Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN HÀ LAN (CUỐI TK XV ĐẦU TK XVI )_1 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.12 KB, 5 trang )

CUỘC CÁCH MẠNG TƯ SẢN HÀ LAN
(CUỐI TK XV ĐẦU TK XVI )


Hà Lan, một lãnh thổ nằm trên bờ biển bắc Âu là vùng hạ lưu của 3 con
sông Escault, Meuse, Rhin. Lãnh thổ Hà Lan xưa kia bao gồm cả phần
đất nước Bỉ ngày nay. Ðến năm 1831, Bỉ mới tách khỏi Hà Lan. Cách
mạng tư sản đầu tiên trên thế giới nổ ra ở Hà Lan, mở đầu cho thời kỳ
cận đại của lịch sử thế giới.

I. TÌNH HÌNH XỨ NETHERLANDS VÀO THẾ KỶ XV- XVI

1. Kinh tế:

1.1. Công- thương nghiệp: thời trung đại, Netherlands là vùng kinh tế
công thương nghiệp phát triển ở châu Âu. Từ thế kỷ XIII-XIV, nghề len
dạ ở miền Nam Netherlands nổi tiếng không những về lãnh vực kỹ thuật
mà cả về qui mô sản xuất. 9/10 số lượng lông cừu xuất khẩu từ Anh
được nhập vào Netherlands.

Cùng với len dạ, nghề dệt bông, vải gai, dệt thảm, làm đồ da, đồ kim
loại, đóng thuyền cũng phát triển mạnh.

Trong lãnh vực thương nghiệp, ngoại thương có những bước phát triển
đáng kể. Netherlands đã buôn bán với các nước Anh, Nga, Tây Ban Nha
và những thuộc địa của những nước này ở nam Mỹ. Các trung tâm mậu
dịch và tài chính quan trọng của Netherlands lúc bấy giờ là Amsterdam,
Brabant, Antwerpen , trong đó Antwerpen là một thành phố thương
nghiệp và tín dụng có tính chất quốc tế. Antwerpen có một bến cảng có
thể đậu một lúc 2500 thuyền buôn đến từ các nơi trên thế giới .


Trên cơ sở phát triển công thương nghiệp, quan hệ phong kiến theo kiểu
phường hội dần tan rã, và đồng thời với quá trình đó là sự hình thành
một mối quan hệ mới, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Công trường
thủ công ở Hà Lan phát triển mạnh. Hà Lan trở thành quê hương của
công trường thủ công. Ðến nửa đầu thế kỷ XVI, Netherlands trở thành
một nước tư bản phát triển có nhiều thành phố với mật độ dân số 3 triệu
người.

1.2. Nông nghiệp: ở một số vùng phía bắc và nam của Hà Lan như
Flandre, Brabant, Zéland đã xuất hiện tình trạng các lãnh chúa phong
kiến đem ruộng đất cho thuê hoặc kinh doanh theo kiểu tư bản chủ
nghĩa. Các thị dân giàu có, các trại chủ mua ruộng đất của quí tộc, thuê
người làm hoặc đầu tư vào việc đắp đê, biến những vùng đất trồng trọt
thành các bãi cỏ để chăn nuôi súc vật nhằm cung cấp cho thị trường.
Nhiều đầm lầy bị tháo nước để biến thành những nông trường chăn nuôi
bò sữa.

Tóm lại, đến thế kỷ XVI, nền kinh tế Netherlands đã có những bước
phát triển nhất định và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xâm nhập
vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp của đất nước. Trong quá
trình phát triển ấy, Netherlands đã hình thành hai trung tâm kinh tế là
Amsterdam ở miền bắc và Antwerpen ở miền nam. Sự phát triển kinh tế
tư bản chủ nghĩa ở miền Bắc tỏ ra thuận lợi hơn ở miền Nam. Trong khi
miền Bắc mở rộng kinh tế với nước ngoài và nông thôn thì bị lôi cuốn
vào kinh tế hàng hóa, thì ở miền Nam kinh tế lại lệ thuộc vào Tây Ban
Nha và quan hệ phong kiến vẫn còn đậm nét trong nông nghiệp. Vì vậy,
phía nam của Netherlands dần phát triển chậm lại.

2. Sự thống trị của Tây Ban Nha


Thời trung đại, lãnh thổ Netherlands bị chia thành một số lãnh địa phong
kiến, một số thuộc Pháp, một số thuộc Ðức. Cuối thế kỷ XV,
Netherlands trở thành lãnh thổ của dòng Habsburg. Lúc Charles Quint
còn thống trị thì Netherlands vẫn còn vị trí nhất định, nhưng khi con ông
ta là Philippe II cai trị thì Netherlands được xem như một lãnh địa phụ
thuộc chặt chẽ vào Tây Ban Nha. Mọi quyền hành trong nước đều nằm
trong tay viên toàn quyền Tây Ban Nha là Marguerite và viên phụ chính
là Hồng y Giáo chủ Granvella. Chúng đã thi hành một chính sách cai trị
hết sức hà khắc.

Trên lãnh vực tôn giáo, Tây Ban Nha đã thi hành một chính sách đàn áp
tôn giáo khốc liệt, đặc biệt là tân giáo. Những học thuyết của Luther,
Calvin đều bị cấm phổ biến, những người theo tân giáo đều bị truy lùng.
Chính quyền Tây Ban Nha đã lập ra tòa án tôn giáo ở Netherlands để xét
xử các tín đồ tân giáo. Tuy chính quyền ban hành các sắc lệnh cấm đạo
và những cuộc hành hình ngày càng nhiều, nhưng số người theo tân giáo
ngày vẫn đông.

Trên lĩnh vực kinh tế, Tây Ban Nha thi hành chính sách thuế khóa hết
sức nặng nề. Năm 1560, Philippe II tăng thuế xuất khẩu lông cừu của
Tây Ban Nha làm cho số lượng lông cừu nhập vào Netherlands hàng
năm giảm 40%. Ngoài ra vua Tây Ban Nha không cho phép Netherlands
quan hệ buôn bán với các thuộc địa của Tây Ban Nha ở Châu Mỹ và cản
trở sự buôn bán giữa Netherlands và Anh.

Sự nô dịch về chính trị, sự đàn áp về tôn giáo và sự kìm hãm về kinh tế
đã làm cho các tầng lớp trong xã hội Netherlands đều bất mãn với chế độ
cai trị của Tây Ban Nha. Ngoài ra, trong xã hội Netherlands còn tồn tại
mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất T.B.C.N với chế độ phong kiến. Do
vậy, cuộc cách mạng Netherlands bùng nổ là nhằm giải quyết hai mâu

thuẫn trên, trong đó mâu thuẫn thứ nhất là nguyên nhân trực tiếp thúc
đẩy cuộc đấu tranh sớm bùng nổ, còn mâu thuẫn thứ hai là yếu tố quyết
định tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng ấy.

II. CÁCH MẠNG BÙNG NỔ

Phong trào cách mạng ở Netherlands bùng nổ nhằm giải quyết mâu
thuẫn dân tộc với Tây Ban Nha, đồng thời giải quyết mâu thuẫn giữa lực
lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa với quan hệ sản xuất phong kiến.
Cách mạng khởi đầu bằng các cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân
bao gồm nông dân, bình dân thành thị và tư sản chống lại ách thống trị
của chính quyền Tây Ban Nha. Trong cuộc cách mạng nầy, liên minh
Calvin giáo của giai cấp tư sản đóng vai trò quan trọng.

Cách mạng trải qua 2 giai đoạn:

1. Giai đoạn 1: 1566-1572: đấu tranh diễn ra dưới hình thức đấu tranh
tôn giáo.

Vì mâu thuẫn với chính quyền thực dân nên trong giai đoạn đầu, cuộc
cách mạng tư sản Netherlands đã lôi cuốn được một bộ phận của tầng
lớp quí tộc phong kiến đứng về phía nhân dân chống lại chính quyền
Tây Ban Nha.

×