Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN HÀ LAN (CUỐI TK XV ĐẦU TK XVI )_2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.37 KB, 5 trang )

CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN HÀ LAN
(CUỐI TK XV ĐẦU TK XVI )

Năm 1562, liên minh quí tộc bao gồm bá tước Egmont, hoàng thân
VinHem dOrange và đô đốc Hornes. Họat động của liên minh quí tộc
giới hạn trong những cuộc đấu tranh hợp pháp nên kết quả không hữu
hiệu. Những yêu sách mà liên minh quí tộc đệ trình lên chính quyền
như: đòi hủy bỏ sắc lệnh trấn áp dị giáo, tôn trọng những quyền lợi của
nhân dân Netherlands không giải quyết. Quân đội Tây Ban Nha vẫn
chiếm đóng Netherlands và sự thống trị, nô dịch của Tây Ban Nha đối
với Netherlands vẫîn tiếp tục.

Nhận thấy sự đấu tranh hợp pháp của một số quí tộc không đem lại kết
quả hữu hiệu, ngày 11-8-1566 nhân dân miền nam đã nổi dậy khởi nghĩa
tấn công vào giáo hội Thiên chúa của chính quyền Tây Ban Nha. Quần
chúng kéo nhau từng đoàn tấn công các nhà thờ thiên chúa, và cho đến
cuối năm 1566, hàng ngàn nhà thờ bị đập phá. Phong trào lan rộng ra
miền bắc đã thu hút 12 trong số 17 tỉnh của Netherlands vào cuộc đấu
tranh chống chính quyền Tây Ban Nha. Chính quyền Tây Ban Nha e
ngại và đã có những chính sách nhượng bộ: tòa án tôn giáo ngừng hoạt
động, đạo Calvin được cho phép truyền bá. Trong khi chính quyền Tây
Ban Nha nhượng bộ thì bộ phận quí tộc ở miền nam lại thỏa hiệp với
chúng. Quí tộc phong kiến lo sợ trước sức mạnh của phong trào cách
mạng của quần chúng nên đã từ bỏ quyền lợi dân tộc để bảo vệ quyền
lợi giai cấp bằng cách phối hợp với quân chính phủ để đàn áp các cuộc
khởi nghĩa của nhân dân, còn đại diện của tư sản trong liên minh Calvin
thì lại thỏa mãn với quyền lợi trên nên đứng ra dãn hòa, kêu gọi quần
chúng ngưng bạo động. Chính quyền Tây Ban Nha lợi dụng tình hình
không thống nhất trong phong trào, đã phái Elbe sang thi hành một chế
độ thống trị hà khắc hơn. Albe đã lập ra Hội đồng tra xét bạo động để
thanh trừng những người khởi nghĩa. Trong thời gian Albe cai trị đã có


8.000 người bị giết chết, trong đó có cả bá tước Egmont và de Horns.
Ngoài ra, Albe còn ban hành một chính sách thuế hà khắc, đặc biệt sắc
thuế 10% đánh vào những món hàng bán ra. Chế độ thuế này đã bóp
nghẹt nền kinh tế của Hà Lan.

2. Giai đoạn 2: 1572 - 1684:

Trước sự thống trị tàn bạo của Albe, phong trào cách mạng của
Netherlands phát triển thành hai khuynh hướng: khuynh hướng họat
động chủ yếu dựa vào ngoại viện qua vai trò của VinHem dOrarge và
khuynh hướng hoạt động du kích của quần chúng nhân dân qua việc tổ
chức các đội du kích với 2 tên gọi Ðội ăn mày trên rừng và Ðội ăn mày
trên biển.

Hoạt động của phong trào cách mạng ở Netherlands trong giai đoạn này
chủ yếu là những cuộc đấu tranh vũ trang giữa nhân dân Netherlands và
chính quyền Tây Ban Nha. Hoạt động du kích của quần chúng nhân dân
ngày càng mở rộng và giành được những thắng lợi to lớn, nhiều tỉnh ở
miền bắc được giải phóng. Trước tình hình đó, một lần nữa tư sản và quí
tộc lại liên minh với nhau để đoạt những thành quả của cách mạng qua
việc ủng hộ VinHem dOrange lên nắm quyền hành chính tối cao và tổng
chỉ huy quân đội. Năm 1576, một hội nghị ba cấp được triệu tập ở
Ghente để thành lập một liên minh chống Tây Ban Nha. Tuy nhiên,
trong hội nghị Ghente, do đa số đại biểu là quí tộc tăng lữ thiên chúa
giáo và tư sản bảo thủ miền Nam nên hội nghị chưa giải quyết những
vấn đề của cách mạng: không đề cập đến vấn đề thủ tiêu chế độ phong
kiến ruộng đất và không nêu vấn đề độc lập dân tộc.

Sau Hội nghị, các đại biểu miền Nam thành lập Ðồng minh Arras, tuyên
bố phục tùng quyền thống trị của Tây Ban Nha. Hành động phản bội của

bọn quí tộc miền Nam đã ảnh hưởng xấu đến tiến trình cách mạng.
Ðể đối phó với tình hình trên, các tỉnh miền Bắc thành lập Ðồng minh
Utretch ngày 23.1.1579. "Ðồng minh Utretch" đã thành lập một "Liên
hiệp các tỉnh", có một hệ thống tiền tệ, đo lường chung và một tổ chức
quân sự, một chính sách đối ngoại thống nhất; có cơ quan quản lý chung
là Hội Nghị ba cấp.

Năm 1581, trong một phiên họp của "Ðồng minh Utretch", Philippe II bị
lên án là bạo chúa và bị phế truất. Tuy chưa chính thức tuyên bố, nhưng
các tỉnh miền bắc Netherlands được tổ chức thành một nước Cộng hòa,
được gọi bằng tên là Các tỉnh liên hiệp, về sau thay bằng tên của tỉnh lớn
nhất và quan trọng nhất trong liên hiệp là Holland. Ðó là thành quả lớn
lao của cuộc đấu tranh lâu dài của nhân dân Netherlands chống Tây Ban
Nha.

Sau khi tuyên bố nền Cộng hòa, Hà Lan ký hiệp ước liên minh với Anh,
Pháp để chống lại Tây Ban Nha. Cuộc đấu tranh còn kéo dài nhiều năm,
gây tổn thất nặng nề cho Tây Ban Nha. Cuối cùng năm 1609, Tây Ban
Nha phải ký với Hà Lan một hiệp ước hòa bình trong vòng 12 năm, thừa
nhận sự độc lập của Hà Lan. Sau khi hiệp định hết hạn, chiến tranh lại
tiếp tục. Mãi đến năm 1648, Tây Ban Nha mới chính thức thừa nhận nền
độc lập của Các tỉnh liên hiệp.


III. TÍNH CHẤT VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ

Cuộc đấu tranh của nhân dân Netherlands lúc đầu chỉ là những yêu cầu
giảm nhẹ sự cai trị của chính quyền Tây Ban Nha, nhưng thái độ ngoan
cố của chính quyền Tây Ban Nha làm cho nhân dân bất mãn. Họ đã
đứng dậy tự vũ trang, chống lại sự thống trị của Tây Ban Nha một cách

kiên quyết. Cuộc khởi nghĩa này biến thành cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc. Cuộc đấu tranh này đồng thời còn là cuộc cách mạng tư sản vì
nó đã lật đổ phong kiến nước ngoài, phát triển tinh thần dân tộc, dân
chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

Tuy nhiên cuộc cách mạng vẫn còn nhiều hạn chế: cách mạng chỉ thắng
lợi ở tỉnh miền Bắc, các tỉnh miền nam vẫn nằm trong khuôn khổ của
Netherlands thuộc Tây Ban Nha. Ngay sau khi thắng lợi, giai cấp tư sản
miền bắc vẫn chưa trưởng thành. Chính quyền thực tế nằm trong tay
tầng lớp trên của giai cấp tư sản gồm những chủ công trường thủ công,
thương nhân và bọn cho vay nặng lãi liên kết với một bộ phận quí tộc để
nắm chính quyền. Ở nông thôn, nông dân vẫn không có ruộng đất, quyền
hành và sự bóc lột của địa chủ vẫn còn.

Tuy còn những hạn chế, nhưng khởi nghĩa ở Netherlands vẫn có một ý
nghĩa quan trọng. Ðó là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới,
báo hiệu cho một phương thức sản xuất mới được thiết lập trên thế giới.
Nó là mốc mở đầu cho lịch sử cận đại thế giới. Nhờ cách mạng tư sản
mà đến thế kỷ XVII, Hà Lan trở thành nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến
nhất trên thế giới.

×