Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

CHÂU ÂU HẬU KỲ TRUNG ĐẠI ( TK XVI -TK XVII )_1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.07 KB, 6 trang )

CHÂU ÂU HẬU KỲ TRUNG ĐẠI
( TK XVI -TK XVII )

KHÁI QUÁT :
Hậu kỳ trung đại là giai đoạn :
Chế độ phong kiến lâm váo tình trạng khủng hoảng suy vong và quan hệ
tư bản nảy sinh.Giai đoạn nầy đưộc mở đầu bằng các cuộc phát kiến lớn
về địa lý. Bởi vì phát kiến địa lý mở đường cho sự ra đời của CNTB và
mở đầu cho sự ra đời của chủ nghĩa thực dân cận đại.

Ðây cũng là thời kỳ chính quyền quân chủ chuyên chế được xây dựng ở
một số nước ( Anh , Pháp, Tây ban nha, Bồ đào nha, )

Lúc nầy là giai đoạn quá độ, khi mà các đẳng cấp phong kiến cũ đã suy
thóai và giai cấp tư sản đã hình thành từ tầng lớp thị dân trung đại, và
khi mà giữa hai bên đối địch nhau chưa bên nào thắng bên nào, lúc ấy
qúi tộc phong kiến bắt tay vời tư bản để tiêu trừ phong kiến cát cứ và
phong trào nông dân đang lên mạnh.

Ðây cũng là thời kỳ bắt đầu những cuộc cách mạng về tư tưởng và văn
hóa sâu sắc ( đấu tranh giữa hai ý thức hệ tôn giáo phản động và ý thức
hệ tư sản tiến bộ), biểu hiện qua các phong trào cải cách tôn giáo, văn
hóa phục hưng.

Trong giai đoạn này, do tác động của những điều kiện kinh tế - xã hội và
tư tưởng mới, pnong trào của nông dân và thị dân nổ ra rất mạnh mẽ,
biến thành cuộc chiến tranh nông dân thực sự, mang tính chất hoàn toàn
mới là thủ tiêu chế độ phong kiến và vương quyền.

Tất cả những điều đó đã làm cho giai đọan các thế kỷ XVI - XVII, trở
thành một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử, khác về chất với giai đoạn


phong kiến phát triển trước đó (thế kỷ XI-XV), cũng như với các thế kỷ
tiếp theo của chủ nghĩa tư bản công nghiệp ( thế kỷ XVIII - XIX ). Qui
luật những quan hệ sản xuất tất yếu phải phù hợp với tính chất của lực
lượng sản xuất đã biểu hiện rất rõ ràng và đẩy nhanh sự tan rã của chế
độ phong kiến.



I- NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN LỚN VỀ ÐỊA LÝ CỦA NGƯỜI
CHÂU ÂU

1- Những tiền đề của các Phát kiến lớn về địa lý

- Do nhu cầu phát triển của nền kinh tế thương mại châu Âu.

- Cơn khát vàng đặc trưng của những người tham gia các đoàn thám
hiểm mạo hiểm ở thế kỷ XV - XVI là tiền đề đặt biệt quan trọng của
những phát kiến địa lý.

- Sự phát triển của chủ nghiã chuyên chế ở Tây âu vào cuối thế kỷ XV
cũng là tiền đề căn bản cho các phát kiến địa lý vĩ đại.

- Những mâu thuẩn của chế độ phong kiến, cuộc khủng hoảng sâu sắc
của nó diễn ra trong thế kỷ XV, cũng là tiền đề thật sự cho phát kiến địa
lý.

- Cuối cùng, những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật ở châu Âu là tiền
đề cần thiết cho phát kiến địa lý. (Ngành đóng tàu, La bàn, bản đồ, )

2- Tiến trình phát kiến địa lý


Cho đến trước thế kỷ XV, người châu Âu chỉ biết có 3 đại lục : Âu, Á,
Phi nối liền nhau, chung quanh là biển. Nhưng đến thế kỷ XV những
hiểu biết của người châu Âu được bổ sung bằng thuyết qủa đất hình tròn,
nhờ vậy mà họ biết rằng muốn sang Ấn độ thì có thể đi bằng hai cách :
Vòng châu Phi hoặc vượt đại dương đi về phía Tây.

Ði đầu trong việc tiến hành những cuộc thám hiểm vĩ đại vào thế kỷ XV
là hai quốc gia Bồ đào nha và Tây ban nha.

NHỮNG CHUYẾN ÐI CỦA NGƯỜI BỒ ÐÀO NHA :

Ðặc điểm của người Bồ đào nha la đi theo đường vòng châu Phi và khởi
hành ở Lisbonne .

Các chuyến đi của HENRY :

Henry vừa là một hoàng tử ( con vua John II) vừa là một nhà hàng hải,
ông đã mở đầu những chuyến đi của người Bồ đào nha.

Năm 1415, người Bồ đã chiếm được pháo đài Ceuta trên bờ biến châu
Phi, từ đó hầu như năm nào họ cũng tổ chức những đoàn thám hiểm đi
về phía Nam dọc theo bờ biển châu Phi.

Năm 1419, họ chiếm được hòn đảo Porto Xanto do người Ý tìm ra trước
kia và biến đảo nấy thành thuộc địa.
Năm 1445, họ đến được Cap Vert (mũi Xanh).

Năm 1472, họ đến Vịnh Guinée, và bắt đầu khai thác những lớp đất có
vàng, sau đó họ biến nơi nầy thành nơi buôn bán ngà voi, vàng , nô lệ và

một phần gia vị. Họ đem áo dài vải gai, hạt cườm vũ khí và rượu bán
cho người da đen ở đây. Khi đến vịnh Guinée, họ tưởng đây là mõm cực
nam của châu Phi, nên năm 1482 họ cho xây dựng ở đây đồn Mina để
cướp bóc.

Chuyến đi của BARTHOLEMEN DIAS :

Tháng 8 năm 1486, đợt thám hiểm lần thứ hai được tiến hành do
Bartholemen Dias thực hiện. Ông đã đến được mũi nam Phi, nhưng bị
một cơn bão kéo dài 13 ngày đẩy ra khơi, khi quay được trở lại theo
hướng Ðông-Bắc đoàn thám hiểm bất ngờ đi vòng quanh mỏm cực Nam
châu Phi và đặt tên cho nó là mũi bảo táp. Họ trở về Lisbon năm 1487,
Vua John II thấy có cơ sở để tiến xa hơn nên đã đổi tên mũi bảo táp
thành mủi Hảo vọng .(Cap good of Hope)

Chuyến đi của VASCO DA GAMA :

Ngày 8 tháng 7 năm 1497, đợt thám hiểm lần thứ 3 do Vasco da Gama
tiến hành. Ðoàn lên đường với 4 tàu và 168 thủy thủ .

- Ngày 27 tháng 7 , đoàn đến các đảo ở mũi Cap Vert.

- Ngày 22 tháng 11, các con tàu đi vòng qua mũi Hảo vọng và đi vào Ấn
độ dương.

- Ngày 01 tháng 05 năm 1498, đoàn đã đến các thành thị cực Nam của
người Arap ở châu Phi là Mozambique, sau nhiều lần đụng độ với người
Arap, đoàn đã được một người hoa tiêu biết đường dẫn tới Ấn độ.

- Sau 23 ngày bơi trên Ấn độ dương, cuối cùng ngày 20 tháng 05 năm

1498 đoàn đã đến thành phố Calicut .

- Ngày 30 tháng 09 năm 1498, đoàn rời khỏi Calicut. Trên đường đi
người Bồ đã đánh cướp các con tàu của dân Ấn giáo mỗi khi gặp và giết
hại thủy thủ của nó, mãi đến ngày 01 tháng 01 năm 1499 đoàn mới đến
châu Phi.

- Chuyến quay về qua Ấn độ dương kéo dài trong 89 ngày, tất nhiều
thủy thủ bị chết vì bệnh hoại huyết, tàu Xan Raphaen bị bốc cháy, đến
ngày 10 tháng 3, đoàn đi vòng qua mũi Hảo vọng.

- Cuối cùng ngày 18 tháng 09 năm 1499, Vasco Da Gama cùng 55 thủy
thủ đã cập bến Lisbon.

×