Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

GIÁO ÁN: MÔI TRƯỜNG XUNH QUANH CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.88 KB, 4 trang )

GIÁO ÁN: MÔI TRƯỜNG XUNH QUANH

CHỦ ĐIỂM: THẾ GIỚI ĐỘNG VẬT
ĐỀ TÀI: GIÓ
NHÓM LỚP: LÁ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phân biệt giữa gió tự nhiên và gió nhân
tạo
- Dạy trẻ biết gió có ở khắp nơi, gió không màu, không mùi
(nhưng gió mang mùi hương đi khắp nơi) và gió không
nắm bắt được

2. Kỹ năng:
- Trẻ nhận biết và phân biệt được tính chất của các loại gió:
gió hiu hiu, gió mạnh, gió lốc…
- Trẻ phân biệt được lợi ích cũng như tác hại do gió gây ra,
cách hạn chế tác hại của gió

3. Phát triển:
- Phát triển ngôn ngữ, tư duy, trí nhớ, các giác quan…

4. Giáo dục:
- Giáo dục trẻ chú ý lắng nghe, thực hiện theo yêu cầu của
cô. biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng, biết phối hợp cùng bạn.

II. PHƯƠNG PHÁP - BIỆN PHÁP:
- Thực hành
- Đàm thoại


III. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng của cô:
Hồ nước, lá cây, lông vũ, san hô khô, bông gòn, 2 bức
tranh, giấy mỏng…
2. Đồ dùng của trẻ:
Dây ruy băng (mỗi trẻ 1 sợi), 1 số đồ dùng đồ chơi vừa
nhẹ, vừa nặng, khối xây dựng lớn, ống thổi để trẻ thổi
thuyền và nước, bong bóng…

IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG:
1. Thí nghiệm của cô:
Cho trẻ quan sát 3 vật mẫu: tờ giấy mỏng, lông chim và
nhánh san hô. Cô thổi nhẹ cùng 1 lực tác động vào từng
vật mẫu và đàm thoại:
- Khi cô thổi vào 3 vật thì con thấy có chuyện gì xảy ra?
- Tại sao tờ giấy và lông chim lại có thể bay lên được? (vì nó
rất nhẹ). Còn san hô vì sao lại không bay được? (vì nó rất
nặng)
 Rút ra kết luận: vật bay được hay không bay là do tốc độ
của gió
- Theo con tại sao lá cây bay đi khắp nơi và cây lại rung
chuyển được? (vì có gió thổi)
- vậy chúng ta gọi đó là gió gì? (gió tự nhiên)
- Thế theo con, chúng ta có thể tạo ra gió không? Hãy ví dụ
thử xem? Và ta gọi đó là gió gì? (gió nhân tạo)
- Từ “gió” được ghép bởi những chữ cái nào? Hãy đặt câu
với từ “gió”?

2. Thí nghiệm của trẻ:
- Cho mỗi trẻ cầm một sợi ruy băng thổi nhẹ và thổi mạnh

rồi tự nhận xét.
- Cho trẻ cầm, nắm, ngửi, nhìn xem gió có màu gì, mùi
gì…?
Đàm thoại:
- Theo con, gió có ở đâu? Làm sao con biết? (vì
thấy tóc bay, da mát, lá rơi…)
- Phân nhóm (4 nhóm): cho trẻ chọn mỗi nhóm 4
đồ vật và cho tác động của gió vào thì có kết quả
như thế nào? Cho mỗi nhóm tự nhận xét những
thí nghiệm của mình và trình bày kết luận của
mình.
Trò chơi tiếp sức:
Chia trẻ thành 2 nhóm, cho trẻ đặt tên nhóm và thi đua:
- Nhóm 1: Chọn những đồ vật mà gió không thổi
hoặc thổi nhẹ cũng không bay.
- Nhóm 2: Chọn những đồ vật mà gió thổi hoặc
thỏi nhẹ cũng bay.
Đàm thoại và nhận xét:
- Theo còn thì gió có cần thiết cho đời sống chúng
ta không? Vì sao?
- Nếu 1 ngày mà không có gió hoặc 1 thời gian
dài mà không có gió thì các con thấy như thế
nào?
- Thế gió có gây hại cho chúng ta không? Con thử
nghĩ xem chúng ta có thể giảm bớt tác hại của
gió không? ( trồng cây, xây nhà to chắc, gió ta
thì không nên ra đường…)
-
Hát và vận động theo bài nhạc “Cho tôi đi làm mưa với”

×