PHONG TRÀO CÔNG NHÂN CHÂU
ÂU NỬA ĐẦU THẾ KỲ XIX
I. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN GIỮA THẾ KỶ
XIX
Giữa thế kỷ XIX, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa có những bước tiến quan
trọng. Thời kỳ này cách mạng công nghiệp lan khắp châu Âu: Anh đã
hòan thành cách mạng công nghiệp. Pháp và Mỹ đang tiến hành.
1. Nước Anh.
Anh đứng đầu trong nền kinh tế thế giới. Anh hoàn thành cách mạng
công nghiệp vào những năm 1840. Cuối thế kỷ XIX, máy móc chiếm ưu
thế trong sản xuất; ngành dệt bông được cơ khí hóa rất sớm. Việc cơ khí
hóa sản xuất làm cho sản xuất công nghiệp tăng lên nhanh chóng. Các
ngành luyện kim và cơ khí phát triển mạnh nhằm trang bị kỹ thuật toàn
bộ cho công nghiệp.
Năm 1810, sản lượng gang của Anh là 225.000 tấn, năm 1850 con số đó
là 2.250.000 tấn. Hệ thống đường sắt phát triển mạnh: từ 2.000km tăng
lên 10.000km trong thời gian từ 1840 đến 1850. Sự phát triển của đường
sắt thúc đẩy sự phát triển của thị trường trong nước và tăng cường sự
liên hệ giữa các trung tâm công nghiệp.
Ngành hàng hải cũng có những biến đổi quan trọng nhờ việc ứng dụng
máy hơi nước: nhiều công ty hàng hải lớn được thành lập. Sự phát triển
của giao thông vận tải ảnh hưởng đến ngoại thương: số lượng hàng xuất
khẩu ngày càng nhiều.
Sự phát triển công nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Máy
móc và phương pháp canh tác mới được sử dụng trong nông thôn, do đó
năng suất nông nghiệp tăng cao. Anh là một nước có trình độ nông
nghiệp tiên tiến thời bấy giờ.
Tóm lại, cách mạng công nghiệp đã hoàn toàn thay đổi bộ mặt của nước
Anh, đưa Anh lên địa vị hàng đầu của thế giới.
2. Nước Pháp.
Pháp có nền kinh tế kém phát triển hơn Anh, nhưng mạnh hơn so với các
nước Châu Âu lúc bấy giờ.
Cách mạng công nghiệp đang trên đà phát triển, hoàn thành vào những
năm 60. Việc sử dụng máy móc ngày càng rộng rãi trong các ngành
công nghiệp nhẹ và nặng.
Năm 1830: Pháp có 616 máy hơi nước.
Năm 1847: tăng lên 4.853 cái.
Sản lượng công nghiệp các ngành cũng tăng lên rõ rệt. Công nghiệp dệt,
đặc biệt là dệt bông phát triển khá nhanh, sản lượng tăng gấp đôi từ
1816-1830. Năm 1832, Pháp sản xuất 225.000 tấn gang và 148.000 tấn
sắt.
Năm 1846, số gang tăng lên 586.000 tấn và sắt tăng 373.000 tấn.
Trong nền kinh tế Pháp, hệ thống tín dụng phát triển khá mạnh, đây là
một đặc điểm quan trọng trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Pháp.
Tuy có những bước phát triển đáng kể, nhưng nhìn chung, tốc độ phát
triển của công nghiệp còn chậm chạp, qui mô nhỏ bé vì sự tồn tại của
chế độ tiểu nông làm cho thị trường trong nước bị thu hẹp, nguồn công
nhân hạn chế, nguyên liệu ít ỏi. Sự thống trị của Louis Philippe cũng là
một trở ngại vì tư sản tài chính chỉ làm giàu bằng con đường cho vay
chứ không phát triển sản xuất.
3. Nước Ðức.
Kinh tế Ðức tuy phát triển kém hơn Anh, Pháp, nhưng vượt xa các nước
Châu Âu nửa phong kiến lúc bấy giờ.
Quan hệ tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở vùng sông Rhin,
Westphalie. Berlin trở thành trung tâm công thương nghiệp của Ðức, tập
trung 1/3 sản xuất cơ khí và vải của cả nước. Trong công nghiệp Ðức,
công trường thủ công là hình thức sản xuất phổ biến. Cách mạng công
nghiệp ở Ðức bắt đầu vào năm 40 của thế kỷ XIX. Năm 1822 cả nước
Ðức chỉ có vài máy hơi nước. Năm 1837, riêng Phổ có trên 300 máy hơi
nước. Công nghiệp dệt và khai khoáng phát triển mạnh. Nền sản xuất tư
bản đạt nhiều thành tựu đáng kể, ngày càng tỏ ra mâu thuẫn với chế độ
phong kiến.
Như vậy, trong khoảng từ 1815-1848 cách mạng công nghiệp tiếp tục
phát triển ở các nước, thúc đẩy nền kinh tế ở các nước này phát triển lên
một bước. Ở các nước chưa tiến hành cách mạng tư sản, nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa cũng có những bước phát triển đáng kể. Nó đã tạo ra một
nguồn của cải vật chất phong phú cho chủ nghĩa tư bản. Sự phát triển
kinh tế tư bản chủ nghĩa cũng ảnh hưởng đến sự phát triển xã hội. Bên
cạnh mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chế độ phong kiến, xuất hiện
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Ðây là một trong
những vấn đề trung tâm của tình hình xã hội các nước thời bấy giờ.
II. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN
1. Những cuộc đấu tranh tự phát đầu tiên cho đến năm 1830.
1.1. Ở Anh.
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Anh nảy sinh sớm nhất vào
năm 60 của thế kỷ XVIII (1760). Ngay trong những cuộc đấu tranh đầu
tiên hiện tượng đập phá máy móc xuất hiện. Phong trào phát triển mạnh
nhất vào năm 1807, 1808, 1811, 1812 với một cao trào gọi là Ludded.
Cao trào này phản đối việc sử dụng máy dệt bằng hơi nước, nhưng bị
chính quyền ra sắc lệnh xử tử những người đập phá máy móc.
Sau năm 1815, do khuynh hướng phản động của chính quyền nên những
cuộc đình công đòi phổ thông đầu phiếu và cải thiện đời sống lại bùng
lên sôi nổi và trở nên quyết liệt vào 1819. Phong trào đập phá máy móc
lại nổ ra mạnh hơn trước: năm 1822, 1823 công nhân lại nổi dậy đập phá
máy móc, thiêu hủy những trang viên của địa chủ, đốt nhà người giàu,
những cơ quan của chính quyền.
1.2. Ở Pháp:
Phong trào công nhân Pháp phát triển muộn hơn ở Anh, bắt đầu nảy sinh
từ những năm đầu thế kỷ XIX, bằng việc lập những hội tương tế, nhưng
những hội này ngày càng thiếu tính chất giai cấp. Phong trào đập phá
máy móc nổ ra và phát triển mạnh ở Pháp vào những năm 20 của thế kỷ
XIX.
1.3. Ở Ðức:
Phong trào công nhân Ðức phát triển muộn hơn ở Anh và Pháp. Nó diễn
ra vào những năm 30 của thế kỷ XIX ở hai vùng công nghiệp quan trọng
là Rhin và Saxe, giai cấp vô sản Ðức đấu tranh đòi cấm sử dụng máy
móc, họ còn đập phá xí nghiệp.
Thông qua những phong trào này, giai cấp vô sản ở các nước được tôi
luyện và thu được những kinh nghiệm đấu tranh, thúc đẩy họ ngày càng
trưởng thành, đưa phong trào phát triển lên một bước.
2. Phong trào công nhân trong những năm 30- 40 của thế kỷ XIX
Từ những năm 30 trở đi, ý thức chính trị của giai cấp công nhân tuy còn
mơ hồ nhưng đã tiến bộ hơn trước, hiện tượng đập phá máy móc không
còn nữa. Những yêu sách về kinh tế, chính trị bắt đầu được đưa ra trong
các cuộc đấu tranh như những mục tiêu chiến đấu chủ yếu của giai cấp
vô sản. Họ đã bước lên vũ đài chính trị với tư cách một lực lượng xã hội
độc lập.
2.1. Ở Pháp:
Khởi nghĩa của thợ tơ Lyon năm1831 và 1834 là cuộc khởi nghĩa lớn
của công nhân Pháp thời kỳ này. Công nhân ở Lyon đã đứng lên biểu
tình để phản đối việc chủ không chịu tăng lương. Chính quyền phái quân
đội đến đàn áp, nhưng họ vẫn kiên quyết đấu tranh với khẩu hiệu Sống
trong lao động hay chết trong chiến đấu. Sau 3 ngày đấu tranh, công
nhân đã đuổi được quân chính phủ là làm chủ thành phố, nhưng bọn tiểu
chủ đã ngăn cản việc tổ chức chính quyền của giai cấp công nhân, vì thế
quân đội được phái từ Paris về đàn áp phong trào.
Cũng tại Lyon, năm 1834 đã nổ ra một cuột khởi nghĩa khác, công nhân
phản kháng đạo luật cấm lập nhóm một cánh khắt khe (ngay cả những tổ
chức dưới 20 người cũng bị cấm .) Nghiã quân đã ra một bản tuyên bố
trong đó có câu: Mục đích chiến đấu của chúng tôi cũng là của toàn thể
nhân loại, là hạnh phúc của chúng tôi, là một tương lai có bảo đảm.