Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Giáo án cho trẻ khiếm thị: Giáo dục cho trẻ khiếm thị đa tật. pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.6 KB, 3 trang )

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Giáo dục cho trẻ khiếm thị đa tật.
Trịnh Thị Kim Ngọc.

Lĩnh vực trẻ đa tật được xem là một lĩnh vực rất phức tạp, nó đòi hỏi sự thể
chế hóa và quan âm nhiều về chuyên môn. Trẻ khiếm thị đa tật là những trẻ
mù hay nhìn kém và có kèm theo một số khó khăn sau:
 Các mức độ chậm phát triển khác nhau.
 Khuyết tật vận động bao gồm: bại não, liệt một bên, khó khăn về
vận động…
 Các loại và mức độ vận độ khó khăn khác nhau
 Điếc hay mất sức nghe
 Rối loạn về tình cảm
 Khiếm khuyết ở hệ thần kinh như: có khó khăn trong việc kết hợp
các giác quan.
 Khó khăn về giao tiếp
Mỗi trẻ là một cá thể và trẻ khiếm thị đa tật cũng vậy.Tuy nhiên, mỗi trẻ
khiếm thị đều có một điểm chung nhất định. Vì vậy, giáo viên và phụ
huynh nên quan tâm và giúp đỡ trẻ. Sau đây là một số ý tưởng cần được
quan tâm khi giao tiếp với trẻ:
 Không nên quan niệm rằng trẻ mới sinh ra thì chưa nhìn thấy gì vì
trong thực tế trẻ mới sinh ra đã nhìn thấy. Tuy nhiên, mọi thứ ở phía
trước trẻ chưa có ý nghĩa gì đối với trẻ, chúng rất cần sự tác động của
người lớn.
 Không nên nghĩ rằng trẻ khiếm thị không làm được gì vì chúng không
nhìn thấy. Và cũng không nên cho rằng trẻ em nói chung và trẻ em
khiếm thị đa tật nói riêng chỉ biết chơi mà thôi.
 Trẻ khiếm thị có những khó khăn trong quá trình tiếp nhận thông tin
bởi vì trẻ sống trong một thế gới ảo, trẻ sẽ không biết những gì xảy ra


xung quanh nếu như trẻ không nhận được sự giáo dục cẩn thận và chu
đáo từ phía giáo viên và phụ huynh.
 Hãy tạo cho trẻ khiếm thị có cảm giác trẻ cũng là thành viên có ích
trong gia đình mình; trẻ có những người bạn và cũng làm được mốt
điều gì đó đem lại lợi ích cho người khác.
 Trẻ nhìn kém hay trẻ mù đa tật hoặc trẻ vừa mù vừa điếc cũng đều có
khả năng học. Vì vậy những ai giao tiếp với trẻ cũng nên suy nghĩ một
cách cẩn thận về việc làm thế nào tạo ra môi trường an toàn và tin cậy
cho trẻ. Một môi trường mà trẻ cảm thấy là trẻ có thể vươn tới bằng
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
sự vận động của mình và môi trường xã hội. một nơi trẻ cảm thấy
mình có đủ khả năng.
 Giúp trẻ biết trước các việc cần làm thông qua những công việc hàng
ngày. Trong cuộc sống mọi người cần có kế hoạch riêng cho mình.
Nếu chúng ta thức dậy vào buổi sáng và không biết mình sẽ đi làm,
đến bệnh viện hay đi đi dự tiệc, chúng ta sẽ cảm thấy không thoải mái.
Vì thế điều quan trọng mà chúng ta nghĩ ra những cách để giúp trẻ
biết điều gì sẽ diễn ra trong ngày, tuần ,tháng… Hãy luôn luôn nhớ sử
dụng mới phương tiện giao tiếp để giúp trẻ có thể hiểu được.
Luôn luôn chia sẻ trong các hoạt động với trẻ. Trẻ đa tật thường không hiểu
được rằng mọi người thường đều làm những điều giống nhau. Ví dụ: một trẻ
nhỏ xem mẹ chải tóc trẻ bắt đầu nhận ra mình giống mẹ, bởi vì mình cũng
chải tóc. Để giúp trẻ khiếm thị hiểu được những khái niệm này, việc chia sẻ
với rẻ những hoạt động hàng ngày như vậy là điều quan trọng. Bạn và trẻ có
thể luân phiên chải đầu cho nhau. Các việc làm như vậy có thể được lặp đi
lặp lại dễ dàng trong nhiều hoạt động như ăn uống, mặc quần áo, mang
giày…Dạy cho trẻ biết những gì bạn đang làm và để trẻ làm theo sẽ trở
thành những hoạt động gây hứng thú cho trẻ.

Hãy luôn luôn nhớ rằng đôi tay của trẻ mù thay thế cho đôi tay của chúng.
nếu chúng ta giữ chặt đôi tay của bé, điều đó có nghĩa là chúng ta đang
không cho trẻ “nhìn” thế gới xung quanh. Vì thế muốn cho trẻ xem một cái
gì hay hướng dẫn cho trẻ làm thế nào thực hiện công việc nào đó, điều quan
trọng là hãy mời gọi trẻ và cẩn thận cho trẻ cùng làm những gì mà bạn đang
làm.
Cho phép trẻ đưa ra những lựa chọn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng
ta đều có những lựa chọn như chúng ta sẽ mặc cái gì…Trẻ đa tật thường
không được phép đưa ra những lựa chọn. Trẻ được “yêu cầu” phải làm gì.
Cho phép trẻ đưa ra chọn lựa là điều rất quan trọng trong sự phát triển về
long tự trọng và sự giao tiếp của trẻ. Điều này sẽ hình thành ý thức cá nhân
của trẻ, cũng như giúp trẻ mong muốn bắt chuyện và có những giao tiếp với
người khác.
Dành nhiều thời gian trò chuyện. Hầu hết mọi người thích nói chuyện với
các thành viên trong gia đình và bạn bè về những đề tài mà họ thấy thú vị.
Tương tự, điều quan trọng là chúng ta cũng cho phép trẻ khiếm thị đa tật
tham gia vào các cuộc đàm thoại với người khác về những đề tài làm trẻ
thích thú. Cuộc nói chuỵên đó có thể không dùng từ ngữ nhưng trẻ được
luân phiên tham gia vào cuộc trao đổi thú vị với người khác. Có thể đơn giản
như chơi gõ nhịp- bạn lặp lại nhịp điệu về tiếng gõ của trẻ trên bàn hay nhìn
gần vào một vật đang chiếu sáng mà trẻ thích thú.
Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai
Hãy cùng chơi và vui vẻ với trẻ. Luôn luôn dành thời gian vui chơi cùng
với trẻ dưới ất kỳ hình thức nào. Học có thể làm niềm vui. Tất cả tuỳ thuộc
chúng ta nghĩ về trẻ. Nếu chúng ta chỉ nghĩ về những điều khuyết tật của trẻ
và công việc của chúng ta là làm thế nào phục hồi các khuyết tật đó, thì
chúng ta và trẻ mất đi những cơ hội vui vẻ. Ngược lại, nếu bạn nghĩ con bạn
/học sinh là một đứa trẻ và là một người nhận thức thế giới xung quanh theo

một cách hơi khác, thì bạn sẽ cảm thấy thoải mái vfa thích thú trong việc
giúp trẻ học.

×