2Fe(OH)
3
+ 3
K2SO4
3OH
-

+ Fe
3+
→ Fe(OH)
3

c. BaCO
3
+ HCl → BaCl
2
+ CO
2
+ H
2
O
BaCO
3
+ 2H
+
→ Ba
2+
+ CO
2
+ H
2
O
d. CH
3
COONa + HCl → CH
3
COOH + NaCl

CH
3
COO
-
+ H
+
→ CH
3
COOH
Bài 4
HCl + NaOH → NaCl + H
2
O
0,1 0,1

Số mol HCl là: 0,1x1= 0,1 mol
Số mol của NaOH là: 0,1 mol
Vậy nồng độ NaOH cần dùng là:
C
M
= = = 2,5M
3. Củng cố :
19
Kết hợp củng cố trong quá trình luyện tập.
4. Bài tập về nhà :
Bài 1 : Trộn lẫn 50 ml dd HNO
3
0.12M với 50 ml dd NaOH 0.1M
a. Tính nồng độ mol của các ion trong dd thu được.
b. Tính pH của dd thu được.

Bài 2: Pha loãng 200ml dung dịch NaOH với 1,3 lít nước thu được dung dịch có pH = 12. Tính
nồng độ mol/l của dung dịch NaOH ban đầu.
Tiết 9 Bài 6: BÀI THỰC HÀNH SỐ 1
20
TÍNH AXIT – BAZƠ.
PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
• Củng cố các kiến thức về axit – bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch các chất điện li
2. Kỹ năng
• Rèn luyện kỹ năng tiến hành thí nghiệm trong ống nghiệm với một lượng nhỏ hoá chất
3. Thái độ
• Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ.
4. Trọng tâm
• Củng cố kiến thức và rèn luyện các thao tác thực hành.
II. PHƯƠNG PHÁP
• Trực quan sinh động – Đàm thoại.
III. CHUẨN BỊ
* Dụng cụ
 Đĩa thuỷ tinh
 Ống hút nhỏ giọt
 Thìa xúc hoá chất bằng đũa thuỷ tinh
 Bộ giá thí nghiệm đơn giản
 (đế sứ và cặp ống nghiệm gỗ)
 Ống nghiệm
*Hoá chất
 Dung dịch HCl 0,1m
 Dung dịch CH
3

COOH 0,1M
 Dung dịch NaOH 0,1M
 Dung dịch Na
2
CO
3
đặc
 Dung dịch CaCl
2
đặc.
 Dung dịch phenolphtalein
 Dung dịch NH
3
đặc.
 Giấy đo độ pH
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra
* Nêu mục tiêu của buổi thực hành ?
* Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
2. Bài thực hành
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1
Thí nghiệm 1: Tính axít – bazơ :
- Gv lưu ý : Quan sát học sinh làm thí nghiệm, nhắc
nhở học sinh làm thí nghiệm với lượng hoá chất
nhỏ, không để cho hoá chất vây vào quần áo.
Hoạt động 2
Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung
dịch các chất điện ly
Gv lưu ý : Quan sát học sinh làm thí nghiệm, uốn

nắn để rèn luyện cho học sinh thao tác làm việc với
Thí nghiệm 1: Tính axit – bazơ
- Đặt mẫu giấy pH trên đĩa thủy tinh (hoặc đế sứ
giá thí nghiệm cải tiến) nhỏ lên mẫu giấy đó một
giọt dung dịch HCl 0,1 M.
- Làm tương tự như trên nhưng thay dung dịch HCl
bằng từng dung dịch sau :
* Dung dich NH
3
0,1M ]
* Dung dịch CH
3
COOH 0,1M
* Dung dịch NaOH 0,1M
Thí nghiệm 2: Phản ứng trao đổi ion trong dung
dịch các chất điện ly
a Cho khoảng 2ml d
2
Na
2
CO
3
đặc vào ống nghiệm
đựng khoảng 2ml CaCl
2
đặc.
→ Nhận xét màu kết tủa tạo thành.
21
hoá chất lỏng bằng ống nhỏ giọt, làm sao có thể
điều chỉnh cho từng giọt hoá chất lỏng hoá chất vào

ống nghiệm.
Na
2
CO
3
+ CaCl
2
→ CaCO
3
+ 2NaCl
b. Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a. bằng
HCl loãng, quan sát ?
CaCO
3
+ HCl → CaCl
2
+ CO
2
+ H
2
O
c. Lấy vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch
NaOH loãng nhỏ vào đó vài giọt dung dịch
phenolphtalein .
Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào, vừa nhỏ vừa
lắc cho đến khi mất màu, giải thích ?
Hoạt động 3
 Gv lưu ý học sinh các kiến thức cần nhớ có liên quan, rút kinh nghiệm buổi thực hành
 Yêu cầu học sinh viết bảng tường trình theo dàn ý sau:
STT Tên thí nghiệm Cách thực hiện Hiện tượng Giải thích Viết phương trình

1
2
3. Củng cố – dặn dò
Gv hướng dẫn học sinh thu dọn hoá chất, dụng cụ thí nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm.
Chương 2: NHÓM NITƠ


Tiết 11 Bài 7 : NITƠ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
∗ Thông qua các hoạt động tự lực, học sinh có thể xác định vị trí, viết cấu hình electron của
nguyên tử Nitơ vả phân tử Nitơ
∗ Hiểu được tính chất vật lý, hóa học của nitơ.
∗ Biết phương pháp điều chế nitơ trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
∗ Hiểu được ứng dụng của nitơ.
2. Kỹ năng
o Viết cấu hình electron, công thức cấu tạo phân tử.
o Suy đoán tính chất hoá học của Nitơ, chọn các ví dụ phản ứng hoá học để minh hoạ.
o Biết đọc, tóm tắt thông tin về tính chất vật lý, ứng dụng điều chế Nitơ.
II. PHƯƠNG PHÁP
Đàm thoại gợi mở – nêu và giải quyết vấn đề.
22
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Bài mới
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
Hoạt động 1
Gv đặt câu hỏi :
Vị trí của Nitơ trong BTH ?
Viết cấu hình của nguyên tử
Nitơ ? CTCT ? nhận xét về

đặc điểm.
Mô tả liên kết trong phân tử
N
2
?
Hoạt động 2
Cho biết trạng thái vật lý
của nitơ ? có duy trì sự sống
không ? độc không ?
N
2
nặng hay nhẹ hơn không
khí ?
Hoạt động 3
Gv đặt vấn đề
Nitơ là phi kim khá hoạt
động nhưng ở nhiệt độ
thường khá trơ về mặt hoá
học, hãy giải thích ?
Dựa vào số oxi hóa hãy dự
đoán tính chất của nitơ?
Xác định số oxi hoá của
Nitơ trong các trường hợp.
Gv thông báo : Chỉ với Li,
nitơ tác dụng ngay ở nhiệt
độ thường.
⇒ Kết luận :
Nitơ thể hiện tính khử khi
tác dụng với các nguyên tố
có độ âm điện lớn hơn.Thể

hiện tính oxihóa khi tác
dụng với các nguyên tố có
độ âm điện lớn hơn.
Hoạt động 4
Trong tự nhiên nitơ có ở
đâu và dạng tồn tại của nó
là gì ?
HS hoạt động theo nhóm
làm việc, thảo luận, báo cáo
kết quả.
HS mô tả, kết luận phân tử N
2

gồm hai nguyên tử, liên kết với
nhau bằng ba liên kết CHT
không có cực.
Hs quan sát tính chất vật lí của
nitơ. Sau đó cho côn trùng vào,
quan sát và nhận xét. Dựa vào
d
N2/ kk
trả lời
Dựa vào đặc điểm cấu tạo
phân tử để giải quyết vấn đề.
N
2
có số oxi hoá 0 nên vừa thể
hiện tính oxi hoá và tính khử.
Hs tham khảo sgk và lên bảng
viết các phương trình phản

ứng. xác định sô oxi hóa từ đó
xác định chất oxi hóa và chất
khử.
→ Nitơ thể hiện tính oxi hoá.
→ Nitơ thể hiện tính khử.
Hs dựa vào kiến thức thực tế
và sgk để trả lời.
I. Vị trí và cấu tạo
• ô thứ 7, nhóm VA, chu kỳ 2
• Cấu hình electron : 1s
2
2s
2
2p
3
• Công thức cấu tạo : N ≡ N
• Liên kết giữa 2 nguyên tử N là
liên kết CHT không cực.
II. Tính chất vật lí
• Là chất khí không màu, không
mùi, không vị, hơi nhẹ hơn
không khí
• Tan rất ít trong nước
III. Tính chất hóa học
Ơ nhiệt độ thường nitơ khá trơ về
mặt hóa học nhưng ở nhiệt độ cao
hoạt động hơn.
Nitơ thể hiện tính oxi hóa và tính
khử, tính oxi hóa đặc trưng hơn.
1. Tính oxi hóa


a. Tác dụng với hiđro
Ở nhiệt độ cao (400
0
C), áp suất cao
và có xúc tác :
N
2
0
+ 3H
2
Ý 2 H
3


b. Tác dụng với kim loại
6Li + N
2
0
→ 2Li
3
N ( Liti nitrua )

3Mg +N
2


Mg
3
N

2
(magie nitrua )
→ Nitơ thể hiện tính oxi hóa.
2. Tính khử
Ở nhiệt độ 3000
0
C (hoặc hồ quang
điện ) :
N
2
0
+ O
2
Ý 2NO
→ Nitơ thể hiện tính khử.
Khí NO không bền
2 O + O
2
→ 2 O
2

Các oxit khác như N
2
O, N
2
O
3
, N
2
O

5

IV. Trạng thái tự nhiên và
23
Người ta điều chế nitơ bằng
cách nào ?
Nitơ có những ứng dụng
gì ?Ngừơi ta sử dụng nitơ
trong nghành công nghiệp
nào? cho ví dụ?
Hs tham khảo sgk cho biết các
phương pháp điều chế nitơ
trong công nghiệp và trong
phòng thí nghiệm
Hs dựa vào những kiến thức
thực tế và sgk để trả lời
phương pháp điều chế
1. Trạng thái thiên nhiên
dạng tự do : N
2

dạng hợp chất: NaNO
3
(Diêm tiêu )
2 – Điều chế
a. Trong công nghiệp
Chưng cất phân đoạn không khí lỏng
b. Trong phòng thí nghiệm
NH
4

NO
2
N
2
+ 2H
2
O
hay là:
NaNO
2
+ NH
4
Cl N
2
↑ + NaCl
+ H
2
O
V – Ứng dụng
(sgk)
2. Củng cố: Gv yêu cầu hs nhắc lại cấu tạo của phân tử nito, từ đó suy ra tính chất hóa học của
nito
3. Bài tập về nhà: hs làm các bài tập trong sgk.
Bài tập làm thêm: Cho 4 lit N
2
và 14 lit H
2
vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng
có V = 16,4 lit. Tính thể tích NH
3

và hiệu suất của phản ứng ?
24
Tiết 12
Bài 8 : AMONIAC VÀ MUỐI AMONI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức : Thông qua các hoạt động học sinh có thể
∗ Mô tả được đặc điểm cấu tạo của Amoniac.
∗ Phát biểu được những tính chất vật lý.
∗ Phát biểu được tính chất hoá học của Amoniac : tính bazơ, tính khử.
∗ Nêu được ứng dụng và điều chế NH
3
trong PTN và trong công nghiệp.
2. Kỹ năng
∗ Suy đóan tính chất cơ bản của NH
3
, từ đặc điểm cấu tạo phân tử Amoniac.
∗ Quan sát các thí nghiệm, hoặc tìm các ví dụ để kiểm tra những dự đoán và kết luận về tính
chất của NH
3
.
∗ Viết phương trình biểu diễn tính chất hoá học của NH
3
∗ Biết đọc, tóm tắt thông tin về ứng dụng quan trọng củ NH
3
và điều chế NH
3
.
II. PHƯƠNG PHÁP :
Trực quan Đàm thoại
III. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Kiểm tra
* Bài tập 5 / 41 sgk.
* Nêu tính chất hoá học của nitơ, viết phương trình phản ứng minh hoạ ?
2. Bài mới
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung
Hoạt động 1
Gv yêu cầu Hs quan sát mô
hình cấu tạo phân tử NH
3
Viết công thức electron và công
thức cấu tạo của phân tử NH
3
?
Mô tả sự hình thành phân tử
NH
3
?
Hoạt động2
Cho HS quan sát bình khí nitơ:
Trạng thái, màu sắc, mùi ?
d
N2 / kk
?
Gv làm thí nghiệm mô tả tính
tan của NH
3
,
Viết công thức cấu tạo, công
thức electron
→ Cho biết đặc điểm cấu tạo

của phân tử NH
3
Liên kết trong phân tử NH
3

liên kết CHT phân cực, nitơ
tích điện âm, hiđro tích điện
dương.
HS quan sát trả lời
Nhẹ hơn không khí.
HS quan sát, nhận xét và giải
thích.
I – Cấu tạo phân tử
CT e CTCT
H : N : H H – N – H
H H

• NH
3
có cấu tạo hình tháp ⇒ là
phân tử phân cực.
• Nguyên tử nitơ còn 1 cặp
electron tự do có thể tham gia
liên kết với các nguyên tử khác.
II. Tính chất vật lí
• Là chất khí không màu, mùi
khai và xốc, nhẹ hơn không
khí.
• Khí NH
3

tan rất nhiều trong
nước, tạo thành dung dịch
amoniac có tính kiềm yếu.
25

×