Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Giáo án cho trẻ khiếm thính: Phần hai: Tóm tắt thông tin và lập kế hoạch cá nhân doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.3 KB, 8 trang )

Phần hai: Tóm tắt thông tin và lập kế hoạch cá nhân


Từ những thông tin chúng ta thu thập được để lấp đầy bức tranh về trẻ
và môi trường của trẻ, điều quan trọng người giáo viên cần làm tiếp theo
là suy nghĩ và lựa chọn thông tin nào ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
giao tiếp của trẻ, những nhu cầu chính của trẻ và môi trường của trẻ,
những điểm mạnh của trẻ và môi trường mà chúng ta có thể tận dụng để
khuyến khích trẻ học giao tiếp tốt hơn. Đó có thể là gia đình, môi trường
hay các kỹ năng giao tiếp cụ thể của người lớn.
Nhu c
ầu:
Đó là những mặt/hành vi
chưa đúng tồn tại ở trẻ. Đó là
những điều chúng ta cần thay đổi,
có thể thay đổi được để giúp trẻ
giao tiếp tốt hơn và làm việc tốt
hơn trong môi trường của trẻ.
Đi
ểm mạnh:
Là bất kì mặt tích cực
nào mà người giáo viên nắm bắt đư
ợc
ở gia đình, người chăm sóc, môi
trường xung quanh trẻ, bản thân
trẻ…và những điểm mạnh này có thể
sử dụng để giúp trẻ đạt được những
nhu cầu bên.

Bảng tóm tắt những thông tin về trẻ và môi trường của trẻ
Tiêu chí Điểm mạnh/Điểm yếu Nhu cầu


A .
Trẻ, gia đính v
à nhu
cầu.

- Ưu tiên đối với
phụ huynh.
- Cử động, tự phục
vụ.
- Ăn và uống.
- Giác quan, thính
lực.
- Hành vi.
- Những nhu cầu
đặc biệt.
- Trẻ giao tiếp như
thế nào.
B.
Trẻ và môi trường
của trẻ.
- Thích và không
thích.
- Gia đình.
- Môi trường vật lý.

- Công đồng.
- Bạn bè.
- Trường học.

C. Kĩ năng giao tiếp

của người lớn.

D.
Các k
ỹ năng giao tiếp
s
ớm.
a/ Tập trung



b/ Bắt chước và lần
lượt.



- Nhìn
- L
ắng nghe: có phản
ứng với những âm thanh
nào.
- Nhìn đồ vật…
- Hành động
- Âm thanh
- Từ

c/ Chơi




d/ Cử chỉ và tranh
ảnh.




- Các trò chơi mang
tính xã hội.
- Cách sắp sắp xếp
và sử dụng đồ vật trong
trò chơi.
- Tưởng tượng khi
chơi.
- Cử chỉ ban đầu
- Dấu hiệu
- Dùng tranh để diễn

đạt nhu cầu.
- Dùng ngôn ngữ để
diễn đạt những sự vật
trong tranh, nói về bức
tranh.
E.
Kỹ năng giao tiếp xã
hội

- Giao tiếp với ngư
ời
lớn, trẻ khác, nhóm trẻ
khác…

- Cách trẻ khởi đầu
và đáp ứng khi giao tiếp.

- Cách trẻ học, tiếp
thu những quy tắc, nề
nếp xã hội…

D.
Ngôn ngữ
- Khả năng hiểu,
diễn đạt ý tưởng của trẻ.
- Cách trẻ d
ùng ngôn
ngữ để thể hiện nhu cầu.

- Vốn từ của trẻ.


Xem lại tất cả các thông tin mà bạn thu thập được: bản tóm tắt thông
tin về trẻ và môi trường, bản đánh giá các kĩ năng giao tiếp của phụ
huynh, bản đánh gá các kĩ năng giao tiếp sớm của trẻ…

Và bạn sẽ phải suy nghĩ và lựa chọn mục tiêu
a/ Mục tiêu là gì?
- Mục tiêu là sự mô tả rõ ràng về những gì mà bạn muốn đạt được
trong một giai đọan, thời gian rõ ràng.
- Mục tiêu là các bước nhỏ ( một chuỗi các hành vi và kĩ năng kĩ
năng nhỏ ) có thể đạt được nhằm đáp ứng nhu cầu của trẻ, gia đình hoặc
nhà trường.
- Việc lập các mục tiêu cho trẻ bắt buộc chúng ta phải suy nghĩ

một cách chính xác và cẩn thận về những gì mà trẻ cần và các biện pháp,
cách thức chúng ta giúp trẻ đạt được mục tiêu đó như thế nào.
- Mục tiêu cần phải được đánh giá và điều chỉnh sao cho phù hợp
với điều kiện giảng dạy của bạn và biểu hiện của trẻ.
- Khi đã có các mục tiêu thì dễ dàng chọn lựa các họat động và
đánh giá sự thành công của trẻ, gia đình trẻ và cả của bạn.
b/Chọn mục tiêu nào cho trẻ?
Nhìn lại, phân tích tất cả các thông tin về trẻ, môi tường của trẻ,
những điểm mạnh, những nhu cầu ưu tiên thực hiện trước.
Nên chọn khoảng 2 nhu cầu/mục tiêu để thực hiện.

Khi chọn mục tiêu cho trẻ, chúng ta cần chú ý tới các câu hỏi sau:
- Những kỹ năng và hoạt động nào là cần thiết để trẻ có thể thực
hiện tốt các chức năng ở những môi trường khác nhau?
- Những kĩ năng hiện tại của trẻ là gì?
- Những ưu tiên và mối quan tâm của trẻ là gì?
- Một kĩ năng nào đó có tầm quan trọng và mức độ cần thiết như thế
nào với trẻ khi tính tới những môi trường hiện tại và tương lai?
- Những ưu tiên của cha mẹ trẻ là gì?
- Những mục tiêu đó có phù hợp với tuổi đời trẻ hay không?
- Mục tiêu / nhu cầu nào cần thiết phải được điều chỉnh cho trẻ ngay
tại thời điểm này, và việc thành công của mục tiêu đó sẽ là nền tảng
hoặc ảnh hưởng quan trọng nhu thế nào đền các nhu cầu khác của trẻ?
Mặc dù các mục tiêu ( dài hạn hay ngắn hạn ) được xác định dựa vào
hành vi, khả năng của trẻ nhưng chúng liên hệ trực tiếp với các họat
động của giáo viên hoặc những người chịu trách nhiệm khác. Hãy nhớ
rằng! Cùng nhau kết hợp lựa chọn các mục tiêu: phụ huynh, giáo viên, kĩ
thuật viên và trẻ.

Chia thành các bước nhỏ

Khi muốn các mục tiêu lớn dễ thành công và phù hợp với trẻ, chúng ta
phải chia nhỏ những nhu cầu đó thành từng bước nhỏ một để giúp trẻ
tiến từng bước thuận lợi đến sự thành công của mục tiêu lớn.

Các nhu cầu / mục tiêu mà bạn sẽ chia thành các bước nhỏ là:
- Kỹ năng tự phục vụ
- Những rối loạn hành vi
- Những nhu cầu đặc biệt của trẻ
- Rèn luyện thính lực
- Nhận biết của các giác quan còn lại
- Lập các quy tắc, nề nếp như thế nào?
- Ngôn ngữ Các kĩ năng giao tiếp khi tiếp xúc với người khác
- Các kỹ năng của phụ huynh.
- Thay đổi các quan điểm của phụ huynh, của những người xung
quanh trẻ về khuyết tật
- Thay đổi môi trường dạy học

Lưu ý:
- Một mục tiêu được mô tả kỹ gồm 3 phần:
+ Nó mô tả hành vi dự tính của trẻ, điều mà trẻ phải làm.
+ Nó liệt kê các điều kiện để cho hành vi có thể xảy ra.
+ Nó đưa ra các tiêu chí để việc biểu hiện hành vi đó ở trẻ được coi
là chấp nhận được.
- Các mục tiêu và các bước nhỏ ta lập ra cần phải:
+ Có ích.
+ Có thể nhưng không vụn vặt.
+ Thực tế: đứa trẻ, giáo viên, nhà trường và môi trường xung quanh
phải có khả năng đáp ứng những đòi hỏi để thực hiện mục tiêu đó



(Theo www.gddb.hcmup.edu.vn)

×