BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
BÁO CÁO ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CẤP CƠ SỞ
Nghiên cứu tác hại của hút thuốc lá thụ động đối với bệnh lý hô hấp
ở trẻ em dưới 6 tuổi tại tỉnh Bắc Giang 2007-2008
Chủ nhiệm đề tài:
TS. Hoàng Văn Minh
HÀ NỘI- 2009
1
2
MỤC LỤC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 3
2. TỔNG QUAN 5
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10 U
3.1. Thiết kế nghiên cứu 10
3.2. Thời gian nghiên cứu 10
3.3. Địa điểm nghiên cứu 10
3.4. Đối tượng nghiên cứu 11
3.5. Cỡ mẫu và chọn mẫu 11
3.6. Công cụ nghiên cứu 12
Một số định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu 12
3.7. Quy trình thu thập số liệu 13
3.8. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 13
3.9. Phương pháp khống chế sai số 13
3.10. Đạo đức trong nghiên cứu 14
4. KẾT QUẢ 15
4.1. Đặc điểm chung của các người được phỏng vấn (người chăm sóc trẻ) 15
4.2. Thực trạng hút thuốc lá thụ động ở trẻ em dưới 6 tuổi 17
4.3. Mối liên quan giữa hút thuốc lá thụ động và các triệu chứng cơ năng bệnh lý
đường hô hấp của trẻ dưới 6 tuổi tại các HGĐ điều tra 17
5. BÀN LUẬN 20
6. KẾT LUẬN 22
7. KHUYẾN NGHỊ 23
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
9. PHỤ LỤC : BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA 25
3
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển kinh tế,
xã hội đã trở thành vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Hút
thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra các trường hợp tử vong trên thế giới. Sử
dụng thuốc lá gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, viêm phế quản
mạn, các bệnh tim mạch Theo số liệu của tổ chức Y tế thế giới cứ 6,5 giây có một
người chết do các căn bệnh liên quan đến thuốc lá, ước tính hàng năm trên thế giới
có khoảng 5 triệu người chết do các bệnh liên quan tới thuốc lá. Với mức độ hút
thuốc lá như hiện nay, trong hai mươi năm tới, khoảng 10 triệu người sẽ chết hàng
năm do sử dụng thuốc lá, trong đó có 7 triệu người là ở các nước đang phát triển
[2], [18].
Tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc là tương đối cao, theo thống kê năm 2002, tỷ lệ người
hút thuốc lá trên 15 tuổi là 56,1% ở nam giới và 1,8% ở nữ giới. Ở Việt Nam, mức
độ nghiêm trọng của hút thuốc lá không những liên quan đến tỷ lệ hút thuốc cao mà
còn liên quan đến tỷ lệ người trong các hộ gia đình có người hút thuốc lá ở trong
nhà. Theo kết quả của điều tra Y tế quốc gia 2001- 2002, có tới 63% các hộ gia
đình có người hút thuốc lá ở trong nhà và đặc biệt là có tới 71% trẻ em sống trong
các hộ gia đình bị ô nhiễm bởi khói thuốc [17].
Việc người không hút thuốc lá phải tiếp xúc với hơi, khói thuốc do người khác hút
gọi là hút thuốc lá thụ động. Cũng như hút thuốc lá chủ động, hút thuốc lá thụ động
được coi là nguyên nhân gây ra nhiều trường hợp bệnh tật và tử vong. Người không
hút thuốc phải tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá sẽ làm tăng 20-30% nguy cơ mắc
ung thư phổi và tăng 25% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Người ta ước tính rằng
khoảng 17% các trường hợp bị ung thư phổi ở người không hút thuốc lá là do hít
phải khói thuốc thụ động tại nhà từ khi từ còn nhỏ hoặc ở độ tuổi vị thành niên [14],
[21], [22].
4
Hút thuốc lá thụ động cũng đặc biệt có hại đối với trẻ em. Trẻ em tiếp xúc thụ động
với thuốc lá là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng đang rất được quan tâm. Hút thuốc
lá thụ động có thể gây ra các trường hợp chết đột tử ở trẻ em cũng như các trường
hợp viêm phổi, viêm phế quản, ho, khó thở, hen, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em. Hút
thuốc lá thụ động cũng gây các bệnh tim mạch và có ảnh hưởng xấu đến hệ thần
kinh khi trẻ trưởng thành [14], [21], [22].
Ở Việt Nam, mặc dù số lượng các nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến thuốc
lá đã tăng nhanh đáng kể trong những năm gân đây, nhưng những nghiên cứu về
ảnh hưởng có hại do hút thuốc thụ động đối với sức khoẻ trẻ em còn rất thiếu. Các
bằng chứng về ảnh hưởng của hút thuốc lá thụ động đối với sức khoẻ trẻ em hiện tại
là rất cần thiết đối với các quản lý nói riêng và cho xã hội nói chung. Các bằng
chứng này sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp phòng chống tác hại của thuốc lá ở
Việt Nam có hiệu quả hơn. Xuất phát từ lý do nêu trên, chúng tôi triển khai đề tài
“Nghiên cứu tác hại của hút thuốc lá thụ động đối với bệnh lý hô hấp ở trẻ em dưới
6 tuổi tại tỉnh Bắc Giang 2007-2008”, với các mục tiêu sau:
1. Mô tả thực trạng hút thuốc lá thụ động ở trẻ em dưới 6 tuổi ở một số địa bàn
thuộc tỉnh Bắc Giang năm 2007-2008.
2. Phân tích tác hại của hút thuốc lá thụ động đối với bệnh lý hô hấp ở trẻ em
dưới 6 tuổi tại địa bàn điều tra.
5
2. TỔNG QUAN
Trong những năm gần đây, đã có một số nghiên cứu về hút thuốc lá thụ động được
tiền hành tại Việt Nam. Đào Ngọc Phong và cộng sự (1999) đã nghiên cứu thực
trạng tiếp xúc bị động với khói thuốc lá và ảnh hưởng của nó đến tình trạng sức
khoẻ của nhân dân tại 2 phường nội thành Hà Nội. Tỷ lệ người có tiếp xúc với khói
thuốc lá tại phường Khâm Thiên và Đồng Xuân là 48,8%, trong đó phụ nữ và TE là
hai đối tượng tiếp xúc bị động nhiều với khói thuốc (55-56%), thời gian tiếp xúc
trung bình là 26 phút/ngày. Hàm lượng nicotin trong không khí nhà ở khá cao,
trung bình là 0,687 mg/m
3
, hàm lượng CO trong không khí nhà ở của các gia đình
có người hút thuốc cao gấp 2,4 lần nồng độ giới hạn cho phép. Tỷ lệ mắc các triệu
chứng kích thích của các cơ quan hô hấp, thần kinh, tai mũi họng ở người có thời
gian tiếp xúc bị động với khói thuốc lá đều cao hơn so với những người không tiếp
xúc với khói thuốc lá. Tỷ lệ mắc các triệu chứng kích thích của các cơ quan hô hấp,
thần kinh, tai mũi họng trên phụ nữ cao hơn ở nam giới. Người già trên 60 tuổi và
TE dưới 5 tuổi có tỷ lệ mắc các triệu chứng kích thích cao hơn các nhóm tuổi khác.
Xu hướng tăng tỷ lệ mắc các triệu chứng của cơ quan hô hấp, thần kinh, tai mũi
họng trên những người có thời gian tiếp xúc lâu dài cao hơn, đặc biệt là các triệu
chứng ho, khò khè, khạc đờm và khó thở. Tỷ lệ các triệu chứng kích thích giác
quan trong nhóm những người tiếp xúc bị động nhiều (trên 6 điếu/ngày) với khói
thuốc cao hơn tỷ lệ mắc trong nhóm những người tiếp xúc bị động ít hơn với khói
thuốc lá (dưới 6 điếu/ ngày), thói quen hút thuốc lá trong nhà dẫn đến tỷ lệ mắc các
triệu chứng kích thích đường hô hấp của những thành viên trong gia đình cao hơn
[30].
Nguyễn Trọng Khoa và cộng sự (2002) đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tình
hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam theo điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002. Điều
tra y tế quốc gia năm 2001-2002 chọn mẫu đại diện ở 61 tỉnh thành trong cả nước
cho thấy, tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam vẫn ở mức cao trong nam giới
trưởng thành (56,1%), còn ở nữ thì tỷ lệ này chỉ là 1,8%. Tuổi bắt đầu hút thuốc
6
chủ yếu là từ 15-20 tuổi. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nam thanh, thiếu niên vẫn chiếm
tỷ lệ cao 31,6% trong nhóm tuổi từ 15 đến 24 tuổi. Trong các nghành nghề thì nghề
lái xe, xây dựng, dịch vụ và công nhân có tỷ lệ hút thuốc lá, thuốc lào cao nhất. Hút
thuốc có tỷ lệ cao hơn ở các khu vực phía Nam và khu vực nông thôn. Hút thuốc lá
chiếm tỷ lệ cao ở những hộ nghèo và người có thu nhập thấp. Đặc biệt, tỷ lệ TE
dưới 5 tuổi sống trong hộ gia đình có người hút thuốc chiếm 71% phải chịu ảnh
hưởng của hút thuốc thụ động là một thực trạng đáng lo ngại [23].
Lý Ngọc Kính và cộng sự (2004) đã tiến hành nghiên cứu về tình hình sử
dụng thuốc lá trong học sinh tuổi 13-15 tại 5 tỉnh, thành phố Việt Nam cho thấy tỷ
lệ tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà là rất cao đối với tất cả các học sinh
tại hầu hết các tỉnh. Cứ 10 học sinh thì có khoảng 6 em nói rằng có bị tiếp xúc thụ
động với khói thuốc tại nhà. Tỷ lệ này cao nhất là tại thành phố Đà Nẵng (65,8%
đối với học sinh không hút thuốc và 89,7% đối với học sinh hiện đang hút thuốc).
Những học sinh không hút thuốc có tỷ lệ tiếp xúc thụ động với khói thuốc nhỏ hơn
nhiều so với học sinh hút thuốc. Cứ 10 học sinh không hút thuốc thì có hơn 8 học
sinh cho rằng nên cấm hút thuốc lá nơi công cộng. Tỷ lệ này thấp hơn ở học sinh
hiện đang hút thuốc khoảng 7 trong 10 học sinh. Tại hầu hết các tỉnh/thành, cứ 10
học sinh không hút thuốc thì có từ 8-9 học sinh cho rằng tiếp xúc thụ động với khói
thuốc là có hại cho sức khỏe. Tỷ lệ này có thấp hơn một chút đối với các học sinh
hiện đang hút thuốc (6-7 học sinh/10 học sinh) [24].
Báo cáo tổng quan của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Trường cán bộ Phụ
nữ Trung ương (2007) về tác hại của HTLTĐ và công tác phòng chống tác hại của
thuốc lá cho thấy: Hút 20 điếu thuốc, 210g nhựa thuốc lá đã bám và trụ lại ở phổi;
mỗi điếu thuốc có thể gây tổn thọ 5 phút; một số căn bệnh nguy hiểm chết người do
thuốc lá gây ra: ung thư, bệnh phổi, hen, tim mạch, bệnh máu ngoại vi… Đặc biệt,
báo cáo đã nêu rõ tác hại của HTLTĐ với sức khoẻ phụ nữ và TE. Khói thuốc lá có
chứa hàng trăm chất gây ung thư nhóm A như: formadehyde, benzen, vinyl
chloride, asenic, amonia, hydrogen, cyanide,… có khả năng gây ung thư cao nhất
7
trong môi trường. Mỗi năm tại các nước EU có 650.000 người chết vì các bệnh liên
quan tới hút thuốc lá, trong khi có khoảng 800.000 người chết vì HTLTĐ. Khói
thuốc làm thai nhi phát triển chậm trong tử cung, gây biến chứng ở rau thai, nguy
cơ đẻ non, nhẹ cân, các bệnh về hô hấp. Hằng năm, có từ 150.000 đến 300.000 TE
dưới 18 tháng tuổi bị viêm phổi hoặc viêm phế quản do HTLTĐ. Đặc biệt nguy cơ
của viêm phổi của những TE có bố mẹ hút thuốc cao gấp 2 lần những TE có bố mẹ
không hút thuốc. HTLTĐ còn là nguyên nhân gây ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh,
viêm màng não do não mô cầu, bệnh bạch cầu cấp, viêm tai giữa cấp và mãn tính ở
trẻ em. Mặt khác HTLTĐ còn ảnh hưởng đến hệ thống cơ tim của trẻ, gây ra bệnh
đường ruột mãn tính, viêm loét đại tràng. 200.000 đến 1 triệu TE trên thế giới mắc
bệnh hen và trầm trọng thêm do ảnh hưởng của khói thuốc. Trẻ em dễ thích nghi
với mùi khói thuốc, dễ bắt chước thói quen hút thuốc và trở thành người nghiện
thuốc lá.
Đối với người phụ nữ, nguy cơ bị ung thư phổi tỷ lệ thuận với lượng thuốc
lá người bạn đời hút. Phơi nhiễm với khói thuốc có thể làm huỷ các tế bào, thay đổi
nồng độ của một số hormon như estrogen và hormon kích thích nang. Phụ nữ hút
thuốc lá hoặc phơi nhiễm với khói thuốc dễ bị bong rau non và rau tiền đạo, có thể
gây ung thư vú, ung thư tử cung, ung thư âm hộ Nói tóm lại, hút thuốc lá vô cùng
nguy hiểm cho sức khoẻ, không chỉ đối với bản thân người hút, mà nguy hại hơn,
khói thuốc lá còn gây những tác hại trầm trọng cho những người xung quanh khi hít
phải, đặc biệt là phụ nữ và TE [21].
Báo cáo của Bộ y tế - Vụ điều trị - Đại học Y Hà Nội về nghiên cứu thực
trạng HTLTĐ và mức độ tiếp cận các kênh truyền thông về tác hại của thuốc lá tại
Hải Phòng, Đà Nẵng và Tiền Giang (2005) cho kết qủa tỷ lệ hút thuốc (16,6%
chung cho cả 2 giới; 38,3% ở nam và 0,8% ở nữ). Nơi hút thuốc phổ biến là trong
nhà, nơi làm việc, nơi công cộng. Tình hình chia sẻ khói thuốc lá cho người trong
gia đình và đồng nghiệp diễn ra phổ biến ở 60-72% người hút thuốc. Hình ảnh đàn
ông hút thuốc còn được chấp nhận tương đối phổ biến, nhất là ở những người hút
thuốc trong đó khi TE và phụ nữ ít được ủng hộ khi hút thuốc… Đặc biệt, báo cáo
8
cũng nêu ra tình trạng HTLTĐ diễn ra rất phổ biến, 90% người dân có tiếp xúc với
khói thuốc do người khác hút. Nơi thường xuyên hít phải khói thuốc là nơi làm việc
(75,8%), nơi công cộng (46,3%) và ở nhà (38,3%)
[
[
1
1
2
2
]
]
.
.
Nghiên cứu “Thuốc lá và sức khoẻ gia đình” của Ngô Thị Ngọc Anh, Đỗ Thị
Kim Cúc (Vụ Gia đình - Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em, 2005) cho thấy: TE
phải hít khói thuốc từ những người lớn hút thuốc ở nơi trẻ sống, vui chơi và giải trí
là nguyên nhân của một số bệnh như viêm đường hô hấp trên và dưới, hen suyễn,
viêm tai Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ bị mắc các
bệnh: tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp dưới (như viêm phế quản, viêm phổi) và viêm
tai giữa; làm tăng các triệu chứng của bệnh đường hô hấp mãn tính (như hen); làm
giảm sự phát triển của phổi; và làm tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Các chuyên
gia ước tính rằng mỗi năm khoảng 150.000-300.000 TE dưới 18 tháng tuổi bị viêm
phế quản hoặc viêm phổi. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc
bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp 2 lần những người không hút thuốc.
Thêm vào đó, con của những người hút thuốc bị nặng hơn và thường phải nằm viện
lâu hơn 20% thời gian so với con người không hút thuốc. Người cha hút thuốc và
đặc biệt là người mẹ hút thuốc cũng làm tăng tỉ lệ mắc và mức độ nặng của hen đối
với trẻ. Những đứa trẻ trong gia đình có người hút thuốc đòi hỏi chăm sóc y tế
nhiều hơn, và nguy cơ lên cơn hen hàng ngày tăng gấp 2 lần, số lần phải nhập viện
để điều trị cơn hen cũng nhiều hơn so với những đứa trẻ mà các thành viên trong
gia đình không hút thuốc. Trên toàn thế giới có khoảng từ 200.000 - 1 triệu TE bị
hen đang phải chịu những tác động xấu do cha mẹ chúng hút thuốc. Tiếp xúc với
khói thuốc cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai mãn tính và tiết dịch tai giữa. Viêm
tai giữa không chỉ gây nên gánh nặng về kinh tế (chữa trị bệnh) mà còn gây điếc
cho cuộc đời còn dài của những đứa trẻ. Đặc biệt, điếc khi trẻ còn rất nhỏ rất dễ gây
nên câm và không có khả năng học tập. Những TE có phơi nhiễm với môi trường
khói thuốc hay bị viêm họng, viêm tắc mũi, khàn tiếng và bị cúm hơn những đứa
trẻ không phơi nhiễm. Chúng cũng phải nạo VA và cắt Amygdal nhiều hơn.
9
HTLTĐ có thể ảnh hưởng lên hệ thống cơ tim của trẻ. Những ảnh hưởng này bao
gồm việc hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp
tim khi hoạt động, và làm tăng nhịp tim liên tục. HTLTĐ ở TE gây tăng nguy cơ
phát triển bệnh Crohn (bệnh viêm hồi tràng khu vực - một loại bệnh đường ruột)
gấp 5,3 lần. HTLTĐ cũng là một yếu tố nguy cơ gây viêm đại tràng và các loại
bệnh đường ruột mãn tính khác. Trẻ em không có cơ hội cũng như chưa đủ hiểu
biết để lựa chọn nếu cha mẹ và những người lớn không chỉ dẫn và tạo điều kiện cho
chúng được hưởng một môi trường trong lành trong suốt cuộc đời. Cơ quan thống
kê của Hà Lan cho biết số người Hà Lan chết do ung thư phổi có liên quan đến hút
thuốc lá vào năm 2003 đã làm giảm tuổi thọ ở nữ giới trung bình khoảng 11 năm.
Kết quả cho thấy hút thuốc sẽ làm giảm hơn mười năm tuổi thọ ở nữ giới và nam
giới. Khói thuốc gây ra rất nhiều tác hại đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ với
những hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là tỉ lệ sinh đẻ thấp, bị vô sinh, sảy thai tự
phát, biến chứng thai nhi…[3].
Báo cáo của Nguyến Tuấn Lâm (2007) cho thấy tác hại của HTLTĐ. Khói
toả ra từ đầu điếu thuốc chứa nhiều chất độc hại hơn gấp 21 lần so với khói thuốc
thở ra, lượng khói thuốc mà người hút thuốc thải ra không khí xung quanh gấp 5 lần
lượng lượng hút thuốc hít vào, người không hút thuốc nhưng làm việc thường
xuyên với người hút thuốc có thể hít vào lượng khói thuốc tương đương với việc
hút 5 điếu thuốc một ngày. Đặc biệt, báo cáo cũng trích dẫn phát biểu của Sir
Richard Doll, 1985 “Cứ mỗi ngày một giờ ở trong phòng với một người hút thuốc
lá thì nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người không hút thuốc lá cao gần gấp 100
lần so với việc sống 20 năm ở trong một toà nhà có chứa Asen” [26].
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
3.2. Thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 10 năm 2007 đến 8 năm 2008.
3.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại tỉnh Bắc Giang, một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế-
xã hội ở mức trung bình ở Việt Nam (đứng thứ 48/64 tỉnh). Tỉnh Bắc Giang có diện
tích 3.827,4 km², dân số 1.594,3 nghìn người (năm 2006), gồm các huyện: Sơn
Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên,
Hiệp Hoà. Các dân tộc trong tỉnh: Việt (Kinh), Nùng, Sán Chay, Sán Dìu, Hoa,
Tày Bắc Giang có 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiếu số chiếm 12,9 %.
Thu nhập bình quân đầu người tỉnh Bắc Giang vào khoảng 4,8 triệu đồng/năm. Tỷ
lệ hộ nghèo theo chuẩn mới là 30,67%. Thu nhập nông dân ở nông thôn ước đạt
trên 26 triệu đồng/ha đất canh tác. Điện, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục đã đến hầu
hết 229 xã, phường, thị trấn.
Bản đồ Tỉnh Bắc Giang
10
11
3.4. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi thuộc các hộ gia đình trong địa bàn điều tra.
Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu là nhóm trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi vì nghiên
cứu của chúng tôi thu thập các triệu chứng cơ năng biểu hiện bệnh lý hô hấp của trẻ
trong 4 tuần qua, cho nên đối với những trẻ dưới 3 tháng tuổi thì thời gian phơi
nhiễm với thuốc lá có thể chưa đủ để có thể là nguyên nhân gây nên các biểu hiện
bệnh lý hô hấp của trẻ. Hơn nữa, về mặt bệnh học thì đối với những trẻ dưới 3
tháng tuổi các triệu chứng cơ năng thường không đặc hiệu [4]. Trẻ dưới 6 tuổi là
đối tượng có đặc điểm phát triển thể chất đặc biệt và hiện là đối tượng được toàn xã
hội quan tâm đặc biệt. Trẻ dưới 6 tuổi ở Việt nam hiện đang được hưởng chính sách
miễn phí khi khám chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh của nhà nước.
3.5. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu được tính toán theo công thức tính cỡ mẫu ước tính tỷ lệ trong
quần thể:
1- p
n = Z
2
(1-α/2))
ε
2
p
Trong đó: Z
(1-α/2)
=1,96
α = 0,05
ε độ chính xác tương đối = 10%
p = Tỷ lệ hút thuốc thụ động ước tính theo nghiên cứu trước = 45%
(Nghiên cứu tại Ba Vì, Hà Tây)
Cỡ mẫu cần thiết là 470, khống chế tỷ lệ không trả lời > lấy tròn 500. Nghiên cứu
được thực hiện ở cả nông thôn và thành thị nên cỡ mẫu là 500 x 2 = 1000.
12
Chọn mẫu
Kỹ thuật chọn mẫu nhiều giai đoạn được áp dụng trong nghiên cứu này. Cụ thể:
Bước 1: Chọn tỉnh và địa bàn nghiên cứu: Tại tỉnh Bắc Giang chúng tôi lựa chọn 2
khu vực: một khu vực là thành phố (Thành phố Bắc Giang), một khu vực ở nông
thôn (huyện Lạng Giang).
Bước 2: Sau đó, mỗi khu vực chọn ngẫu nhiên 5 xã hoặc phường từ danh sách các
xã, phường của thành phố và huyện đã lựa chọn.
Bước 3: Tại mỗi phường xã được lựa chọn, 100 trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi sẽ
được lựa chọn ngẫu nhiên từ danh sách toàn bộ các trẻ trong độ tuổi nêu trên (danh
sách trẻ được ung cấp bởi các trạm y tế xã).
3.6. Công cụ nghiên cứu
Bộ câu hỏi được nhóm nghiên cứu xây dựng dựa trên việc tham khảo những công
cụ nghiên cứu và kinh nghiệm của quốc tế, gồm các phần:
+ Phần I: Thông tin đối tượng phỏng vấn.
+ Phần II: Thông tin về hộ gia đình.
+ Phần III: Các vấn đề sức khoẻ.
+ Phần IV: Hút thuốc lá.
Bộ câu hỏi được sử dụng điều tra thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng cho điều
tra chính thức.
Một số định nghĩa được sử dụng trong nghiên cứu
Một em bé được coi là hút thuốc lá thụ động nếu như trong hộ gia đình của em bé
này có ít nhất một người hút thuốc tại nhà vào thời điểm điều tra.
Một em bé được coi là có bệnh lý đường hô hấp trong 4 tuần qua là em bé có bị 1
trong 5 triệu chứng cơ năng (ho, sốt, khó thở, khò khè, hắt hơi) [4], [5]. Thông tin
13
này được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn với người chăm sóc trẻ (người được
phỏng vấn).
3.7. Quy trình thu thập số liệu
Số liệu được thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn tại hộ gia đình. Có 20 nhân
viên y tế địa phương được lựa chọn là điều tra viên. Các điều tra viên sẽ được tập
huấn kỹ lưỡng về phương pháp lựa chọn điều tra hộ gia đình và sử dụng bộ câu hỏi.
Có 4 giám sát viên là các giảng viên của trường Trung học y tế Bắc Giang tham gia
vào giám sát quá trình lựa chọn hộ gia đình và thu thập số liệu. Dựa trên danh sách
các hộ gia đình có trẻ em dưới 6 tuổi và kết quả điều tra thử, các giám sát viên và
học viên sẽ lựa chọn ra những hộ gia đình cần phỏng vấn. Nghiên cứu viên của
trường Đại học Y Hà Nội sẽ cùng với học viên trực tiếp tham gia thu thập số liệu
đồng thời giám sát và đảm bảo chất lượng số liệu của toàn bộ nghiên cứu.
3.8. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu
Số liệu thu thập được làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm Epi Info 6.04.
Phần mềm nhập liệu được thiết kế với tệp CHECK để hạn chế sai số. Phần mềm
thống kê Stata 8.0 được sử dụng trong phân tích số liệu.
Kiểm định khi bình phương và mô hình hồi quy logistic đa biến được thực hiện để
xác định sự liên quan giữa các biến kết quả và các biến phụ thuộc. Nguy cơ mắc các
triệu chứng bệnh lý đường hô hấp có liên quan đến HTLTĐ được ước tính thông
qua tỷ suất chênh (OR). Mức độ ý nghĩa thống kê p < 0,05 được áp dụng
3.9. Phương pháp khống chế sai số
- Bộ câu hỏi được thiết kế bởi các chuyên gia, rõ ràng, các thông tin thu được có
tính chính xác cao, tránh các yếu tố gây nhiễu (tuổi, giới, học vấn của người
14
chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, thông thoáng khí trong nhà, điều kiện kinh tế gia
đình, ).
- Tiến hành điều tra thử, họp bàn, rút kinh nghiệm trước khi thu thập số liệu chính
thức.
- Tập huấn kỹ lưỡng, nghiêm ngặt cho các điều tra viên.
- Quá trình điều tra, thu thập số liệu được giám sát thường xuyên bởi các giám sát
viên và chuyên gia. Khoảng 10% số các bộ câu hỏi được điều tra lại bởi các
nghiên cứu viên.
- Kiểm tra việc chính xác của thông tin bệnh tật, sử dụng dịch vụ y tế bằng cách
thu thập từ nhiều nguồn khác như: thống kê của các cơ sở y tế hoặc có thể tổ
chức thăm khám trực tiếp một số trường hợp.
3.10. Đạo đức trong nghiên cứu
- Đảm bảo tính bí mật các thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu và các
thông tin này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu được thông báo cho lãnh đạo chính quyền địa phương.
- Giải thích cho đối tượng để có sự cộng tác trong nghiên cứu.
- Các cuộc phỏng vấn chỉ được tiến hành khi đối tượng chấp nhận.
- Phương pháp và kết quả nghiên cứu được công bố cho mọi người nhằm nâng
cao chất lượng công tác phòng chống hút thuốc lá, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.
15
4. KẾT QUẢ
4.1. Đặc điểm chung của các người được phỏng vấn (người chăm sóc trẻ)
Có tổng số 1004 trẻ thuộc được điều tra. Số trẻ em dưới 1 tuổi chiếm 16,7% và số
trẻ em từ 1 đến 6 tuổi chiểm 83,3%. Bảng 1 thể hiện thông tin chung về những
người được phỏng vấn (người chăm sóc trẻ) trong nghiên cứu này
Bảng 1: Thông tin chung về người được phỏng vấn
Thành phố
Bắc Giang
Huyện
Lạng Giang
Tổng số
2 địa bàn
Đặc điểm
n % n % n %
Người chăm sóc trẻ
- Mẹ 283 58,5 403 77,4 686 68,3
- Bố 135 27,9 58 11,2 193 19,2
- Người khác 66 13,6 59 11,4 125 12,5
Trình độ học vấn(TĐHV)
- Chưa tốt nghiệp cấp I 9 1.9 28 5.4 37 3.7
- Tốt nghiệp cấp I-III 73 15 420 80.8 493 49.1
- Tốt nghiệp Trên cấp III 402 83.1 72 13.8 474 47.2
Nghề nghiệp
- Nông dân 11 2,2 430 82,7 441 43,9
- Cán bộ công chức nhà nước 181 37,4 28 5,4 209 20,8
- Công nhân 42 8,7 13 2,5 55 5,5
- Nghề khác 250 51,7 49 9,4 299 29,8
Phân loại kinh tế
- Nghèo 2 0,4 63 12,1 65 6,5
- Không nghèo 482 99,6 457 87,9 939 93,5
Tổng 484 100 520 100 1004 100
Nhận xét:
- Phần lớn người được phỏng vấn (người chăm sóc trẻ) là các bà mẹ (chiếm tỷ lệ
68,3%). Tỷ lệ người chăm sóc trẻ là các bà mẹ ở huyện Lạng Giang cao hơn ở
TP Bắc Giang (tương ứng là 77,4% và 58,5%).
- Hầu hết người chăm sóc trẻ ở độ tuổi 25-34 (chiếm tỷ lệ 58,4%). Tỷ lệ này ở
huyện Lạng Giang cao hơn ở TP Bắc Giang (lần lượt là 65% và 51,2%).
- Ở TP Bắc Giang, đa số người chăm sóc trẻ có TĐHV tốt nghiệp cấp III, trung
học, cao đẳng, đại học (chiếm tỷ lệ 82,1%). Ở huyện Lạng Giang đa số người
chăm sóc trẻ có TĐHV cấp II-cấp III (chiếm tỷ lệ 58,5%), chỉ có 13,8%
người chăm sóc trẻ đạt TĐHV tốt nghiệp cấp III, trung học, cao đẳng, đại học
.
- Tỷ lệ người chăm sóc trẻ là cán bộ công chức nhà nước ở TP Bắc Giang là
tương đối cao (37,4%). Ở huyện Lạng Giang phần lớn người chăm sóc trẻ
làm nghề nông (chiếm tỷ lệ 82,7%) và các nghề khác: nội trợ, buôn bán, thợ
thủ công, hưu trí, thất nghiệp (chiếm tỷ lệ 9,4%). Tỷ lệ người chăm sóc trẻ
làm cán bộ công chức nhà nước ở huyện Lạng Giang chỉ là 5,4%.
Biểu đồ 1 thể hiện tỷ lệ hút thuốc trong số những người chăm sóc trẻ đuợc điều tra.
Tỷ lệ hiện hút thuốc của người chăm sóc trẻ ở TP Bắc Giang là 14,7% và ở huyện
Lạng Giang là 6,5%. Tỷ lệ người chăm sóc trẻ hút thuốc hàng ngày ở TP Bắc Giang
và huyện Lạng Giang (tương ứng là 11,6% và 5,4%).
14.7
11.6
6.5
5.4
0
2
4
6
8
10
12
14
16
Hiện hút Hiện hút hàng ngày
TP Bắc Giang Huyện Lạng Giang
Biểu đồ 1: Tỷ lệ hút thuốc ở những người chăm sóc trẻ đuợc điều tra.
16
17
Tại TP Bắc Giang, tỷ lệ hộ gia đình điều tra có một người hút thuốc chiếm 42,1% .
Có 10,5% hộ gia đình có 2 người hút thuốc và 1,7% hộ gia đình có 3 người hút
thuốc trở lên. Tỷ lệ tương ứng ở huyện Lạng Giang là 49,4%, 7,3% và 0,4%.
4.2. Thực trạng hút thuốc lá thụ động ở trẻ em dưới 6 tuổi
Thực trạng hút thuốc lá thụ động (HTLTĐ) ở trẻ em dưới 6 tuổi theo địa bàn điều
tra được mô tả ở bảng 2.
Bảng 2: Thực trạng HTLTĐ ở trẻ em dưới 6 tuổi theo địa bàn điều tra
Hút thuốc lá thụ động
Thành phố
Bắc Giang
(n=484)
Huyện
Lạng Giang
(n=520)
Tổng số
2 đia bàn
(n=1004)
n % n % n %
Có hút 263 54,3 297 57,1 560 55,8
Không hút 221 45,7 223 42,9 444 41,2
(p > 0,05, χ
2
test)
Nhận xét: Tỉ lệ HTLTĐ của trẻ trong nghiên cứu là 55,8%. Không có sự khác biệt
về tỉ lệ HTLTĐ tại TP Bắc Giang và huyện Lạng Giang với ((p > 0,05, χ
2
test)
4.3. Mối liên quan giữa hút thuốc lá thụ động và các triệu chứng cơ năng bệnh
lý đường hô hấp của trẻ dưới 6 tuổi tại các HGĐ điều tra
Kết quả phân tích đơn biến về mối liên quan giữa hút thuốc lá thụ động và sự xuất
hiện các triệu chứng cơ năng bệnh lý đường hô hấp (1 trong 5 triệu chứng: ho, sốt,
khó thở, khò khè, hắt hơi) của trẻ dưới 6 tuổi tại các HGĐ điều tra được thể hiện ở
bảng 3.
18
Bảng 3: Liên quan giữa HTLTĐ và sự xuất hiện 1 trong 5 triệu chứng cơ năng
bệnh lý hô hấp ở TE dưới 6 tuổi trong 4 tuần trước ngày điều tra
Có triệu chứng Không triệu chứng
HTLTĐ
n % n %
Có hút
98 17,5 462 82,5
Không hút
38 8,6 406 91,4
Tổng
136 13,5 868 86,5
(P < 0,001, χ2 test)
Nhận xét: Tỷ lệ mắc bất kỳ 1 trong 5 triệu chứng cơ năng bệnh lý đường hô hấp
(sốt, ho, khó thở, hắt hơi và khò khè) ở những trẻ có HTLTĐ cao hơn hẳn so với
những trẻ không HTLTĐ (17,5% so với 8,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống
kê với p của χ
2
test <0,001.
Bảng 4 thể kiện kết quả mô hình hồ quy đa biến phân tích mối liên quan giữa tình
trạng bệnh lý hô hấp ở trẻ dưới 6 tuổi với thực trạng hút thuốc lá thụ động và 1 số
yếu tố cá nhân, gia đình trẻ.
Nhận xét: Mô hình hồi quy đa biến logistic cho thấy, sau khi đã khống chế các yếu
tố nhiễu trong mô hình, tỷ lệ mắc 1 trong 5 triệu chứng cơ năng bệnh lý hô hấp ở
những trẻ em dưới 6 tuổi có HTLTĐ cao gấp 2,3 lần tỷ lệ tương ứng ở trẻ không
HTLTĐ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (OR=2,3; khoảng tin cậy 95%: 1,53-
3,45).
19
Bảng 4: Mô hình hồi quy đa biến logistic phân tích mối liên quan giữa HTLTĐ
và sự xuất hiện 1 trong 5 triệu chứng cơ năng bệnh lý đường hô hấp
ở trẻ em
dưới 6 tuổi trong vòng 4 tuần qua trước ngày điều tra
Khoảng tin cậy 95%
OR
Cận dưới Cận trên
Có người hút thuốc trong nhà
- Có 2,30* 1,53 3,45
- Không 1 1 1
Địa điểm
- Thành phố Bắc Giang 1 1 1
- Huyện Lạng Giang 1,17 0,54 2,55
Giới tính của trẻ
- Nam 1,28 0,87 1,86
- Nữ 1 1 1
Tuổi
- Dưới 1 1 1 1
- 1 - 6 0,64 0,39 1,06
TĐHV của người chăm sóc trẻ
- Chưa tốt nghiệp cấp I 1 1 1
- Từ cấp I đến cấp II 0,73 0,28 1,89
- Từ cấp II đến cấp III 0,55 0,22 1,37
- Tốt nghiệp cấp III, trung cấp, cao
đẳng, đại học
0,64 0,24 1,73
Điều kiện kinh tế
- Nghèo 1 1 1
- Không nghèo 0,71 0,35 1,45
Nghề nghiệp của người chăm sóc trẻ
- Nông dân 1 1 1
- Cán bộ công chức nhà nước 0,96 0,41 2,21
- Công nhân 1,57 0,64 3,89
- Nghề khác: thợ thủ công, buôn bán,
hưu trí, thất nghiệp.
0,82 0,39 1,70
Thoáng khí trong nhà
- Tốt 1 1 1
- Không tốt 1.09 0,66 1,78
Trẻ đi nhà trẻ
- Có 1,08 0,71 1,64
- Không 1 1 1
20
5. BÀN LUẬN
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ các hộ gia đình có ít nhất một người hiện hút
thuốc trong nhà là 55,8%. Không có sự khác biệt về số người hút thuốc trong nhà
giữa 2 địa bàn TP Bắc Giang và huyện Lạng Giang. Theo báo cáo Bộ Y tế (2002)
có khoảng 65% số hộ gia đình ở Việt Nam có ít nhất một người hút thuốc lá [8] và
kết quả điều tra Y tế Quốc gia (2001-2002) thì 63% các hộ gia đình có người hút
thuốc trong nhà [11]. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả thấp hơn. Đây
cũng là tín hiệu khả quan cho thấy nhà nước và người dân đã có ý thức về hành vi
hút thuốc lá.
Theo kết quả điều tra y tế Quốc gia 2001-2002 [11] có 71% trẻ em đã từng hít phải
khói thuốc do những thành viên khác hút thuốc trong nhà. Theo báo cáo của Vụ
điều trị-Bộ y tế và Đại học Y Hà Nội về thực trạng HTLTĐ và mức độ tiếp cận các
kênh truyền thông về tác hại của thuốc lá tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Tiền Giang
(2005), hút thuốc lá tại nhà cũng diễn ra tương đối phổ biến tại các địa phương này
(tỷ lệ hút thuốc lá thụ động là 65%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so
với kết quả nghiên cứu của Đào Ngọc Phong và cộng sự tiến hành ở 2 phường nội
thành Hà Nội vào năm 1999 [30] trong đó báo cáo tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở TE
là 56%. Kết quả về tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở trẻ em của chúng tôi cao hơn so
với kết quả điều tra của Hoàng Văn Minh và cộng sự tại cơ sở thực Địa ở Ba Vì, Hà
Tây năm 2002[27] (tỷ lệ HTLT ở trẻ em là 45%). Theo tổ chức y tế thế giới thì vào
năm 2007 có khoảng 700 triệu TE - tức khoảng 50% số TE trên toàn thế giới phải
hít thở trong bầu không khí bị ô nhiễm bởi khói thuốc, đặc biệt là khói thuốc ở
trong nhà [50].
Trong nghiên cứu của chúng tôi có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh lý đường hô
hấp với HTLTĐ. Phân tích hồi quy đa biến logistic cũng chứng tỏ rằng có mối liên
quan chặt chẽ giữa HTLTĐ và khả năng mắc triệu chứng bệnh lý đường hô hấp
21
(sốt, ho, khó thở, khò khè, hắt hơi, hoặc 1 trong 5 các triệu chứng) ở trẻ em dưới 6
tuổi tại Địa bàn nghiên cứu. Tỷ suất chênh OR đều cao hơn 1 đối với tất cả các triệu
chứng và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với khoảng tin cậy không chứa giá trị 1.
Kết qủa nghiên cứu của chúng tôi cũng nhất quán với kết quả của các báo cáo,
nghiên cứu trước đây của nước ngoài Mannimo DM và cộng sự-2001 nghiên cứu
trên 5400 trẻ em Mỹ ở lứa tuổi từ 4-16 cho thấy phơi nhiễm với khói thuốc lá là
một yếu tố có hại đối với sinh lý đường hô hấp ở trẻ em tứ 4 đến 16 tuổi, Nghiên
cứu này cũng chỉ ra rằng nồng độ conitin niệu ở trẻ có mẹ hút thuốc cao hơn gấp
4,69 lần so với trẻ có mẹ không hút thuốc. Trẻ có mẹ hút thuốc thường xuyên hoặc
thỉnh thoảng hút thuốc trong phòng với trẻ có nồng độ conitin niệu cao hơn gấp
2,18 lần so với trẻ mà người mẹ không hút thuốc cùng phòng với trẻ [46].
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi một lần nữa khẳng định lại kết quả của các
nghiên cứu khác ở trong nước trước đây. Đào Ngọc Phong và cộng sự (1999) đã
nghiên cứu thực trạng tiếp xúc bị động với khói thuốc lá và ảnh hưởng đối với tình
trạng sức khoẻ của nhân dân tại 2 phường nội thành Hà Nội. Tỷ lệ phụ nữ và trẻ em
tiếp xúc bị động nhiều với khói thuốc (55-56%). Tỷ lệ các triệu chứng đường hô
hấp trong nhóm những trẻ tiếp xúc bị động với khói thuốc lá đều cao hơn nhóm
không tiếp xúc. [30]. Hoàng Long Phát và cộng sự (1998), đã sơ bộ tìm hiểu về tác
hại của khói thuốc lá đối với bộ máy hô hấp. Các dấu hiệu lâm sàng không những
biểu hiện ở đường hô hấp (ho, khò khè, khạc đờm là phổ biến) mà còn ở khí đạo
trên (ngạt mũi, viêm họng…) [29].
Báo cáo tổng quan của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam-Trường cán bộ Phụ nữ
Trung ương (2007) về tác hại của HTLTĐ và công tác phòng chống tác hại của
thuốc lá đã nêu rõ tác hại của HTLTĐ với sức khoẻ phụ nữ và TE. Khói thuốc làm
thai nhi phát triển chậm trong tử cung, gây biến chứng ở rau thai, nguy cơ đẻ non,
nhẹ cân, các bệnh về hô hấp (Tài liệu tham khảo).
22
Nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khoẻ gia đình của Ngô Thị Ngọc
Anh, Đỗ Thị Kim Cúc (2005) cho thấy TE phải hít khói thuốc từ những người lớn
hút thuốc ở nơi trẻ sống, vui chơi và giải trí là nguyên nhân của một số bệnh như
viêm đường hô hấp trên và dưới, hen suyễn, viêm tai Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
thường xuyên hít phải khói thuốc sẽ bị mắc các bệnh: tăng tỷ lệ viêm đường hô hấp
dưới (như viêm phế quản, viêm phổi) và viêm tai giữa; làm tăng các triệu chứng
của bệnh đường hô hấp mãn tính (như hen); làm giảm sự phát triển của phổi; và làm
tăng nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia ước tính rằng mỗi năm khoảng
150.000-300.000 TE dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi do
HTLTĐ. Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những người hút thuốc bị viêm phế quản
hoặc viêm phổi cao gấp 2 lần những người không hút thuốc. Người cha hút thuốc
và đặc biệt là người mẹ hút thuốc cũng làm tăng tỉ lệ mắc và mức độ nặng của hen
đối với trẻ. Những TE có phơi nhiễm với môi trường khói thuốc hay bị viêm họng,
viêm tắc mũi, khàn tiếng và bị cúm hơn những đứa trẻ không phơi nhiễm. Chúng
cũng phải nạo VA và cắt Amygdal nhiều hơn [3].
6. KẾT LUẬN
- Tỷ lệ HTLTĐ của trẻ dưới 6 tuổi chung ở 2 địa bàn nghiên cứu là 55,8%. Tỷ lệ
này ở ở huyện Lạng Giang cao hơn ở TP Bắc Giang
- Tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng bệnh lý đường hô hấp (sốt, ho, khó thở, khò khè,
hắt hơi, hoặc 1 trong 5 triệu chứng) ở trẻ em dưới 6 tuổi có HTLTĐ cao hơn rõ
rệt so với tỷ lệ tương ứng ở trẻ em dưới 6 tuổi không HTLTĐ. Sự khác biệt là có
ý nghĩa thống kê với p<0,05.
- Phân tích hồi quy đa biến logistic cũng chứng tỏ rằng có mối liên quan chặt chẽ
giữa HTLTĐ và khả năng mắc triệu chứng bệnh lý đường hô hấp (sốt, ho, khó
thở, khò khè, hắt hơi, hoặc 1 trong 5 các triệu chứng) ở trẻ em dưới 6 tuổi tại địa
bàn nghiên cứu.
23
7. KHUYẾN NGHỊ
- Nhà nước cần có các biện pháp tuyên truyên sâu rộng hơn nữa về tác hại của
HTLTĐ đối với sức khoẻ, đặc biệt đối với sức khoẻ của phụ nữ và trẻ em.
- Vận động các thành viên trong gia đình bỏ thuốc. Thay đổi thói quen hút thuốc
lá trong nhà.
- Mở các lớp tập huấn, đào tạo các tuyên truyền viên tuyên truyền về tác hại của
thuốc lá, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về tác hại của thuốc lá ở các cơ quan,
trường học, hội phụ nữ, đoàn thanh niên nhằm khai thác triệt để những thái độ
tích cực của một bộ phận người dân, phát triển nó thành xu thế xã hội văn minh
không hút thuốc lá.
- Tiếp tục nghiên cứu về tác hại của HTLTĐ đến sức khoẻ bằng các thiết kế
nghiên cứu chi tiết và có thời gian theo dõi dài dài hơn (nghiên cứu thuần tập).
8. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức, Bùi Long và các cộng sự (1999), "Kết
quả nghiên cứu bệnh chứng về hút thuốc và ung thư phổi", Một số kết quả điều
tra về tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.44-46.
2. Hoàng Mai Anh, Ngô Quý Châu, Lê Anh Tuấn và các cộng sự (2004), Các
bệnh liên quan đến thuốc lá và cách phòng chống, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,
tr.6-25.
3. Ngô Thị Ngọc Anh, Đỗ Thị Kim Cúc (2005), Nghiên cứu Thuốc lá và sức khoẻ
gia đình, Chương trình hội thảo tác động của hút thuốc lá thụ động đối với phụ
nữ và trẻ em, Vụ Gia đình - Uỷ ban Dân số - Gia đình và Trẻ em, Hà Nội -
4/2007.
4. Bộ môn Nhi - Trường Đại học Y Hà Nội (2003), Bài giảng Nhi khoa - tập I,
Nhà xuất bản Y học, tr.274-321.
24
5. Bộ môn Nội - Trường Đại học Y Hà Nội (1999), Triệu chứng học nội khoa -
tập I, Nhà xuất bản Y học, tr.184-207.
Tiếng Anh
6. Chen Y., Li W., Yu S. (1986), Influence of passive smoking on admissions for
respiratory illness in early childhood, BMJ, 293: 303-306.
7. Cook DG, Strachan DP(1999), “Summary of effects of parental smoking on
the respiratory health of children and implications for research”, Health effects
of passive smokin. Bul, 10, Volume 54, p.357-366.
8. Geist H. (1999), “Global assessment of deforestation related to tobacco
farming”, Tobacco Control, V.8, p.18-28.
9. Harlap S., Davies A.M. (1974), Infant admissions to hospital and maternal
smoking, Lancet, 1:529-532.
10. Hecht S.S. (1998), Cigarette Smoking and cancer, Environmental and
occupational medicine, Third edition Lippincott Raven Publishers, Philadelphia,
p.1-28.
11. Hedley A.J. (2006), Relationship between respiratory health and secondhand
smoke at home, Lipp. Rav. Publi., Philadelphia, p.13-34.
25
9. PHỤ LỤC : BỘ CÂU HỎI ĐIỀU TRA
Bộ câu hỏi nghiên cứu về hút thuốc lá thụ động
(Phỏng vấn người chăm sóc trẻ, thích hợp nhất là mẹ của trẻ)
Mã phiếu:
Tỉnh: Bắc Giang Địa điểm: 1= Th.phố Bắc Giang, 2= H Lạng Giang
Phường(Xã): Mã hộ gia đình:_______________________________
I. THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN
1. Tên người được phỏng vấn ? ________________________________________________
2. Giới 1. Nam 2. Nữ
3. Tuổi? __________ tuổi
4. Quan hệ của người được phỏng vấn với trẻ?
1. Bố hoặc mẹ
2. Ông bà
3. Chị
4. Anh
5. Họ hàng
6. Quan hệ khác, ghi rõ ________________________________________________
5. Trình độ học vấn của người được phỏng vấn?
1. Mù Chữ
2. Chưa tốt nghiệp cấp 1
3. Tốt nghiện cấp 1
4. Tốt nghiện cấp 2
5. Tốt nghiện cấp 3
6. Tốt nghiệp các bậc học trên cấp 3
6. Nghề nghiệp của người được phỏng vấn (nghề chính trong 12 tháng qua)?
1. Nông dân
2. Cán bộ, công chức, nhân viên hành chính
3. Công nhân
4. Buôn bán nhỏ
5. Thợ thủ công
6. Nội trợ
7. Thất nghiệp
8. Nghỉ hưu
9. Khác, ghi rõ: ________________________________________________